Hệ thống tìm thấy 35 kết quả
Ngày phát hành 19:16 | 24/9/2023
Lượt nghe: 245
Dòng truyện tranh manga của Nhật Bản được các độc giả trẻ Việt Nam đón nhận không chỉ bởi nội dung hấp dẫn, mà ngay cả hình vẽ cũng rất sinh động ngộ nghĩnh. Câu chuyện về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, về bạn bè trường lớp thông qua ngôn ngữ dí dỏm luôn là chủ đề được nhiều tốp học sinh chia sẻ mỗi khi gặp gỡ nhau. Xuất phát từ điều đó, vừa qua Nhà xuất bản Kim Đồng đã tái bản bộ truyện “Nhóc Maruko” của nhà văn, họa sĩ Nhật Bản Momoko Sakura... (Văn nghệ thiếu nhi 19/09/2023)
Ngày phát hành 11:36 | 1/7/2022
Lượt nghe: 745
Tiếp nối hành trình của nhà bảo tồn động vật hoang dã Trang Nguyễn (tên thật là Nguyễn Thị Thu Trang), trong tác phẩm mới nhất vừa được Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành “Chang hoang dã- Voi”, bộ đôi Trang Nguyễn và Jeet Zdũng thêm một lần nữa dẫn dắt độc giả bước vào thế giới của những chú voi to lớn, hiền lành và vô cùng tình nghĩa... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 28/06/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2017
Lượt nghe: 3149
Có một bức tranh của người họa sĩ tài hoa vẽ về khu rừng nọ nhưng bức tranh ấy luôn thiếu chim, thú, các loài hoa, cây cỏ... khiến cho khu rừng trong bức tranh thiếu hẳn sự sống. Người họa sĩ sau khi nhìn ra sự thiếu hụt ấy, bèn thêm vào bức tranh bao nhiêu loài vật. Tất cả đã làm cho khu rừng sinh động và xinh đẹp. (Kể chuyện và hát ru 21/12/2017)
Ngày phát hành 11:31 | 7/12/2022
Lượt nghe: 396
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã từng chia sẻ về truyện ngắn "Muối của rừng" như thế này: “Muối của rừng là cuộc đi săn tìm lẽ sống, lẽ đời…Cuộc sống là cuộc đi săn tìm thói xấu trong bản thân ta để tự mình trục độc, tự mình thoát thân từ khỉ thành người…”. Tác phẩm đậm tính nhân văn xoay quanh nhân vật Diểu-người đàn ông chuyên đi săn thú rừng. Tác giả đã thành công trong việc miêu tả diễn biến tâm lý phức tạp của ông Diểu từ khi nhìn thấy con mồi cho tới lúc chứng kiến tình cảm giữa cặp khỉ hoang cùng ánh mắt cầu xin của chúng. Đó là một cuộc chiến âm thầm nhưng không kém phần dữ dội, quyết liệt giữa con người với thiên nhiên và quan trọng hơn là trong chính nội tâm con người. Với bản tính kiêu hãnh, thống soái, đầy danh vọng, đố kị, khi đối mặt với thiên nhiên loài vật hồn nhiên, trong trẻo, đầy tính nhân bản, con người đã hoàn toàn bị đẩy vào một tình thế thảm bại, bi hài khó tránh khỏi. Thông qua tác phẩm này, nhà văn đề cao sự vị tha, hướng thiện của con người cùng vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo hóa. Ngẫm nghĩ kỹ hơn, ta còn nhận thấy cái triết lí nhân sinh mà nhà văn gửi gắm, đó là: con người chỉ chiến thắng, chỉ nắm giữ được cái thiện – thứ mà con người luôn phấn đấu để kiếm tìm, khi biết tự thức tỉnh và buông bỏ theo triết lí đạo Phật.
Hình ảnh hoa tử huyền (một loài hoa có thể do tác giả tưởng tượng) ở cuối truyện, loài hoa ba mươi năm mới nở một lần, sự kết muối của rừng, điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng bội thu là hình ảnh mang tính biểu tượng gợi nhắc niềm tin vào bản chất thuần phác, đẹp đẽ của thiên nhiên và con người.
Lối kể chuyện trong "Muối của rừng" là lối kể tuyến tính truyền thống-ngôn ngữ phong phú, chỗ thì đậm chất trữ tình, chỗ thì thô sơ, mộc mạc, nhưng đó là đều là ngôn ngữ và cảm nhận của nhân vật chứ không có sự thể hiện tình cảm chủ quan của tác giả. Cốt truyện mạch lạc, với những chi tiết lạ, nửa thực, nửa ảo. Những độc thoại nội tâm ngắn, sắc sảo, khơi gợi đồng sáng tạo của độc giả.
Ngày phát hành 11:2 | 17/2/2023
Lượt nghe: 436
Qua câu chuyện về nhân vật Phan và các đồng nghiệp, chúng ta hiểu hơn về công việc bảo vệ đàn voi rừng của những kĩ sư lâm nghiệp, cán bộ kiểm lâm. Họ vừa phải nghiên cứu, bảo vệ đàn voi đồng thời không để voi gây ra hậu quả xấu cho cuộc sống của con người. Điều này không hề dễ dàng vì không gian sinh sống của động vật hoang dã ngày càng bị thu hẹp. Truyện ngắn đi vào những tâm tư tình cảm, công việc vất vả mà thầm lặng của những con người bảo vệ động vật hoang dã. Đang giảng dạy tại một trường học tư thục, Phan xin nghỉ để bắt tay vào công việc vất vả mà anh cho là ý nghĩa. Đan xen với thời gian khô khan khi nghiên cứu tập tục đàn voi, theo dõi hướng di chuyển của đàn voi, chăm sóc chú voi con tên So So là những khoảng lặng xao xuyến khi nhớ về Dương. Cô gái trẻ đã đem lòng yêu anh nhưng Phan vì trở ngại quá khứ mà từ chối cô. Những công việc của người kĩ sư lâm nghiệp, cán bộ kiểm lâm được miêu tả kĩ càng, chân thực khiến người đọc, người nghe cảm nhận được sự vất vả , hi sinh của họ. Người trạm trưởng già đã dàng cả thời tuổi trẻ cho công việc bảo tồn loài voi, nhân vật Phan cũng rời xa thành phố, tạm gác lại tình cảm cá nhân vì công việc. Truyện ngắn được kể với giọng văn nhẹ nhàng mà không kém phần sâu lắng. Trong truyện có sự đồng điệu kì lạ trong tâm tư của nhân vật Phan và con voi mẹ. Dù buồn bã, dù không đành lòng nhưng vì an toàn của voi con mà voi mẹ đành để So So lại trạm cứu hộ. Cũng như nhân vật Phan vì quá khứ mồ côi, anh sợ khiến cuộc đời Dương bất hạnh nên đành từ chối tình cảm của cô. Loài vật cũng không khác con người là mấy, chúng cũng đau đớn khi có tình cảm và quan tâm thương yêu ruột thịt. Phần kết mở với một hy vọng tươi mới khi Phan ước mơ có ngày Dương sẽ đồng hành cùng anh trên con đường bảo vệ loài voi. Truyện ngắn giúp chúng ta hiểu hơn công việc của những người bảo vệ động vật hoang dã cũng như ý thức hơn về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
Ngày phát hành 16:30 | 28/10/2021
Lượt nghe: 800
Chàng trai người Cà Mau chia sẻ rằng anh luôn muốn làm mới mình qua nhiều “phép thử” với đề tài chiến tranh, thiếu nhi. Thế nhưng, thiên nhiên và con người miền Tây vẫn là điều anh tâm đắc và có một vị trí đặc biệt trong tâm hồn. Duy chia sẻ: “Tình yêu gia đình, quê hương đã khơi trong tôi nhiều xúc cảm vì dòng sông, cánh đồng, nhịp sống lao động ở đây đã khắc sâu vào ký ức tuổi thơ. Vùng đất tưởng chừng rất đỗi thân thuộc nhưng càng tìm hiểu thì “càng ngắm càng say”, viết bao nhiêu cũng chưa thể khai thác hết được vẻ đẹp của nó”. Cách kể chuyện của anh có nét hồn nhiên, sôi nổi của tuổi trẻ, nhưng nổi bật là giọng văn đằm thắm, điềm đạm như một người từng trải. Lý giải điều này, anh cho biết việc tích cực đọc sách, không ngại đi đây đó, dấn thân, lăn xả vào thực tế đã bồi đắp cho vốn sống thêm dày dặn, chững chạc. Anh còn bật mí thêm, sự lắng nghe để tiếp thu, sửa đổi theo những góp ý chân thành của những người xung quanh cũng đã giúp cho sản phẩm qua từng ngày được hoàn thiện, mượt mà. (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 11:15 | 19/3/2024
Lượt nghe: 1598
"Những gì đến tự nhiên”- Liveshow của nhạc sĩ Đức HuyLiveshow “Những gì đến tự nhiên”, đánh dấu cột mốc sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Đức Huy ở tuổi ngoài 70. Chương trình sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội vào ngày 11/5, gồm gần 30 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Đức Huy, được khán giả yêu thích như: Như đã dấu yêu, Đừng xa em đêm nay, Trái tim ngục tù, Và con tim đã vui trở lại, Và tôi cũng yêu em, Đường xa ướt mưa, Yêu em dài lâu … (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 10:31 | 19/1/2021
Lượt nghe: 902
Với truyện ngắn này tác giả Đặng Ngọc Hưng đã có một góc tiếp cận khá mới mẻ hiện đại. Chi tiết Vlog cho thấy phương tiện truyền thông hiện đại đã kịp len lỏi vào đời sống nông thôn, bằng những chiêu trò mánh lới hết sức láu cá. Đó là việc thực hiện những video, clip giật gân, tạo dựng những nội dung hấp dẫn để tải lên mạng thu hút đông đảo người xem từ đó kiếm bội tiền. Một người như ông Tiến chạy ăn từng bữa, kiếm sống bằng việc leo treò, chặt hạ cây thì dễ dàng bị mua chuộc, bị lôi kéo vào việc kiếm tiền kiểu sống sít, chụp giựt thời thượng của giới trẻ. Bức tranh đời sống nông thôn hôm nay ít nhiều đã được tác giả tái hiện qua một vài nét phác họa. Người nông dân không còn phải cày bừa bằng trâu bò mà đã có máy móc, cũng không gieo mạ mà gieo sạ, không làm cỏ mà đã có thuốc diệt cỏ trừ sâu. Máy móc phương tiện thay thế con người. Người nông dân dường như đã và đang quen với cung cách kiếm sống một cách dễ dãi. Kịch tính truyện được đẩy dần lên với chi tiết cao trào: nhóm làm vlog yêu cầu ông Tiến chặt cây đa cổ thụ của làng. Ở đây cũng ghi nhận tác giả truyện ngắn đã khéo cài cắm chi tiết về ngôi miếu cổ, về mảnh đạn găm vào cây đa năm nào đã cứu sống ông Tiến. Đây là những chi tiết hay, ít nhiều mang tính tâm linh, cũng đồng thời là điểm sáng của truyện. Vì điều này khiến ông Tiến phải do dự, đấu tranh với sự cám dỗ của bản thân. Chi tiết cuối mảnh đạn găm năm xưa khiến ông Tiến bị thương chảy máu ở tay khi leo trèo, tiến hành chặt cây đa được coi là chi tiết thắt nút mang tính thức tỉnh, cảnh cáo về hành động đi quá ranh giới của ông Tiến. Truyện mang nhiều thông điệp với mỗi chúng ta. Về đạo đức, về nhân cách, lối sống, hành vi ứng xử của con người trong cuộc sống. Không chỉ là sự ứng xử giữa con người với con người mà còn là sự ứng xử giữa con người, với thiên nhiên, với những giá trị văn hóa tinh thần cần trân trọng, gìn giữ.
Ngày phát hành 15:35 | 18/7/2021
Lượt nghe: 567
Các tác phẩm hội họa của các họa sĩ thuộc CLB Sáng tác đề tài xây dựng Tổ quốc (Hội Mỹ thuật Việt Nam) là cái nhìn về thực trạng biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng tới thiên nhiên và môi trường…(Làn sóng nghệ thuật 04/06/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 4/3/2020
Lượt nghe: 948
Cảm hứng về thiên nhiên, tạo vật trở đi trở lại trong nhiều sáng tác của Nguyễn Trãi nhưng hiếm thấy sự nhàm chán, lặp lại. Chính là vì tâm hồn dễ rung động của nhà thơ phát hiện từ tạo hóa những điều vi diệu. Người đời sau đọc lại thơ Nôm Ức Trai đều ấn tượng với nguồn thi cảm ấy trong thơ ông...(Tìm trong kho báu phát 5/3/2020)
Ngày phát hành 22:48 | 12/12/2021
Lượt nghe: 500
Triển lãm “Ẩn hiện” trưng bày gần 50 tác phẩm với chất liệu sơn dầu và sơn mài của nhóm 5 họa sĩ: Đậu Quang Toàn, Trương Trọng Quyền, Thái Văn An, Đào Nguyên Nhất và Đậu Quang Anh. (Làn sóng nghệ thuật 3/12/2021)
Ngày phát hành 15:4 | 26/1/2024
Lượt nghe: 2216
Ca dao về xứ Huế có nhiều câu đặc tả về cảnh sắc thiên nhiên các địa danh. Âm điệu của hầu hết những câu ca dao này là nhẹ nhàng, chuyển tải nỗi niềm tâm sự của con người cố đô đa sầu, đa cảm.
Ngày phát hành 0:0 | 12/1/2018
Lượt nghe: 919
Thiên nhiên với những đặc điểm khác nhau của từng mùa là những hình ảnh quen thuộc trong thơ, văn dành cho thiếu nhi. Phần đầu chương trình, các bạn nghe bài thơ rất trong trẻo, vui nhộn với hình ảnh, âm thanh thiên nhiên của tác giả Nguyễn Lãm Thắng có nhan đề "Chim sâu tập hót". Các loài vât, cây cối, thiên nhiên được nhân cách hóa thể hiện niềm hân hoan của con người đón ngày mới. Tiếp đó là tiểu phẩm “Con chim én nhỏ” do biên tập viên Hoàng Hiệp chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của tác giả Thùy An nói tới việc bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp. Phần cuối là bài “Con yêu mẹ” của tác giả Phùng Ngọc Yến viết về sự hi sinh cao đẹp của người mẹ. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 11/01/2018)
Ngày phát hành 10:12 | 21/3/2024
Lượt nghe: 2096
TS. Trần Thị Ánh Nguyệt, Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng là một trong những đại diện quen thuộc khi nhắc tới phê bình sinh thái ở nước ta. Gần đây, cuốn sách của chị và PGS.TS Lê Lưu Oanh có nhan đề “Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái” đã được tái bản. Đây là chuyên luận được GS.TS Trần Đình Sử đánh giá là “đã cung cấp một danh sách các tác giả và tác phẩm viết về sinh thái trong văn học Việt Nam đương đại”, đồng thời “khẳng định xác thực sự có mặt của khuynh hướng văn học này”.
Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2020
Lượt nghe: 972
Những trận mưa lũ càn quét mấy tỉnh miền Trung hồi tháng 10 vừa qua vẫn là nỗi ám ảnh day dứt không nguôi với nhiều người, nhất là với những ai trong cuộc đời đã từng trực tiếp chứng kiến. Nỗi ám ảnh gợi nhớ ký ức, kỷ niệm về những trận mưa lũ khủng khiếp đi qua trong đời. Thế hệ này kế tiếp thế hệ sau, năm này nối tiếp năm sau. Đến hẹn mưa lũ lại về, lâu lâu lại có những trận lũ thảm họa, kinh hoàng. Nhân vật tôi – người kể chuyện là một nhà báo đã tái hiện lại trận lũ xảy ra cách nay đã 20 năm tại xã Dú Tiên. Như bao trận lũ khác sự giống nhau ở tính chất bất ngờ, đầy tai ương và sức tàn phá, hậu quả để lại khốc liệt. Truyện ngắn “Đêm vỡ núi” của nhà văn Nguyễn Trần Bé mang đậm chất ký sự vì cách kể chuyện đậm chất báo chí, lối hành văn mang tính trần thuật một cách kỹ càng trung thực, đậm tính thời sự và hướng đến cả vấn đề nóng, mới của ngày hôm nay. Đó là lũ lụt ngày càng là mối đe dọa là thảm họa thường trực của con người. Sau hai mươi năm, thiên tai này không hề suy giảm mà có phần tăng, mức độ trầm trọng hơn. Nguyên nhân sâu xa đưa đến tình trạng lũ quét sạt lở đất cũng được nhà văn, thông qua nhân vật khéo léo lý giải. Đó là do nạn phá rừng và xây dựng thủy điện một cách tùy tiện. Nhân vật Tài Học, Tài Vinh đã nhìn ra và khắc phục bằng cách trồng rừng, và ngăn chặn việc xây dựng thủy điện. Nhân vật của truyện được tác giả xây dựng như một chân dung báo chí, điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất. Tuy nhiên có lẽ nhà văn chưa đi đến tận cùng của sự lý giải nguyên nhân. Sự phá rừng ở đây là rừng nguyên sinh. Mà cho dù chúng ta có trồng cây gây rừng thì đến hàng trăm năm, may ra mới có được thứ rừng nguyên sinh đã tàn phá vì rừng nguyên sinh là thứ rừng nhiều tầng, nhiều thảm thực vật cùng sinh sống, thứ cây cổ thụ bám rễ sâu mới giữ được đất chứ không phải thứ cây trồng mươi năm lại khai thác. Nếu chúng ta cứ tiếp tục phá rừng nguyên sinh rồi yên tâm là vẫn duy trì phong trào “trồng cây gây rừng” để bù vào thì có lẽ người dân sẽ vẫn mãi mãi chịu cảnh lũ lụt lũ quét mà thôi. Giá như nhà văn đi sâu tận cùng sự lý giải điều này thì có lẽ truyện sẽ sâu và có sức truyền cảm nhiều hơn. (Lời bình của BTV Lê Tuyết Mai)
Ngày phát hành 10:26 | 7/7/2023
Lượt nghe: 293
Bên cạnh một cốt truyện hấp dẫn xoay quanh cô bé 13 tuổi sống ở lãnh nguyên cùng bầy sói thân thiện, chúng mình còn được hiểu hơn về thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ cùng những tập quán lâu đời của người Eskimo. Thiên nhiên và nền văn hóa truyền thống ấy có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới người dân bản địa... (Văn nghệ thiếu nhi 30/06/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 16/9/2020
Lượt nghe: 546
Lần đầu tiên Colin được tiếp xúc gần với nhiên nhiên. Cậu nghe thấy nhiều loài chim đang ca hót, mùi hoa oải hương, hoa kim tước vấn vít, ong bướm bay lượn rập rờn… . Colin không đáng sợ như mọi người trong nhà từng nghĩ. Bản chất cậu là một chàng trai tốt, có trái tim nhân hậu... (Văn nghệ thiếu nhi 13/09/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 30/12/2019
Lượt nghe: 1446
Một diễn tiến bình thản như chính tên truyện, và cuộc sống cứ trôi từ trong xa lạ đến gần gũi. Chính sự hồn nhiên của trẻ nhỏ đã khơi dậy niềm bao dung của một lão ngư từng trải, nhìn ra được sự rộng lớn của biển cả, của lòng người. Dường như ông đã đoán định được mọi việc, mọi biến cố sẽ xảy ra trong cuộc đời mình...
Ngày phát hành 9:38 | 4/10/2022
Lượt nghe: 398
“Người làm súng ở Lủng Căm” của tác giả Triệu Hoàng Giang xoay quanh nhân vật chính là ông Tài Minh. Là một người thợ làm súng có tài, lẽ thường ông Tài Minh phải mong khách tới tìm mua thật đông, mong mình bán được thật nhiều súng. Tuy nhiên, ông dường như lại chẳng thiết tha với điều đó… Chính điều lạ lùng ấy, cùng với giọng kể mộc mạc đã khiến truyện “Người làm súng ở Lủng Căm” khá cuốn hút. Thông điệp bảo vệ rừng và lẽ sống giản dị: rừng “cho nhà mình được bằng nao thì dùng như thế, đừng lấy nhiều quá” cũng được truyền tải một cách chân thật, không lên gân. Tương tự, với truyện “Con trâu nhà họ Cầm” của tác giả Nông Văn Kim cũng ghi điểm ở sự giản dị. Nhân vật trung tâm của truyện là con Xoăn, một con trâu có kết cục bi thảm trước những toan tính của con người. Tác giả đã tạo ra sự tương phản giữa một bên là một con vật hiền lành và một bên là một đám người tham lam, độc ác với đủ những thủ đoạn hèn mọn. Truyện không quá xuất sắc về kĩ thuật viết nhưng cũng đủ sức để đưa ra một lời cảnh tỉnh về lòng tham – điều sẽ khiến con người hủy hoại tất cả và hủy hoại chính mình.
Ngày phát hành 0:0 | 19/7/2016
Lượt nghe: 1040
Thể loại văn miêu tả là nền tảng giúp chúng ta viết tốt các thể loại làm văn khác như phát biểu cảm nghĩ, bình giảng, phân tích… Và trong các kĩ năng làm văn miêu tả không thể thiếu những quan sát tìm hiểu về thiên nhiên, cuộc sống... (Văn nghệ thiếu nhi 18/7/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 5/12/2016
Lượt nghe: 1204
Nhà văn Phan Hồn Nhiên gắn bó với bạn đọc yêu mến văn học 20 năm nay. Chị được đánh giá là một trong những cây bút xuất sắc nhất trong thế hệ viết văn của mình với những tập truyện dài dành cho giới trẻ, với các tác phẩm đăng trên báo Hoa học trò và Sinh viên Việt Nam. Phần đầu chương trình, chúng ta cùng nghe trích đoạn trong truyện dài “Anh em sinh đôi” của nhà văn Phan Hồn Nhiên. Tiếp theo, biên tập viên Hoàng Hiệp trò chuyện với nhà văn Phan Hồn Nhiên về văn học tuổi mới lớn. Phần cuối chương trình, tác giả Hồng Giang gửi tới người đọc, người nghe những tình cảm thân thương của mình với mẹ qua tản văn "Mùa đông nhớ mẹ". (Văn nghệ thiếu nhi 02/12/2016)
Ngày phát hành 11:35 | 25/9/2024
Lượt nghe: 1131
Vẽ màu nước đòi hỏi kỹ thuật khó hơn vẽ màu chì.
Bởi màu nước thường khô nhanh nên người vẽ cần phải nắm vững cách thức pha
màu. Đặc biệt khi vẽ khung cảnh thiên nhiên thì lại càng phải cẩn thận. Bởi
mỗi cánh hoa hay ngọn cây đều mang màu sắc riêng, mà nếu chúng ta dùng màu
nước không cẩn thận thì rất dễ loang màu.Nhằm hướng dẫn cách bạn trẻ tiếp cận cách pha màu nước phù hợp, vừa
qua Câu lạc bộ Hồng tổ chức buổi workshop “Tranh màu nước về phong
cảnh thiên nhiên”... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 17/9/2024)
Ngày phát hành 9:9 | 9/8/2021
Lượt nghe: 1281
Thật thú vị khi chúng mình tự tay làm đất để gieo trồng những cái hạt bé xíu. Rồi chúng ta hồi hộp chờ đợi những cái hạt ấy tách vỏ nảy mầm, hạnh phúc khi thấy những chiếc lá non tơ đầu tiên đón nắng gió. Và cứ thế được sự chăm sóc hằng ngày của chúng ta, cái cây đó dần dần phát triển, ra hoa, đậu quả, và khẽ đung đưa như chào đón mỗi khi chúng mình dến bên... (Kể chuyện và hát ru 06/08/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2019
Lượt nghe: 880
Bài thơ "Tây Tiến" có vị trí rất quan trọng trong chương trình ngữ văn phổ thông. Bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ, đậm đặc những địa danh của vùng núi Tây Bắc trong bài thơ đã tô đậm và tôn vinh sự hi sinh anh dũng của người lính. Tìm hiểu về thiên nhiên trong bài thơ này là một trong những nội dung của chương trình... (Văn nghệ thiếu nhi 18/02/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 15/8/2016
Lượt nghe: 1143
Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai là tác giả và cũng là dịch giả của 15 tập thơ và văn xuôi, trong đó có những tác phẩm viết cho thiếu nhi như: “Mun ơi, chạy đi!”, “ Trăng châu Phi”, “ Hành trình tới biển sông” và gần đây nhất là tập truyện ngắn “ Những ngôi sao trên bầu trời thành phố”. Hiện tại nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai đang định cư ở nước ngoài. Với tấm lòng yêu mến con trẻ, chị vẫn liên tục sáng tác và in sách dành cho các độc giả nhỏ tuổi với mong muốn những trang văn này sẽ giúp các em thêm yêu mến thiên nhiên, trân trọng cuộc sống và những người thân trong gia đình. (Văn nghệ thiếu nhi 14/8/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 1/8/2016
Lượt nghe: 1106
Vẻ đẹp trong thiên nhiên và các loài vật xung quanh chúng ta đã được cộng tác viên Mai Hoàng Hanh ( Ban chỉ huy quân sự huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) gửi gắm trong tập thơ "Gà con tập viết". Bên cạnh đó những bài thơ của cộng tác viên Nguyễn Tiến Bình ở Hà Nội; Đặng Văn Toàn và Đặng Toán ở Thái Bình; Nguyễn Đức Nghị ở Bắc Ninh... sẽ giúp các em thêm yêu và trân trọng cuộc sống tươi đẹp hôm nay. (Văn nghệ thiếu nhi 31/7/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 1/6/2015
Lượt nghe: 1325
Luôn luôn gắn bó thủy chung với con người, môi trường thiên nhiên là nguồn cảm xúc bất tận cho thi ca. Chia sẻ và nâng đỡ tâm hồn, bạn nghe có thể tìm thấy trong thơ Hữu Loan, Võ Quê, Từ Kế Tường, Nguyễn Linh Khiếu và Đoàn Min; cùng với đó là Hộp thư Tiếng thơ tháng 5/2015v (Tiếng thơ 31/5 và 1/6)
Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2018
Lượt nghe: 927
Trong tâm hồn trẻ thơ thì vạn vật xung quanh đều có ngôn ngữ riêng. Các bạn cùng cảm nhận điều đó qua bài thơ vui nhộn, hồn nhiên có nhan đề “Thiên nhiên chăm học” của tác giả Nguyễn Anh Minh. Thiên nhiên mang lại sự sống cho muôn loài trong đó có con người. Tuy vậy, không phải lúc nào con người cũng biết tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp. (VOV6- Chương trình Văn nghệ Thiếu nhi phát 10h45 ngày 05.04.2018)
Ngày phát hành 10:8 | 3/11/2022
Lượt nghe: 185
Còn điều gì thú vị hơn khi dưới cái nắng hanh hao của những ngày thu như thế này, chúng mình được cầm cọ vẽ nên những mảng màu đậm nhạt từ sắc màu của đất. Để giúp các bạn tự tin trong quá trình lựa chọn nguyên liệu từ đất, thì bây giờ chúng mình cùng hòa vào không khí vui vẻ, rộn ràng tiếng chim trong buổi hoạt động trải nghiệm nghệ thuật “Lấy tự nhiên vẽ tự nhiên” do họa sĩ Vũ Thị Hiền hướng dẫn nhé! (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 11/10/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 24/10/2019
Lượt nghe: 780
Triển lãm giới thiệu 79 bức ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Lam, ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp về đời sống của chim hải âu và sếu đầu đỏ. (Làn sóng nghệ thuật 25/10/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 23/9/2019
Lượt nghe: 1681
Câu chuyện chúng ta vừa nghe xoay quanh hành trình đi tìm kiếm cái tuyệt đích trong nghề xạ tiễn của nhân vật chính – Ngật Trường. Trong rất nhiều việc, dường như khi đã đi hết một hành trình thì người ta lại trở về trạng thái ban đầu, nhưng dĩ nhiên, với một tâm thế khác. Và một thông điệp nữa mà câu chuyện muốn gửi tới độc giả, ấy là cách sống tự nhiên nhi nhiên, hòa mình cùng vạn vật, cùng vũ trụ với một trái tim hiền từ, lương thiện...
Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2019
Lượt nghe: 1589
"Tiếng rừng" là một tiếng vọng sâu thẳm và bền bỉ, xuyên chảy mãi trong cuộc đời của nhân vật Hiền. Rừng vừa là khát vọng trở về với thiên nhiên, vừa là tất cả những rung động nguyên sơ nhất của tình yêu, tuổi trẻ mà ai cũng muốn gìn giữ. Khi thấy rừng xanh tươi ngút ngàn, Hiền hạnh phúc. Khi thấy rừng bị tàn phá, Hiền đau đớn xót xa. Truyện ngắn, vì thế còn là một thông điệp gửi đến tất cả chúng ta về tình yêu với rừng, về trách nhiệm bảo vệ rừng của mỗi con người. Và thông điệp ấy ở ngày hôm nay cũng như muôn ngày sau, hẳn chưa bao giờ là cũ…(Đọc truyện đêm khuya phát 21/11/2019)
Ngày phát hành 16:25 | 8/11/2021
Lượt nghe: 437
Thoạt nghe nhan đề và qua 2/3 chặng truyện ngắn “Báo thù”, người đọc, người nghe vẫn ngỡ rằng con đại bàng chồng – chúa tể của bầu trời sẽ dùng chính sức mạnh của nó để dạy cho người thợ săn một bài học – Một bài học đích đáng vì đã sát hại bạn đời của nó. Thế nhưng kết cục thực sự của câu chuyện thực sự không chỉ gây bất ngờ mà còn khiến chúng ta lặng người. Sau hành động quắp xác bạn đời lên mỏm núi cao, con đại bàng chồng dường như đã hóa đá, nói đúng hơn là nó đã chết trong tư thế vẫn đậu trên mỏm núi, đôi cánh phủ trùm lên xác con đại bàng cái – Một sự tuẫn tiết vì nghĩa thủy chung trước nỗi đau khôn nguôi. Sự hoang mang của người thợ săn những ngày khi chưa nhận ra sự thật ấy vẫn chưa là gì so với nỗi ám ảnh dày vò sau quãng thời gian dài sau đó, khi đã từ sa mạc trở về với gia đình. Anh đã phải nếm trải cảm giác sợ hãi khi thức giấc giữa đêm và linh cảm về sự an nguy của vợ con. Hơn bao giờ hết, lúc này, người thợ săn mới thấm thía nỗi đau của con đại bàng chồng khi con đại bàng vợ bị nòng súng của anh sát hại một năm về trước. Anh đã kịp dừng lại tránh tiếp tục gây nên thảm cảnh, cũng là để sám hối, giải tỏa phần nào cảm giác tội lỗi dày vò. Thói đời vẫn vậy. Loài đại bàng đã chọn sải cánh ở sa mạc, núi cao những nơi vắng bóng loài người nhưng cuối cùng vẫn bị con người truy lùng, tận diệt. Nếu không phải trả giá, không chịu đựng những mất mát, nỗi đau thống thiết, không biết đến khi nào những ngón tay bóp cò súng săn mới chịu chùn lại. Cho tới trước khi bị tước đoạt mất những người thân yêu nhất, con người dường như vẫn chưa thấu hiểu được cảm giác chia lìa đồng loại của loài vật. Dịch giả đã chuyển tải được chiều sâu xót xa của câu chuyện “Báo thù” dưới ngòi bút của một nhà văn Xô Viết đắm mình trong thổn thức của thiên nhiên. (Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 16:25 | 8/11/2021
Lượt nghe: 960
Thoạt nghe nhan đề và qua 2/3 chặng truyện ngắn “Báo thù”, người đọc, người nghe vẫn ngỡ rằng con đại bàng chồng – chúa tể của bầu trời sẽ dùng chính sức mạnh của nó để dạy cho người thợ săn một bài học – Một bài học đích đáng vì đã sát hại bạn đời của nó. Thế nhưng kết cục thực sự của câu chuyện thực sự không chỉ gây bất ngờ mà còn khiến chúng ta lặng người. Sau hành động quắp xác bạn đời lên mỏm núi cao, con đại bàng chồng dường như đã hóa đá, nói đúng hơn là nó đã chết trong tư thế vẫn đậu trên mỏm núi, đôi cánh phủ trùm lên xác con đại bàng cái – Một sự tuẫn tiết vì nghĩa thủy chung trước nỗi đau khôn nguôi. Sự hoang mang của người thợ săn những ngày khi chưa nhận ra sự thật ấy vẫn chưa là gì so với nỗi ám ảnh dày vò sau quãng thời gian dài sau đó, khi đã từ sa mạc trở về với gia đình. Anh đã phải nếm trải cảm giác sợ hãi khi thức giấc giữa đêm và linh cảm về sự an nguy của vợ con. Hơn bao giờ hết, lúc này, người thợ săn mới thấm thía nỗi đau của con đại bàng chồng khi con đại bàng vợ bị nòng súng của anh sát hại một năm về trước. Anh đã kịp dừng lại tránh tiếp tục gây nên thảm cảnh, cũng là để sám hối, giải tỏa phần nào cảm giác tội lỗi dày vò. Thói đời vẫn vậy. Loài đại bàng đã chọn sải cánh ở sa mạc, núi cao những nơi vắng bóng loài người nhưng cuối cùng vẫn bị con người truy lùng, tận diệt. Nếu không phải trả giá, không chịu đựng những mất mát, nỗi đau thống thiết, không biết đến khi nào những ngón tay bóp cò súng săn mới chịu chùn lại. Cho tới trước khi bị tước đoạt mất những người thân yêu nhất, con người dường như vẫn chưa thấu hiểu được cảm giác chia lìa đồng loại của loài vật. Dịch giả đã chuyển tải được chiều sâu xót xa của câu chuyện “Báo thù” dưới ngòi bút của một nhà văn Xô Viết đắm mình trong thổn thức của thiên nhiên. (Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 25/10/2017
Lượt nghe: 990
60 bức ảnh là 60 khoảnh khắc đẹp mê hồn về thiên nhiên miền Bắc nước Nga. Bức ảnh “Tháng ba mùa đông” của tác giả Skopin là hình ảnh tuyết trắng phủ đầy những cây lá kim tạo thành các hình khối phong phú, gây ấn tượng mạnh với người xem. Bức ảnh “Con đường hươu chạy” của tác giả Novikov tạo cảm giác bình yên, nhẹ nhõm bởi cảnh sắc mây trời, sông nước hòa vào làm một. Trung tâm của bức ảnh là đàn hươu đang thung thăng gặm cỏ. Bức ảnh “Ánh mặt trời đầu tiên” của tác giả Bardilev lại là sự bừng sáng của vạn vật khi ánh bình minh len lỏi xuyên qua vách núi và tán rừng chiếu rọi xuống mặt đất còn lác đác những ụ tuyết chưa tan…( Văn nghệ thiếu nhi 24/10/2017)