Hệ thống tìm thấy 41 kết quả
Ngày phát hành 16:12 | 6/2/2021
Lượt nghe: 1265
Các truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều thường đẩy nhân vật vào những hoàn cảnh éo le, trớ trêu, thậm chí là đẩy nhân vật vào đỉnh điểm của sức chịu đựng, để sau đó là sự vỡ òa của cảm xúc, lắng đọng mãi nơi tâm hồn mỗi độc giả những thông điệp của lòng yêu thương, tình yêu cuộc sống, số phận con người. Đồi ngựa trắng theo tôi là một truyện ngắn điển hình cho phong cách đó. Huy đã quay lại ngọn đồi lần thứ ba và định rằng đây sẽ là lần trở lại cuối cùng bởi thời gian của anh không còn nhiều nữa, khi chất độc da cam của những năm tháng chiến tranh đang ngày càng phát tác. Thời gian của câu chuyện trải dài trong nhiều năm, từ khi chiến tranh chưa kết thúc đến thời kỳ sau hòa bình. Con ngựa trắng vừa là chứng nhân, vừa là cảm hứng để nảy nở tình yêu giữa Huy và Mị. Một tình yêu trong trẻo, đẹp đẽ của thời chiến vừa mới nhóm lên thì hai người đã phải cách xa nhau, kéo theo một khát vọng dang dở về việc hoàn thành bức tranh về con ngựa trắng của Huy. Chiến tranh và sự khốc liệt của nó đã cuốn đi nhiều thứ, lấy đi nhiều thứ của con người, trong đó có tuổi trẻ và hạnh phúc của nhiều đôi lứa. Nhưng bi kịch của Đồi ngựa trắng ít nhiều nguôi vơi khi tác giả để cho Huy và Mị được gặp lại nhau trong những ngày tháng cuối cùng của Huy, khi mà cả Mỵ nữa, cũng đã đi sang nửa dốc bên kia của đời người. Chi tiết cuối cùng của truyện, khi con ngựa hí vang, rùng mình và tung vó giống như một phép màu, một điều kỳ diệu. Tuổi trẻ cùng tình yêu của Huy và Mị cũng như được tái sinh, và họ đã chạm tới một niềm hạnh phúc khác biệt, không phải ai cũng dễ dàng có được trong đời (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 0:0 | 6/1/2020
Lượt nghe: 1053
“Gõ cửa nhà trời” là nhan đề tập thơ viết cho thiếu nhi của nhà thơ nhà báo Bảo Ngọc - hiện công tác tại báo Thiếu niên Tiền phong. Qua từng phần: Sương trời trong veo - Đồng dao ngày mới - Kể chuyện đồng quê, tác giả đã thực hiện một cuộc đồng hành cùng tuổi thơ ngao du khắp thế gian... (Văn nghệ thiếu nhi 02/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 30/10/2019
Lượt nghe: 1721
Truyện ngắn có dung lượng khá cô đọng, chỉ khoảng hơn 3000 chữ, nhưng có lẽ nó đã mang đến cho nhiều độc giả, thính giả những ấn tượng thật khác biệt, thật sắc nét, thậm chí thật dữ dội về số phận một con người. Jang là một kẻ hèn trong mắt người đương thời, nhưng hèn ở việc này mà vĩ đại ở việc khác. Chấp nhận hèn trong một việc để đạt được thành tựu lớn lao, lưu danh thiên cổ, xưa nay có phải ai cũng làm được như vậy?!
Ngày phát hành 0:0 | 2/6/2020
Lượt nghe: 1215
Truyện khép lại trong cảnh Út lao sang chốt 4 dưới làn mưa đạn để tìm bằng được người đội trưởng của mình. Một cái kết rất mở của tác phẩm đã gợi cho chúng ta biết bao điều suy nghĩ. Người đọc nào cũng mong muốn Út sẽ gặp được đội trưởng và đưa tận tay bức thư báo tin vui cho anh. Nhưng rất có thể Út hoặc đội trưởng sẽ ngã xuống trên chiến trường như nhiều người lính khác, thì niềm vui này vẫn là một niềm vui có thật, một hạnh phúc lớn lao, mang trong đó biết bao tin yêu, hy vọng như chính cái tên mà đội trưởng đã dành cho đứa con của mình: Hòa Bình. Đó cũng là một ngợi ca về sự sống, về sức sống mãnh liệt của một dân tộc quật cường...
Ngày phát hành 0:0 | 3/2/2020
Lượt nghe: 1771
Trần Đăng Khoa từ lâu không còn là một cái tên xa lạ trong đời sống văn nghệ của Việt Nam. Ông được biết đến trước tiên là một nhà thơ, nổi tiếng thần đồng từ thuở nhỏ với những ấn phẩm được tái bản nhiều lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh thơ, ông còn viết tiểu thuyết và tiểu luận – phê bình. Văn xuôi của ông tạo ra một phong cách riêng, vừa dân dã mà sống động, hài hước mà gần gũi. "Lão Chộp" là một tác phẩm khá đặc biệt của Trần Đăng Khoa, được xây dựng như một sự đan xen giữa các thể loại: báo chí, tản văn, tùy bút, song tựu trung lại, có thể coi đây là một truyện ngắn đích thực...(Đọc truyện đêm khuya phát 3/2/2020)
Ngày phát hành 16:16 | 21/3/2023
Lượt nghe: 1344
"Và bây giờ bầy chim đã bay lên. Mặt trời như lên nhanh hơn mọi ngày và mưa đã đột ngột tạnh hẳn. Chợt một con chim như đuối sức. Ðôi cánh của nó chợt như dừng lại. Nó rơi xuống như một chiếc lá. Con chim mẹ xòe rộng đôi cánh lượn quanh đứa con và kêu lên. Nhưng khi đôi chân mảnh dẻ và run rẩy của con chim non chạm vào mặt sông thì đôi cánh của nó đập một nhịp quyết định. Tấm thân bé bỏng vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát. Quanh hai đứa bé tất cả vụt im lặng, chỉ có tiếng đập cánh quyết liệt của bầy chim non. Hình như chúng nghe thấy trong ngực mình nhịp đập của những trái tim chim hối hả nhưng đều đặn. Cuối cùng toàn thể bầy chim non đã thực hiện được tốt đẹp chuyến bay đầu tiên kỳ vĩ và quan trọng nhất trong đời. Những đôi cánh yếu ớt đã hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông". (Trích truyện ngắn “Bầy chim chìa vôi” của nhà văn Nguyễn Quang Thiều). Đây là một tác phẩm xuất sắc miêu tả về loài vật quanh ta - những chú chim chìa vôi. Truyện ngắn này hiện đang được giảng dậy trong chương trình Ngữ văn lớp 7. (Điểm hẹn văn nghệ)
Ngày phát hành 17:12 | 30/7/2021
Lượt nghe: 772
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sinh ra và lớn lên ở làng Chùa (xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội). Đó là một ngôi làng có truyền thống văn hóa lâu đời, với những người nông dân nhân hậu và yêu thơ ca yêu lao động. Viết về thời tuổi hoa, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều có riêng một tập thơ “Ngôi nhà tuổi 17” với những sáng tác ẩn chứa bao xao động đầu đời... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 13/07/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 14/3/2019
Lượt nghe: 1222
Bài thơ "Ánh trăng" của nhà thơ Nguyễn Duy có vị trí quan trọng trong chương trình ngữ văn lớp 9, thường đi vào đề thi, đề kiểm tra. Một bài thơ giản dị trong cách thể hiện mà sâu nặng nghĩa tình, nghĩ suy... (Văn nghệ thiếu nhi 11/03/2019)
Ngày phát hành 10:24 | 17/6/2021
Lượt nghe: 1141
Sinh ra nhằm buổi giao thời, nền Tây học lên ngôi, Nho học tàn lụi, là một người thiết tha với các giá trị văn hóa truyền thống, nhà thơ Tú Xương không khỏi ngậm ngùi. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay, chúng ta cùng đi sâu vào tâm thế, cảm xúc của ông Tú Thành Nam trong những vần thơ thể hiện cái nhìn không mấy thiện cảm vào chữ Quốc ngữ. Qua những thi liệu dân gian được nhà thơ Tú Xương sử dụng trong sáng tác Quốc âm, một lần nữa càng cho thấy tấm lòng của ông với bản sắc dân tộc.
Ngày phát hành 16:6 | 30/6/2021
Lượt nghe: 1769
Nói tới sáng tác Quốc âm của nhà thơ Tú Xương, độc giả, công chúng quan tâm đặc biệt và thích thú với chất thơ trào phúng. Nhưng chúng ta cũng không quên rằng ông Tú Thành Nam cũng có những ý thơ Nôm rất mực trữ tình. Chương trình hôm nay phân tích làm rõ khuynh hướng trữ tình hòa quyện với hiện thực thông qua những sáng tác đặc sắc của nhà thơ Tú Xương.
Ngày phát hành 8:18 | 26/9/2023
Lượt nghe: 2013
Bốn năm gần đây, ông bố ba con Châu An Khôi (tên khai sinh là Bùi Văn Huy) dành thời gian viết thơ cho thiếu nhi. Anh là tác giả 3 cuốn sách thơ dành cho thiếu nhi đã xuất bản: "Thơ cho bé học nói", “Khu vườn màu xanh”, “Bé tập làm người lớn”. Dường như, song song với việc kiến tạo không gian sống trong vai trò một kiến trúc sư thì anh cũng đang góp phần "kiến tạo ngôn ngữ", bồi đắp tâm hồn trẻ nhỏ bằng những vần thơ trong trẻo, dung dị. (Tôi và Tôi 24/9/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2017
Lượt nghe: 1081
Sử thi, hay mo “Đẻ đất đẻ nước” là niềm tự hào của người Mường, là viên ngọc quý trong kho tàng văn hóa dân gian các dân tộc Việt Nam. Khác với các tác phẩm văn học dân gian khác, "Đẻ đất đẻ nước" tồn tại song hành trong đời sống vật chất và tinh thần của người Mường từ bao đời nay. Cùng nhà thơ Bùi Tuyết Mai - người con của "vũ trụ Mường" tìm hiểu về tác phẩm này các em nhé. (Trang văn học nhà trường - Chương trình Văn nghệ thiếu nhi 03/4/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 12/4/2017
Lượt nghe: 1281
Sử thi “Đẻ đất đẻ nước” không chỉ có giá trị văn học mà còn gắn bó với người Mường trong đời sống sinh hoạt, trong đời sống tín ngưỡng tâm linh. Đây là điều rất đặc biệt nếu so sánh với các tác phẩm văn học dân gian khác. Diễn xướng sử thi “Đẻ đất đẻ nước” là thầy mo - người được xã hội Mường tôn trọng bởi tài năng, đức độ, sức hiểu biết và trí nhớ tuyệt vời. Chúng ta nghe nhà thơ Bùi Tuyết Mai trò chuyện tiếp về không gian diễn xướng đặc biệt của sử thi cũng như vai trò của thầy mo – người diễn xướng nhé... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 10/4/2017)
Ngày phát hành 14:50 | 9/3/2022
Lượt nghe: 1960
Bên cạnh 100 bài thơ cung oán, nhà thơ, danh sỹ Nguyễn Huy Lượng còn nổi tiếng với bài phú ca tụng hồ Tây gồm 86 liên, độc vận. Dụng ý của tác giả là mượn cảnh Tây Hồ để tán tụng sự nghiệp và công đức của nhà Tây Sơn. Cũng là bài phú này đã khơi mào cuộc bút chiến nổi tiếng giữa hai danh sỹ, nhà thơ Nguyễn Huy Lượng với Phạm Thái. Khi đọc được “Tụng Tây Hồ phú” của Nguyễn Huy Lượng, tác giả của “Sơ kính tân trang” đã viết một bài phú hoạ lại (cùng số câu, cùng vần), gọi là “Chiến tụng Tây Hồ”. Tác phẩm vừa hoạ lại, vừa đả kích những nội dung trong bài phú của Nguyễn Huy Lượng. Hai bên đối lập, một bên là phù Tây Sơn, một bên thuộc phái phù Lê chống Tây Sơn. Tuy vậy, qua thời gian không thể phủ nhận được giá trị nghệ thuật thể hiện trong bài phú ca tụng Hồ Tây của Nguyễn Huy Lượng.
Ngày phát hành 15:49 | 22/9/2023
Lượt nghe: 1204
Vầng trăng – một biểu tượng thiên nhiên muôn đời cũng là một ám ảnh trong thơ Trần Quang Quý. Trong ba tập thơ mới ra mắt của thi sĩ quá cố, trăng trở đi trở lại, vừa là ký ức, vừa là soi rọi của hiện tại cuộc đời.
Ngày phát hành 0:0 | 16/9/2020
Lượt nghe: 1697
Sống và sáng tác cùng giai đoạn với Đại thi hào Nguyễn Du, nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng là một phong cách thơ Nôm độc đáo. Nếu “Truyện Kiều” của Nguyễn Du được truyền khẩu rộng rãi trong dân gian thì thơ Quốc âm của Hồ Xuân Hương, những bài như Mời trầu, Tự tình, Quả mít, Bánh trôi, Con ốc nhồi, Đèo Ba Dội, Sư bị ong châm, Thiếu nữ ngủ ngày cũng được thích thú ngâm nga, truyền tụng bao đời nay. Tuy mỗi tác giả, tác phẩm có nội dung, tính chất, nghệ thuật thơ riêng biệt nhưng xét về quá trình thâm nhập vào quảng đại quần chúng, tới hôm nay có thể thấy ảnh hưởng của thơ ca Hồ Xuân Hương so với Đại thi hào Nguyễn Du cũng vững vàng ở thế một chín một mười.
Ngày phát hành 0:0 | 3/5/2017
Lượt nghe: 1942
Vận dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong lời ăn tiếng nói hàng ngày giúp chúng ta có thêm những cách diễn đạt vừa hàm xúc, vừa giàu hình ảnh, biểu đạt ý nghĩa phong phú. Cùng tìm hiểu và thực hành vốn ngôn ngữ dân gian này, nhà thơ Phạm Đình Ân đã dành nhiều thời gian để giải thích các thành ngữ thông qua hình thức truyện kể. Chúng mình sẽ hiểu hơn nội dung này qua cuộc trò chuyện giữa BTV Anh Thư với nhà thơ Phạm Đình Ân về cuốn sách “Chuyện kể thành ngữ” của ông, do nhà xuất bản Kim Đồng mới ấn hành. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 01/5/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 6/3/2019
Lượt nghe: 1688
Nhà thơ Lê Đình Cánh sinh ngày 21/9/1941, quê ở Thọ Xuân, Thanh Hoá. Ông tốt nghiệp Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm 1 Hà Nội, sau đó học thêm Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, từng là giáo viên dạy văn hoá của lực lượng Thanh niên xung phong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau đó, ông chuyển về công tác ở Ban Văn học – Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam đến khi nghỉ hưu. Mối duyên với thơ ca, mối duyên với báo chí, với phát thanh Văn nghệ trên làn sóng Tiếng nói Việt Nam để lại dấu ấn sâu đậm trong cuộc đời nhà thơ Lê Đình Cánh (Tiếng thơ phát 6/3/2019)
Ngày phát hành 9:9 | 14/9/2023
Lượt nghe: 773
Chương trình hôm nay, chúng mình sẽ cùng gặp nhà thơ Lữ Mai – người đang tham gia dạy viết văn cho các bạn học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Cô trao đổi về cách viết truyện, làm thơ, khơi gợi niềm cảm hứng yêu thích và đam mê viết văn cho chúng mình... (Văn nghệ thiếu nhi 11/09/2023)
Ngày phát hành 15:32 | 9/12/2021
Lượt nghe: 1740
Sau khi đỗ Tú tài trong kỳ thi hương 1843 tại Gia Định, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu ngược ra kinh đô Huế để tham dự kỳ thi Hội. Dọc đường đi, nghe tin mẹ mất, là người con hiếu thảo, ông quyết định trở về quê nhà chịu tang. Trên đường về, phần vì khóc thương, đau buồn, lại không may mắc bệnh, Nguyễn Đình Chiểu bị mù cả hai mắt. Nhờ nghề thuốc học được trong thời gian lưu lại tư gia một thầy thuốc vốn dòng dõi Ngự y, về đến quê nhà, ông mở trường dạy học, bốc thuốc giúp người nghèo. Trong số các học trò của Đồ Chiểu, có Lê Tăng Quýnh vốn mồ côi cha mẹ, cảm kích tài năng và đức độ của người thầy mù lòa đã se duyên cho người em gái là Lê Thị Điền. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu từ đó về sau dù trải qua nhiều biến cố luôn có sự chăm sóc, sát cánh của người vợ tào khang:
Ngày phát hành 0:0 | 14/1/2019
Lượt nghe: 986
Với thơ ca đương đại, Nguyễn Trọng Tạo đã ghi dấu ấn đậm nét bằng những tập thơ như “Đồng dao cho người lớn”, “Nương thân”, “Thế giới không còn trắng”, “Con đường của những vì sao”; hai tập trường ca “Đồng Lộc” và “Biển mặn”… Còn trong âm nhạc, Nguyễn Trọng Tạo được đông đảo công chúng mến mộ thông qua các ca khúc “Làng quan họ quê tôi” (phổ thơ Nguyễn Phan Hách), “Khúc hát sông quê” (phổ thơ Lê Huy Mậu). Nhiều bài thơ của ông được các nhạc sĩ phổ nhạc như “Một dại khờ, một tôi” (nhạc sĩ Phú Quang), “Cỏ và mưa” (nhạc sĩ Giáng Son), “Câu hát quê hương” (nhạc sĩ Hồ Hữu Thới)…(Điểm hẹn văn nghệ 12/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 27/4/2017
Lượt nghe: 1863
Nhà thơ nổi tiếng người Nga Evghenhi Aleksandrovich Evtushenko sinh năm 1933 tại thị trấn Zima vùng Siberia, qua đời ngày 1.4 vừa qua tại Mỹ. 16 tuổi, ông bắt đầu sáng tác thơ, cho ra đời hơn 30 tập thơ, hai tiểu thuyết và một số tập phê bình lý luận văn học. Ông còn là nhà viết kịch, diễn viên và đạo diễn điện ảnh, nhưng thơ vẫn là đóng góp quan trọng nhất của ông. Ở nước ta, thơ Evtushenko được giới thiệu qua bản dịch của nhiều dịch giả, người dịch nhiều nhất và có bản dịch đến được với người đọc nhiều nhất là nhà thơ Bằng Việt, bởi những điểm tương đồng trong quan niệm thơ ca và cuộc sống với người bạn vong niên này... (Tiếng thơ 26/04/2017)
Ngày phát hành 10:10 | 16/9/2021
Lượt nghe: 885
Làng văn nghệ từ lâu đã biết đến Nguyễn Quang Hưng như một nhà thơ có hành trình sáng tác dày dặn, tạo ra được những nét riêng khó trộn lẫn qua các tác phẩm của anh. Từ tập đầu tay in riêng Vườn ánh sáng (NXB Hội nhà văn, 2008) đến tập gần đây nhất Nguyễn Quang Hưng 68 (NXB Hội nhà văn, 2021), Nguyễn Quang Hưng đã công bố 10 tập thơ và trường ca, chưa kể các tập tản văn. Nhưng còn một điều rất độc đáo của Nguyễn Quang Hưng mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn qua chương trình này, đó là tình yêu thiết tha với quan họ của anh qua tiếng hát cùng những gì anh gửi gắm trong nhiều thi phẩm. Nhiều bạn bè văn nghệ đã gọi Hưng với một biệt danh thật trìu mến: Anh Hai Hưng. (Hành trình Sáng tạo 12/09/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 31/1/2019
Lượt nghe: 915
Danh xưng nhà văn, nhà thơ được dành cho những chủ thể có hoạt động mang tính chuyên nghiệp, có những tác phẩm chất lượng được đồng nghiệp trong giới và rộng ra là xã hội ghi nhận. Thế nhưng, điều kiện để nhận hai danh xưng này hiện nay có phần dễ dãi. Đối thoại giữa PV VOV6 với Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 30/01/2019)
Ngày phát hành 12:11 | 23/2/2022
Lượt nghe: 950
Thời gian qua nhiều giáo viên, học sinh và bạn đọc yêu thơ cả nước bày tỏ niềm tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của nhà thơ Y Phương - tác giả bài thơ “Nói với con” trong chương trình ngữ văn THCS nhiều năm nay. Nhà thơ Y Phương đã gửi vào tác phẩm tình yêu tha thiết với quê hương xứ sở, với văn hóa dân tộc mình, nhắn nhủ con phải biết rõ cội nguồn, từ đó sống sao cho xứng đáng... (Văn nghệ thiếu nhi 21/02/2022)
Ngày phát hành 8:51 | 18/11/2022
Lượt nghe: 786
Năm 19 tuổi, nhà thơ, nhà yêu nước Phan Văn Trị thi đậu Cử nhân, cùng khoa với Nguyễn Thông. Sau đó Nguyễn Thông làm quan nhiều nơi, lên đến chức Bố chánh Quảng Ngãi. Về phần Phan Văn Trị, ông chọn cuộc sống thanh đạm, mở lớp dạy học ở làng quê. Tuy rời xa chốn quan trường nhưng tấm lòng Phan Văn Trị vẫn đau đáu trước tình cảnh triều đình nhu nhược, đất nước nguy cơ rơi vào tay thực dân Pháp. Những bài thơ vịnh cảnh, vịnh vật được ông sáng tác nhằm bày tỏ chí hướng, ước muốn giúp đời, cứu dân hoặc để phê phán những người bất tài, hám danh. Đến khi quân Pháp chiếm đóng Nam bộ, ông làm thơ yêu nước, thơ xướng họa có tính chất bút chiến. Có thể nói, thời kỳ nào, Phan Văn Trị cũng dành tâm sức để nói lên sự quan tâm với thế sự, tấm lòng đối với đồng bào, non sông, Tổ quốc
Ngày phát hành 0:0 | 27/4/2015
Lượt nghe: 1301
Thông tin về lĩnh vực Văn học nghệ thuật cập nhật; Những câu chuyện bên lề về Đại hội kiến trúc sư lần thứ 8 cùng một số tài lẻ của nhà thơ Hữu Thỉnh trong cuộc sống...(Điểm hẹn Văn nghệ 2/5/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 11/3/2016
Lượt nghe: 1904
Thế giới tình yêu đầy sắc thái của Xuân Diệu qua tâm sự của nhà giáo Vũ Nho.Tâm tình về cuộc sống, tình yêu và ký ức khắc khoải vừa nhẹ nhàng vừa da diết qua những vần thơ của Phạm Thị Ngọc Liên, Trần Thị HUyền Trang,Nguyễn Lập Em,Hoàng Việt Hằng,Lý Thái Phương và Vũ Thị Huyền.(Tiếng thơ 7/03)
Ngày phát hành 11:13 | 19/9/2022
Lượt nghe: 1102
Bài thơ “Tiếng thu” của nhà thơ Lưu Trọng Lư xưa nay vẫn được xem là một trong những thi phẩm viết về mùa thu nổi tiếng nhất trên thi đàn nước ta. Qua thời gian, “Tiếng thu” đã khẳng định được những vang động và cùng với những thi phẩm khác của nhà thơ Lưu Trọng Lư, đưa ông trở thành tên tuổi tiêu biểu của phong trào Thơ Mới, một tiếng thơ tài hoa, độc đáo. Thế nhưng, mấy chục năm về trước, đã có những điều tiếng xung quanh bài “Tiếng thu” cho rằng tác giả đã mượn ý tưởng, nội dung sáng tác của một tác giả người Nhật Bản. Gần đây, sự việc này “xôn xao” trở lại. Cùng với một số nhà thơ, nhà nghiên cứu Vương Trung Hiếu đã có những nhận định riêng về vấn đề này
Ngày phát hành 0:0 | 15/8/2016
Lượt nghe: 1143
Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai là tác giả và cũng là dịch giả của 15 tập thơ và văn xuôi, trong đó có những tác phẩm viết cho thiếu nhi như: “Mun ơi, chạy đi!”, “ Trăng châu Phi”, “ Hành trình tới biển sông” và gần đây nhất là tập truyện ngắn “ Những ngôi sao trên bầu trời thành phố”. Hiện tại nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai đang định cư ở nước ngoài. Với tấm lòng yêu mến con trẻ, chị vẫn liên tục sáng tác và in sách dành cho các độc giả nhỏ tuổi với mong muốn những trang văn này sẽ giúp các em thêm yêu mến thiên nhiên, trân trọng cuộc sống và những người thân trong gia đình. (Văn nghệ thiếu nhi 14/8/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 22/1/2015
Lượt nghe: 1356
Những khúc ca đêm là tiếng lòng thao thức của các nhà thơ Huy Cận, Ngân Vịnh, Phù Sa Lộc và Thi Hoàng. Năm qua, thơ Việt có gì đáng chú ý? Câu chuyện của nhà thơ Trần Quang Quý sẽ góp phần lý giải điều này. Chùm thơ đậm chất suy tưởng của nhà thơ Đức Gunter Grass sẽ cùng chúng ta khám phá đời sống nội tâm của con người hiện đại hôm nay. (Tiếng thơ 22+ 29/01/2015)
Ngày phát hành 10:46 | 14/11/2022
Lượt nghe: 923
Ở tuổi 74, nhà thơ Bùi Kim Anh, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đã ra mắt công chúng, bạn đọc tổng cộng 12 tập thơ. Ấy là một đam mê, nỗ lực không ngưng nghỉ. Nhà thơ Bùi Kim Anh vốn là một cô giáo dạy Văn có tiếng ở Hà Nội. Mấy chục năm đã trôi qua, tiếng thơ của một nhà giáo vẫn còn đó với ánh nhìn tha thiết với cuộc đời.
Ngày phát hành 0:0 | 30/1/2015
Lượt nghe: 1499
Câu chuyện về mối duyên của nhà thơ Trương Đăng Dung với nhà văn Franz Kafka qua tiểu thuyết "Lâu đài" nói với chúng ta điều gì về ý nghĩa của nghệ thuật đối với cuộc sống? (Điểm hẹn văn nghệ 31/1)
Ngày phát hành 11:26 | 7/4/2023
Lượt nghe: 629
Hình ảnh người cha và con trai bước đi trên bờ biển trong một buổi sáng tươi hồng, với lời tâm tình thủ thỉ của người cha dành cho con đầy xúc động. Đó là bài thơ “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông trong chương trình Ngữ văn lớp 7. Khi đọc và tìm hiểu tác phẩm này, hẳn là các bạn có nhiều cảm xúc đẹp về tình cha con, vẻ đẹp thiên nhiên và trên hết là ước mơ cháy bỏng, khao khát đổi thay và khám phá của người con được tác giả khắc họa trong bài thơ... (Văn nghệ thiếu nhi 03/04/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 8/9/2016
Lượt nghe: 4843
Gắn bó với những chương trình như "Đọc truyện đêm khuya", "Tiếng thơ", "Văn nghệ", để lại nhiều dấu ấn đối với đồng nghiệp thế hệ sau nhưng lại rất kiệm lời khi nói về mình – đó dường như là đặc điểm chung của các nhà thơ từng làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Cũng với sự lặng lẽ và kiên nhẫn ấy, họ làm thơ, dùng thơ để bộc lộ nỗi niềm riêng tư với cuộc đời, dùng thơ để thỏa mãn cá tính sáng tạo. (Tiếng thơ 07/9/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 23/4/2018
Lượt nghe: 1826
Truyện không có nhiều gai góc chỉ là một câu chuyện bình dị, nhẹ nhàng qua lời kể của nhân vật vợ nhà thơ. Người vợ không biết làm thơ, không hiểu thơ nhưng yêu nhà thơ chỉ vì ông giỏi sản xuất xe đạp. Vì cuộc sống cơm áo, nhà thơ phải gác bút nghiên chuyên tâm cho công việc sản xuất xe đạp của mình. Công việc tuy không khiến ông giàu có nhưng cũng giúp gia đình có một cuộc sống bình thường. Tuy vậy, niềm yêu thích văn thơ vẫn luôn có trong ông. Và rồi đến lúc tài năng của ông được người ta biết đến, vợ nhà thơ tự hào vì chồng mình được nổi tiếng. Con người luôn kiếm tìm hạnh phúc, nhưng quan niệm thế nào mới là hạnh phúc thì mỗi người có cách nhìn nhận khác nhau. Nếu biết trân trọng và quý mến những điều mình có thì bạn sẽ thấy đó chính là hạnh phúc của mình. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 16/4/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 27/3/2019
Lượt nghe: 1541
Tuy không nổi đình đám trong làng văn xuôi những năm 30 – 40 của thế kỷ trước như các nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam nhưng nhà thơ Xuân Diệu, cùng là một thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn, ngoài đắm đuối với thơ, còn dành thời gian sáng tác văn xuôi, cụ thể là viết truyện ngắn, bút ký và phê bình tiểu luận. Trong đó, ở thể loại truyện ngắn, ông có tập “Phấn thông vàng”, gồm 17 truyện, in ở NXB Đời nay, xuất bản năm 1939 (Tìm trong kho báu phát 28/3/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 20/9/2020
Lượt nghe: 925
Bận rộn với vai trò của một nhà thơ, nhà văn, nhà báo, họa sỹ, nhà quản lý văn hóa, nhưng nhà thơ Nguyễn Quang Thiều luôn dành thời gian và năng lượng để trở về làng Chùa (xã Sơn Công - huyện Ứng Hòa - tỉnh Hà Tây) nơi ông sinh ra và lớn lên với bao kỷ niệm đẹp, cũng là nơi tiếp sức cho ông trên mỗi chặng đường... (Văn nghệ thiếu nhi 16/09/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 10/7/2020
Lượt nghe: 1130
Nhà thơ Vân Long sinh năm 1934, nguyên quán ở Khoái Châu, Hưng Yên nhưng lại sinh ra lớn lên ở Hà Nội. Ông có thơ đăng báo từ năm 18 tuổi và có một hành trình thơ kéo dài nửa thế kỷ với nhiều tập thơ. Năm 2002, 154 bài thơ tiêu biểu được chính tác giả tự chọn để in thành tuyển tập Hành trình thơ Vân Long, NXB Hội nhà văn, cùng với lời giới thiệu của nhà thơ Ngô Quân Miện và phần bình luận của 12 tác giả như Nguyễn Viết Lãm, Trần Lê Văn, Tô Hà, Trịnh Thanh Sơn, Nguyễn Hoàng Sơn, Hồ Anh Thái. Và một trong 12 tác giả ấy có cả nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, cũng là khách mời bình luận trong chương trình Đôi bạn văn chương số đầu tiên hôm nay
Ngày phát hành 0:0 | 17/5/2016
Lượt nghe: 1760
Võ Quảng là tác giả của bộ tiểu thuyết “Quê nội” được giới thiệu trong chương trình ngữ văn bậc trung học cơ sở. Không những thế, nhiều bài thơ của ông đã quen thuộc với thiếu nhi từ bậc học mầm non đến tiểu học. Ông thường sử dụng thể thơ 3 chữ, 4 chữ giàu nhịp điệu, hình ảnh, âm thanh, đặc biệt ông rất chú trọng sử dụng động từ. Điều này liên quan đến quan niệm sáng tác của nhà thơ Võ Quảng như thế nào? (Trang văn học nhà trường 16/5/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 31/1/2019
Lượt nghe: 1695
"Những bài thơ đi cùng năm tháng” là một tiêu chí mà Tiếng thơ mùng 1 Tết Kỷ Hợi đưa ra để lựa chọn năm bài thơ cùng thưởng thức, tại không gian thời gian này, trong mùi thơm của đào của quất, của rượu, của bánh chưng xôi nếp quyện hương trầm sâu thẳm, và ở bên ngoài cánh cửa ngôi nhà, có mùi thơm của đất đai cây cỏ ruộng đồng đang lặng lẽ lật giở, sinh sôi trong gió xuân...(Tiếng thơ 5/2/2019)