Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 8 kết quả

Truyện ngắn "Lũ quét": Khắc họa chân dung người thầy chân chính

 Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 19/11/2019

Lượt nghe: 1379

Truyện tập trung khắc họa nhân vật chính Kim Hỏa-một thầy giáo dạy học cấp II. Một trận lũ quét đã khiến người thầy này mất bố mẹ và mấy đứa em, nhưng anh đã vượt lên tất cả để sống, để cống hiến. Lũ quét thật đáng sợ nhưng có một thứ còn đáng sợ không kém, đó là sự nghi ngờ. Chính điều đó sẽ giết chết những người trung thực; đánh gục ý chí, khát vọng cống hiến và chia rẽ tình yêu đôi lứa...(Đọc truyện đêm khuya phát 18/11/2019)

“Kỷ vật của người thầy”: Xúc động tình cảm thầy trò và người lính trong chiến tranh

“Kỷ vật của người thầy”: Xúc động tình cảm thầy trò và người lính trong chiến tranh

Ngày phát hành 16:2 | 29/6/2023

Lượt nghe: 963

Các bạn thân mến, thời điểm những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là thời điểm chiến tranh gian khổ ác liệt nhất nhưng cũng hào hùng nhất. Để chi viện cho chiến trường Miền Nam, biết bao thanh niên ưu tú đã nô nức nhập ngũ lên đường chiến đấu. Đó là những bác sĩ, kĩ sư, thầy giáo, những người công nhân, nông dân lao động và cả những thanh niên đang ngồi trên ghế nhà trường. Tất cả thể hiện lòng yêu nước, sự quyết tâm chiến đầu vì Miền Nam yêu thương, vì sự nghiệp cao cả của đất nước. Nhiều người lao vào chiến trường mà chưa kịp nói lời yêu thương, lời tâm sự và cả những khúc mắc đáng tiếc. Qua lời kể của nhân vật tôi, cuộc đời của Ngoan được tái hiện lại từ khi anh còn ngồi trên ghế nhà trường, chiến đấu trên chiến trường rồi đất nước hòa bình, Ngoan trở thành bác sĩ, giám đốc bệnh viện. Trước khi nhập ngũ, Ngoan bị kỉ luật vì tội lấy trộm đồ của bạn. Trời đất đưa đẩy thế nào, ở chiến trường Quảng Trị Ngoan gặp lại thầy Lư, người thầy đã nghiêm khắc đuổi học mình. Nhưng điều hiểu lầm, những khúc mắc được hai thầy trò chia sẻ trước lúc thầy Lư hi sinh. Nếu ngày đó thầy Lư bớt nghiêm khắc hơn cho Ngoan có một lời giải thích thì có lẽ cuộc đời anh đã theo một ngã rẽ khác. Anh có thể trở thành một sinh viên đại học, sẽ không gặp được cô gái người Mường khi bươn trải kiếm sống hay là Ngoan bước vào cuộc chiến đấu với một tâm thái khác hơn. Một cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa Ngoan và thầy Lư để rồi chia ly mãi mãi. Kỉ vật của người thầy là chiếc bút máy đã theo Ngoan cùng vượt qua chiến tranh khốc liệt, qua quãng thời gian đại học và trưởng thành. Chiếc bút máy là tình cảm, là sự gắn kết của hai thầy trò, hai người lính. Giọt thời gian vô tình và lặng lẽ có thể xóa nhòa nhiều thứ nhưng tình cảm chân thành thì luôn luôn khắc ghi trong trái tim mỗi người. Truyện ngắn xúc động về người lính trong chiến tranh với nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Đó là tình cảm đồng đội, đồng chí và tình thầy trò trước hoàn cảnh sinh ly tử biệt. Những mất mát của người lính cũng như người dân trong chiến tranh thể hiện giàu cảm xúc khiến người đọc, người nghe càng trân quý cuộc sống hòa bình hôm nay. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Trần Thu Hà - Người thầy của nhiều thế hệ nghệ sĩ piano nước nhà

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Trần Thu Hà - Người thầy của nhiều thế hệ nghệ sĩ piano nước nhà

Ngày phát hành 14:54 | 25/10/2022

Lượt nghe: 3543

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Trần Thu Hà có đóng góp lớn trong sự nghiệp phát triển nền âm nhạc hiện đại nước nhà nói chung và chuyên ngành piano nói riêng trên cả ba lĩnh vực công tác: đào tạo, biểu diễn và quản lý. Bà xuất thân trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, mẹ là Nhà giáo Nhân dân Thái Thị Liên- một trong những giảng viên piano đầu tiên của nước ta, người có công gây dựng Khoa Piano nói riêng và Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam nói chung. Từ năm 8 tuổi, nghệ sĩ Trần Thu Hà đã được người mẹ- người thầy đầu tiên của mình hướng dẫn từng ngón đàn. Tình yêu cây đàn piano cộng với những nhiệt tâm trong công việc giảng dạy nên dù đã nghỉ hưu, bà vẫn miệt mài với các thế hệ học trò... (Câu chuyện nghệ thuật 11/10/2022)

Hình ảnh người thầy thuốc trong thơ

Hình ảnh người thầy thuốc trong thơ

Ngày phát hành 0:0 | 27/2/2019

Lượt nghe: 1138

Sinh – lão – bệnh – tử là quy luật cuộc đời. Biết thế, nhưng bởi cuộc sống quá đẹp, có biết bao điều để yêu thương. Khi đau ốm là lúc con người ta khát khao nhiều nhất, mong nhanh được trở lại nhịp đập ngày thường, mong làm những điều giản dị chưa kịp làm. Tình cảm yêu thương, sự quan tâm chân thành của các y bác sỹ và người thân sẽ tạo động lực, niềm hạnh phúc cho người bệnh...(Tiếng thơ phát 27/2/2019)

Họa sĩ Nguyễn Gia Bẩy người thầy tận tụy của trẻ em khuyết tật

Họa sĩ Nguyễn Gia Bẩy người thầy tận tụy của trẻ em khuyết tật

Ngày phát hành 16:6 | 29/3/2023

Lượt nghe: 548

Hội họa và âm nhạc là hai loại hình nghệ thuật giúp ích rất nhiều đối với các bạn thiếu may mắn. Tuy nhiên để các bạn hòa nhập, cảm thụ được nghệ thuật cùng cần sự kiên nhẫn, tận tâm của những người thầy. Tại thành phố Thái Nguyên có một người thầy như vậy. Đó chính là họa sĩ Nguyễn Gia Bẩy... (Văn nghệ thiếu nhi 15/02/2023)

Họa sỹ Dương Tử Long - người thầy của trẻ em khuyết tật

Họa sỹ Dương Tử Long - người thầy của trẻ em khuyết tật

Ngày phát hành 0:0 | 25/11/2019

Lượt nghe: 706

Nằm khiêm nhường trong ngõ Xã Đàn 2, phố Xã Đàn, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, ngôi trường THCS Xã Đàn là một ngôi trường đặc biệt, dành riêng cho các bạn học sinh khiếm thính theo học. Ngôi trường ấy còn đặc biệt hơn nữa khi có một “Ngôi nhà nghệ thuật thu nhỏ”, nơi mà họa sĩ - thầy giáo Dương Tử Long đã tận tâm suốt hơn 30 năm qua dìu dắt những búp măng non có lòng say mê nghệ thuật... (Văn nghệ thiếu nhi 20/11/2019)

Lòng vị tha của người Thầy trong truyện ngắn "Thầy giáo dạy Sử"

Lòng vị tha của người Thầy trong truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2018

Lượt nghe: 1348

Thầy giáo dạy lịch sử truyền đạt kiến thức, nhân vật, sự kiện lịch sử cùng những câu chuyện hay đối với học sinh để thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước không quên nguồn cội, quá khứ, lịch sử của dân tộc. Còn trong cuộc sống đời thực, những đạo lý, cách đối nhân xử thế của người xưa đã thấm nhuần trong con người và tư cách của người thầy giáo dạy sử. Đó là điều mà truyện ngắn “Thầy giáo dạy Sử” của tác giả Lê Ngọc Minh muốn nhắn nhủ với chúng ta.

Nguyễn Thông: Người thầy phát huy học phong Nam bộ

Nguyễn Thông: Người thầy phát huy học phong Nam bộ

Ngày phát hành 8:37 | 3/11/2022

Lượt nghe: 784

Ở khía cạnh tri thức, nhà thơ, danh sĩ Nguyễn Thông được đánh giá là một người thầy đáng kính, một người làm quản lý giáo dục có nhiều đóng góp về giáo dục ở vùng đất phương Nam. Ông là người tiếp tục phát huy học phong Nam Bộ - một truyền thống học vấn khởi đầu từ nhà giáo Võ Trường Toản, chú trọng ở nghĩa lý, chứ không trọng từ chương, đề cao đạo lý, chú trọng thực thực tiễn và vị đời. Theo PGS.TS Lê Quang Trường, vì gia cảnh nghèo, đường khoa cử lận đận, bước đầu Nguyễn Thông nhận chức Huấn đạo ở huyện Phong Phú, tỉnh An Giang, bắt đầu con đường làm quan của mình từ chức học quan ở một huyện nhỏ. Trải qua một hành trình dài, bằng chính những trải nghiệm của mình, ông không chỉ mong muốn nối dài học phong trọng thực dụng và vị đời ở Nam Bộ mà còn mong muốn được lan toả trong cả nước nhằm chấn chỉnh hiện tượng tầm chương trích cú sáo rỗng thời bấy giờ:

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya