Hệ thống tìm thấy 67 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2016
Lượt nghe: 1209
Những lời tâm tình chân thành của mẹ với con gái qua lá thư "Tại sao con muốn đổi tên" trong cuốn sách "Chúng mình làm bạn con nhé" của nhà văn Phong Điệp. BTV Hoàng Hiệp trò chuyện với nhà văn Phong Điệp về ý nghĩa của tình bạn đặc biệt giữa cha mẹ và các con. (Văn nghệ thiếu nhi 16/9/2016)
Ngày phát hành 11:44 | 21/4/2023
Lượt nghe: 844
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở - Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn”. Hai câu thơ này của nhà thơ Chế Lan Viên dường như luôn đúng với người sáng tác. Một mảnh đất lạ, khi xa rồi, lại rất dễ khơi lên nguồn cảm hứng. Nhà văn Bỉ Jean-Pierre Outers không phải là một ngoại lệ. Với 16 năm sống và làm việc tại nước ta, ông đã viết nên cuốn “Du hành về Nam”, tập hợp những câu chuyện kể về các chuyến đi thực tế, du lịch, gặp gỡ trên dải đất hình chữ S. Hơn 10 năm sau khi ra đời, “Du hành về Nam” đã có ấn bản tiếng Việt nhờ sự hợp tác của Phái đoàn Wallinie – Bruxelles, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Sao Bắc Media. Sách do dịch giả Thi Hoa chuyển ngữ. Việt Nam qua góc nhìn của một nhà văn nước ngoài có gì thú vị? Chúng ta cùng tìm hiểu về tác phẩm này qua cảm nhận của BTV Nguyễn Hà.
Ngày phát hành 9:43 | 25/6/2021
Lượt nghe: 1103
Nhà văn Al-béc-tô Mô-ra-vi-a thường cho rằng nghệ thuật của truyện ngắn “tinh khiết hơn, cơ bản hơn, trữ tình hơn, cô động hơn và tuyệt đối hơn, so với tiểu thuyết”. Điều này thể hiện rõ ràng qua hai truyện ngắn mà chúng ta vừa thưởng thức. Hiển nhiên, “Đứa bé” và “Ông già ngu xuẩn” là hai câu chuyện khác hẳn nhau, một xoay quanh quyết định bỏ con lại nhà thờ của cặp vợ chồng nghèo, một là hành trình tán tỉnh yêu đương của một người đàn ông trung niên. Tuy vậy, dường như nhân vật chính trong cả hai truyện ngắn này đều phải đối diện với một bi kịch: người thì không thể nuôi con, người thì vì mặc cảm tuổi tác chợt thấy tình yêu với gái trẻ đã ngoài tầm với. Điều đáng chú ý là ngay với một hoặc tình huống bi kịch, nhà văn Al-béc-tô Mô-ra-vi-a vẫn có cách viết hóm hỉnh, hài hước, nhất là trong các đoạn đối thoại, khiến truyện có được nét duyên riêng. Kết truyện cũng được người viết nâng đến tầm nghệ thuật khi đưa đến một ngã rẽ đầy bất ngờ, nhưng cũng hết sức hợp lí. Với truyện “Đứa bé”, đó là một cái kết đầy nhân văn. Còn với truyện “Ông già ngu xuẩn”, đấy lại là một cái kết lạc quan và cũng… rất đời, như một lời cổ vũ người ta đến với tình yêu ở bất cứ độ tuổi nào, hoàn cảnh nào. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 6/9/2019
Lượt nghe: 999
Vừa hồn nhiên, sâu sắc, vừa lãng mạn, đó là những trang văn viết cho tuổi học trò của nhà văn Nguyên Hương. Trong hai mươi năm cầm bút, nhiều tác phẩm của nhà văn để lại dấu ấn trong lòng độc giả nhí như: “Lời hứa của mùa Hè” “Gia sư”, “Sếp phó”, “Học trò phố huyện”, “Ngày có bốn mùa"... Bắt đầu từ buổi đọc truyện này, hãy cùng đồng hành với truyện dài "Học trò phố huyện", các em nhé. (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi thứ nhất)
Ngày phát hành 14:24 | 20/9/2021
Lượt nghe: 911
Với văn chương, ngay từ đầu, nhà văn Trần Nhã Thụy đã xác định lối đi không chiều lòng số đông, khi anh hướng đến những truyện không có chuyện, hay là chuyện đấy, nhưng không theo lối thông thường với rõ ràng mở đầu - kết thúc. Sẽ là khó cho ai đó muốn đọc rồi kể lại cho người khác nghe. Song, đọc văn của Trần Nhã Thụy rất thích. Đó là giọng văn được dụng công trong việc xây dựng không khí truyện. Truyện ngắn “Ký ức vui vẻ” mà các bạn vừa nghe cũng vậy. Không mâu thuẫn, xung đột. Truyện kể tự nhiên, cảm giác như mọi chuyện diễn ra như những gì vốn có ở mỗi buổi tụ tập, bù khú, nhậu nhẹt, tán gẫu. Cũng có món ăn ngon, rượu quý, cũng có những câu chuyện nổ như ngô rang. Nhưng giữa không khí ồn ã đó có một người vẻ như lạc lõng. Đó chính là nhân vật kể chuyện xưng Tôi-nhà văn (cũng có thể hiểu chính là tác giả). Không phải là nhà văn không có chuyện để kể mà anh ta thấy những chuyện bạn bè đã kể đều tầm phào, nhạt nhẽo. Hẳn là trong thâm tâm anh muốn kể những câu chuyện khác ý nghĩa hơn. Đó là ánh mắt ngây thơ, nụ cười của những em học trò miền núi; là niềm vui của người nông dân khi được tặng bò giống…Truyện ngắn này ra đời, theo như lời chia sẻ của tác giả là xuất phát từ những câu thơ trong bài “Có những lúc” của nhà thơ Lưu Quang Vũ: Có những lúc tâm hồn tôi rách nát/ Như một chiếc lá khô như một chồng gạch vụn/ Một tấm gương chẳng biết soi gì/ Một đáy giếng cạn không một hốc mắt đen sì/ Trời chật chội như chiếc lồng trống rỗng/ Thành phố đầy bụi bặm/ Những mặt người lì nhẵn chen nhau/ Có những lúc/ Tôi chán cả bạn bè/ Mấy năm rồi họ chẳng nói được câu gì mới/ Tôi bỏ ra đi, họ ngồi ở lại…
Ký ức vui vẻ, thực ra chẳng có gì vui vẻ, những chuyện tẻ nhạt, hay là nỗi cô độc của một nhà văn được mô tả bằng phong cách hài hước, giễu nhại. Tuy nhiên, như lời nhân vật Toàn nói: “Thực tế thì đời sống cũng ít chuyện vui, nói đúng hơn là ít chuyện thực sự vui. Chúng ta không có những niềm vui lớn. Chúng ta có rất nhiều nỗi buồn nhỏ. Buồn thì… các kiểu”. Vì thế, cũng phải cười, phải vui lên để mà sống phải không các bạn?! (Lời bình của BTV Nguyễn Vũ Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 22/9/2020
Lượt nghe: 1196
"Mật rắn" được viết từ năm 1988, đến nay đã hơn 30 năm, nhưng vẫn còn nguyên vẹn sắc thái tươi mới của đời sống, đủ gieo vào lòng người đọc người nghe những bâng khuâng về số phận, về sự lựa chọn của mỗi con người...
Ngày phát hành 0:0 | 16/9/2020
Lượt nghe: 1633
Dù chỉ viết theo dòng thời gian hồi tưởng tuần tự nhưng thiên truyện có gần 40 “tuổi đời” của nhà văn Vũ Tú Nam vẫn khơi dậy trong mỗi chúng ta những thoáng rung động với tình người, tình đời. “Mùa xuân – Tiếng chim”, theo BTV chương trình qua câu chuyện về mối tình chôn dấu trong quá khứ đã “khảm” nên những tâm hồn đẹp biết sống vì những điều cao cả
Ngày phát hành 0:0 | 17/2/2016
Lượt nghe: 7244
Mỗi con người đều có khiếm khuyết. Nhưng khiếm khuyết của Thoa thì dường như thật khó chấp nhận, ngay cả với những người thân yêu nhất. Nhan sắc, sự chăm chỉ khéo léo, nết dịu dàng nhường nhịn đều không đủ để bù đắp lại. Đã vậy, người thiếu nữ ấy lại không thờ ơ với cuộc đời, cứ yêu nó, cứ lặng thầm chờ đợi một hạnh phúc của riêng mình. Rồi một ngày kia, như cái cây bị rút dần nhựa sống, Thoa tự xóa đi dấu tích lặng lẽ của mình trên mặt đất.(Đọc truyện đêm khuya 19/02/2016)
Ngày phát hành 11:41 | 19/1/2023
Lượt nghe: 291
Nhà văn Phan Đức Lộc vừa cho ra mắt sách mới “Tôi sẽ bay”. Tập sách do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành gồm gần 40 tản văn, ghi lại hồi ức kỷ niệm tuổi xanh bên mái trường, thầy cô, những rung động tinh khôi cùng xúc cảm khó quên về vẻ đẹp của quê hương, đồng nội... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 10/01/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 18/3/2015
Lượt nghe: 2792
Một trang đời đi qua cùng tình yêu day dứt mãi trong lòng Kyoko. Nàng sẽ mãi kiếm tìm, đau khổ nếu một ngày kia không trở lại ngôi nhà cũ...Cảnh xưa đã thay đổi, chỉ một mình Kyoko biết những gì diễn ra trong trái tim mình. Và nàng nhận ra tình yêu mới với đứa con đang thành hình cũng có sức mạnh không kém. (Đọc truyện đêm khuya 18/03/2015).
Ngày phát hành 10:42 | 31/1/2024
Lượt nghe: 1479
“Tuyệt không dấu vết” là tiểu thuyết được nhà văn Nguyễn Việt Hà viết trong vòng 5 năm, với thể loại tiểu thuyết trinh thám kiếm hiệp. Đây là một trong 3 tác phẩm thuộc thể loại văn xuôi nhận được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm vừa qua. Câu chuyện xoay quanh thám tử Tuấn và hành trình tìm kiếm nhiều người mất tích giữa thành phố trong thời mạt, rồi dần dần trở thành cuộc chu du giữa hai bờ mơ - thực để dấn sâu vào tiềm thức con người. Văn phong nửa Tây nửa Tàu, nửa cổ nửa kim thể hiện một sự tìm tòi và phá cách về hình thức biểu đạt của nhà văn Nguyễn Việt Hà. Về cuốn sách này, nhà văn Nguyễn Việt Hà đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Vân Khánh.
Ngày phát hành 0:0 | 22/1/2019
Lượt nghe: 1017
Sinh năm 1963, tốt nghiệp khoa Anh Trường đại học tư lập Yonsei (Hàn Quốc), năm 1988 Gong Ji Young chính thức bước chân vào làng văn xứ kim chi bằng tuyển tập truyện ngắn mang tên "Ngày tan vỡ". Các tác phẩm của Gong Ji Young chưa bao giờ xuất bản thấp hơn 100.000 bản, hầu hết đều trở thành sách best-seller, đỉnh cao hiện nay là tiểu thuyết Bong Soon, chị tôi với 1,5 triệu bản in, ra mắt từ năm 1988 đến nay vẫn còn tái bản. Tác phẩm của bà được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt như “Cá thu”, “Dù con sống thế nào mẹ cũng luôn ủng hộ”, “Yêu người tử tù”… Tác phẩm mới nhất của nữ nhà văn được giới thiệu ở nước ta là tiểu thuyết “Chiếc thang cao màu xanh”, do dịch giả Nghiêm Thị Thu Hương chuyển ngữ, NXB Phụ nữ ấn hành.
Ngày phát hành 0:0 | 9/4/2018
Lượt nghe: 1284
Là một thương binh bị cụt mất một chân, phải đi chân giả, bán bánh giò sinh sống. Nhân vật trong câu chuyện " Tiếng rao đêm" của nhà văn Nguyễn Lê Tín Nhân đã dũng cảm phi thường, dám xả thân mình để cứu một em bé thoát chết trong cơn hỏa hoạn. Câu chuyện giúp ta hiểu được rằng cần phải sống có trách nhiệm bảo vệ cuộc sống của cộng đồng, thấy người bị nạn thì phải tìm mọi cách cứu họ. “Mình vì mọi người, mọi người vì mình” thì cuộc sống mới trở nên tốt đẹp hơn. Hãy cùng bày tỏ cảm nghĩ khi nghê tác phẩm nhân văn này với các bạn nhỏ trong chương trình Văn nghệ thiếu nhi 09/04
Ngày phát hành 14:15 | 11/4/2021
Lượt nghe: 3164
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Truyện ngắn “Tướng về hưu” (sáng tác năm 1987) là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông, đã được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên của đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi. (Điểm hẹn văn nghệ 03/4/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2017
Lượt nghe: 1442
Kỉ niệm 60 năm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam cũng là dịp để những người viết và công chúng yêu văn học hiểu thêm về vai trò của một tổ chức xã hội - chính trị - nghề nghiệp đối với sự phát triển của nền văn học Việt Nam trong mối quan hệ với văn hóa, chính trị, xã hội và con người; mối quan hệ với đất nước, với dân tộc và nhân dân. Thử thách của thời hiện đại càng đặt ra cho nhà văn, nhà thơ những mối quan tâm,những câu hỏi và bản lĩnh nghề nghiệp. (Điểm hẹn văn nghệ 08/4/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2019
Lượt nghe: 1548
Trước Cách mạng tháng Tám, sáng tác của nhà văn Tô Hoài tập trung vào hai đề tài chính là viết về loài vật và nông thôn trong cảnh đói nghèo. Những tác phẩm viết về loài vật của ông đặc biệt có sức hấp dẫn, thể hiện ngòi bút tài hoa và báo hiệu sức sáng tạo sung mãn...(Tìm trong kho báu phát 12/11/2019)
Ngày phát hành 11:15 | 12/8/2021
Lượt nghe: 3099
Văn học đề tài miền núi là một bộ phận không thể tách rời của văn học dân tộc và trong nhịp sống, nhịp viết hối hả của xã hội hôm nay thì những trang văn viết về đề tài miền núi luôn có chỗ đứng và sáng lấp lánh trong dòng chảy chung của văn chương đương đại. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật, phóng viên VOV6 trao đổi với Thượng tá, nhà văn Đỗ Bích Thúy công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 11/08/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 2/1/2015
Lượt nghe: 1310
Nước rất quan trọng với con người. Song, mấy bạn đã biết nước bắt nguồn từ đâu. Câu chuyện của nhà văn Phong Thu, qua giọng kể của NSUT Hương Dung sẽ giúp các bạn hiểu điều đó
Ngày phát hành 0:0 | 22/10/2018
Lượt nghe: 644
Áng mây rất nhớ mẹ mặt đất của mình. Nhờ chị gió giúp đỡ, áng mây đã hóa thành những hạt mưa nhỏ trở về mặt đất. Qua câu chuyện về lòng hiếu thảo của áng mây, nhà văn Trần Hoài Dương muốn cùng các bé lý giải vì sao có mây và mưa. Các bé hãy tìm hiểu thêm những hiện tượng thú vị trong tự nhiên nhé! ( Kể chuyện và hát ru 20/10/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 20/8/2020
Lượt nghe: 1181
Nhà văn Võ Thu Hương sinh ra và lớn lên ở Nghệ An. Hiện nay chị đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Kỉ niệm về những năm tháng tuổi thơ luôn đong đầy trong tâm trí nhà văn, để rồi, qua trang viết, những kỷ niệm ấy lại được gọi về, lấp lánh, ấm áp yêu thương... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 18/08/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 10/7/2018
Lượt nghe: 796
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có lối viết truyện khá nhẹ nhàng pha lẫn yếu tố dí dỏm, hài hước về tình bạn và mái trường. Vì thế các bạn tuổi Teen luôn tìm thấy bóng dáng mình ở đó, bởi đó là tuổi thơ, là những trò tinh nghịch mang đậm chất học trò. Bây giờ mời các em đến với đoạn trích của truyện dài “Ba lô màu xanh” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh khi thể hiện tình bạn giữa Quý ròm, Tiểu long và nhỏ Hạnh khi cùng nhau trở lại thành phố Vũng Tàu. Trên chuyến xe ấy ba bạn đã có những tranh luận về sở thích cá nhân qua đó bộc lộ tính cách siêu quậy của tuổi học trò... (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 26/06/2018)
Ngày phát hành 11:19 | 28/7/2022
Lượt nghe: 1250
Chú ngựa láu táu luôn nghĩ rằng cái gì trên đời cũng có thể thay thế được, giống như cây cột mốc ven đường mà chú vẫn gặp. Nếu như không có cây cột ấy, thì ngựa ta vẫn có thể kéo xe bon bon trên đường mà không gặp trở ngại gì. Có đúng như vậy không nhỉ? (Kể chuyện và hát ru 25/07/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2018
Lượt nghe: 1138
Để tới được cánh rừng có nhiều loài hoa thì những chú Ong thợ phải bay qua nhiều đường đất, thậm chí còn gặp nguy hiểm trong quá trình tìm kiếm mật hoa. Vậy Ong thợ đã can đảm thế nào để thoát khỏi những cái bẫy vô hình mà các loài vật khác tạo ra... (Kể chuyện và hát ru 08/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 27/1/2016
Lượt nghe: 3364
"Công chúa ngủ trong rừng" và "Nàng tiên cá" đều khai thác cốt truyện cũ của cố tích. Chỉ cần nghe tên, hẳn người đọc, người nghe đều mường tượng ra được. Tuy nhiên, nhà văn Nguyên Hương đã tạo ra những bất ngờ nho nhỏ khi tạo ra các tình tiết mới toanh, và Việt hóa hoàn toàn câu chuyện cũ. Bởi vậy, các “nàng tiên cá” của chị không yêu hoàng tử. Nàng yêu các chàng trai làng biển chân thành, thật thà, tên Cảnh hay Linh gì đấy. “Công chúa” của nhà văn Nguyên Hương thì lại chẳng phải là nhân vật chính của câu chuyện. Nàng chỉ là cái cớ để anh chàng đào khoai xuất hiện, và khiến người đọc, người nghe mến ngay vì tính tình chất phác của chàng… (Đọc truyện đêm khuya 23/01/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 7/2/2017
Lượt nghe: 1327
Vốn sống ở đại ngàn, chuyện về loài voi cũng gắn với bao bí mật kỳ thú của núi rừng. Qua từng trang sách của nhà văn Vũ Hùng, những tập tính, thói quen của bầy voi hiện lên. Người đọc có dịp được đắm chìm trong những cuộc hành trình của bầy voi để cảm nhận được tình yêu thương, sự đoàn kết mà chúng dành cho nhau, cũng như sự gắn bó của bầy voi với con người. (Văn nghệ thiếu nhi 05/02/2017).
Ngày phát hành 17:30 | 16/2/2021
Lượt nghe: 373
Nhà văn Thùy Dương sinh năm 1960 tại Hải Dương. Bà từng học Trường Viết văn Nguyễn Du khóa 4. Những va đập của nghề báo đã trở thành “vốn liếng” để nhà văn Thùy Dương tung tẩy trong văn chương. Tình yêu công việc yêu cuộc sống đã giúp những trang văn của bà luôn gần gũi, đồng hành và chia sẻ với nhiều phận người trong xã hội… (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 16/02/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2017
Lượt nghe: 1795
Đại hội lần thứ 12 Hội Nhà văn Hà Nội diễn ra trong những ngày hè thủ đô oi nóng. Đây cũng là dịp để các tác giả ở Hà Nội gặp gỡ, cùng trao đổi hoặc trò chuyện bên lề, cùng bộc lộ những mối quan tâm chung. BTV chương trình Tiếng thơ ghi lại được tâm tư của các nhà thơ về một số vấn đề của đời sống sáng tác. (Tiếng thơ 13/08/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2020
Lượt nghe: 1191
Sau 3 ngày diễn ra, Đại hội Đại biểu Hội Nhà văn Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2020-2025 đã thành công tốt đẹp với lễ bế mạc và ra mắt Ban chấp hành mới vào ngày 25/11. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Một nhiệm kỳ mới hứa hẹn những đột phá không chỉ trong Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, mà còn cho tất cả các hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, những người đang dùng ngòi bút của mình để phản ánh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nói lên tiếng lòng của nhân thông qua tác phẩm văn chương cụ thể, chất lượng, đưa vị thế nền văn chương nước nhà lên tầm cao mới, được bạn bè năm châu đón nhận. Chúng ta cùng hi vọng và kỳ vọng Hội Nhà văn Việt Nam trong thời gian tới sẽ thay đổi cả về chất và lượng, để văn chương luôn là cấu nối gắn kết những con người với nhau...(Văn nghệ 26/11/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2019
Lượt nghe: 828
Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc thì người lính vẫn luôn là đề tài sáng tác quan trọng trong văn chương. PV VOV6 đối thoại với nhà văn Nguyễn Đình Tú (Tạp chí Văn nghệ Quân đội) về chủ đề này. (Đối thoại mở 18/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 4/12/2019
Lượt nghe: 829
Cũng như nhiều văn nghệ sĩ cùng thời, Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công rồi tới thời kỳ 9 năm kháng chiến chống Pháp tác động mạnh mẽ vào ý thức sáng tạo của nhà văn Nam Cao. Giai đoạn sau Cách mạng đánh dấu chuyển biến lớn trong tư duy sáng tác của nhà văn, in đậm trong một số tác phẩm tiêu biểu như truyện ngắn “Đôi mắt”, nhật ký “Ở rừng”...(Tìm trong kho báu phát 5/12/2019)
Ngày phát hành 8:53 | 4/8/2022
Lượt nghe: 979
Câu chuyện nghệ thuật và nghệ sĩ vốn xuất hiện thường trực trong sáng tác của nhà văn Lê Anh Hoài. Bởi vậy, không ngạc nhiên khi trong “Nỗi sợ” hay “Đục kén chui ra”, người đọc người nghe được tiếp cận với một thế giới nghệ thuật và nghệ sĩ một cách đậm đặc và cận cảnh. Thế giới ấy không hề hoa mĩ mà thực tế đến trần trụi. Đằng sau những lời có cánh là những toan tính bán mua, là gánh nặng cơm áo gạo tiền. Nhân vật nghệ sĩ trong sáng tác của anh cũng không phải là những người chân không chạm đất. Họ cũng có những phút lóe sáng trời cho. Nhưng nhiều hơn vẫn là mồ hôi đổ xuống, là thất bại nhiều hơn thành công và những chua chát đôi khi không ai hay ai biết. Chỉ có người trong cuộc mới có thể hiểu được. Và giữa bao nhiêu nỗi sợ, người nghệ sĩ chỉ có thể chọn không sợ gì. Vì khi sợ, người ta không thể làm được gì cả. Càng không thể “đục kén chui ra” để làm nghệ thuật.
Truyện của Lê Anh Hoài không dễ đọc, đọc phát thanh lại càng khó. Những trúc trắc trong câu từ hoặc sự miên man đắm chìm trong suy tưởng của nhân vật chính khiến truyện “không nệ vào sự kiện mà giống như một ý niệm”, “nghiêng về biểu đạt hơn là mô tả” (chữ dùng của nhà phê bình Phùng Gia Thế). Tuy nhiên, có lẽ chúng ta nên coi đây là một thử thách trong việc thưởng thức một thể nghiệm nghệ thuật ngôn từ của người nghệ sĩ đa tài này. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)
Ngày phát hành 10:25 | 18/9/2022
Lượt nghe: 517
Vừa qua Khoa Viết văn - Báo chí trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tổ chức lớp tập huấn “Gặp gỡ các nhà văn có tác phẩm trong chương trình phổ thông”. Tại đây, các thầy cô giáo gặp gỡ, trao đổi với các nhà văn, nhà thơ cùng những nhà nghiên cứu, phê bình văn học thông qua 11 chuyên đề như “Thơ thiếu nhi do thiếu nhi viết và thơ thiếu nhi của người lớn viết cho thiếu nhi”, “Một số vấn đề thời sự văn học”, “Đọc hiểu tác phẩm tự sự”, “Con đường thơ ca – con đường của cái đẹp”… (Văn nghệ thiếu nhi 12/09/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2015
Lượt nghe: 1780
Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội (Câu chuyện phóng viên); Tiểu thuyết "Cậu ấm" của nhà văn Trần Chiến qua cảm nhận của nhà sử học Dương Trung Quốc (Thưởng thức tác phẩm); Tế Hanh nói lái,"Vợ nhặt" thật thà (Giai thoại văn nghệ sĩ). (Điểm hẹn Văn nghệ 21/10 + 24/10/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2017
Lượt nghe: 1307
Giải thưởng thường niên Hội Nhà văn Hà Nội năm nay được trao cho các tác phẩm thuộc hạng mục văn xuôi, phê bình, dịch thuật. Sự vắng bóng của thơ trong danh mục giải thưởng phần nào xới lên câu chuyện về thơ hôm nay, chất lượng sáng tác và tiêu chí xét giải của hội nhà văn Hà Nội. Nhà thơ Trần Quang Quý (Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội) chia sẻ góc nhìn của người trong cuộc về điều này. (Tiếng thơ 16/12/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 25/1/2020
Lượt nghe: 1403
8 tác phẩm được trao giải: Tập ký sự “Trụ lại” của nhà văn Hồ Duy Lệ, tập truyện ngắn “Quán thủy thần” của nhà văn Nguyễn Hải Yến; hai tập thơ “Bay trong mơ” của nhà thơ Trần Quang Đạo và “Nguồn” của nhà thơ Trần Quang Quý; ba tác phẩm lý luận phê bình “Nhận diện và lý giải các hiện tượng văn học” của PGS.TS Phan Trọng Thưởng, “Những sinh thể văn chương Việt” của PGS.TS Lý Hoài Thu, “Tư tưởng và phong cách nhà văn - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của GS.TS Trần Đăng Suyền; tập thơ dịch “Kiếm Hồ hoài cổ” (tập 2) thơ chữ Hán danh nho Việt Nam do Nguyễn Hữu Thăng dịch. Hội Nhà văn Việt Nam kết nạp 59 hội viên mới thuộc chuyên ngành: thơ, văn xuôi, lý luận phê bình, văn học dịch, văn học thiếu nhi. (Điểm hẹn văn nghệ 18/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 20/2/2017
Lượt nghe: 1338
Ở trang văn học nhà trường tuần trước, chúng mình đã nghe họa sỹ Nguyễn Thị Hiền chia sẻ kỉ niệm và ảnh hưởng nhận được từ cha – nhà văn Kim Lân. Trong những ngày giáp Tết nguyên đán lạnh và mưa, họa sỹ cùng gia đình đã chuyển các di vật trong nhà lưu niệm nhà văn Kim Lân ở phố Trần Khát Chân (Hà Nội) để đưa về khu nhà lưu niệm mới xây tại quê nhà (làng Phù Lưu, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Mỗi bức tranh, bức ảnh, một trang sách của cha lại gợi cho họa sỹ Nguyễn Thị Hiền nhớ về bao kỉ niệm...(Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 20/02/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 13/2/2017
Lượt nghe: 1462
Luôn giản dị trong cuộc sống và trong văn chương, nhà văn Kim Lân còn là một diễn viên trên sân khấu và trên màn ảnh với những vai diễn đầy ấn tượng, có năng khiếu và niềm đam mê hội họa sâu sắc. Trong số 7 người con của ông thì 5 người con đi theo con đường nghệ thuật, có người trở thành họa sỹ nổi tiếng như họa sỹ Nguyễn Thị Hiền và họa sỹ Thành Chương – trưởng nữ và trưởng nam của nhà văn. Cuộc trò chuyện giữa BTV trang văn học nhà trường với họa sỹ Nguyễn Thị Hiền giúp chúng mình hiểu hơn về nhà văn Kim Lân – một người cha, một nghệ sỹ, một nhân cách văn hóa. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 13/02/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2018
Lượt nghe: 803
Tiểu thuyết “Tố Tâm” được nhà văn Hoàng Ngọc Phách viết năm 1922, in lần đầu 3 năm sau đó và nhanh chóng trở thành best-seller văn chương thời bấy giờ. Vì sao “Tố Tâm” được coi là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của văn học miền Bắc và được công chúng yêu mến, đón nhận đến như vậy? (Tìm trong kho báu phát 13/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 14/7/2016
Lượt nghe: 1532
Câu chuyện của nhà thơ Trịnh Công Lộc cùng nhạc sỹ Vũ Thiết về những người con hy sinh vì Tổ quốc.
Góc nhìn của PV Văn nghệ khi theo dõi hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ tư do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tại Tam Đảo. Nhà văn Uông Triều với cuốn tiểu thuyết đã làm thay đổi một phần con người anh. Chân dung nhà văn Đỗ Chu qua lời kể của đồng nghiệp. (Điểm hẹn Văn nghệ 14 + 16/7/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 8/4/2019
Lượt nghe: 966
Nhà văn Hồng Nhu – thuộc vào hàng “cây đa, cây đề” trong làng văn Thừa Thiên Huế xưa nay vẫn được gọi là “nhà văn của đầm phá”. Không chỉ có giá trị tư liệu về những phong tục, nếp sống của người dân vạn chài ở đầm phá Tam Giang, nhiều truyện ngắn của nhà văn Hồng Nhu đã thực sự làm dậy hồn xưa sông nước. Trong số đó, có thể nói, truyện ngắn “Lễ hội ăn mày” là sáng tạo đỉnh cao của nhà văn Hồng Nhu khi viết về đề tài đầm phá...(Đọc truyện đêm khuya phát 08/04/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 18/1/2018
Lượt nghe: 1380
Hình ảnh những rặng tre xanh từ lâu đã quen thuộc trong đời sống của người dân bao đời nay. Có lẽ ít ở nơi đâu, câu tre lại có ý nghĩa đặc biệt như ở nước ta. Phần đầu chương trình các bạn nghe bài thơ “Búp măng” của tác giả Hoài Khánh nói về vẻ đẹp cây tre và tình cảm mẹ con. Tiếp đó là cuộc trò chuyện giữa BTV Hoàng Hiệp và nhà văn Lê Phương Liên về những kỉ niệm tuổi thơ của bà. Với nhà văn Lê Phương Liên thì những cảm xúc tuổi thơ có ý nghĩa quan trọng để nuôi dưỡng tình yêu văn học thiếu nhi. Phần cuối là truyện ngắn "Giấc mơ xuân ở ngôi nhà Huế” của nhà văn Lê Phương Liên. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 18/01/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 3/5/2019
Lượt nghe: 1399
Viết cho nhiều đối tượng độc giả, nhưng nổi bật vẫn là đối tượng thanh thiếu niên, nhà văn Kim Ryeo-ryeong luôn bắt đầu với câu hỏi “tại sao?” khi đối diện với những mặt đối lập như cái ác và cái thiện, nạn nhân và thủ phạm. Dù là viết cho trẻ em hay người lớn, trả lời những câu hỏi như thế luôn là một sự thách thức...(Văn nghệ phát 03/05/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 24/12/2018
Lượt nghe: 912
Từ những cảnh đời trong hai truyện "Người viết thuê bằng khen" và "Sóng vỗ trên bờ", nhà văn đưa ra quan điểm, lẽ sống: sống lạc quan, vô tư. Một thái độ sống tích cực như bà Minh Mẫn, cô giáo Thụy Ý, dẫu hoàn cảnh sống cô đơn, bệnh tật nhưng họ biết vượt qua, biết nuôi dưỡng niềm vui khát sống, hướng đến sự thanh thản, yêu thương và lòng bao dung, sống không phải là sự hành hạ, đầy đọa lẫn nhau...(Đọc truyện đêm khuya phát 20/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 24/9/2020
Lượt nghe: 725
Nhiều sáng tác của nhà văn Vũ Tú Nam đã vinh dự được đưa vào giảng dạy trong nhà trường, như tác phẩm “Cây gạo”, “Biển đẹp”… Vào một ngày mùa thu tháng 9, ông đã rời xa cõi tạm để về với miền cao xanh. Các thầy cô giáo và học sinh sẽ nhớ những áng văn đẹp, giàu cảm xúc đã được nhà văn viết nên từ chính tấm lòng yêu quý và trân trọng các em... (Văn nghệ thiếu nhi 15/09/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 11/6/2020
Lượt nghe: 1290
Theo dữ liệu nghiên cứu mới công bố thì khoảng một triệu loài động thực vật có nguy cơ biến mất. Nếu chúng ta không kiểm soát được cân bằng sinh thái thì băng ở Bắc Cực sẽ vỡ, nước biển dâng, khí hậu nóng lên, kéo theo những hệ lụy vô cùng lớn. Thời điểm này, Covid 19 vẫn đang bùng phát mạnh ở nhiều nước trên thế giới. Song chúng ta phải cảm ơn con virus hình vương miện này đã giáng cho chúng ta một đòn chí mạng, nhớ đời, và chắc chắn phải nhớ, nếu còn có ngày mai… (Đối thoại mở 10/06/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 13/11/2019
Lượt nghe: 724
Nhà văn Nam Cao bước vào làng văn từ năm 1936, khi mới 19 tuổi, với những truyện ngắn đầu tay nhuốm màu lãng mạn. Phải đến khi tuyệt tác “Chí Phèo” và tập “Đôi lứa xứng đôi” ra đời vào năm 1941, ý thức nghệ thuật hiện thực của Nam Cao mới được khơi dòng. Tuy “cập bến” hiện thực muộn hơn so với các tiền bối xuất sắc như , Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng nhưng ngòi bút của nhà văn Nam Cao nhanh chóng bắt được mạch đời và tuôn trào mạnh mẽ...
Ngày phát hành 14:42 | 24/12/2021
Lượt nghe: 1315
Với cách viết bình thản, chậm rãi, truyện ngắn “Hai người cha” của nhà văn Lê Văn Thảo mang lại cho người đọc, người nghe cảm giác đây là một câu chuyện với chất liệu có thực ở đời thường. Hoàn toàn có thể bởi trong chiến tranh không hiếm những hoàn cảnh thân phận con người như vậy. Nhưng ngòi bút nhà văn không nặng về kể lể nguyên cớ, nỗi niềm hay giăng mắc sự khó xử thường tình. Qua lời cậu bé tìm cha, thuật lại bao vất vả, khó nhọc cuộc ngóng đợi của người mẹ và cảnh đời tuổi thơ côi cút tội nghiệp. Nhà văn không chỉ gợi nỗi cảm thương về nông nỗi cảnh đời cậu bé mồ côi mẹ, thất lạc cha bơ vơ phiêu dạt mà còn khắc họa hình ảnh nỗi đau, nỗi cô độc của người lính cả đời trận mạc, vợ con đều đã mất trong chiến tranh. Cậu bé nhận nhầm cha. Người lính biết rõ điều đó nhưng ông tự nhủ cứ tạm nhận cậu làm con, cưu mang cậu cho đến ngày tìm được người cha thực sự. Hai mảnh đời khuyết thiếu đã nương tựa vào nhau, tình thân được chắt chiu vun đắp qua những năm tháng sau chiến tranh còn vô vàn khó nhọc, vất vả. Cho đến khi người lính tìm được người cha thật sự của cậu bé, nay đã trưởng thành. Từ tâm thế một người từng trải giang rộng vòng tay cưu mang nuôi nấng một mảnh đời côi cút, ông nhận ra chính người con nuôi cũng đã biết sự thật bao lâu nay. Anh đã thực sự coi ông như một người cha, tự nguyện lãnh trách nhiệm phụng dưỡng ông tuổi xế chiều. Một câu chuyện về tình người, về nghĩa cử lặng thầm mà cao đẹp, dưới ngòi bút kể chuyện trung hậu, giản dị, giọng văn bình thản và những “khoảng trống” để người đọc tự chiêm nghiệm, truyện ngắn “Hai người cha” của nhà văn Lê Văn Thảo đọng lại trong người đọc, người nghe những cảm xúc vừa ấm nóng vừa trong lành…(Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 9/4/2020
Lượt nghe: 1409
Người đi xuyên tường có thể nói là truyện ngắn điển hình cho phong cách giả tưởng và trào phúng của Marcel Aymé. Nhân vật chính của truyện là Đuytiơn, một viên chức của nhà nước, bỗng một ngày phát hiện ra mình có khả năng đi xuyên qua những bức tường. Khả năng của Đuytiơn thật kỳ diệu nhưng những việc mà anh đã làm, dường như ngày càng bộc lộ sự thái quá về mức độ không chính đáng. Có lẽ chính vì thế mà anh ngày càng lún sâu để rồi cuối cùng phải chuốc lấy bi kịch, một bước sa cơ thành hận muôn đời. Xét cho cùng, tài năng của mỗi con người không thể rời xa đạo đức...(Đọc truyện đêm khuya phát 09/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2019
Lượt nghe: 829
Nhìn vào sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng, người đọc dễ nhận thấy phụ nữ và trẻ em là hai đối tượng luôn được nhà văn dành nhiều ưu ái, cảm tình và sự bênh vực. Xuyên suốt nhiều tác phẩm đặc sắc, nhà văn Nguyên Hồng thể hiện tấm lòng với những số phận con người nhỏ nhoi và yếu thế trong xã hội đương thời...(Tìm trong kho báu phát 20/6/2019)
Ngày phát hành 17:28 | 5/8/2021
Lượt nghe: 633
Nhà văn Sơn Tùng là tác giả của nhiều tác phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa Việt Nam, trong đó nổi tiếng nhất là tiểu thuyết "Búp sen xanh" viết về thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau nhiều năm chống chọi với bệnh tật, ông đã qua đời, để lại niềm thương tiếc cho người thân và bạn đọc bạn viết... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 03/08/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 13/3/2017
Lượt nghe: 2023
Chùm thơ mới thu thanh của các tác giả: Từ Quốc Hoài, Lê Đình Cánh, Ngô Thế Trường, Nguyễn Bảo Chân, Đỗ Nam Cao. Mỗi bài thơ một giọng điệu, tạo nên sự phong phú của sắc màu thanh âm. Bên cạnh đó, chương trình còn lắng lại với những chia sẻ về cuộc sống và sáng tác của các nhà thơ mới trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm nay. (Tiếng thơ 12/03/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 29/3/2017
Lượt nghe: 1434
Một khái niệm liên quan đến lý luận văn học mà chúng ta thường gặp, đó là khái niệm về “phong cách nhà văn”. Vậy phong cách nhà văn là gì, căn cứ vào những yếu tố nào để nhận biết, để phân tích? Phong cách được hình thành như thế nào, có thể áp dụng với mọi người viết hay không? (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 27/3/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2017
Lượt nghe: 1755
Vì nhỡ tay, Phó giám đốc Chí Huân đã làm bố của Hạnh chết. Mẹ Hạnh cũng vì thế mà suy sụp, qua đời. Mang tâm trạng có tội, Chí Huân đã cố gắng bù đắp, giúp đỡ Hạnh. Chỉ là một công nhân thu nhập không cao, cuộc sống của Hạnh có nhiều ngã rẽ bất ngờ khi gặp những con người, những số phận và cách sống khác ở nơi phố thị. Bên cạnh những chàng trai, cô gái mỗi người một tính cách, một nhận thức, nhân vật xấu là Nại luôn đi ngược với những giá trị nhân văn. Kết truyện, ông ta cũng phần nào nhận ra được tội lỗi của mình…
Ngày phát hành 0:0 | 5/12/2016
Lượt nghe: 1204
Nhà văn Phan Hồn Nhiên gắn bó với bạn đọc yêu mến văn học 20 năm nay. Chị được đánh giá là một trong những cây bút xuất sắc nhất trong thế hệ viết văn của mình với những tập truyện dài dành cho giới trẻ, với các tác phẩm đăng trên báo Hoa học trò và Sinh viên Việt Nam. Phần đầu chương trình, chúng ta cùng nghe trích đoạn trong truyện dài “Anh em sinh đôi” của nhà văn Phan Hồn Nhiên. Tiếp theo, biên tập viên Hoàng Hiệp trò chuyện với nhà văn Phan Hồn Nhiên về văn học tuổi mới lớn. Phần cuối chương trình, tác giả Hồng Giang gửi tới người đọc, người nghe những tình cảm thân thương của mình với mẹ qua tản văn "Mùa đông nhớ mẹ". (Văn nghệ thiếu nhi 02/12/2016)
Ngày phát hành 13:43 | 13/11/2023
Lượt nghe: 928
Các bạn thân mến. Tiếp tục đồng hành cùng chúng ta tìm hiểu và phân tích cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 11, cô Hà Vinh Tâm (giáo viên ngữ văn trường THPT Cửa Lò, Nghệ An) sẽ chia sẻ cùng các bạn truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân với những nét mới mẻ nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 06/11/2023)
Ngày phát hành 15:39 | 18/7/2024
Lượt nghe: 1423
Ở thời điểm phát sóng cách đây 2 năm, phim "Bão ngầm" gây được tiếng vang, thu hút lượng khán giả rất lớn theo dõi, bình luận, phán đoán theo từng tình tiết của phim. “Bão ngầm” được chuyển thể từ tiểu thuyết trinh thám hình sự của Tiến sĩ, Thượng tá Đào Trung Hiếu (Cục truyền thông CAND, Bộ Công an). Hành trình từ một chiến sĩ cảnh sát hình sự, trở thành một nhà báo, nhà văn, nhà biên kịch và chuyên gia tội phạm học như thế nào? Trong chương trình hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm cái tôi khác của của Thượng tá Đào Trung Hiếu. (Tôi và Tôi 14/7/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 30/1/2015
Lượt nghe: 1499
Câu chuyện về mối duyên của nhà thơ Trương Đăng Dung với nhà văn Franz Kafka qua tiểu thuyết "Lâu đài" nói với chúng ta điều gì về ý nghĩa của nghệ thuật đối với cuộc sống? (Điểm hẹn văn nghệ 31/1)
Ngày phát hành 0:0 | 24/7/2019
Lượt nghe: 1247
Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết tiểu thuyết viết trước Cách mạng tháng Tám của Nguyễn Công Hoan đều được sân khấu hóa. Các thói tục nông thôn, chuyện quan lại chốn đình trung, những chuyện tình yêu bị chia cắt do lễ giáo phong kiến đã được nhà văn phục dựng một cách sinh động. Tiểu thuyết viết trước Cách mạng tháng Tám của nhà văn Nguyễn Công Hoan thực sự trải trước mắt người hôm nay một bức tranh xã hội cũ thu nhỏ...(Tìm trong kho báu phát 25/7/2019)
Ngày phát hành 15:16 | 28/4/2022
Lượt nghe: 1621
Viết về một đề tài thuộc hàng kinh điển trong văn học nước nhà như chiến tranh và người lính là một điều không hề dễ dàng. Khai thác gì ở một mảnh đất đã nhiều người cày xới? Viết gì khi trước mặt đã có nhiều đỉnh cao? Kể câu chuyện gì khi đề tài rất kén độc giả? Đối diện với những thách thức ấy, nhà văn Thế Đức đã có câu trả lời của riêng mình. Đó là tiểu thuyết “Trăng lên” do Công ty Sách và Truyền thông Việt Nam cùng NXB Hội Nhà văn ấn hành. Một cuốn tiểu thuyết 500 trang, được kể ngót một phần tư thế kỷ, từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến sau Tết Mậu Thân năm 1968, có gì thú vị? Mọi chuyện sẽ được bật mí trong cuộc trò chuyện giữa nhà văn Thế Đức và phóng viên chương trình.
Ngày phát hành 0:0 | 5/6/2019
Lượt nghe: 1039
Đoạn trích "Trong lòng mẹ" rút từ tự truyện "Những ngày thơ ấu" của nhà văn Nguyên Hồng luôn gợi nhiều cảm xúc trong những giờ giảng văn. Tình mẹ con nghẹn ngào, xa xót và đầy ắp yêu thương ngày gặp mặt. Bài viết “Trong lòng mẹ - nỗi khát khao bất diệt của tình mẫu tử” của nhà giáo, nhà thơ Nguyễn Trọng Hoàn ghi lại những ngân rung ấy. Bên cạnh đó, những bài thơ về mẹ về quê hương nguồn cội của tác giả Trịnh Đình Nghi và Lâm Hùng cũng bồi đắp thêm cho ta bao cảm xúc... (Văn nghệ thiếu nhi 03/06/2019)
Ngày phát hành 8:50 | 19/5/2021
Lượt nghe: 2305
Sinh năm 1954, đến năm 1979, khi 25 tuổi, Trần Văn Thước bất ngờ bị tai nạn lao động, đứt tủy, chấn thương cột sống, tỉ lệ thương tật hơn 80%. Vượt qua ranh giới giữa sống và chết, ông trở về đời thường với đôi chân bại liệt, trở thành một nhà văn sở hữu nhiều giải thưởng văn chương uy tín, có sức lan tỏa sâu sắc tới cộng đồng. Bao nhiêu năm nay, ông kiên trì đứng viết. Giữ cho mình đứng thẳng cũng là thái độ sống và viết của một nhà văn… (Đối thoại mở 19/05/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 10/9/2019
Lượt nghe: 623
Có nhiều câu tục ngữ ca dao nói về tình cảm chị em, như "Chị ngã em nâng", "Chị em gái như trái cau non"... Cũng không ít truyện cổ tích có nhân vật chính là hai chị em. Trong chương trình kể chuyện và hát ru này, chúng ta nghe truyện "Người chị" của tác giả Ninh Đức Hậu nhé. Tình chị em của Nết và Na đã trải qua những thử thách nào, họ gắn bó với nhau nhiều hơn hay lại cãi vã xích mích nhau... (Kể chuyện và hát ru 09/09/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2019
Lượt nghe: 656
Truyện đồ họa (Graphic Novel) là một thể loại truyện mới lạ, được các nhà văn và họa sĩ tham gia dự án hỗ trợ Văn học thiếu nhi Việt Nam – Đan Mạch phối hợp sáng tác. Vậy thể loại truyện đồ họa có điều gì khác biệt, hấp dẫn bạn đọc trẻ? Chúng mình cùng tìm hiểu về điều này nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 01/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 17/9/2017
Lượt nghe: 6624
Tác phẩm kể theo trình tự thời gian trong bối cảnh chiến tranh. Không khí chuẩn bị cho một trận đánh lớn và có những nhà báo - chiến sĩ luôn sát cánh cùng người lính trên mặt trận. Những dòng chữ ghi lại ngay bên chiến hào còn vương thuốc súng chính là tư liệu chân thực nhất, hào hùng nhất về một thời đạn bom. Nhân vật Hồ Thừa chỉ băn khoăn vì mình chưa kịp hoàn thành ký sự, bởi càng gần gũi đồng đội anh càng thấm thía “Mặt trận này như một chiếc sàng lớn. Mỗi một con người ở đây là một thỏi vàng có linh hồn”. (Đọc truyện đêm khuya 14/9/2017)
Ngày phát hành 17:36 | 8/5/2022
Lượt nghe: 495
Tuổi thơ của nhà văn Thạch Lam cũng như bao người, nhưng lại là những nét chấm phá hình thành tính cách khi trưởng thành và cũng là ngọn nguồn cho cảm hứng văn học của ông sau này. Nhận xét về văn chương của Thạch Lam, nhà văn Vũ Ngọc Phan từng nói rằng: “Ngay trong tác phẩm đầu tay, người ta đã thấy Thạch Lam đứng vào một phái riêng… Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỷ mỷ những cái rất nhỏ và rất đẹp… Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy”... (Văn nghệ thiếu nhi 27/04/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2017
Lượt nghe: 1400
Vừa qua, tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, số 58 phố Quán Sứ, Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức đại hội lần thứ 12 (nhiệm kỳ 2015-2020). Tại sao đại hội lần này bị chậm gần hai năm? Không khí đại hội như thế nào? Những vấn đề đặt ra tại đại hội là gì? Đó là những điều mà phóng viên Anh Thư chia sẻ trong chương trình "Điểm hẹn văn nghệ" (12/8/2017)
Ngày phát hành 11:14 | 11/3/2024
Lượt nghe: 2412
Nhà văn, GS-TS Mai Quốc Liên, sinh ngày 8/6/1940, tại xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội), Đại học Hán học, Cao học Hán học (Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam). Nhà văn từng giữ các chức vụ: Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Tổng Biên tập tạp chí Hồn Việt; Từng là Ủy viên Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình-Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Văn học. Nhà văn, GS-TS Mai Quốc Liên đã xuất bản hơn 10 tác phẩm, trong đó có nhiều tác phẩm tiểu luận, nghiên cứu, phê bình có giá trị như: Nhà thơ, cơn bão và những cánh hoa; Ngô Thì Nhậm trong nền văn học Tây Sơn; Dưới gốc me vườn Nguyễn Huệ; Trước đèn; Khảo luận Văn chiêu hồn; Nguyễn Du toàn tập; Phê bình và tranh luận văn học; Tạp luận; Nguyễn Trãi toàn tập; Cao Bá Quát toàn tập; Vị mặn biển đời…Nhà văn vừa từ biệt chúng ta vào một ngày cuối tháng Giêng. Bài viết “Nhà văn, nhà PBVH Mai Quốc Liên: Người coi trọng văn phong với ngòi bút uyên bác” của nhà văn Lê Quang Trang như nén tâm hương tưởng nhớ ông. Mời các bạn cùng nghe: