Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 2 kết quả

"Sính lễ": Khát vọng của các chàng trai cô gái người Mông

Ngày phát hành 9:24 | 23/8/2024

Lượt nghe: 1537

Từ xa xưa, ông cha ta đã quan niệm rằng ba việc lớn nhất của đời người bao gồm sự nghiệp, xây nhà và cưới vợ. Chính vì vậy, cưới xin là việc đại sự của mỗi người. Khi nhà trai đến xin cưới ở lễ dạm ngõ, nếu nhà gái đồng ý hôn sự thì sẽ trả lời đồng thuận và kèm theo việc “thách cưới”. Thách cưới nghĩa là nhà gái sẽ yêu cầu nhà trai chuẩn bị các món sính lễ, bao gồm: tiền mặt, trầu cau, trà rượu, bánh trái, heo gà, trang phục và trang sức cho cô dâu. Những lễ vật này mang ý nghĩa là sự xác nhận đồng thuận hôn nhân giữa hai họ nhà trai và nhà gái. Bên cạnh đó, sính lễ cũng mang ý nghĩa là lễ vật “mua dâu”. Bởi vì, sau khi lấy chồng, người phụ nữ sẽ chuyển đến sống chung với chồng và toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình nhà chồng, không còn thời gian quan tâm đến nhà mẹ đẻ như trước. Vậy nhưng, có ai mà lại đi thách cưới con gái bằng một tờ giấy không nhỉ? Đặt tình huống người cha là một người giàu có nhất vùng thách cưới con gái xinh đẹp bằng một tờ giấy, truyện ngắn Sính lễ của nhà văn Nguyễn Phú thể hiện khát vọng học tập, vươn xa của các chàng trai cô gái người Mông. Hóa ra tờ giấy kia không phải là một tờ giấy bình thường, mà là bằng tốt nghiệp Đại học-Cao đẳng-Trung cấp, tờ giấy không dễ gì kiếm được nếu không có sự kiên trì, ham học hỏi, chí tiến thủ. Số phận từng nhân vật như Hùng Lệnh Của, Vừ Sá Cho, Vàng Hoa Lanh, Giàng Hoa Ban trong truyện ngắn Sính lễ, cùng những tên gọi, ngôi làng, miền đất…đều ăm ắp giá trị văn hóa vùng đất, con người miền núi. Trong cách nói, cách diễn từ hay cả cách yêu, đều tạo nên sự khác biệt.

Truyện ngắn "Ông ngoại người Mông": Sự thử thách văn hóa trong thời hiện đại

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2018

Lượt nghe: 4097

Chiếc áo chúng ta mặc trên người có thể thay đổi về kiểu dáng, chất liệu, hoa văn, nhưng vẫn được gọi đúng tên chứ không phải là một khái niệm khác. Cũng vậy, những giá trị thuộc về bản chất, tâm thức văn hóa có thể điều chỉnh cho phù hợp với cộng đồng chứ không bao giờ mất đi. Điều này được tác giả Đỗ Xuân Thu gửi gắm qua truyện ngắn “Ông ngoại người Mông”. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 04/01/2018)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya