Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 6 kết quả

"Hoa pằng nảng rơi rơi": Nỗi niềm thân phận người phụ nữ vùng cao

Ngày phát hành 9:19 | 12/5/2021

Lượt nghe: 950

Tác giả Nguyễn Phú đã từng có những chia sẻ về truyện ngắn Hoa pằng nảng rơi rơi của anh. Trong những năm tháng công tác ở vùng cao, gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là những người phụ nữ Mông, những câu chuyện về thân phận, niềm đau và tình yêu của những người phụ nữ Mông đã trở thành một âm hưởng ám gợi, trở đi trở lại trong các sáng tác của Nguyễn Phú. Pằng nảng chính là tên gọi của hoa gạo trong tiếng Mông. Những bông hoa gạo cháy đỏ trong trởi biên tái, rực rỡ rụng rơi ven đường bên bước chân của những người đàn bà Mông như hòa cùng bao nỗi xót xa trong lòng họ. Nhân vật chính trong câu chuyện chúng ta vừa nghe là Dúa, một người con gái bất hạnh trong tình yêu, thậm chí có thể coi là bị phụ bạc. Và nỗi bất hạnh của Dúa giống như một định mệnh, nó được truyển kiếp từ cụ ngoại tới bà ngoại, tới mẹ Dúa và bây giờ là Dúa. Tất cả những người đàn ông đều đã ra đi, bỏ lại những người phụ nữ cô đơn ngóng chờ như hóa đá qua bao năm tháng. Rồi những người phụ nữ ấy vò võ nuốt niềm đau vào lòng, một mình nuôi con…Cái trớ trêu trong mối tình dang dở của Dúa còn hiện lên ở cuối tác phẩm, khi Dúa phát hiện bức ảnh Phừ và Súa - em gái mình, đang ôm nhau trên ghế đá. Nếu em Súa được hạnh phúc, thì những đau khổ của Dúa có lẽ cũng bớt đi phần nào, nhưng không có gi là chắc chắn và tin tưởng tình yêu của một người đàn ông đã vừa phụ bạc Dúa như Phừ. Thân phận những người phụ nữ vùng cao nói chung, phụ nữ Mông nói riêng dường như không thể tự quyết định cho hạnh phúc của mình. Họ vẫn còn bị ràng buộc bởi quá nhiều tập tục, luât lệ như những thói quen truyền thống mỗi ngày đè nặng xuống đôi vai. Họ muốn thoát ra mà chưa thể. Những bông hoa gạo đỏ như máu rơi rơi mở đầu và kết thúc tác phẩm như nỗi xót thương chưa bao giờ dứt, không dễ nguôi ngoai trong lòng người…(Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

“Gương cầu”: Buồn thương thân phận người phụ nữ vùng cao

“Gương cầu”: Buồn thương thân phận người phụ nữ vùng cao

Ngày phát hành 14:56 | 19/8/2021

Lượt nghe: 961

Truyện ngắn “Gương cầu” cho chúng ta cảm nhận về số phận của người phụ nữ vùng cao, nỗi dày vò, ám ảnh, tận cùng nỗi đau đã được tác giả khắc họa bằng nhiều chi tiết chân thực.Trong cái mạch cảm xúc về phụ nữ vùng cao, tác giả thể hiện đậm nét số phận nhân vật, nó như lời một bài hát buồn thương rót trong tâm khảm tác giả và người đọc, người nghe. Đó là những người phụ nữ mà tác giả gặp cùng đồng đội ở đồn biên phòng tiếp nhận từ lực lượng công an nước bạn, sau những tháng ngày các cô gái ấy tủi nhục, ê chề, trôi lạc trên đất người. Truyện kể về nhân vật Vì, cô gái dân tộc Mông, vì muốn đổi thay số phận mà lầm lạc, không thể nào thoát khỏi vòng xoáy của sự ê chề. Mối tình dang dở với người yêu cô là Lùng khiến cho chúng ta càng xót thương hơn, họ đã không thể nào có được hạnh phúc, Lùng không thể giữ dược người mình yêu. Chi tiết anh đi tìm cô và bị đánh đập, chứng kiến cuộc sống hiện tại của Vì, Lùng càng cay đắng. Cuối cùng, anh tìm đến cái chết để quên hết nỗi đau khổ ấy. Một kết cục buồn thương về kiếp người nhưng đôi khi đó là sự thực ở đời. Tác giả từng chia sẻ rằng, khi viết về nỗi đau của nhân vật, tôi không thể viết khác được, đành rằng muốn số phận họ phải khác đi, tươi sáng hơn nhưng sự thực bao giờ cũng đau khổ như thế. Cảm nhận diễn biến tâm lý nhân vật qua những lát cắt khi Vì nhớ về quãng thời gian đã quan, đi qua bảy tấm gương cầu ở những khúc quanh từ nhà đến chợ, những nơi Vì và Lùng từng hẹn hò, Vì càng thấy chua xót cho đời mình và người mình yêu. Người đọc, người nghe càng thấy thương hơn số phận người đàn bà vùng cao, họ không thể có được cuộc sống hạnh phúc khi những hủ tục khắc nghiệt vẫn còn. Vì thế mà Vì tự thoát ra cuộc sống nghèo khổ ấy thì vướng vào vòng đời dơ bẩn. Làm sao để quên, để thanh tẩy những nhơ nhớp, ê chề? Cái kết trong truyện quá đớn đau, nhưng đôi khi nó là sự thật ở đời, đầy ám ảnh…(Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Khuy áo đỏ”: Trăm nẻo đắng cay ngọt bùi của người phụ nữ vùng cao

“Khuy áo đỏ”: Trăm nẻo đắng cay ngọt bùi của người phụ nữ vùng cao

Ngày phát hành 9:17 | 1/3/2023

Lượt nghe: 340

Số phận cô gái trẻ tên Mắn trong truyện ngắn cũng khá éo le. Nhà nghèo, kết hôn từ trẻ rồi chồng lại qua đời sớm Mắn buộc phải trở thành trụ cột trong gia đình. Bịn rịn để lại đứa con thơ vừa cai sữa cho cha mẹ già chăm sóc, cô lên bưởng làm thuê kiếm đồng tiền lo cho gia đình. Là người con gái ít học lại từ nhỏ quanh quẩn bên nếp nhà, Mắn không hiểu hết những rắc rối, hiểm nguy của cuộc sống rộng lớn. Trong suy nghĩ giản đơn của Mắn, công việc của cô là phụ giúp, chăm sóc ăn ở cho nhóm thợ của anh Chá, anh trai chồng mình mà thôi. Mãi đến khi cả lán chạy trốn vào hang, Mắn mới hiểu công việc khai thác vàng của họ là trái phép. Nhưng cuộc sống mưu sinh đôi lúc không cho con người sự lựa chọn. Vì cuộc sống nghèo khó của gia đình, đàn em nhỏ, đứa con thơ mà Mắn chấp nhận công việc hiểm nguy. May mắn, cô đã gặp được Khấu, chàng trai Tày tốt bụng. Duyên tình giữa cô gái Dao với chàng trai người Tày nảy nở trong hoàn cảnh thật đặc biệt. Khấu đã dũng cảm đứng ra bảo vệ Mắn khi cô gặp hiểm nguy. Trong khi có chính anh Chá, người mà cô tin tưởng lại đẩy Mắn vào hiểm nguy. Mắn cũng đêm lòng mến Khấu nhưng có lẽ hoàn cảnh công việc tại Bưởng đào vàng không có dịp để họ thổ lộ với nhau. Mắn chỉ biết quan tâm, chăm sóc Khấu qua chiếc áo chàm khuy tết len đỏ. Cuối năm đó, Khấu ghé thăm nhà Mắn với chiếc áo khuya đỏ, đôi trai gái mới thực sự ngỏ lòng với nhau. Truyện ngắn mang đậm phong vị miền sơn cước từ ngôn từ, hình ảnh, nếp sống của những dân tộc như Dao, Tày. Cuộc sống người dân nơi đây nhất là người phụ nữ vẫn phải chịu nhiều vất vả, nặng nhọc thậm chí là nguy hiểm. Câu chuyện cũng phản ảnh phần nào tệ nạn khai thác vàng trái phép tại nhiều địa phương. Bao nỗi vất vả, đắng cay, giả dối, tủi nhục được xua tan với tình yêu nhẹ nhàng tự nhiên của Khấu và Mắn. Có lẽ Mắn đã tìm được cho mình một bờ vai nượng tựa cho cuộc sống tương lai. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Mùi rừng”: Khát vọng của người phụ nữ vùng cao

“Mùi rừng”: Khát vọng của người phụ nữ vùng cao

Ngày phát hành 14:51 | 17/3/2021

Lượt nghe: 1211

Bản Lướt cũng như nhiều vùng sâu, vùng xa khác ở nước ta vẫn còn những nếp nghĩ, quan niệm lạc hậu. Đó là suy nghĩ cho rằng phụ nữ không cần học cao làm gì, chỉ đủ con chữ rồi lấy chồng, sinh con, lo lắng việc gia đình. Vì vậy không ít cô gái trẻ mới đang dang dở học lớp 9, lớp 10 đã phải vội lấy chồng. Biết bao ước mơ, hoài bão, kế hoạch của tuổi trẻ trở nên dang dở bởi việc làm vợ, làm mẹ từ rất sớm. May mắn cho cô gái trẻ tên là Xanh trong câu chuyện không phải chịu cảnh lấy chồng sớm như vậy. Cô lấy cái chết để đe dọa cha mẹ cho mình học hết đại học. Thấy con gái quyết liệt như vậy, ông Quản cha cô đánh chịu nhưng lúc nào cũng canh cánh việc gả chồng cho con. Ông cảm thấy con gái như bom nổ chậm không cẩn thận là làm mất mặt gia đình. Chính vì vậy, tuy Xanh đã ngoài 30 nhưng ông lúc nào cũng để mắt xem cô đi đâu, làm gì, quan hệ cùng ai. Sự quan tâm có phần quá mức của cha khiến Xanh cảm thấy mất tự nhiên trong cuộc sống. Những đồn thổi vu vơ về mối quan hệ giữa cô và anh Dưỡng rồi thái độ sốt ruột của cha khiến tình cảm mới nảy sinh trong lòng Xanh bỗng trở nên rụt rè. May mắn là người yêu cô chủ động tìm đến nói chuyện với ông Quản và tình duyên của họ trở nên trọn vẹn. Truyện ngắn được viết mộc mạc, giản dị về chuyện tình của đôi trai gái nơi vùng cao. Qua câu chuyện tình yêu của cô gái Xanh, người đọc, người nghe hiểu hơn về phong tục, tập quán, nếp sống của các dân tộc thiểu số nước ta. Tuy vậy, mối tình của Xanh với Dưỡng được tác giả miêu tả có phần hơi đơn giản và đưa đẩy quá nhanh. Nếu khai thác thêm cuộc sống nội tâm của Xanh khi đã lớn tuổi vừa thực hiện hoài bão của mình vừa chịu sức ép phải lập gia đình từ cha, mẹ. Thêm thắt những va chạm, hiểu lầm nho nhỏ của đôi trai gái rồi mới nên duyên chồng vợ thì có lẽ truyện ngắn sẽ hấp dẫn hơn với người đọc, người nghe...(Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Tiếng đàn môi sau bờ rào đá”: Nỗi ám ảnh số phận phụ nữ vùng cao

“Tiếng đàn môi sau bờ rào đá”: Nỗi ám ảnh số phận phụ nữ vùng cao

Ngày phát hành 16:26 | 17/7/2021

Lượt nghe: 1458

“May đi như chạy ra sân, đầu va cả vào dây phơi treo đậu tương, định ra rồi vào luôn để mẹ Già không biết. Nhưng vừa đi qua sân bất chợt May sững lại. Ngay trước mặt May, chỉ cách hai bước chân là mẹ Già. Mẹ Già quay lưng lại phía May, đầu cúi xuống, tấm khăn tuột trên vai, tay mẹ Già đang nắm chặt thanh gỗ cài hai cánh cổng...May bíu lấy gốc lê, cố thở thật khẽ. Ánh trăng cuối tuần mờ quá. Gió lạnh từ trong khe núi ào ra, mấy chiếc lá lê già còn sót lại rụng nốt, quệt vào bờ rào đá lạt sạt...” (Truyện ngắn “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” của nhà văn Đỗ Bích Thúy). (Điểm hẹn văn nghệ 22/05/2021)

Tráng A Khành: Thân phận người phụ nữ vùng cao

Tráng A Khành: Thân phận người phụ nữ vùng cao

Ngày phát hành 0:0 | 11/4/2019

Lượt nghe: 1001

Hai mươi năm đặt chân xuống Hà Nội, nhà văn Đỗ Bích Thúy giờ đã có trong tay 19 cuốn sách, từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, trong đó chủ yếu mang âm hưởng vùng cao. Chương trình Đoc truyện đêm khuya phát 11/04 xin gửi đến quý vị và các bạn truyện ngắn “ Tráng A Khành” – một tác phẩm đậm đặc chất miền núi của nhà văn Đỗ Bích Thúy

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00

Tìm trong kho báu (đang phát)

19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu