Hệ thống tìm thấy 15 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 10/8/2020
Lượt nghe: 1232
93 tác phẩm, công trình tham gia Giải thưởng năm 2019 của Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương. Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào 20h00 ngày 12/8 tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam (58 Quán Sứ, Hà Nội). Nhân dịp này, phóng viên Ban VHNT (VOV6) phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương. (Làn sóng nghệ thuật 11/8/2020)
Ngày phát hành 22:1 | 29/12/2022
Lượt nghe: 1758
Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương vừa tổ chức trao tặng thưởng của Ban Bí thư Trung ương Đảng cho 20 tác phẩm về lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2021. Đây là những tác phẩm tốt được lựa chọn từ 95 tác phẩm của các Hội chuyên ngành Trung ương, địa phương, các cơ quan báo chí. Ngoài những tác phẩm được giải B, C và khuyến khích, chỉ có một tác phẩm sách về kiến trúc được giải A mang tên “Không gian công cộng trong bối cảnh chuyển đổi” của nhóm tác giả do TS - KTS Trần Minh Tùng chủ biên. PGS - TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đánh giá: So với các năm, số lượng tác phẩm gửi về tham gia xét tặng thưởng vẫn duy trì ở mức cao. Cả ba loại hình: Lý luận chung, Lý luận phê bình văn học, Lý luận phê bình các loại hình nghệ thuật đều có những tác phẩm tốt, công phu, có giá trị khoa học và thực tiễn. Tuy nhiên, còn thiếu những tác phẩm, công trình nghiên cứu có tính hệ thống, có tầm khát quát về một hay một số vấn đề chuyên sâu...
Ngày phát hành 10:12 | 21/3/2024
Lượt nghe: 2096
TS. Trần Thị Ánh Nguyệt, Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng là một trong những đại diện quen thuộc khi nhắc tới phê bình sinh thái ở nước ta. Gần đây, cuốn sách của chị và PGS.TS Lê Lưu Oanh có nhan đề “Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái” đã được tái bản. Đây là chuyên luận được GS.TS Trần Đình Sử đánh giá là “đã cung cấp một danh sách các tác giả và tác phẩm viết về sinh thái trong văn học Việt Nam đương đại”, đồng thời “khẳng định xác thực sự có mặt của khuynh hướng văn học này”.
Ngày phát hành 20:21 | 12/9/2021
Lượt nghe: 2118
Sau hàng chục năm khảo cứu, biên dịch và tổng thuật, kiến trúc sư Đặng Thái Hoàng đã cho xuất bản hơn 40 đầu sách về kiến trúc, quy hoạch, mỹ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật 03/9/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2020
Lượt nghe: 1144
Hoạt động lý luận phê bình văn học giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn chương. Thế nhưng, hiện nay, hoạt động này vẫn còn thụ động, thiếu tính định hướng. Vậy, liệu có phải là do những người trẻ làm phê bình văn học hiện nay còn thiếu và yếu? PV VOV6 đối thoại với nhà phê bình văn học Hoàng Đăng Khoa, Ban Lý luận phê bình, Tạp chí Văn học Quân đội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 08/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2018
Lượt nghe: 2393
Công tác lý luận phê bình rất cần đối với điện ảnh. Vậy nhưng, hoạt động phê bình điện ảnh đang gần như bỏ trống. Giải pháp nào thúc đẩy phê bình điện ảnh phát triển? (Đối thoại mở 07/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 13/3/2017
Lượt nghe: 1527
Sân khấu vắng người xem, các vở diễn mới ra đời và nhanh chóng bị quên lãng, các sự kiện lớn của sân khấu không được giới truyền thông mặn mà, các nhà lý luận phê bình sân khấu đơn độc trên sân nhà...
Đó chỉ là vài nét phác họa về sân khấu hôm nay, được đề cập khá rõ nét trong buổi khai mạc kỳ họp thứ nhất Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung Ương khóa IV vừa qua. (Điểm hẹn văn nghệ 11/03/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 6/8/2019
Lượt nghe: 684
PV VOV6 phỏng vấn PGS TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng; Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương. (Làn sóng nghệ thuật 06/8/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 7/8/2019
Lượt nghe: 810
Bên cạnh hàng loạt sáng tác văn chương hư cấu nổi tiếng, nhà văn Nguyễn Công Hoan còn thể hiện khả năng lý luận phê bình văn học qua một số tác phẩm bàn về quan niệm văn chương, kinh nghiệm viết văn và chân dung nhà văn. Trên nền tảng sáng tác và tác phẩm, những lý luận về văn chương của ông quả thực hấp dẫn và giàu sức thuyết phục...(Tìm trong kho báu phát 08/08/2019)
Ngày phát hành 15:43 | 18/11/2022
Lượt nghe: 1035
Nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo sinh năm 1933 tại Hà Nội. Ông học ngoại ngữ ở Khu học xá Trung ương, Nam Ninh, Trung Quốc và sau đó được đặc cách tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Ông cùng với các nhà giáo Triệu Thục Đan và Nguyễn Trân sáng lập khoa Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Qua hơn nửa thế kỉ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu, phê bình, ông luôn tâm niệm: "phải biết biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo cho cả thầy và trò thì mới nên người và thành danh”, đúng như lời dạy của danh họa Nguyễn Gia Trí: “Học nghệ thuật là phải tự học lấy”. Tình yêu và tâm huyết cùng sự cống hiến của nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo đã để lại cho đồng nghiệp, học trò và những người yêu nghệ thuật nhiều bài học cùng sự cảm phục, kính trọng...
Ngày phát hành 0:0 | 1/4/2020
Lượt nghe: 690
Trong bối cảnh lý thuyết phê bình sinh thái đang được ứng dụng vào việc đọc, hiểu các tác phẩm văn học, lật lại thơ Nôm Nguyễn Trãi, ta dễ dàng nhận thấy thế giới nghệ thuật của ông tràn ngập những hình ảnh, ý tưởng về môi sinh...(Tìm trong kho báu phát 02/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 3/8/2019
Lượt nghe: 1191
86 tác phẩm (sách; bài viết; chương trình phát thanh) được các cơ quan, đơn vị đề nghị xét tặng thưởng. Hội đồng LLPB VHNT TƯ quyết định tặng thưởng cho 15 tác phẩm, trong đó giải A: 4 tác phẩm; giải B: 6 tác phẩm; giải C: 5 tác phẩm. (Làn sóng nghệ thuật 02/8/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2019
Lượt nghe: 947
Là một người sáng tác vốn ưa thích tự do, làm việc theo cảm hứng, thế nhưng khi đảm nhận công việc biên tập văn thơ, nhà thơ Thế Lữ đã cho thấy năng lực đánh giá, thẩm định cũng như tinh thần trách nhiệm cao đối với tác phẩm của các bạn văn, bạn thơ, những đàn em trong làng văn nghệ...(Tìm trong kho báu phát 11/04/2019)
Ngày phát hành 11:14 | 11/3/2024
Lượt nghe: 2361
Nhà văn, GS-TS Mai Quốc Liên, sinh ngày 8/6/1940, tại xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội), Đại học Hán học, Cao học Hán học (Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam). Nhà văn từng giữ các chức vụ: Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Tổng Biên tập tạp chí Hồn Việt; Từng là Ủy viên Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình-Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Văn học. Nhà văn, GS-TS Mai Quốc Liên đã xuất bản hơn 10 tác phẩm, trong đó có nhiều tác phẩm tiểu luận, nghiên cứu, phê bình có giá trị như: Nhà thơ, cơn bão và những cánh hoa; Ngô Thì Nhậm trong nền văn học Tây Sơn; Dưới gốc me vườn Nguyễn Huệ; Trước đèn; Khảo luận Văn chiêu hồn; Nguyễn Du toàn tập; Phê bình và tranh luận văn học; Tạp luận; Nguyễn Trãi toàn tập; Cao Bá Quát toàn tập; Vị mặn biển đời…Nhà văn vừa từ biệt chúng ta vào một ngày cuối tháng Giêng. Bài viết “Nhà văn, nhà PBVH Mai Quốc Liên: Người coi trọng văn phong với ngòi bút uyên bác” của nhà văn Lê Quang Trang như nén tâm hương tưởng nhớ ông. Mời các bạn cùng nghe:
Ngày phát hành 0:0 | 18/4/2019
Lượt nghe: 1049
Đặc điểm phê bình của Xuân Diệu là kết hợp bình và giảng, cách hành văn sôi nổi. Đó là lối phê bình giàu tính trực cảm, dễ đi vào lòng người. Nhà thơ dày công đọc, tìm hiểu, so sánh, ngẫm ngợi, công phu, tỉ mẩn chọn lựa từ hàng trăm, hàng nghìn bài thơ để vừa chỉ ra những hạn chế, vừa biểu dương kịp thời phong trào sáng tác và thành tựu của các nhà thơ thuộc nhiều thế hệ. Phê bình văn học của Xuân Diệu sở dĩ không khô cứng vì ông biến hóa đa thanh trong giọng điệu...(Tìm trong kho báu phát 18/04/2019)