Hệ thống tìm thấy 11 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 27/12/2019
Lượt nghe: 1713
Đối với những con người khốn cùng khổ sở nhất, ngay cả khi đang ở trong những giờ phút tuyệt vọng nhất, họ vẫn không nguôi mơ ước, không nguôi hướng về tương lai. Tuy quần áo bên ngoải rách rưới nhưng hai cha con người ăn mày mang những trái tim lương thiện, trong sạch, đầy ắp lòng tự trọng. Truyện khơi gợi trong mỗi người đọc, người nghe tình yêu thương, lòng trắc ẩn trước những mảnh đời khốn cùng vẫn còn không ít trong xã hội...
Ngày phát hành 11:8 | 27/6/2022
Lượt nghe: 1127
“Vết dao ngược đêm trăng” là cuốn tiểu thuyết thứ ba của nhà văn Dương Thanh Biểu. Với cuốn tiểu thuyết này, tác giả đã phản ánh cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm diễn ra vô cùng phức tạp, những góc khuất của ngành tư pháp mà người đọc chưa từng được tiếp cận. Nhà văn đã dũng cảm khi viết lên sự thật và thể hiện cái nhìn nhân văn trong quá trình truy tố, xét xử. BTV Vân Khánh có một vài cảm nhận về tác phẩm này qua bài “Vết dao ngược đêm trăng – Thông điệp nhân văn”.
Ngày phát hành 11:52 | 1/11/2021
Lượt nghe: 836
Truyện ngắn mà chúng ta vừa nghe được kết cấu theo lối truyện lồng trong truyện và tác giả sử dụng khá nhiều giọng kể khác nhau khiến chúng ta hơi khó theo dõ . Nhưng bù lại một đề tài không mới được kể với hình thức mới mẻ , nhiều lớp lang, lôi kéo sự dõi theo của mỗi chúng ta. Đầu tiên phải kể đến giọng kể của nhân vật tôi – người chủ ngôi nhà nơi có khu vườn với 2 ngôi mộ sau chiến tranh. Nhân vật tôi có bố là một giáo sư day triết nhưng cũng phải khoác tấm áo lính quân dịch Cộng Hòa. Tiếp đến câu chuyện của ông Năm Cân làm nghề sông nước, một cơ sở cách mạng nằm vùng có người con trai cũng đi theo cách mạng, hoạt động binh vận trong lòng địch , chết bởi bom đạn khi chưa kịp có những đóng góp gì. Và cuối cùng đáng chú ý là giọng kể của người lính Cộng hòa đã chết trên đường đào ngũ được chôn tại vườn nhà của nhân vật tôi. Vậy là gói gọn trong truyện ngắn cả một bức tranh đời với bao số phận trong và sau chiến tranh. Sống trong vùng tạm chiếm nhân thân của mỗi người khá phức tạp, ranh giới giữa ta và địch chỉ trong gang tấc, vì hoàn cảnh sống mà nhiều khi buộc người ta phải khoác áo lính. Sau chiến tranh người còn người mất cũng không có ai làm chứng cho thân phận, hay nhân cách của họ. Tình huống hai ngôi mộ của hai người lính giải phóng – và lính cộng hòa nằm cạnh nhau, rồi dẫn đến sự nhầm lẫn này nọ….xảy ra khá phổ biến trong việc đi tìm hài cốt sau chiến tranh. Nhưng điều đó còn ý nghĩa gì khi họ cùng là đồng bào mình, tóc đen da vàng, họ cùng một mẹ tổ quốc, khi mà nỗi đau về sự mất mát của người thân họ là giống nhau và không thể có gì bù đắp, khi mà sau mấy chục năm đã đến lúc hòa giải dân tộc, gác lại quá khứ, hướng tới tương lai. “Dừng lại bến sông” – một lần nữa khẳng định lẽ sống nhân văn của con người Việt Nam. (Lời bình của BTV Lê Tuyết Mai)
Ngày phát hành 14:16 | 26/6/2023
Lượt nghe: 946
Cuộc đời con người ta hẳn ai cũng có lúc mắc phải sai lầm, chỉ là sai lầm nhỏ hay to, sửa sai được hay không mà thôi. Lão Điểu-nhân vật chính trong truyện ngắn chúng ta vừa nghe, không phải mắc một mà hai sai lầm, song rất may là lão biết đứng dậy và kịp thời làm lại. Lần thứ nhất, lão phải lòng Loan-người đã có một đời chồng và một đứa con, dẫn đến việc phản bội đồng đội, xóm làng, quê hương làm tay sai cho quân Pháp. Lần thứ hai, lão định theo bọn phản động trong nước…Cả hai lần lão đều phải trả giá là mất đi hai ngôi nhà to. Nhưng cái mất lớn hơn đối với lão không phải là giá trị vật chất mà là lòng tin. Lần thứ nhất là của anh em đồng đội, bà con hàng xóm láng giềng, lần thứ hai là của các con…Nhưng cái hay, cái giá trị của tác phẩm và nó cũng thể hiện bản lĩnh của lão Điểu là lão biết đứng dậy một cách tự tin và kiêu hãnh, quyết tâm làm lại cuộc đời. Dẫu không còn nhà để ở, dẫu ba anh con trai xa lánh hắt hủi, thì lão cũng không lấy đó làm buồn phiền, hay một lời ca thán oán trách. Lão lặng lẽ ra ở riêng trong một túp lều lợp rạ ở bìa làng cùng một thuở ruộng để trồng dưa. Ruộng dưa ấy, dưới bàn tay chăm chỉ đào sâu cuốc bẫm của lão, đã cho ra đời những quả dưa “như đàn lợn con béo múp” và ngọt lịm. Những quả dưa đã nuôi sống lão và cho lão niềm vui sống. Với cái nhìn nhân văn giàu lòng vị tha, nhà văn đã không xây dựng nhân vật lão Điểu đi theo hướng bi kịch, dẫn tới kết cục buồn đau. Người đọc người nghe không hề ghét bỏ lão, trái lại còn lo lắng và tỏ ra thương cảm cho cuộc đời gập ghềnh của lão. Hình ảnh cô gái xuất hiện trong túp lều của lão Điểu ở phần cuối truyện mang không khí liêu trai, hiện thực huyền ảo, song chứa nhiều ẩn dụ. Nó là phần tốt đẹp trong con người lão, luôn thường trực trong lão và có dịp thì trỗi dậy. Nó cũng thể hiện khát khao cái đẹp, hướng thiện trong bất cứ con người nào chứ không riêng gì lão Điểu. Vì thế, truyện gây ấn tượng trong lòng người đọc người nghe bởi tính nhân văn và cái đẹp của con người. (Lời bình của BTV Nguyễn Vũ Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2020
Lượt nghe: 1191
Sau 3 ngày diễn ra, Đại hội Đại biểu Hội Nhà văn Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2020-2025 đã thành công tốt đẹp với lễ bế mạc và ra mắt Ban chấp hành mới vào ngày 25/11. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Một nhiệm kỳ mới hứa hẹn những đột phá không chỉ trong Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, mà còn cho tất cả các hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, những người đang dùng ngòi bút của mình để phản ánh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nói lên tiếng lòng của nhân thông qua tác phẩm văn chương cụ thể, chất lượng, đưa vị thế nền văn chương nước nhà lên tầm cao mới, được bạn bè năm châu đón nhận. Chúng ta cùng hi vọng và kỳ vọng Hội Nhà văn Việt Nam trong thời gian tới sẽ thay đổi cả về chất và lượng, để văn chương luôn là cấu nối gắn kết những con người với nhau...(Văn nghệ 26/11/2020)
Ngày phát hành 10:25 | 30/6/2022
Lượt nghe: 1850
Thời gian vừa qua, chương trình “Tìm trong kho báu” của Ban VHNT (VOV6) đã dành thời lượng đáng kể để đi sâu vào di sản thơ văn của nhà thơ mù yêu nước Nguyễn Đình Chiểu – Người được đánh giá là bậc tôn sư của đất phương Nam. Cụ Đồ Chiểu không chỉ là nhà thơ mà còn là nhà giáo, thầy thuốc, nhà văn hóa tầm vóc của dân tộc ta. Tháng 11 năm ngoái, Tổ chức Giáo dục – Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức đưa Nguyễn Đình Chiểu vào danh sách Danh nhân văn hóa thế giới và quyết định cùng nước ta tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của cụ Đồ Chiểu (01.7.1822 – 01.7.2022). Chương trình hôm nay một lần nữa góp tiếng nói tôn vinh giá trị truyền đời của tác phẩm cũng như tư tưởng, nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu.
Ngày phát hành 10:36 | 14/7/2023
Lượt nghe: 1248
“Di sản đô thị thời Pháp thuộc ở Hải Phòng cần được nhìn nhận bằng tư duy nhân văn” - đó là nhận định của các nhà nghiên cứu tại hội thảo khoa học “Phát huy giá trị di sản đô thị thời Pháp thuộc gắn với phát triển du lịch văn hóa, trường hợp nghiên cứu: khu phố Pháp tại Thành phố Hải Phòng” do Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Trường Đại học Phương Đông và Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội phối hợp tổ chức tại Hà Nội vừa qua. Với vai trò là một đô thị lớn ở miền Bắc, Hải Phòng có nhiều khả năng phát triển tiếp nối trong chuỗi lịch sử phát triển tự nhiên một đô thị, dựa vào quỹ di sản đô thị, quỹ tài nguyên hình thái học đô thị để phát triển một cách có trình tự, hài hòa giữa cái cũ và cái mới...
Ngày phát hành 15:29 | 13/9/2024
Lượt nghe: 1053
Trong mỗi thời kỳ của đất nước, Thủ đô Hà Nội đều
hiện lên với đầy đủ cung bậc cảm xúc cùng những tình cảm thân thương và trân
quý nhất. Thế hệ trẻ Thủ đô luôn lan tỏa nét đẹp, niềm tự hào về mảnh đất ngàn năm văn hiến thông qua nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật từ trước
tới nay... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 27/8/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 10/1/2017
Lượt nghe: 1309
Trong một tác phẩm văn học, nghệ thuật được ví như lớp áo bên ngoài để chuyên chở nội dung là cái bên trong. Phân tích hình tượng, ngôn ngữ, chi tiết, tình huống… để từ đó khám phá nội dung là phương pháp học đúng đắn, khoa học, nhưng quá thiên về nghệ thuật thì đôi lúc ta lãng quên cảm xúc vốn là chìa khóa vô cùng quan trọng để yêu thích, để say mê một điều gì đó. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 09/01/2017)
Ngày phát hành 14:54 | 9/12/2022
Lượt nghe: 782
Như chúng ta đã biết, tại Kỳ họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 (diễn ra tháng 11 năm ngoái tại thủ đô Paris, nước Pháp) đã thông qua danh sách các Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2022 – 2023 để UNESCO cùng vinh danh và tham gia kỷ niệm năm sinh/năm mất. Tại kỳ họp này, hồ sơ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu và kỷ niệm 250 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của Nữ sỹ Hồ Xuân Hương cùng với 58 hồ sơ khác đã được thông qua. Tới ngày 3/12 vừa qua, tại Tp. Vinh, tỉnh Nghệ An, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam trọng thể tổ chức Lễ vinh danh và kỷ niệm 250 năm sinh, 200 năm mất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Nằm trong chuỗi sự kiện trang trọng này, Bộ VH-TT&DL tỉnh Nghệ An cùng phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế: “Nữ sĩ Hồ Xuân Hương - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản”. Mời các bạn nghe phản ánh của Thái Dương và Trường Ca - Phóng viên Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An về hội thảo này:
Ngày phát hành 16:6 | 14/7/2022
Lượt nghe: 2155
Nhiều vị hoàng đế, nho tướng cũng như võ tướng thời thịnh Trần đã để lại những áng thơ có giá trị cao về mặt nội dung, nghệ thuật, nêu cao được cảm hứng yêu nước, cảm hứng tự hào dân tộc. Ở một khía cạnh khác, cho dù đang ở ngôi cao chín bệ hay khi chọn ẩn dật chốn sơn lâm, họ đều thể hiện con người nghệ sĩ với những trăn trở về nỗi niềm nhân sinh