Ngày phát hành 0:0 | 26/6/2018
Lượt nghe: 1546
Hai câu chuyện trong hai truyện ngắn của nhà văn Vĩnh Quyền đều nói về nỗi đau chiến tranh. Truyện ngắn "Mùa khô" kể với chúng ta về những người vợ đi tìm hài cốt chồng, về người cựu chiến binh Mỹ tìm thân nhân trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Họ cùng chung nỗi đau mất người thân, không thể nguôi ngoai dẫu chiến tranh đã đi qua máy chục năm rồi. Truyện ngắn "Còn thương" lại nói về nhân vật Ba Hoành, một chiến sĩ biệt động dũng cảm và tài giỏi nhưng ông phải chịu nỗi đau li tán gia đình. Về già Ba Hoành bị bệnh ung thu, đau đớn về thể xác và mỏi mệt về tinh thần. Chiến tranh đã lùi xa nhưng nỗi đau của người lính vẫn còn day dứt, ám ảnh. (V0V6 Đọc truyện đêm khuya 21/6/2018)
Ngày phát hành 8:57 | 25/10/2017
Lượt nghe: 3017
Câu chuyện về gia đình nhiều biến động của người thương bình tên là Trọng. Chiến tranh kết thúc, ông Trọng trở về từ chiến trường với những di chứng chiến tranh. Đó là di chứng chất độc da cam có thể nhìn thấy qua hình hài, số phận những người con. Nhưng có cả những chấn thương về tâm lý khó bày tỏ cùng ai. Gia đình người cựu chiến binh luôn sống trong những cơn bão. Đó không phải cơn bão thiên nhiên mà là
cơn bão tâm lý khi họ lo lắng cho số phận những người con, người em không biết có lành lặn hay không. Chiến tranh đã rời xa mấy chục năm nhưng nỗi đau không gì xóa nhòa. Chính điều này khiến chúng ta càng quý trọng những ngày hòa bình hôm nay. (Đọc truyện đêm khuya 23/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 14/7/2017
Lượt nghe: 3838
Súa và Dín là con gái một người lính bị nhiễm chất độc da cam tại chiến trường. Súa đau đớn khi cả ba người con sinh ra đều bị chết. Trong nỗi thất vọng, lo sợ hai người con gái thay tên, đổi họ trốn lên đảo vắng. Dín đi theo Súa để chia xẻ nỗi đau với chị nhưng trong lòng cô vẫn luôn khát khao làm vợ, làm mẹ. Hai người phụ nữ luôn sống trong những mâu thuẫn nội tâm giữa nỗi đau và khát vọng hạnh phúc. Câu chuyện xúc động về những mất mát, đau thương của hai người phụ nữ gánh chịu di chứng chiến tranh.(Đọc truyện đêm khuya 13/7/2017)