Hệ thống tìm thấy 9 kết quả
Ngày phát hành 19:55 | 27/12/2023
Lượt nghe: 1105
Nguyễn Tuân là một cây bút tài hoa, uyên bác vào hàng bậc nhất của văn học hiện đại Việt Nam. Chất tài hoa của ông được thể hiện trong việc dựng người, dựng cảnh; trong việc biến hóa các ngôn từ nghệ thuật; trong những trường so sánh, liên tưởng bất ngờ, thú vị với hình ảnh sống động gợi cảm mà "Người lái đò sông Đà" là một ví dụ tiêu biểu. (Văn nghệ thiếu nhi 25/12/2023)
Ngày phát hành 22:20 | 2/1/2024
Lượt nghe: 807
Trong chương trình tuần trước, chúng mình đã nghe đoạn trích mở đầu miêu tả về con sông Đà hung bạo nhưng rất đỗi trữ tình, nên thơ trong thiên tùy bút “Người lái đò sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân. Đặc tả con sông Đà với những nét tính cách như con người mới thấy được sự tài hoa, uyên bác của nhà văn trong việc tạo hình, biến hóa ngôn ngữ hết sức linh hoạt, sống động... (Văn nghệ thiếu nhi 01/01/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 14/1/2020
Lượt nghe: 1541
Nhân kỷ niệm một năm ngày mất nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, NXB Văn học giới thiệu với độc giả một tuyển tập gồm 3 cuốn (thơ, văn xuôi, nhạc, phê bình tiểu luận...). Ông đã được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2012 cho tập thơ “Đồng dao cho người lớn” và trường ca “Con đường của những vì sao” (Trường ca Đồng Lộc). (Điểm hẹn văn nghệ 04/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 17/11/2020
Lượt nghe: 1156
Nghệ sĩ piano Nguyễn Huy Phương sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, được học tập, rèn luyện bài bản, anh là một người chơi đàn với kĩ thuật cao và đầy năng lượng. (Hành trình Sáng tạo 15/11/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 14/1/2019
Lượt nghe: 935
Với thơ ca đương đại, Nguyễn Trọng Tạo đã ghi dấu ấn đậm nét bằng những tập thơ như “Đồng dao cho người lớn”, “Nương thân”, “Thế giới không còn trắng”, “Con đường của những vì sao”; hai tập trường ca “Đồng Lộc” và “Biển mặn”… Còn trong âm nhạc, Nguyễn Trọng Tạo được đông đảo công chúng mến mộ thông qua các ca khúc “Làng quan họ quê tôi” (phổ thơ Nguyễn Phan Hách), “Khúc hát sông quê” (phổ thơ Lê Huy Mậu). Nhiều bài thơ của ông được các nhạc sĩ phổ nhạc như “Một dại khờ, một tôi” (nhạc sĩ Phú Quang), “Cỏ và mưa” (nhạc sĩ Giáng Son), “Câu hát quê hương” (nhạc sĩ Hồ Hữu Thới)…(Điểm hẹn văn nghệ 12/01/2019)
Ngày phát hành 11:10 | 19/8/2021
Lượt nghe: 980
Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 là thời kỳ nở rộ của những truyện thơ Nôm có mô – típ tài tử - giai nhân. Đáng kể có thể nhắc tới các tác phẩm mượn tích Trung Quốc như “Truyện Kiều”, “Hoa Tiên”, “Nhị độ mai”. Ở mảng truyện thơ Nôm sáng tác, một trong những tác phẩm tiêu biểu và ra đời sớm nhất là “Sơ kính tân trang” của danh sĩ Phạm Thái. Ông cũng là tác giả của những bài phú, thơ Nôm ngẫu cảm viết bằng thể thơ Đường luật, lục bát, song thất lục bát. Căn cứ vào giá trị nội dung và nghệ thuật thơ Quốc âm của Phạm Thái, chương trình “Tìm trong kho báu” góp thêm một cách nhìn vào di sản trước tác của ông.
Ngày phát hành 0:0 | 10/7/2019
Lượt nghe: 1246
Giữa muôn ngả rẽ của tư tưởng văn chương buổi giao thời, ngay từ đầu nhà văn Nguyễn Công Hoan đã dứt khoát hướng ngòi bút của mình đứng về phía người dân lao động bị áp bức. Ông là người đã đặt những viên gạch đầu tiên xây đắp nền móng cho nền văn xuôi hiện thực phê phán. Theo Giáo sư Phan Cự Đệ, tác phẩm Nguyễn Công Hoan là bức tranh sống động về những cảnh ngộ, con người trong chế độ cũ...(Tìm trong kho báu phát 11/7/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 23/11/2020
Lượt nghe: 2221
Mấy chục năm hoạt động nghệ thuật, họa sĩ Phạm Kim Bình vẫn luôn chung thủy với lối vẽ trực họa phong cảnh và hoa. Bên cạnh công việc sáng tác, họa sĩ Phạm Kim Bình còn đảm nhận cương vị Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội. Chị đã cùng Ban Chấp hành Hội tổ chức nhiều cuộc triển lãm và các trại sáng tác thường niên, các chuyến đi thực tế cho hội viên ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. (Câu chuyện nghệ thuật 06/11/2020)
Ngày phát hành 10:41 | 23/2/2022
Lượt nghe: 1153
Nhắc đến Lãng Thanh là nhắc đến một gương mặt thơ đặc biệt nổi lên trong thập niên đầu của thế kỷ 21. Chỉ với 14 bài thơ trong tập Hoa, tác phẩm của anh đã chỉnh phục nhiều độc giả bởi ngôn ngữ và hình tượng độc đáo, những liên tưởng lạ lùng trong một cảm quan về thế giới theo cách riêng của anh. Năm 2022, nhân dịp tròn 20 năm Lãng Thanh đi xa, chương trình Đôi bạn văn chương xin dành một cuộc trò chuyện để tưởng nhớ người thi sĩ tài hoa bạc mệnh với tên gọi: Thi sĩ Lãng Thanh – Tài hoa ở lại