Ngày phát hành 10:24 | 17/6/2021
Lượt nghe: 1090
Sinh ra nhằm buổi giao thời, nền Tây học lên ngôi, Nho học tàn lụi, là một người thiết tha với các giá trị văn hóa truyền thống, nhà thơ Tú Xương không khỏi ngậm ngùi. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay, chúng ta cùng đi sâu vào tâm thế, cảm xúc của ông Tú Thành Nam trong những vần thơ thể hiện cái nhìn không mấy thiện cảm vào chữ Quốc ngữ. Qua những thi liệu dân gian được nhà thơ Tú Xương sử dụng trong sáng tác Quốc âm, một lần nữa càng cho thấy tấm lòng của ông với bản sắc dân tộc.
Ngày phát hành 0:0 | 29/4/2020
Lượt nghe: 769
Quý vị và các bạn thân mến!
Trong kỳ một của vệt bài “Chữ Việt Nam song song 4.0” - Xác nhận bản quyền có đồng nghĩa xác nhận giá trị khoa học?”, chúng tôi đã ghi nhận những ý kiến nhiều chiều xung quanh đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ của hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình. Cũng từ đây, chúng ta có thêm cơ hội nhìn lại những những đặc trưng của ngôn ngữ, chữ viết tiếng Việt hiện hành. Từ đó biết trân quý hơn giá trị di sản có tính thực tiễn cao, soi chiếu một cách tường minh hơn vào các cải tiến từ nguyên bản gốc. Phóng sự kỳ 2 của phóng viên Võ Hà, có nhan đề “Cải cách, cải tiến chữ Quốc ngữ: Vẫn luôn là câu chuyện của thực tiễn đời sống”.
Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2018
Lượt nghe: 883
Nhắc tới những cái tên nổi danh trong làng văn, làng báo Nam bộ, không thể quên Nguyễn Chánh Sắt. Ông là một dịch giả, một nhà văn xuôi với sức viết đáng nể. Ngoài sáng tác văn xuôi, Nguyễn Chánh Sắt còn được biết đến là chủ bút của tờ báo nông nghiệp “Nông Cổ Mín Đàm” một thời được đông đảo công chúng bạn đọc mến mộ (Tìm trong kho báu phát 18/10/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 3/6/2020
Lượt nghe: 982
Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện rõ ràng nhiều tư tưởng của Kinh Dịch, nên được gọi là Dịch lý, biểu đạt qua ba trạng thái bản chất là giao dịch, biến dịch và bất dịch. Trong đó, trạng thái bất dịch chỉ các qui luật với tính chất thường hằng vĩnh cửu của nó, là sự vận động không đầu không cuối, trong tính quy luật vĩnh viễn của tạo hóa. Trạng thái ấy còn có tên gọi là thiên lý – Tức chỉ nguyên lý của vũ trụ...
Ngày phát hành 16:18 | 27/1/2021
Lượt nghe: 1519
Như chúng ta đã biết, tác phẩm “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du với những giá trị nhân văn và thời đại lớn lao đã song hành cùng dân tộc qua nhiều biến động lịch sử. Trước năm 1975, những hoạt động sôi nổi kỷ niệm tác giả “Truyện Kiều” do các học giả miền Bắc khởi xướng đã truyền sức nóng tới người làm văn, làm báo ở Nam bộ. Từ đó, trên báo chí văn nghệ miền Nam đã luận bàn dài kỳ, sôi nổi về kiệt tác Quốc âm của nền văn học dân tộc