Ngày phát hành 8:52 | 16/9/2022
Lượt nghe: 1277
Trong lời đề từ của truyện, nhà văn Bão Vũ đã viết: “Tôi nhớ, có một nhà văn Pháp đã tự hỏi: “Không biết những bà già mà ta thường cho là lẩm cẩm, có thể làm ta khó chịu, đến một ngày nào không còn nữa thì đó là điều đáng vui hay đáng buồn?”. Câu hỏi bỏ đấy, không có trả lời. Nhưng riêng tôi, và tôi biết nhiều người khác nữa, sẽ thấy buồn, thậm chí rất buồn khi không còn những bà già ngày xưa. Bởi họ chính là hình ảnh của một nền văn hóa tinh tế đầy nhân ái mà ta sẽ chẳng còn thấy lại được một cách cụ thể khi họ mất đi. Khoảng trống vắng khi không còn họ sẽ chẳng gì bù đắp được. Tôi viết truyện ngắn này với nỗi thương tiếc vô hạn đối với bà nội tôi, người đã từng đưa tôi vào một thế giới cổ xưa dịu dàng mà ngọt ngào, dù có khi đẫm nước mắt: Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?
Lời đề từ và nhan đề truyện "Người muôn năm cũ" đã nói lên ý nghĩa của câu chuyện. Cuộc sống hiện đại với nhịp sống nhanh, xô bồ nó cuốn con người ta đi với bao điều lo toan vất vả. Có bao điều trong lành đẹp đẽ của quá khứ đang phôi pha dần. Biết đó là một quy luật buồn, tiếc thương mà không sao níu kéo được. Nhà văn Bão Vũ đã sử dụng thủ pháp đồng hiện để đan xen hai tuyến cốt truyện song hành, diễn tiến xoắn quyện vào nhau trong không gian – thời gian quá khứ và hiện tại. Tuyến cốt truyện đau buồn với bà Ngân phải lòng anh kép hát gánh chèo chỉ chậm chân một chút mà lỡ một tình yêu đẹp, rồi buộc phải lấy một chàng trai nhà giàu, dù không có tình yêu. Tuyến cốt truyện thứ hai có sự vô tư đến vô tâm của Nga-cháu bà Ngân, tuy yêu Hoàng đẹp trai tốt bụng nhưng lại lấy chồng là một gã trai giàu có. Hai tuyến truyện với hai mối tình dang dở, nhưng về nội dung thì có sự khác biệt lớn, phản ánh sự thay đổi chóng mặt của thời đại, của hệ giá trị thẩm mĩ, đạo đức. Lớp trẻ như Nga với chủ nghĩa thực dụng lên ngôi, có thể yêu bằng trái tim nhưng lấy chồng phải bằng lý trí, bằng sự tính toán thiệt hơn, cân đong đo đếm. Sự thay đổi trong tình yêu, trong quan điểm sống ấy không còn mang tính cá biệt nữa. Vẻ đẹp xưa cũ như làn sương mong manh tan dần. Để những ai trân trọng văn hóa truyền thống, những giá trị xưa cũ bâng khuâng, lưu luyến.
Ngày phát hành 15:9 | 5/11/2023
Lượt nghe: 2132
Thưa quý vị và các bạn,
“Văn Cao mùa chữ mùa người” là cuốn sách tập hợp 21 bài viết ở thể loại Tiểu luận – nghiên cứu của 21 tác giả, do Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam là cơ quan chủ biên, ra mắt bạn đọc vào những ngày đầu tháng 11 này nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ – nhạc sĩ Văn Cao (1923 - 2023). Là một cuốn tiểu luận nghiên cứu viết về một nghệ sĩ tài năng trên nhiều phương diện, “Văn Cao mùa chữ mùa người” có những nét mới mẻ gì khi trước đó, đã có rất nhiều bài viết về nhà thơ – nhạc sĩ Văn Cao? Chúng ta cùng tìm hiểu cuốn sách này qua bài của BTV Đỗ Anh Vũ có nhan đề “Rằng trăm năm cũng từ đây...”
Ngày phát hành 11:27 | 24/11/2022
Lượt nghe: 346
Nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam vừa qua, NXB Văn học đã phối hợp với Ban Liên lạc Hội Cựu sinh viên Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Khoa Văn học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Lễ ra mắt cuốn hồi ký "Trăm năm cũng từ đây" của GS.TS Nguyễn Huy Hoàng. Xuyên suốt tập hồi ký, tác giả Nguyễn Huy Hoàng kể lại những dấu ấn, ký ức về các thầy cô, những người đồng môn, khu giảng đường và tinh thần Văn khoa một thời. Sự kiện ra mắt sách trong tháng Hiến chương các Nhà giáo chính là lời tri ân chân thành và sâu sắc nhất mà Nhà xuất bản Văn học, Ban Liên lạc Hội Cựu sinh viên Ngữ Văn Đại học Tổng hợp và tác giả Nguyễn Huy Hoàng muốn gửi đến các thầy cô trong sự nghiệp “trồng người” nói chung và các thế hệ nhà giáo Văn khoa nói riêng. PV Thúy Quỳnh tham gia Lễ ra mắt có một vài ghi nhận.
Ngày phát hành 0:0 | 25/2/2020
Lượt nghe: 574
Triển lãm ảnh “Những người muôn năm cũ” cùng cuốn sách cùng tên của nhiếp ảnh gia Hà Tường đang diễn ra tại Hà Nội. Ống kính của ông ghi lại những gương mặt văn nghệ sĩ tiêu biểu từ văn chương, thi ca, báo chí, dịch thuật, hội họa, sân khấu, điện ảnh đến những học giả, các nhà khoa học, triết học, lịch sử, dân tộc học...(Làn sóng nghệ thuật 25/02/2020)
Ngày phát hành 16:34 | 26/1/2022
Lượt nghe: 950
Thử hỏi ai mà không bồi hồi khi tiễn những tờ lịch cuối cùng của một năm sắp qua – Một cảm giác bao lâu vẫn còn ngưng đọng những nỗi niềm. Nếu nhà thơ Kim Dũng từng viết: “Giã từ tờ lịch cuối năm/ Mà sao lại cứ dùng dằng lạ chưa/ Chông chênh hai phía gió lùa/ Tóc xanh mây trắng đôi bờ thời gian” thì cũng trong bài thơ lục bát nhan đề “Tờ lịch cuối năm”, nhà thơ Nguyễn Ngọc Hưng lắng nghe trong xa xăm: “Mỏng manh tờ lịch cuối năm/ Nhẹ tênh rơi xuống chỗ nằm...Vọng âm/ Thoảng như hơi gió vương trầm/ Thoảng như sương khói môi thầm thĩ xa”.
Ngày phát hành 0:0 | 4/6/2015
Lượt nghe: 1797
Vẫn là câu chuyện một người cháu tha hương trở về quê nhà, về với bà, mong mỏi tìm lại hơi ấm, sự an ủi từ những hình bóng dịu dàng, thân thương sau bao ngày mỏi mệt vì gánh nợ trần ai. "Vàng hoa năm cũ" gợi lại đâu đó những ký ức về hương quê, về một tuổi thơ thiếu vắng hơi ấm mẹ cha, về những rung động đầu đời vừa vụng dại vừa đau đớn, những cuộc tình không đầu không cuối vẫn kịp để lại những vết thương khó lành. Bước chân trở về, lòng người thảng thốt khi vẫn còn đó màu hoa mướp vàng nguyên sơ mê mải, rưng rưng như vô tình dửng dưng không hề biết tới những cay cực, vô định của đời người.(Đọc truyện đêm khuya 5/6/2015).