Hệ thống tìm thấy 9 kết quả
Ngày phát hành 9:52 | 19/4/2022
Lượt nghe: 1067
Ngôn ngữ truyện ngắn “Tiếng hát lau sậy” của tác giả Bảo Thương đẹp, giàu chất thơ, giàu chất liên tưởng so sánh, chuyển tải được vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của nghệ thuật và vẻ đẹp của con người. Nghe xong truyện, thính giả nhắm mắt lại và mường tượng ra bức tranh đẹp, nhưng buồn phác họa nỗi niềm của người phụ nữ, khi họ ý thức được tiếng gọi của bản ngã, sống hết mình với bản ngã. Chị, một người đàn bà ngoài ba mươi tuổi, mang “vẻ đặm đặm của gái một con một thời xinh đẹp” và có một giọng hát hay “Tiếng hát trong và tròn, lời ca sáng và rõ, vành vạnh như vầng trăng thu, soi đến cả lớp li ti của từng chiếc lông trên mắt lá lau vào những độ rằm”. Song, Tiếng hát lau sậy là tiếng hát buồn của người đàn bà đẹp, tài hoa, khao khát tự do và tình yêu; khao khát được cống hiến giá trị nghệ thuật. Đó còn là tiếng lòng của con người nói chung luôn mong muốn vươn tới thứ tuyệt đích nhất của đời sống: là tự do, là tình yêu, là quyền được thể hiện mình, quyền được cống hiến tài năng, được sáng tạo. Cái đẹp phải được ươm mầm. Cái đẹp phải có môi trường cho nó phát triển. Cái đẹp phải được trân trọng, nâng niu, giữ gìn. Cái đẹp có quyền được hưởng hạnh phúc. Song, ở đây, cái đẹp bị vùi dập. Tiếng hát chỉ dám cất lên ở bờ lau, bãi sậy, cánh đồng, khúc sông, bến nước …Chị thỏa thuê hát khi vắng người chồng, còn khi anh ta về thì im bặt. Hát giữa kiếp cỏ cây thì dễ, hát giữa kiếp người mới khó làm sao? Làm sao để bảo vệ quyền được sống, được ca hát, được cống hiến tài năng? Hay nói cách khác, làm sao, để cái đẹp được khẳng định, đề cao, trân trọng. Và cái đẹp rồi sẽ trôi dạt về đâu? Kết truyện nhân vật kể chuyện xưng “Tôi” hỏi mẹ: “Làm sao biết được chỗ nào có bông tốt mẹ ơi?”. Đó là câu hỏi mở, làm day dứt lòng người.
Ngày phát hành 10:36 | 16/11/2021
Lượt nghe: 880
Có những truyện ngắn, dẫu làm ta thích thú từ dòng đầu tiên, nhưng lại rất khó để cắt nghĩa, lí giải. Dường như sau sự say mê ban đầu, người đọc vẫn chưa có độ lùi cần thiết để lí tính có thể phân tích một cách rành mạch tác giả đã dùng kĩ thuật viết nào, “dàn binh bố trận” những chi tiết gì để có được hiệu quả này. “Áo choàng của Chúa” là một truyện ngắn gây tò mò ngay từ nhan đề. Độc giả có thể ngay lập tức liên tưởng đến câu chuyện về những bí tích tôn giáo. Tuy nhiên, tác giả Đinh Phương lại mở ra một câu chuyện dường như không liên quan: số phận của một người đàn bà lưu lạc. Mất tích từ khi còn trẻ, bác của nhân vật “tôi” đột ngột trở về thị trấn, khiến nhịp sống bình thường trở nên xáo trộn. Những mảnh kí ức lộn xộn, chập chờn – một thứ kí ức không đáng tin của một người sống mà như đã chết khiến người đọc buộc phải kiên nhẫn lắp ghép: đây là con tàu di cư năm 54, đây là nơi lần đầu vợ chồng người bác gặp gỡ, đây là vị giám mục người Huế đã đột ngột biến mất như chưa từng tồn tại… Dường như không thể phân biệt hư thực. Mọi thứ cứ đan xen vào nhau, tạo thành một màn sương mù, khiến người đọc càng đi sâu càng hoang mang, càng mơ hồ. Phải chăng chính lúc ấy, ta cũng cầu mong nhìn thấy tấm áo choàng của Chúa – như một cứu chuộc cho thứ tội lỗi mà mình đang gánh trên vai...(Lời bình của BTV Nguyễn Hà)
Ngày phát hành 15:1 | 2/8/2022
Lượt nghe: 1208
Truyện kể về những tên làng, tên đất, tên sông vùng cuối sông Thu Bồn đất Quảng. Chợ đầu mối Bàn Thạch, bến sông Bàn Thạch là nơi giao thương hàng hóa vùng đồng bằng, biển và rừng. Lại cũng là đầu mối nguồn hàng từ ghe bầu tận Bình Thuận ra. Rồi những bạn ghe bầu giỏi hát bội. Những đoàn cải lương, thời trước chiến tranh vào đoạn ác liệt…Bà Hợi- vốn là cô gái nhan sắc vùng đất này, bỏ nhà theo một kép hát cải lương, có bầu rồi sinh con trong nỗi ê chề, đơn độc, suýt sản hậu, sinh tật nói lịu. làm nghề gánh bán muối dạo mưu sinh. Nhân vật của hơn nửa thế kỷ trước, qua chiến tranh, ly loạn, qua bao vật đổi sao
dời, vừa thực vừa lẩn khuất vào dân gian, những nhớ quên, hồi ức, những chuyện kể, câu hát, ca dao… Bà Hợi bán muối dạo nói lịu và những người cùng thời. Họ hiện lên đứt nối qua hồi ức, qua kiểu điền dã sưu tầm dấu xưa một vùng đất. Người xưa đâu? Người của cái chợ quê, với kiểu hàng hóa thời giao thương, sản xuất, đơn giản năm, bảy chục năm trước ấy đâu rồi? Một câu hỏi như thâm trầm vọng trong tâm thức nhà văn và bạn đọc. Không phải tiếc nuối, việc hồi cố về cảnh sống, sinh hoạt, về hình bóng người “muôn năm cũ” như một lưu giữ cần thiết của ký ức, nó như cái mạch ngầm nuôi dưỡng hồn người.
Truyện ngắn “Truyền thuyết về người đàn bà bán muối dạo” của nhà văn Lê Trâm nhẹ nhàng, thú vị khơi gợi trong chúng ta một dấu xưa, một bóng hình đã qua, đã xa trong hoài niệm; một không gian khác, đời sống khác không bao giờ mất đi trong mỗi con người. (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 10:56 | 13/5/2022
Lượt nghe: 1812
Nếu tính từ tập thơ đầu tiên “Viết cho mình” cách đây đã gần 30 năm, đến bây giờ, vắt qua hai thế kỷ, nhà thơ Bùi Kim Anh đã có 12 tập thơ được xuất bản, tập nào cũng đầy đặn cả về chữ và tình. Con số 120 bài trong tập thơ “Thức bước thời gian” đã cho thấy nội lực của một nữ nhà thơ, người đàn bà làm thơ quên thời gian.
Ngày phát hành 9:49 | 25/7/2023
Lượt nghe: 1294
Chiến tranh là sự thử thách tàn khốc nhất, cao nhất đối với một đất nước, một dân tộc, một con người. Người chân chính yêu hòa bình chẳng ai muốn chiến tranh, người ta chỉ cầm súng khi “kẻ thù buộc ta mang cây súng”. Chiến tranh là mất mát, hi sinh. Người đàn ông ra trận cũng khổ mà người phụ nữ ở nhà cũng khổ, mỗi người có cái thử thách, khổ sở riêng. Bút ký “Những người đàn bà làng tôi” của nhà văn Sương Nguyệt Minh viết chân thật, dung dị và xúc động về những người mẹ người vợ nhẫn nại hy sinh, suốt đời thầm lặng:
Ngày phát hành 0:0 | 13/7/2015
Lượt nghe: 2077
Nhắc đến NSUT Đàm Loan của sân khấu kịch nói Thành phố Hồ Chí Minh là khán giả nhớ ngay đến hàng loạt vai diễn để lại ấn tượng sâu sắc suốt hai thập kỷ qua. Có thể kể đến vai Diễm trong vở "Thời con gái đã xa", vai Dậu trong vở "Bước qua lời nguyền", vai Băng Tâm trong "Bão không mùa"...v.v... Và gần đây nhất với vai Dì Hai trong vở “Cõng mẹ đi chơi”, một lần nữa NSUT Đàm Loan lại khẳng định tài năng diễn xuất của mình bằng tấm Huy chương Vàng tại Cuộc thi Sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc năm 2015…
Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2016
Lượt nghe: 3820
Hình ảnh hai người đàn bà sống với nhau, mỏi mòn chờ đợi người không bao giờ trở về, dường như chúng ta đã biết, đã gặp ở đâu đó. Số phận ấy, sự đợi chờ, mất mát ấy… có nhiều lắm trên đất nước ta qua hai cuộc chiến tranh. Mật và Ân cũng giống như bao người phụ nữ Việt Nam thời chiến, thầm lặng hi sinh tuổi thanh xuân và hạnh phúc riêng mình. (Đọc truyện đêm khuya 12/12/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 6/8/2018
Lượt nghe: 1626
Tác giả Lưu Thị Mười xây dựng hai nhân vật Thư và Uyên là hai chị em cùng ngoại tình nhưng với tâm cảnh khác nhau. Trong khi cô em gái khá chủ động tìm lại mối tình cũ thuở đại học của mình là Nguyên thì Thư lại có phần bị động. Chính vì ở tâm cảnh đón nhận khác em gái nên Thư luôn day dứt khi thấy có lỗi với chồng của mình. Tác giả rất thành công khai thác nội tâm của nhân vật, một người đàn bà sống giữa biết bao cảm xúc đan xen. Đến khi vợ người đàn ông kia đánh ghen rồi chồng Thư bị tai nạn phải phẫu thuật không biết sống chết ra sao, Thư mới thấy hối hận vô cùng. Truyện khiến người đọc, người nghe suy ngẫm về hạnh phúc gia đình, về những tình cảm trân trọng của cuộc sống.
(VOV6 Đọc truyện đêm khuya 26/07/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 31/12/2014
Lượt nghe: 1908
Cuộc đời chìm nổi, truân chuyên của người đàn bà đẹp tên Nhặt được xây dựng bằng nhiều biến cố phức tạp. Tình yêu mạnh mẽ vượt lên mọi định kiến đã giúp Nhặt cải tạo được thói xấu của chồng và tìm được hạnh phúc trọn vẹn cho mình nơi núi rừng biên giới xa xôi.