Ngày phát hành 14:29 | 17/8/2023
Lượt nghe: 627
Truyện ngắn được tác giả viết chắc tay, tiết chế và có ý đồ rõ ràng. Điều thú vị là ngoài cái giọng lạ thì tác giả đã khéo léo chuyển tải một thông điệp ngầm trong đó. Và cái thông điệp ấy ẩn ngay trong nhan đề truyện ngắn-một hình ảnh ám ảnh: Con voi nuốt cái vòi tự tử.
Tác giả đã dựng nên thế giới ý niệm biểu trưng cho góc khuất nội tâm của con người trong xã hội hiện đại. Tuy xuất hiện ít, nhưng nhân vật ông Hiệu phó được khắc họa khá rõ nét. Ông Hiệu phó lúc nào cũng mặc sơ mi dài tay màu trắng và thắt cà vạt đỏ, luôn ở trong phòng làm việc, tựa một sự sắp đặt không thể thay thế hay dịch chuyển. Cứ như người đàn ông này được cố định mãi ở vị trí này, trong bộ quần áo ấy; ông ta không muốn và cũng không thể ra khỏi chỗ ngồi của mình. Vẻ như ông ta luôn cảm thấy không hoài nhập được với đời sống, với cộng đồng; tự xây nên một tòa kén trầm lặng của riêng mình. Trái với nhân vật ông Hiệu phó tự cô lập bản thân với ốc đảo cô đơn, thì nhân vật kể chuyện xưng Tôi lại muốn hòa nhập với thế giới thực, tìm niềm vui sống ở mọi lúc mọi nơi, mọi sự việc…Lựa chọn của hai nhân vật thể hiện sự đấu tranh giằng co bên trong mỗi con người với chính bản ngã của mình.
Hình ảnh con voi bị nhốt trong chuồng thật nhám chán, con người cho ăn lúc nào thì ăn và coi nó như món đồ trang sức để chụp ảnh, gợi liên tưởng đến hình ảnh ông Hiệu phó lúc nào cũng ăn mặc đóng hộp và ngồi lì một chỗ, không suy chuyển.
Con voi chết âu đó cũng là cách để nó giải thoát khỏi sự giam cầm, tù túng; khỏi sự nhàm chán suốt ngày diễn đi diễn lại một cảnh; suốt ngày chịu sự sắp đặt, điều khiển, chi phối của con người. Loài vật dám làm và đã làm được điều đó, còn con người liệu có dám làm không, chắc sẽ khó. Nhân vật “Tôi” dù có lúc cũng muốn thoát khỏi sự sắp đặt của gia đình, sự đơn điệu của tình yêu, sự nhàm chán của cuộc sống, nhưng cũng không dễ dàng gì. “Tôi không phải con voi. Thật đáng buồn, nhưng tôi còn chẳng có một cái vòi để nuốt!”- câu nói của chàng trai tuổi đôi mươi đang căng tràn sức sống ở phần kết truyện như thể hiện sự bất lực của anh ta trước sự vượt thoát, dũng cảm thoát khỏi cái vỏ an toàn. (Lời bình của BTV Vũ Hà)
Ngày phát hành 16:1 | 16/2/2023
Lượt nghe: 343
Một trong những bài học quan trọng và bổ ích trong chương trình Ngữ văn 9 tập 2 là bài học “Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự”. Đồng hành cùng chương trình, cô giáo Bùi Thị Lan Anh, giáo viên ngữ văn trường THCS Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội sẽ chia sẻ về những nội dung trong bài học này, các bạn nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 13/02/2023)
Ngày phát hành 10:13 | 26/2/2023
Lượt nghe: 182
Trong chương trình tuần trước, chúng mình đã nghe cô giáo Bùi Thị Lan Anh (giáo viên ngữ văn trường THCS Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội) trao đổi về bài học “Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự” ở nội dung đối thoại. Hôm nay, cô giáo Bùi Thị Lan Anh tiếp tục chia sẻ về nội dung độc thoại, các bạn nhé!
Ngày phát hành 11:42 | 15/3/2023
Lượt nghe: 232
Hình thức ngôn ngữ đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm luôn có ý nghĩa nhất định trong việc chuyển tải nội dung tác phẩm, bộc lộ rõ thái độ, tâm trạng hay diễn biến tâm lý nhân vật, từ đó giúp chúng ta hiểu hơn câu chuyện mà tác giả gửi gắm. Cùng đọc kỹ, học kỹ những nội dung trên để phân biệt rõ và vận dụng tốt vào bài viết làm văn, các bạn nha! (Văn nghệ thiếu nhi 27/02/2023)
Ngày phát hành 15:32 | 19/12/2022
Lượt nghe: 340
Đôi khi những vướng mắc tưởng khó gỡ lại trở nên nhẹ nhõm khi được trò chuyện và tâm sự chí tình với người từng trải. Sau chuyến thăm quê, những chia sẻ và lời khuyên của người cha giúp Trưởng ban Thư kí biên tập – Phạm Quang Thiện trở lại cơ quan trong một tâm trạng tốt hơn. Anh được Giám đốc Văn Đức mời đi uống nước và trò chuyện riêng. Trong cuộc gặp này, Văn Đức, một người lãnh đạo sắp rời nhiệm sở đã ngỏ cũng Quang Thiện những suy nghĩ thật lòng của ông về các cấp dưới cũng như cuộc đấu đá nội bộ. Ông hiểu nỗi lòng của Trưởng ban Thư kí biên tập và khuyên anh cần chín chắn, sâu sắc hơn khi nhìn vào sự thật. Trước những lời khuyên của Giám đốc Đài truyền hình Bắc Hà, Phạm Quang Thiện suy nghĩ ra sao? Anh có quyết tâm đứng lên chống lại những tiêu cực đang diễn ra tại cơ quan hay tiếp tục có thái độ dĩ hòa vi quý? Qua giọng đọc PTV Minh Nguyệt, mời các bạn tiếp tục dõi theo diễn biến tiểu thuyết “Sóng độc” của nhà văn Trần Gia Thái:
Ngày phát hành 0:0 | 26/4/2017
Lượt nghe: 7487
Truyện ngắn “Hương thôn dã” của Nguyễn Thị Kim Hòa đã khai thác số phận của nhiều nhân vật lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ 18 như Trịnh Cán, thứ phi Đặng Thị Huệ, Quận Huy, Trịnh Sâm, Đặng Mậu Lân. Tuy nhiên những sự kiện lịch sử ấy không đóng vai trò chính yếu, mà kí ức, tâm trạng nội tâm của nhân vật mới là điều được nhà văn quan tâm. Trong những hoàn cảnh cái xấu, cái ác lan tràn thì cái đẹp, cái thiện càng bị thử thách. Khung cảnh trong trẻo của những đồi chè, kí ức đẹp của nhân vật Đặng Thị Huệ khi còn ở đất Kinh Bắc như là nơi gửi gắm cái thiện của bà. Những nhân vật lịch sử chỉ là chất liệu để tác giả gửi gắm cảm xúc, là cái nền thể hiện cuộc đấu tranh giữa hiện thực khách quan xấu xa và nội tâm tốt đẹp của con người. (Đọc truyện đêm khuya 24/4/2017)