Hệ thống tìm thấy 6 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 10/5/2019
Lượt nghe: 816
Hình ảnh Mùa cóimang tính biểu tượng, trở đi trở lại ám ảnh, vừa là tình yêu vừa là nỗi đau. Ở cái tuổi nhạy cảm, những buồn đau không rõ gọi tên. Mùa cói - Nơi nhân vật “tôi” dành trọn tình yêu thương, song cũng là nơi đã gây cho nhân vật nỗi đau cả tuổi thơ bé. Mùa cói đã cướp đi người bố , mùa cói đưa người đàn ông lạ chinh phục mẹ...(Đọc truyện đêm khuya phát 09/05/2019)
Ngày phát hành 8:46 | 3/4/2024
Lượt nghe: 859
Gia đình Diễm bàng hoàng nghe báo tin thiếu úy Trần Văn Tâm đã tử trận. Trang người yêu của Tâm gần như hóa điên vì trong một thời gian ngắn cô phải chịu tang cha, mẹ và giờ là người yêu. Nghe người lính báo tử kể lại trận chiến ác liệt mà Tâm đã tham gia tại vùng Đức Dục, Sơn nhớ lại hồi xưa anh Hai cũng từng bị thương vì chiến đấu. Anh Ba bí mật về nhà gửi cho anh Hai một số thuốc để chữa trị. Dù hai anh em ở hai bên chiến tuyến nhưng họ vẫn còn sự gắn kết của tình thân. Ngay sau khi chữa lành vết thương ở chân, anh Hai đã trở lại rừng để chiến đấu cùng đồng đội. Trong thời gian Diễm đau buồn nhất, Sơn luôn bên cạnh an ủi cô nhỡ đâu người lính chết trận không phải là Tâm. Để biết Diễm có vượt qua nỗi đau mất anh trai hay không và mối quan hệ giữa cô với Sơn, Thành ra sao, mời quý vị và các bạn theo dõi tiếp tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” của nhà văn Nguyễn Một. Tác phẩm vừa dành giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2023, qua giọng đọc NSUT Việt Hùng.
Ngày phát hành 14:56 | 16/11/2023
Lượt nghe: 1313
Các bạn thân mến, một gia đình thường có cha mẹ là chỗ dựa vững chắc cho con cái. Nhưng gia đình của nhân vật chính trong truyện là cậu bé Flury, 10 tuổi thì không được đầy đủ như vậy. Trong cả câu chuyện chúng ta không hề thấy hình bóng của người cha, mà chỉ thấy có hai mẹ con Flury. Chính vì vậy, khi mẹ bị ốm thì bỗng cậu bé 10 tuổi trở thành trụ cột trong gia đình. Mẹ ốm, cậu phải xin nghỉ học để ở nhà chăm sóc mẹ, cậu lo nấu nướng cho mẹ ăn, đi mua thuốc cho mẹ, nhờ người mời bác sĩ đến khám cho mẹ. Với một cậu bé đang ở tuổi ăn tuổi chơi bỗng phải làm mọi việc nhà lại còn chăm sóc mẹ ốm khiến cậu bối rối, lo lắng. Cậu bé không biết tâm sự, chia sẻ, hỏi ai mình phải làm gì cho đúng, làm thế nào để mẹ nhanh khỏi bệnh khi không có nhiều tiền…. Tất cả khó khăn, công việc bỗng nhiên đổ lên đôi vai nhỏ bé khi người mẹ bị bệnh. Cuối cùng dường như nhờ phép màu nhiệm nào đó hay nhờ sự cố gắng của Flury mà người mẹ đã khỏi bệnh. Truyện ngắn là câu chuyện về cuộc sống bình thường của một gia đình nghèo khi người mẹ đổ bệnh. Truyện không có những mâu thuẫn hay sự kiện to lớn mà đi vào những chi tiết sinh hoạt hàng ngày quen thuộc mà ai cũng có thể gặp. Những suy nghĩ, lo lắng, cảm xúc của một cậu bé khi bỗng nhiên trở thành trụ cột lo lắng mọi việc trong gia đình. Dù đã cố gắng nhưng cuối cùng cậu vẫn chỉ là một đứa trẻ 10 tuổi ham vui, ham chơi. Cậu đi một đoạn đường xa để mua thuốc ho cho mẹ nhưng rồi mải vui cùng cô bé cậu lại uống hết chai thuốc đó. Lo lắng, sợ hãi trước sai lầm của mình khiến chính cậu lại đổ bệnh khiến mẹ phải chăm sóc. Một câu chuyện giản dị về cuộc sống hàng ngày thể hiện tình cảm yêu thương của người thân trong gia đình. Truyện ngắn giúp chún ta hiểu được tình yêu thương, sự quan tâm châm sóc là điều quan trọng nhất của một trụ cột trong gia đình.
Ngày phát hành 9:34 | 21/5/2021
Lượt nghe: 623
Sự đổi thay chóng mặt của nhiều làng quê đã cho thấy sức hút, sức phủ sóng tốc độ của các tiện nghi và lối sống hiện đại. Thế nhưng vẫn có những người nông dân “ngược pha” khỏi làn sóng đồng đều đó. Họ vẫn sống một cuộc đời với những thói quen, công việc thời quá khứ, trong khi thôn xóm đã khác xưa. Họ không hiểu vì sao bản thân trở nên kỳ cục khi chẳng làm gì nên tội, khi chẳng thể nào xoay chuyển, hòa mình hội nhập cái đời sống mới đầy kỳ thú mà cộng đồng, những người thân đang tận hưởng. Bỗng dưng họ trở thành kẻ quê kệch, mặc cảm, lủi thủi với những niềm riêng khó tỏ. Người nông dân “lành như đất” trong truyện ngắn “Nắng ở cuối cùng sông” của Hoàng Anh Linh rơi vào trạng thái lạc lõng ấy. Nhưng ông còn có hi vọng để mà mong đợi. Đó là người em trai trí thức vẫn còn nhớ đến người anh lam lũ ở quê nghèo. Ký ức và hiện tại đan xen trong mớ bòng bong tâm trạng của người nông dân có lúc đã gắng gỏi để theo kịp xu thế, thời đại nhưng chỉ nhận lại sự ê chề, kiệt quệ. Điểm sáng trong câu chuyện là dù còn đó những khúc mắc, khoảng cách về lối sống, lối suy nghĩ nhưng tình thân vẫn là điều còn lại. Chính tình thân đã gắn kết hai con người cùng dòng máu, dẫu dòng đời xô dạt – Như ánh nắng cuối chiều lấp lánh cả dòng sông. Tập trung khắc họa niềm thương yêu khôn tả ấy, tác giả Hoàng Anh Linh dường như đã bỏ qua phần nào những mối quan hệ chằng chéo cần có trong cuộc đời cá nhân hai nhân vật chính. Thành ra truyện chỉ dừng lại ở lát cắt đặc tả - Người đọc, người nghe vẫn còn mong đợi những nhân vật, tình huống xúc tác sinh động cho một hình hài truyện ngắn hoàn chỉnh. (Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 10/12/2018
Lượt nghe: 973
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng cho thấy khả năng thổi hồn cho một câu chuyện thoạt tiên ngỡ chẳng có gì mới mẻ. Quan trọng hơn cả là chị còn làm được một điều không dễ, đó là khiến mỗi chúng ta không thể dửng dưng trước ngang trái, bi kịch tình thân, thực tế đang diễn ra quá nhiều trong các gia đình, dòng họ, nhiều đến mức ta cũng cảm thấy thường tình. Khi người đọc, người nghe cảm thấy phẫn nộ, thấy xót xa, đồng nghĩa với việc ngòi bút tác giả đã thành công...(Đọc truyện đêm khuya phát 10/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 12/6/2018
Lượt nghe: 983
Một trong những chủ đề được nhiều cây bút khai thác: viết về gia đình và những người thân yêu. Điều này cũng là hợp lý bởi từ các mối quan hệ giữa ông bà, cha mẹ, các anh chị em trong gia đình sẽ dần hình thành nên tính cách của mỗi người. Những tình cảm ấm áp của người thân yêu sẽ giúp chúng ta dần vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh. Truyện ngắn “Cõng em qua nỗi buồn” của Nguyễn Châu Anh (Trường Trung học cơ sở Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) viết về trường hợp đặc biệt của hai anh em khi người thân không còn. Truyện là một nốt nhạc trầm nhưng lại có tiếng ngân sâu lắng. Tiếng ngân ấy chính là sợi dây tình cảm gắn kết giữa các anh chị em trong một gia đình. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 12/06/2018)