Hệ thống tìm thấy 8 kết quả
Ngày phát hành 11:6 | 21/6/2023
Lượt nghe: 1339
Truyện ngắn chúng ta vừa nghe có thể xem là một thiên hồi ký chân thực và cảm động của nhà văn Ngọc Giao. Qua truyện ngắn này, ta biết rõ hơn về những thiệt thòi trong tuổi thơ của ông. Ngọc Giao mồ côi mẹ từ rất sớm, khi vừa lên bảy tuổi. Nỗi nhớ về người mẹ gắn liền với kinh đô Huế, mảnh đất ông được sinh ra và nơi ấy còn một người giữ vai trò như sợi dây liên hệ khăng khít giữa nhà văn Ngọc Giao với mẹ, đó là ông ngoại. Rất vô tình, Ngọc Giao đã tìm thấy tấm ảnh của một thiếu nữ xinh đẹp trong ngăn tủ kê góc tường mà lúc ấy ông chưa hề biết đó chính là mẹ mình. Chỉ khi nghe ông ngoại kể lại tường tận thì mọi chuyện mới vỡ òa ra trong niềm xúc động, đúng như tác giả tự bạch rằng “bây giờ tôi mới được trông mặt mẹ, vì tự thuở lấy chồng, mẹ tôi không hề chụp một tấm ảnh nào”. Nhà văn của chúng ta đã ấp ảnh mẹ vào ngực để ngủ ngon lành như một đứa trẻ nhỏ trong nôi. Những dòng cuối của truyện ngắn này dễ làm ta liên tưởng đến những trang văn trong hồi ký Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, đều là nỗi lòng của những đứa con chịu thiệt thòi và luôn khát khao tình mẹ. Chỉ có điều khác biệt là cậu bé Hồng sau những tháng ngày xa cách đã được gặp lại mẹ bằng xương bằng thịt, được mẹ ôm vào lòng để xoa dịu những nỗi đau, còn với Ngọc Giao, ông chỉ còn biết ôm bức ảnh của mẹ để nhớ nhung một bóng hình yêu thương đã xa khuất. Một chuyện của lòng chinh phục người nghe, người đọc bằng chất thơ êm đềm thủ thỉ, bằng giọng văn thanh nhã, nhẹ nhàng mà sâu lắng, mang đậm chất cổ điển đồng thời cũng gợi nên một phong vị Huế thật rõ nét. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 15:7 | 29/4/2021
Lượt nghe: 681
Bí mật các nữ tu cất giấu trong ngôi Thánh đường, nơi cư ngụ của một Cô nhi viện từ miền Trung di tản vào vùng ven Sài Gòn thực sự khiến người đọc, người nghe ngỡ ngàng. Bởi điều đó ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Nhưng cũng nhờ cái kết bất ngờ ấy, truyện ngắn “Ngày cuối cùng của chiến tranh” của nhà văn Vũ Cao Phan đã đọng lại dư vị nhói lòng, ám ảnh. Với logic thường tình, chúng ta đã tưởng rằng trong căn nhà nguyện khả nghi lúc nào cũng đóng cửa kia đang dung dưỡng những kẻ ẩn náu – Và cũng như những người lính giải phóng, người đọc, người nghe hồi hộp dõi theo kết cục phía bên kia, những tàn quân buông súng đầu hàng Cách mạng. Ngòi bút nhà văn Vũ Cao Phan thật sự cao tay khi không để lộ chút sơ hở nào hòng đánh lạc hướng độc giả dự đoán về kết cục kia. Và ông đã thành công trong việc bình tĩnh dẫn dụ cho diễn biến câu chuyện đến chỗ cần thiết – Cuối cùng từ từ ánh sáng tình người đầy xúc động hắt ra từ uẩn khúc của cuộc chiến. Cuộc tiếp quản của một đơn vị quân giải phóng trong ngày 30 tháng 4 năm ấy đã mở ra một cảnh tượng khiến người kể chuyện, người chỉ huy dày dặn rơi nước mắt. Và những giọt nước mắt, câu chuyện đong đầy tình người ấy như một soi chiếu giá trị sâu sắc về góc khuất của cuộc chiến mà tới tận ngày hôm nay, nhân loại, chúng ta hãy còn nhắc nhớ (Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 23/1/2019
Lượt nghe: 1011
Câu chuyện là chuyến trở về thăm quê của nhân vật Mẫn sau bao năm xa cách. Cảnh cũ, người xưa nay còn đâu. tâm trạng Mẫn buồn vui lẫn lộn. Tha hương ở xứ người đã tủi nhục, xót xa nhưng tha hương ở ngay chính quê hương mình, nơi mình sinh ra lại càng khổ sở, xót xa hơn...(Đọc truyện đêm khuya phát 24/1/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 15/12/2017
Lượt nghe: 1548
Bộ phim "Dạ cổ hoài lang" của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng được dựng lại dựa trên vở kịch cùng tên do tác giả Hoàng Thanh chuyển thể cách đây hơn 20 năm. Từ sân khấu kịch đến màn ảnh rộng, bộ phim “Dạ cổ hoài lang” luôn khiến khán giả phải thổn thức bởi nỗi cô đơn, buồn tủi của một số người Việt đang sinh sống và làm việc nơi xứ người (Chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm"). Nốt nhạc trầm trong Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 20: lần đầu tiên điện ảnh nhà nước hoàn toàn vắng bóng ở hạng mục Phim điện ảnh. Chút băn khoăn khi hầu hết những bộ phim điện ảnh tham dự LHP đều chú trọng yếu tố giải trí, thương mại được nhà báo, nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn chia sẻ trong chuyên mục "Câu chuyện phóng viên". Những kỷ niệm ngọt ngào của tác giả Bùi Văn Dung khi ông sáng tác bài thơ "Gửi nắng cho em" và được nhạc sĩ Phạm Tuyên phổ nhạc thành bài hát cùng tên cũng sẽ được nhà thơ Nguyễn Thị Mai cảm nhận trong chuyên mục "Thơ phổ nhạc". (Điểm hẹn văn nghệ 16/12/2017)
Ngày phát hành 10:29 | 2/2/2023
Lượt nghe: 232
Công việc bán vé số vất vả, thu nhập bấp bênh, đôi lúc còn bị khách mắng mỏ khiến Xuân thấy tủi thân. Xuân mong muốn có một bờ vai của người mẹ để dựa vào. Những lúc buồn lòng, Xuân lại nhớ tới cô Linh, ước gì cô là mẹ của mình... (Văn nghệ thiếu nhi 27/01/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2015
Lượt nghe: 4641
Tình yêu thủy chung son sắt của Hai Mận - cô gái miền sông nước vượt mọi thời gian, như một bến đợi người xưa trở về.Trang đời đẹp đẽ của hai con người biết yêu và dám chiến thắng mọi trở ngại."Hành khúc ngày và đêm" của đôi trai gái với những cung bậc thăng trầm, buồn vui cuối cùng đã trở lại trong hình ảnh đứa con gái thân yêu.(Đọc truyện đêm khuya 24/11/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 18/2/2016
Lượt nghe: 3962
Điều ấn tượng nhất ở tác phẩm chính là bài "Dược danh ngụ ký tình nhân"(cũng là nhan đề truyện ngắn). Sự độc đáo ở chỗ mỗi câu hát gửi người tình đều có tên một vị thuốc bắc(duyên "Xích thược"; nghĩa "Quế chi";vui vầy "Viễn chí";nên nghĩa "Hoàng liên";cạn lời "Bạch truật"; trọn nghĩa "Đương quy"...).Mỗi câu hát đã bao hàm và ẩn chứa tình cảm đậm đà của người trong cuộc.(Đọc truyện đêm khuya 17/02/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 14/12/2015
Lượt nghe: 4226
Hai người con gái tuổi xuân thì đến với tình yêu đầu đời bằng bước chân hồi hộp, say đắm; và rồi cả hai cùng lỡ dở. Một người phải ra đi khi đang bụng mang dạ chửa. Một người lặng lẽ chôn vùi những khát vọng riêng tư, gắn bó với công việc dạy chữ cho những đứa trẻ nơi heo hút. Câu chuyện về tình yêu và thân phận của người phụ nữ trẻ vùng cao một lần nữa được tác giả Mai Dương Dương kể lại với nhiều ngậm ngùi tiếc nuối, thể hiện góc nhìn của người trẻ tuổi còn nhiều bỡ ngỡ, lo sợ bị tổn thương trước va đập cuộc đời.(Đọc truyện đêm khuya 11/12/2015)