Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 45 kết quả

Cuộc thi vẽ “Chiếc ô tô mơ ước”: Những sắc màu phong phú

 Cuộc thi vẽ “Chiếc ô tô mơ ước”: Những sắc màu phong phú

Ngày phát hành 17:17 | 13/1/2024

Lượt nghe: 836

Sau hơn 10 năm tổ chức, cuộc thi vẽ “Chiếc ô tô mơ ước” đã trở thành một sân chơi sáng tạo bổ ích, lý thú với những bạn yêu mỹ thuật cả nước. Năm nay, sân chơi này đã đón nhận hơn 500 nghìn tác phẩm tham gia dự thi. Các tác phẩm dự thi năm nay có điều gì ấn tượng, được đánh giá ra sao, chúng ta có thể rút kinh nghiệm gì từ cuộc thi này? (Văn nghệ thiếu nhi 03/01/2023)

"Chúng mình làm bạn con nhé" - tác phẩm mới của nhà văn Phong Điệp

Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2016

Lượt nghe: 1209

Những lời tâm tình chân thành của mẹ với con gái qua lá thư "Tại sao con muốn đổi tên" trong cuốn sách "Chúng mình làm bạn con nhé" của nhà văn Phong Điệp. BTV Hoàng Hiệp trò chuyện với nhà văn Phong Điệp về ý nghĩa của tình bạn đặc biệt giữa cha mẹ và các con. (Văn nghệ thiếu nhi 16/9/2016)

"Chuyện người con gái Nam Xương": Thân phận phụ nữ trong xã hội phong kiến

Ngày phát hành 0:0 | 11/10/2017

Lượt nghe: 1323

Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của nhà văn Nguyễn Dữ là người phụ nữ đức hạnh, chịu nhiều oan trái. Số phận của người phụ nữ trong chế độ phong kiến phải chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh. Tác phẩm này thể hiện chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, đó là tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc chính đáng cho người phụ nữ. (Trang Văn học nhà trường 09/10/2017)

"Đây là lạc thú": Góc nhìn khác về phong trào Me Too

Ngày phát hành 14:48 | 18/8/2022

Lượt nghe: 1065

Lấy bối cảnh phong trào metoo, "Đây là lạc thú" là câu chuyện đầy mê lực xoay quanh tình bạn kéo dài hơn hai mươi năm giữa Quin và Margot. Sôi nổi, tinh tế, bảnh bao – Quin, biên tập viên nổi tiếng của giới xuất bản New York, dính phải cáo buộc nhiều lần quấy rối phụ nữ và đối mặt với làn sóng đòi trục xuất khỏi ngành vĩnh viễn của đám đông giận dữ. Trước tình cảnh đó, Margot rơi vào thế lưỡng nan. Mọi chuyện bắt đầu sai từ đâu? Margot đã gián tiếp dung túng cho hành vi quấy rối hay bản thân cáo trạng dành cho Quin cũng có những điểm đáng ngờ?

"Đời tôi sóng nhạc bay lên": Hồi ký của nhạc sĩ Phong Nhã

Ngày phát hành 15:29 | 18/7/2021

Lượt nghe: 650

Ông đã sáng tác hơn 200 ca khúc trong đó chủ yếu là viết cho thiếu nhi, như “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”, “Nhanh bước nhanh nhi đồng”, “Kim Đồng”, “Cùng nhau ta đi lên”, “Đội ta lớn lên cùng đất nước”, “Chi đội em làm kế hoạch nhỏ”… (Làn sóng nghệ thuật 01/06/2021)

"Làng xa": Cổ mạch hàn phong cộng nhất nhân

Ngày phát hành 9:25 | 16/5/2023

Lượt nghe: 768

Nhà văn Đỗ Văn Nhâm, sinh năm 1952 tại Vụ Bản, Nam Định. Tốt nghiệp Khóa 3 Trường Viết văn Nguyễn Du. Đã xuất bản tập truyện ngắn “Bạn bè – Làng xa”. Đỗ Văn Nhâm là một người lính đã tham gia ba cuộc chiến tranh, chống Mỹ, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia và chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, từng giữ chức Phó Giám đốc Điện ảnh Quân đội với quân hàm Đại tá. Là một người trực tiếp cầm súng trên nhiều chiến trường, và là người nặng lòng với quá khứ chiến tranh nên hầu hết sáng tác của ông đều bám chặt đề tài này, và ông luôn tìm ra được những góc nhìn độc đáo, khác lạ. Một trong những truyện ngắn thành công nhất của ông phải kể đến Làng xa:

"Thương nhớ con đèo": Một truyện ngắn mang phong vị Huế

Ngày phát hành 0:0 | 20/3/2015

Lượt nghe: 1599

Một câu chuyện ít kịch tính, chẳng ồn ào cứ lặng lẽ chiếm lấy cảm tình của người đọc, người nghe bằng một nét duyên riêng: nhẹ nhàng, ý nhị, đủng đỉnh mà vẫn rất tình. Đến mức, khi truyện khép lại bằng một màn đoàn viên hạnh phúc, chắc hẳn nhiều người sẽ không giấu nổi một nụ cười tủm tỉm, mà tự hỏi rằng: Có lẽ do lấy bối cảnh xứ Huế và viết về những người con của đất cố đô, "Thương nhớ con đèo" cũng có phong vị của Huế thương chăng? (Đọc truyện đêm khuya ngày 20/03/2015)

“Họ đã trở thành đàn ông”: Sự hy sinh, hiến dâng của nữ thanh niên xung phong

“Họ đã trở thành đàn ông”: Sự hy sinh, hiến dâng của nữ thanh niên xung phong

Ngày phát hành 11:5 | 16/3/2022

Lượt nghe: 1262

Truyện ngắn “Họ đã trở thành đàn ông” của nhà văn Phạm Ngọc Tiến là một câu chuyện chiến tranh, kể về một nữ thanh niên xung phong ở một binh trạm. Điều day dứt và ám ảnh chúng ta chính là sự giằng xé nội tâm nhân vật này khi cô không dám trao thân gửi phận cho người yêu trước khi anh vào mặt trận. Cô đấu tranh với anh, với chính cô để giữ gìn đến ngày cưới. Nhưng, oái ăm thay, cay đắng thay, người lính ấy đã hy sinh, người yêu cô đã nằm lại chiến trường với lời hứa không bao giờ thực hiện được nữa. Cô đau đớn, ân hận, giằng xé tâm can. Và cũng từ đó, nơi chiến trường ác liệt, cô thay đổi. Cô chứng kiến những người lính trẻ măng tơ chưa biết sự đời là gì vì chưa trở thành đàn ông. Họ ra trận và sẽ không bao giờ trở lại. Họ đi vào cái chết một cách trinh trắng. Cô nghĩ, hãy cho họ trở thành đàn ông trước khi vào trận. Dẫu có hy sinh, cũng với tư thế một người đàn ông. Và từ đó, đêm đêm, cô trao tình thương cho các chàng lính trẻ. Ngày qua ngày, làm sao kể hết được bao nhiêu đêm, bao nhiêu lần, bao nhiêu chàng trai được hưởng tình yêu thương, hiến dâng của cô, và họ đã trở thành đàn ông như thế. Tứ truyện lạ, ấn tượng nhưng cứ băn khoăn day dứt. Người phụ nữ Việt Nam có truyền thống “Chữ trinh đáng giá ngàn vàng”, vì đó mà hạnh phúc. Vì đó mà bất hạnh đau khổ nếu bị mất đi. Nhưng chiến tranh, giữa sự sống và cái chết, giữa còn và mất, người phụ nữ đã chọn cách hy sinh, là dâng hiến. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

16 nghệ sĩ Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam được phong tặng danh hiệu NSND, NSUT

16 nghệ sĩ Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam được phong tặng danh hiệu NSND, NSUT

Ngày phát hành 16:32 | 8/4/2024

Lượt nghe: 2034

Trong đợt trao tặng danh hiệu NSND, NSUT lần thứ 10 vừa qua, Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam có 12 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND, 4 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSUT. Họ là những người đã tiếp nối truyền thống của Nhà hát, đồng thời truyền lại cho thế hệ trẻ những kinh nghiệm, năng lượng tích cực trong hoạt động nghệ thuật. (Làn sóng nghệ thuật)

391 nghệ sĩ được phong tặng, truy tặng danh hiệu NSND, NSƯT

391 nghệ sĩ được phong tặng, truy tặng danh hiệu NSND, NSƯT

Ngày phát hành 0:0 | 29/8/2019

Lượt nghe: 1303

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ký quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú cho các nghệ sĩ đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa nghệ thuật nước nhà. 84 nghệ sĩ được phong tặng, truy tặng danh hiệu NSND; 307 nghệ sĩ được phong tặng, truy tặng danh hiệu NSƯT. (Làn sóng nghệ thuật 30/8/2019)

Á Nam - Trần Tuấn Khải và những áng phong dao mang hồn dân tộc

Á Nam - Trần Tuấn Khải và những áng phong dao mang hồn dân tộc

Ngày phát hành 15:12 | 21/8/2024

Lượt nghe: 2297

Thi sĩ Á Nam – Trần Tuấn Khải bước vào làng văn tương ứng với thời điểm xuất hiện phong trào Thơ Mới. Trong khi nhiều thi sĩ cùng thời ảnh hưởng văn chương phương Tây khá sâu đậm nhanh chóng nhập vào dòng thơ này mà nổi danh thì sáng tác của ông luôn giữ được hồn cốt dân tộc. Gần một thế kỷ sống và viết, Á Nam Trần Tuấn Khải đã để lại một sự nghiệp trước tác không nhỏ: khoảng 30 tác phẩm gồm nhiều thể loại từ thơ ca, văn xuôi, đến nghiên cứu, dịch thuật. Và song song với hành trình sáng tạo là một cuộc đời nhiều nỗi thăng trầm.

Các nghệ sĩ của Đài TNVN được phong tặng NSND, NSUT

Các nghệ sĩ của Đài TNVN được phong tặng NSND, NSUT

Ngày phát hành 0:0 | 10/9/2019

Lượt nghe: 717

Trong đợt phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú lần thứ 9, Đài Tiếng nói Việt Nam có 4 nghệ sĩ được vinh danh: NSND Kim Đức; NSND Phan Muôn; NSUT Lê Quang Dũng; NSUT Hoàng Tùng. (Làn sóng nghệ thuật 06/9/2019)

Cần lan tỏa những tác phẩm về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

Cần lan tỏa những tác phẩm về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

Ngày phát hành 0:0 | 11/5/2020

Lượt nghe: 972

“Nhiều tác phẩm sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2018 - 2020 có quy mô lớn, được đầu tư công phu về thời gian, tâm huyết và chất lượng”. Đây là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN; Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Giải thưởng với phóng viên Ban VHNT (VOV6) trước thềm Lễ Trao giải thưởng vào ngày 13/5 tại Hà Nội. (Làn sóng nghệ thuật 12/5/2020)

Câu chuyện "Đi tìm nguồn nước" của nhà văn Phong Thu

Câu chuyện

Ngày phát hành 0:0 | 2/1/2015

Lượt nghe: 1310

Nước rất quan trọng với con người. Song, mấy bạn đã biết nước bắt nguồn từ đâu. Câu chuyện của nhà văn Phong Thu, qua giọng kể của NSUT Hương Dung sẽ giúp các bạn hiểu điều đó

Chú ngựa láu táu trong truyện đồng thoại của nhà văn Phong Thu

Chú ngựa láu táu trong truyện đồng thoại của nhà văn Phong Thu

Ngày phát hành 11:19 | 28/7/2022

Lượt nghe: 1199

Chú ngựa láu táu luôn nghĩ rằng cái gì trên đời cũng có thể thay thế được, giống như cây cột mốc ven đường mà chú vẫn gặp. Nếu như không có cây cột ấy, thì ngựa ta vẫn có thể kéo xe bon bon trên đường mà không gặp trở ngại gì. Có đúng như vậy không nhỉ? (Kể chuyện và hát ru 25/07/2022)

Cuộc thi sáng tác cho thiếu nhi: Phong trào hay sự vào cuộc?

Cuộc thi sáng tác cho thiếu nhi: Phong trào hay sự vào cuộc?

Ngày phát hành 10:22 | 21/7/2023

Lượt nghe: 2276

Chất lượng và sức hút của Văn học thiếu nhi trong nước lâu nay vẫn là bài toán khó. Gần đây một số cuộc thi, cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi được phát động. Các cuộc thi này chỉ mang tính chất phong trào hay là sự vào cuộc góp phần phát triển Văn học thiếu nhi nước nhà? Chúng ta cùng bàn luận về vấn đề này với nhà văn Lê Phương Liên - Uỷ viên Hội đồng Văn học thiếu nhi - Hội Nhà văn Việt Nam (Đối thoại mở 19/07/2023)

Dấu ấn phong cách tác giả Tống Phước Bảo qua truyện ngắn "Tràng phan"

Dấu ấn phong cách tác giả Tống Phước Bảo qua truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 23/7/2020

Lượt nghe: 2282

Lối viết để cảm xúc dạt trôi theo theo diễn biến câu chuyện của Tống Phước Bảo dễ khiến người đọc, người nghe bị cuốn theo dòng tâm trạng của nhân vật. Đó cũng là ưu thế, là đặc trưng của nhiều người viết trẻ hiện nay. Họ không còn nệ quá nhiều hoặc quá căng thẳng vào việc làm thế nào để tạo nên những trường đoạn dữ dội cho sáng tác của mình. Miễn sao nói lên được những cảm xúc cá biệt của nhân vật thì sẽ một lúc nào đó thật sự chín tới, sẽ kết nối được với những nỗi niềm của người đọc hôm nay.

Dấu ấn phong tục địa phương trong truyện ngắn Bùi Hiển trước Cách mạng

Dấu ấn phong tục địa phương trong truyện ngắn Bùi Hiển trước Cách mạng

Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2020

Lượt nghe: 656

Sinh thời, nhà văn Bùi Hiển luôn tâm niệm: “Những trang viết của tôi bao giờ cũng gắng giữ lại cái tình người ấm áp. Nó là cái gì còn lớn hơn cả tình bạn và tình yêu cộng lại. Nó đã nâng tôi sống và gắn bó những người dân vùng biển với nhau”. Thực tế, từ những truyện ngắn đầu tay, nhà văn xứ Nghệ đã bám vào hiện thực cuộc sống trên quê hương mình để sáng tác...

Đoàn Ca nhạc (nay là Nhà hát) Đài TNVN được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND

Đoàn Ca nhạc (nay là Nhà hát) Đài TNVN được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND

Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2020

Lượt nghe: 663

Năm nay, Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) kỷ niệm 75 năm ngày thành lập (7/9/1945 - 7/9/2020). Trong dịp này, Nhà hát Đài TNVN (tiền thân là Đoàn Ca nhạc Đài TNVN) vinh dự đón nhận danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân". Phóng viên Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ (Ủy viên Trung ương Đảng; Tổng Giám đốc Đài TNVN; Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương) về sự kiện ý nghĩa này. (Làn sóng nghệ thuật 01/9/2020)

Hình tượng hai cây phong trong tác phẩm "Người thầy đầu tiên"

Hình tượng hai cây phong trong tác phẩm

Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2016

Lượt nghe: 1719

Đoạn trích “Hai cây phong” trong chương trình ngữ văn lớp 8 (tập 1) được rút từ tác phẩm “Người thầy đầu tiên” của nhà văn Ai-ma-tốp. Những câu văn giàu chất thơ, mang vẻ đẹp lãng mạn và dìu dịu nỗi buồn. Ngoài nghĩa tả thực thì hình tượng hai cây phong còn mang tính biểu tượng như thế nào? Đồng thời, hai cây phong có mối liên hệ như thế nào với các nhân vật trong tác phẩm? (Văn nghệ thiếu nhi 21/11/2016)

Họa sĩ Đào Hải Phong: Người vẽ tranh phong cảnh bằng ký ức

Họa sĩ Đào Hải Phong: Người vẽ tranh phong cảnh bằng ký ức

Ngày phát hành 8:53 | 18/10/2021

Lượt nghe: 848

Họa sĩ Đào Hải Phong là một tên tuổi nổi bật của lớp họa sĩ trưởng thành trong thời kỳ đổi mới. Cùng với những họa sĩ như Đặng Xuân Hòa, Lê Thiết Cương, Đinh Ý Nhi, Hồng Việt Dũng, Đào Hải Phong đã có sự tiếp cận, học hỏi phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của các trào lưu hội họa nước ngoài, góp phần tạo nên một luồng gió mới cho hội họa Việt Nam những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ 20 với những quan điểm mới mẻ về cái đẹp. (Hành trình Sáng tạo 17/10/2021)

Họa sĩ Lê Thiết Cương: Người tiên phong theo đuổi phong cách hội họa tối giản

Họa sĩ Lê Thiết Cương: Người tiên phong theo đuổi phong cách hội họa tối giản

Ngày phát hành 13:15 | 21/2/2022

Lượt nghe: 1671

Thời kì đổi mới, trong lòng hội họa Việt Nam đã xuất hiện những yếu tố của nghệ thuật mới, những người trẻ đã tiên phong, bắc cầu mở ra một hướng đi khác trong hội họa, trong đó có họa sĩ Lê Thiết Cương. Trong chương trình Hành trình sáng tạo hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng phóng viên Phương Thúy, Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) gặp gỡ họa sĩ Lê Thiết Cương, người tiên phong theo đuổi phong cách hội họa tối giản. (Hành trình Sáng tạo 20/02/2022)

Họa sĩ trẻ: Cần định hình được cá tính và phong cách sáng tạo

Họa sĩ trẻ: Cần định hình được cá tính và phong cách sáng tạo

Ngày phát hành 9:52 | 8/3/2021

Lượt nghe: 1666

Trong xã hội thông tin, các họa sĩ trẻ có nhiều cơ hội giao lưu, kết nối, học hỏi những trào lưu sáng tác mới. Tuy vậy, bất cứ một hoạt động sáng tạo nào cũng cần nỗ lực tự thân và liệu rằng tại nước ta đã hình thành một thế hệ họa sĩ trẻ định hình được cá tính và phong cách sáng tạo? PV VOV6 trao đổi với họa sĩ Đỗ Hiệp, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nghệ sĩ Trẻ, Hội Mỹ thuật Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 03/3/2021)

Họa sỹ Đào Hải Phong tuổi thơ say mê cùng màu sắc

Họa sỹ Đào Hải Phong tuổi thơ say mê cùng màu sắc

Ngày phát hành 15:1 | 17/10/2024

Lượt nghe: 188

Họa sĩ Đào Hải Phong sinh năm 1965 tại Hà Nội. Trong hơn 30 năm lao động nghệ thuật, ông đã tổ chức hàng chục cuộc triển lãm trong và ngoài nước. Tranh của họa sĩ Đào Hải Phong nổi bật với gam màu nóng đầy rực rỡ, sống động. Ông để lại nhiều dấu ấn nhất với thể loại tranh phong cảnh cùng chất liệu sơn dầu. Họa sỹ từng có một tuổi thơ say mê vẽ tranh như thế nào? (Văn nghệ thiếu nhi 9/10/2024)

Kỹ thuật vẽ tranh phong cảnh

Kỹ thuật vẽ tranh phong cảnh

Ngày phát hành 0:0 | 22/3/2019

Lượt nghe: 1162

Một bức tranh phong cảnh cần phải có một trung tâm chú ý, một điểm nhấn, là khu vực đẹp nhất. Điểm nhấn có thể được nhấn mạnh ở vị trí của nó và bằng màu sắc, độ tương phản. Đó là một trong nhiều kỹ thuật cần biết khi vẽ tranh phong cảnh mà họa sỹ Đặng Việt Linh sẽ tư vấn cho chúng mình qua chương trình này... (Văn nghệ thiếu nhi 13/03/2019)

Minh họa báo Thiếu niên Tiền phong: Câu chuyện của họa sĩ Lê Tiến Vượng

Minh họa báo Thiếu niên Tiền phong: Câu chuyện của họa sĩ Lê Tiến Vượng

Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2018

Lượt nghe: 1478

Hẳn là, Báo Thiếu niên Tiền phong đã trở thành người bạn thân thiết với nhiều thế hệ độc giả. Vậy các em có nhớ những hình ảnh minh họa ngộ nghĩnh, dễ thương "rất thiếu niên" mà các họa sĩ đã thể hiện trong tờ báo sinh động ấy không? Và có bạn nào còn nhớ họa sĩ Lê Tiến Vượng - tác giả của rất nhiều tác phẩm minh họa trong trang báo thân thuộc đó? "Trang nghệ thuật " số này, chúng mình cùng gặp gỡ họa sĩ Lê Tiến Vượng để nghe ông trò chuyện về công việc minh họa tại Báo Thiếu niên Tiền phong nhé! (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 03/01/2018)

Người đàn ông bán hoa phong lan

Người đàn ông bán hoa phong lan

Ngày phát hành 0:0 | 18/11/2015

Lượt nghe: 3533

"Như hoa phong lan chờ đợi.Mưa nắng không phai tàn"- câu hát như in vào số phận người đàn ông thủy chung, trọn vẹn với tình yêu đầu đời.Tìm về ký ức tình yêu, những chùm lan rừng như an ủi, vỗ về trái tim Xạ Phù - chàng trai người Mông chân thành, mộc mạc.(Đọc truyện 17/11)

Người tiên phong của dòng phim khoa học

Người tiên phong của dòng phim khoa học

Ngày phát hành 23:23 | 20/2/2022

Lượt nghe: 2265

Sau khi du học ở Đức về chuyên ngành quay phim, NSND Lương Đức đã chọn dòng phim khoa học để theo đuổi. Ông đã giành nhiều giải thưởng điện ảnh như các giải Bông sen vàng, Bông sen Bạc, Quay phim xuất sắc nhất. Năm 2012, NSND đạo diễn Lương Đức vinh dự được tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT. (Câu chuyện nghệ thuật)

Nguyễn Chánh Sắt: Người tiên phong văn xuôi quốc ngữ

Nguyễn Chánh Sắt: Người tiên phong văn xuôi quốc ngữ

Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2018

Lượt nghe: 883

Nhắc tới những cái tên nổi danh trong làng văn, làng báo Nam bộ, không thể quên Nguyễn Chánh Sắt. Ông là một dịch giả, một nhà văn xuôi với sức viết đáng nể. Ngoài sáng tác văn xuôi, Nguyễn Chánh Sắt còn được biết đến là chủ bút của tờ báo nông nghiệp “Nông Cổ Mín Đàm” một thời được đông đảo công chúng bạn đọc mến mộ (Tìm trong kho báu phát 18/10/2018)

Nguyễn Thông: Người thầy phát huy học phong Nam bộ

Nguyễn Thông: Người thầy phát huy học phong Nam bộ

Ngày phát hành 8:37 | 3/11/2022

Lượt nghe: 784

Ở khía cạnh tri thức, nhà thơ, danh sĩ Nguyễn Thông được đánh giá là một người thầy đáng kính, một người làm quản lý giáo dục có nhiều đóng góp về giáo dục ở vùng đất phương Nam. Ông là người tiếp tục phát huy học phong Nam Bộ - một truyền thống học vấn khởi đầu từ nhà giáo Võ Trường Toản, chú trọng ở nghĩa lý, chứ không trọng từ chương, đề cao đạo lý, chú trọng thực thực tiễn và vị đời. Theo PGS.TS Lê Quang Trường, vì gia cảnh nghèo, đường khoa cử lận đận, bước đầu Nguyễn Thông nhận chức Huấn đạo ở huyện Phong Phú, tỉnh An Giang, bắt đầu con đường làm quan của mình từ chức học quan ở một huyện nhỏ. Trải qua một hành trình dài, bằng chính những trải nghiệm của mình, ông không chỉ mong muốn nối dài học phong trọng thực dụng và vị đời ở Nam Bộ mà còn mong muốn được lan toả trong cả nước nhằm chấn chỉnh hiện tượng tầm chương trích cú sáo rỗng thời bấy giờ:

Nhà văn Phong Điệp “Nhẩy lên và hét”

Nhà văn Phong Điệp “Nhẩy
lên và hét”

Ngày phát hành 11:49 | 20/8/2024

Lượt nghe: 647

Hơn hai mươi năm gắn bó với văn học thiếu nhi, nhà văn Phong Điệp có nhiều tác phẩm được các em yêu thích như “Giấc mơ bay qua của sổ”, “Người của ngày hôm qua”, “Nhật ký Sẻ Đồng”. Cuốn sách “Nhẩy lên và hét” là những tâm tư, tình cảm của một cậu bé vì lý do đặc biệt mà không thể thực hiện niềm yêu thích bóng đá của mình... (Văn nghệ thiếu nhi 15/8/2024)

Nhà văn Tô Hoài - "Kiện tướng" văn chương phong tục

Nhà văn Tô Hoài -

Ngày phát hành 0:0 | 19/12/2019

Lượt nghe: 615

Trong Tự truyện “Một quãng đường”, nhà văn Tô Hoài bộc bạch: “Những sáng tác của tôi đều miêu tả tâm trạng tôi, gia đình tôi, làng tôi, mọi cái của mình quanh mình. Những nghèo đói, cùng túng, đau đớn. Phần nào nhẹ nhàng hay xót xa, hay nghịch ngợm và đá chút khinh bạc là phần nào con người và tư tưởng tiểu tư sản của tôi”. Ghi dấu ấn ở nhiều đề tài nhưng có thể nói sở trường về bối cảnh của Tô Hoài vẫn là vùng ven đô, ngoại thành Hà Nội. Trong những trang văn viết về nông thôn, cảm hứng phong tục được nhà văn thể hiện rất chân thực và sinh động...(Tìm trong kho báu phát 19/12/2019)

NSƯT, Đạo diễn Lê Nguyên Đạt - Một phong vị mới của cải lương

NSƯT, Đạo diễn Lê Nguyên Đạt - Một phong vị mới của cải lương

Ngày phát hành 10:58 | 5/8/2024

Lượt nghe: 2014

Nói đến NSƯT, đạo diễn Lê Nguyên Đạt là công chúng lại nhớ đến những vở cải lương đầy ấn tượng như: “Vương Quyền”, “Nhật thực”, “Bến nước Ngũ Bồ”, “Tổ quốc nơi cuối con đường”… Tìm tòi, sáng tạo trong từng vở diễn, Lê Nguyên Đạt mang đến cho người xem cảm giác mới lạ, hấp dẫn bởi bản thân anh muốn tạo nên dấu ấn của riêng mình. Chương trình “Hành trình sáng tạo” hôm nay hy vọng sẽ mang đến cho thính giả nhiều hơn những câu chuyện nghề của anh. (Hành trình Sáng tạo 28/7/2024)

Sa mạc đời người trong "Trở lại Hỏa Phong"

Sa mạc đời người trong

Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2020

Lượt nghe: 996

Sự sắc sảo, chính xác và giàu sức gợi trong câu từ, vốn là thế mạnh của nhà văn Tống Ngọc Hân, tiếp tục được chị thể hiện trong “Trở lại Hỏa Phong”. Câu chuyện về những thanh niên nuôi chí làm giàu trên mảnh đất quê hương nếu chỉ đi theo diễn tiến thường tình, mà thiếu đi sự đan xen về giấc mơ kỳ lạ của nhân vật chàng kỹ sư Nông nghiệp, thiết tưởng truyện ngắn này cũng sẽ khó lưu lại những dư âm trong người đọc, người nghe...(Đọc truyện đêm khuya phát 28/05/2020)

Sự tích hoa phong lan

Sự tích hoa phong lan

Ngày phát hành 0:0 | 14/5/2020

Lượt nghe: 773

Những giò phong lan trong vườn nhà vốn rất đẹp mắt rồi. Nhưng được ngắm nhìn những cụm phong lan sống hoang dã trên những thân cây trong rừng sâu thì cảm giác càng thú vị và tuyệt vời hơn. Nhưng các bé đã biết đến “Sự tích hoa phong lan” chưa? (Kể chuyện và hát ru 13/05/2020)

Tạ Vũ Phong gương mặt nhí đam mê diễn xuất

Tạ Vũ Phong gương mặt nhí đam mê diễn xuất

Ngày phát hành 16:43 | 27/2/2022

Lượt nghe: 817

Gia đình NSUT Tạ Tuấn Minh là một gia đình nghệ sĩ có nhiều đóng góp cho sân khấu kịch nói và phim truyền hình. Hai bạn nhỏ của cô chú Tuấn Minh- Thanh Hương cũng có niềm yêu thích với diễn xuất như bố mẹ. Hôm nay chúng mình sẽ gặp gỡ với cô Thanh Hường và bạn Tạ Vũ Phong- một trong hai cậu con trai của cô chú để cùng chia sẻ về niềm yêu thích diễn xuất của Vũ Phong nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 16/02/2022)

Tác giả trẻ Phạm Công: Dấn thân từ sân khấu phong trào

Tác giả trẻ Phạm Công: Dấn thân từ sân khấu phong trào

Ngày phát hành 0:0 | 19/11/2015

Lượt nghe: 1682

Trước sự thiếu vắng các tác giả trẻ kế cận nghiệp biên kịch, Hội NSSKVN đã tổ chức Trại sáng tác kịch bản ưu tiên tạo điều kiện cho các biên kịch trẻ đến với nghề. Điều đáng mừng là trại sáng tác năm nay đã thu hút được nhiều gương mặt trẻ dám dấn thân với nghề. Vậy tâm huyết và tình cảm của họ đối với nghề ra sao? Chúng ta cùng nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên Thanh Hoa với tác giả trẻ Phạm Công.

Thạch Lam-Người tiên phong viết tùy bút về món ngon Hà Nội

Thạch Lam-Người tiên phong viết tùy bút về món ngon Hà Nội

Ngày phát hành 0:0 | 20/3/2019

Lượt nghe: 944

Nhà văn Thạch Lam vẫn có tiếng trong giới viết văn về phong tục, bản sắc Hà Nội, dù ông chỉ có một tập tùy bút mỏng manh có nhan đề “Hà Nội băm sáu phố phường”. Dưới ngòi bút Thạch Lam, mỗi món ngon Hà Thành đều tỏa ra một không gian văn hóa, quây quanh người bán, người ăn, người làm món ăn, thức ăn, khung cảnh và cả thời gian đã trôi qua trên bước đi của món ăn ấy từ xưa đến nay...(Tìm trong kho báu phát 21/3/2019)

Thế Lữ: Người tiên phong viết truyện kinh dị ở nước ta

Thế Lữ: Người tiên phong viết truyện kinh dị ở nước ta

Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2019

Lượt nghe: 1085

Nhiều người yêu văn chương đều biết, ngoài việc đóng vai trò tiên phong trong phong trào Thơ Mới và có những thi phẩm để đời như “Nhớ rừng” hay “Tiếng sáo thiên thai”, nhà thơ Thế Lữ còn viết văn xuôi. Ở địa hạt này, ông thể hiện năng lượng viết dồi dào khi khẳng định bút lực trên nhiều thể tài như truyện trinh thám, truyện lãng mạn đường rừng, truyện đời thường và truyện kinh dị...(Tìm trong kho báu phát 04/04/2019)

Thiết kế phong bao - trao may mắn

Thiết kế phong bao - trao may mắn

Ngày phát hành 0:0 | 4/2/2020

Lượt nghe: 468

Có rất nhiều phong tục của Tết cổ truyền đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. Với chúng mình thì các bạn hồ hởi, háo hức nhất với điều gì? Hẳn là thích nhất khi được mừng tuổi rồi. Và những phong bao mừng tuổi ấy, nếu mình tự tay thiết kế để tặng người thân và bạn bè thì cũng vô cùng thú vị đấy. (Văn nghệ thiếu nhi 29/01/2020)

Thơ Ngô Văn Phú: Còn đó những vụ mùa phong thu, bát ngát

Thơ Ngô Văn Phú: Còn đó những vụ mùa phong thu, bát ngát

Ngày phát hành 11:4 | 28/10/2022

Lượt nghe: 904

Một đời người, đời thơ lặng lẽ với nhiều nỗi niềm đã được nhà thơ Ngô Văn Phú thể hiện gần như trọn vẹn trong các sáng tác của ông. Qua cảm nhận thơ và những tư liệu ghi lại của BTV VOV6, mời các bạn cùng ngẫm nghĩ về “những vụ mùa phong thu, bát ngát” trong thơ Ngô Văn Phú:

Thơ Nguyễn Thành Phong: Dằng dặc những nỗi đời

Thơ Nguyễn Thành Phong: Dằng dặc những nỗi đời

Ngày phát hành 10:46 | 2/8/2021

Lượt nghe: 1259

10 năm như tự nhận “Đã đủ nhiều trải nghiệm, lắm niềm vui, cũng không ít cay đắng, nhọc nhằn”, sau không ít thúc giục của bạn bè, đồng nghiệp và của chính nội tại bản thân, nhà thơ Nguyễn Thành Phong đã xuất bản tập thơ “Đêm ngồi ngã ba sông”. Đây là một tập thơ đặc biệt đối với nhà thơ Nguyễn Thành Phong. Bởi như ông đã tâm sự đã biết bao lấn cấn, nghi ngại vì đó là “tập thơ không giống như các tập thơ vô lo nghĩ trước đây”.

Truyên ngắn "Chuyện Nguyên Phong": Khúc ca bi tráng trầm hùng

Truyên ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 3/5/2017

Lượt nghe: 6480

Câu chuyện bắt đầu từ tích xưa, chuyện Nguyên Phong - là chiến công hiển hách của quân dân Đại Việt trong cuộc chiến chống giặc Nguyên Mông, đến câu chuyện thời hiện đại, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là truyền thống đánh giặc giữ nước của nhân dân ta, không chịu khuất phục cúi đầu trước bất cứ một thế lực ngoại bang nào. Tác phẩm là một bản hùng ca của lòng yêu nước, lòng yêu hòa bình.( Đọc truyện đêm khuya 27/4/2017)

Xé giấy theo phong cách Van Gogh

Xé giấy theo phong cách Van Gogh

Ngày phát hành 0:0 | 11/4/2019

Lượt nghe: 988

Ở trang nghệ thuật” số trước đã chia sẻ với các em về buổi giao lưu “Hội họa Van Gogh : Chất liệu của tương lai”. Buổi hôm nay, chúng mình có thêm một trải nghiệm thú vị khác, đó là “Xé giấy theo phong cách Van Gogh”. Xé giấy để tạo ra những bức tranh lạ mắt, rực rỡ... (Văn nghệ thiếu nhi 10/04/2019)

Xin chữ đầu xuân: Một phong tục đẹp ngày Tết

Xin chữ đầu xuân: Một phong tục đẹp ngày Tết

Ngày phát hành 0:0 | 3/2/2019

Lượt nghe: 1283

Xin chữ đầu năm là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người dân mỗi độ Tết đến Xuân về. (Làn sóng nghệ thuật 01/02/2019)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya