Ngày phát hành 0:0 | 11/1/2016
Lượt nghe: 4357
Câu chuyện tìm người phụ nữ bầu bạn lúc tuổi già không phải là đề tài mới, tuy vậy, với lối kể chuyện hóm hỉnh, có duyên, tác giả Nguyễn Toàn Thắng vẫn tạo được sự hấp dẫn xuyên suốt cho truyện ngắn này. Ý vị hồn hậu, tự nhiên của câu chuyện vui đã xóa nhòa đi phần nào đâu đó những chi tiết còn chưa thật sự thuyết phục của truyện ngắn này.(Đọc truyện đêm khuya 08/01/2016)
Ngày phát hành 15:1 | 2/8/2022
Lượt nghe: 1208
Truyện kể về những tên làng, tên đất, tên sông vùng cuối sông Thu Bồn đất Quảng. Chợ đầu mối Bàn Thạch, bến sông Bàn Thạch là nơi giao thương hàng hóa vùng đồng bằng, biển và rừng. Lại cũng là đầu mối nguồn hàng từ ghe bầu tận Bình Thuận ra. Rồi những bạn ghe bầu giỏi hát bội. Những đoàn cải lương, thời trước chiến tranh vào đoạn ác liệt…Bà Hợi- vốn là cô gái nhan sắc vùng đất này, bỏ nhà theo một kép hát cải lương, có bầu rồi sinh con trong nỗi ê chề, đơn độc, suýt sản hậu, sinh tật nói lịu. làm nghề gánh bán muối dạo mưu sinh. Nhân vật của hơn nửa thế kỷ trước, qua chiến tranh, ly loạn, qua bao vật đổi sao
dời, vừa thực vừa lẩn khuất vào dân gian, những nhớ quên, hồi ức, những chuyện kể, câu hát, ca dao… Bà Hợi bán muối dạo nói lịu và những người cùng thời. Họ hiện lên đứt nối qua hồi ức, qua kiểu điền dã sưu tầm dấu xưa một vùng đất. Người xưa đâu? Người của cái chợ quê, với kiểu hàng hóa thời giao thương, sản xuất, đơn giản năm, bảy chục năm trước ấy đâu rồi? Một câu hỏi như thâm trầm vọng trong tâm thức nhà văn và bạn đọc. Không phải tiếc nuối, việc hồi cố về cảnh sống, sinh hoạt, về hình bóng người “muôn năm cũ” như một lưu giữ cần thiết của ký ức, nó như cái mạch ngầm nuôi dưỡng hồn người.
Truyện ngắn “Truyền thuyết về người đàn bà bán muối dạo” của nhà văn Lê Trâm nhẹ nhàng, thú vị khơi gợi trong chúng ta một dấu xưa, một bóng hình đã qua, đã xa trong hoài niệm; một không gian khác, đời sống khác không bao giờ mất đi trong mỗi con người. (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 0:0 | 6/1/2015
Lượt nghe: 1713
Bánh mì, rượu vang và muối là những thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Song, trong câu chuyện này, nó còn mang nhiều ẩn ý khác: hẳn các bạn đã nghe câu nói "Yêu cha như muối".
Ngày phát hành 12:3 | 5/12/2022
Lượt nghe: 233
Bà Vilijonka hậm hực với cái bụng đói trở về nghỉ tại căn phòng áp mái của gia đình Mumi. Nửa đêm, lão Khốt đang nằm trên ghế sofa ở phòng khách thì nghe thấy ai đó đang lẻn vào phòng bếp. Lão Khốt giật cửa phòng bếp thì thấy cô bé Muymeli đang ăn dưa muối... (Văn nghệ thiếu nhi 25/11/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 21/7/2015
Lượt nghe: 3269
Viết về thân phận phụ nữ, dường như chẳng có mấy truyện vui. Phụ nữ viết về phụ nữ lại càng buồn: buồn vì duyên phận lỡ làng, buồn vì chồng không thương, buồn vì con không hiểu… Có bao nhiêu thứ rối ren làm khổ một người đàn bà. "Nước mắt muối", dĩ nhiên, không nằm ngoài mạch nguồn chung đó. Trong suốt một câu chuyện dài, cuộc đời của ba người đàn bà hiện ra với nhiều trắc trở. Nhưng sau cùng, vẫn là những người đàn bà hay nói lời cay đắng mà lòng dạ thì mềm nhũn: trách móc gì thì vẫn nuôi con, vẫn lo cho con, và vẫn thương lắm cái gã đàn ông làm đời mình lận đận, long đong.