Ngày phát hành 15:52 | 28/1/2021
Lượt nghe: 970
Câu chuyện về làng Thung Dài với những mảng miếng ký ức dần hiện ra trong lời kể của ông già và cô cháu. Sau bao nhiêu năm xa quê, ông trở về nhưng mọi sự đã đổi thay, không còn như xưa nữa. Làng quê gắn cuộc sống với rừng, kiếm sống bằng những sản vật của rừng, nay đã không còn nữa. Họ đã bán dần từng quả đồi để làm du lịch, khai thác sân gôn, mua bán bất động sản… và người dân làng Thung Dài đã quen với nhịp sống ấy. Qua lời kể của cô cháu, mọi sinh hoạt của dân làng đã đổi thay, khiến ông già hết sức ngạc nhiên. Những kỷ niệm thời trai trẻ của ông già lúc còn ở làng với các chị, các cô..chỉ còn là ký ức, họ không còn đi rừng nữa, không phụ thuộc vào việc kiếm sống hàng ngày với những sản vật của rừng. Thanh niên trai tráng bỏ làng đi làm ăn xa, người dân cũng bỏ ruộng, bỏ rừng …Nghe cô cháu kể sự đổi khác của quê hương, ông già chỉ biết im lặng, thở dài, cũng phải thôi, thời thế phải khác, không thể như ngày xưa nữa. Tìm lại quê nhà sau bao năm xa cách, muốn mua một quả đồi để trồng lại cây sim, cây mái.. ông muốn tìm lại quê cha đất tổ, tìm lại khu rừng ngày xưa ông đã từng thân thuộc. Bao trùm câu chuyện là nỗi buồn man mác, gợi nhiều suy nghĩ và băn khoăn cho chính chúng ta, rằng không phải sự đổi thay nào cũng khiến cho mọi thứ trở nên tốt đẹp. Những hoài niệm xưa cũ, nếp sống của làng quê nằm trong ký ức có thể là phần đời đẹp đẽ theo suốt đời người…
Ngày phát hành 0:0 | 28/11/2017
Lượt nghe: 1134
Tập tản văn "Thì thầm tiếng cát" của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý là những trang viết tình cảm về tuổi thơ được lớn lên cùng những đồi cát quê hương. Đây có thể chỉ là một phần ký ức rất nhỏ trong cuộc đời đầy sắc màu của một nhà thơ đi nhiều, gặp gỡ nhiều và viết nhiều. Những kỷ niệm đẹp về làng quê với mênh mang cát trắng, nơi đó còn lưu giữ bao ký ức về người thân thì sẽ luôn sáng lấp lánh trong trái tim của người viết. (Văn nghệ thiếu nhi 28/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2017
Lượt nghe: 1447
"Thăm lúa" của nhà thơ Trần Hữu Thung được xếp trong 100 bài thơ hay nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại thế kỉ 20. Tác phẩm là lời giãi bày mộc mạc, chân thành của người vợ đảm đang, thủy chung, nhớ thương chồng đang chiến đấu ngoài mặt trận. Cuộc trò chuyện giữa BTV Vân Khánh với nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có nhiều thú vị và bổ ích về bài thơ này. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 19/06/2017)
Ngày phát hành 9:28 | 26/5/2023
Lượt nghe: 1070
Nhà thơ Văn Công Hùng sinh năm 1958. Quê ông ở Thừa - Thiên Huế, nhưng sự nghiệp văn chương lại gắn với vùng đất Tây Nguyên. Đến nay ông đã có hàng chục đầu sách ở nhiều thể loại từ thơ, truyện ngắn, đến bút ký. Nói về các tập thơ tạo dấu ấn của ông có thể kể đến như “ Bến đợi”, “Hát rong”, “Ngựa trắng bay về”, “Hoa tường vi trong mưa”…Vừa qua, ông đã cho ra mắt tập thơ “Chợt”, đánh dấu những bước chuyển trong thơ và một giai đoạn mới của cuộc đời. PV chương trình có cuộc trò chuyện với nhà thơ Văn Công Hùng về tập thơ này. Mời các bạn cùng nghe!
Ngày phát hành 9:28 | 26/5/2023
Lượt nghe: 1126
Nhà thơ Văn Công Hùng sinh năm 1958. Quê ông ở Thừa - Thiên Huế, nhưng sự nghiệp văn chương lại gắn với vùng đất Tây Nguyên. Đến nay ông đã có hàng chục đầu sách ở nhiều thể loại từ thơ, truyện ngắn, đến bút ký. Nói về các tập thơ tạo dấu ấn của ông có thể kể đến như “ Bến đợi”, “Hát rong”, “Ngựa trắng bay về”, “Hoa tường vi trong mưa”…Vừa qua, ông đã cho ra mắt tập thơ “Chợt”, đánh dấu những bước chuyển trong thơ và một giai đoạn mới của cuộc đời. PV chương trình có cuộc trò chuyện với nhà thơ Văn Công Hùng về tập thơ này. Mời các bạn cùng nghe!
Ngày phát hành 0:0 | 30/5/2016
Lượt nghe: 1486
Trên khắp đất nước ta, không biết có bao nhiêu cây cầu. Từ những cây cầu hiện đại bề thế bắc qua bao dòng sông lớn đến những cây cầu bé nhỏ đơn sơ ở miền quê xa xôi. Mỗi cây cầu không chỉ rút ngắn khoảng cách về địa lý mà còn xích gần tình cảm giữa người với người ở những không gian văn hóa khác nhau, nối kí ức với hiện tại và tương lai. (Tiếng thơ 11/5/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 24/2/2016
Lượt nghe: 1717
Từ vùng non thiêng Yên Tử tới Tây Bắc thẳm xanh, rồi Nam Trung bộ dài dặc, vươn đến Tây Nguyên nắng gió đại ngàn...nơi đâu cũng tươi màu xuân mới.Cảm xúc mùa xuân từ các tác giả Nguyễn Chí Hoan, Lê Ngân, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Dạ Thủy,Nguyễn Thánh Ngã.Câu chuyện cùng nhà thơ Vũ Quần Phương về "Ông hoàng thơ tình" Xuân Diệu gợi lòng chia sẻ.(Tiếng thơ 22/02)