Hệ thống tìm thấy 37 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2018
Lượt nghe: 2617
Mèo con được chị Bống đem về nuôi cùng gia đình, chú ta vui lắm nhưng còn nhiều bỡ ngỡ. Mèo gặp bao nhiêu là rắc rồi, nào là con hổ mang ác độc, lũ chuột nhắt phá hoại bồ thóc của nhà chủ... Mèo con phải làm gì để đánh đuổi chúng đi? Nhờ mưu trí và lòng dũng cảm, mèo con đã đánh thắng hổ mang cứu đàn gà cho chị Bống? (VOV6 Kể chuyện và hát ru 13/02/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2018
Lượt nghe: 1703
Sau khi mèo con đánh thắng hổ mang, mèo con lại gặp lũ chuột nhắt phá hoại, tối nào chúng cũng phá thóc, lục nồi thức ăn của bà, mèo con ức lắm nên quyết tâm đánh đuổi lũ chuột kia. Mèo con đã chiến đấu rất dũng cảm và nhanh trí đấy các bé ạ! Cuối cùng, mèo con đã đuổi hết lũ phá hoại ấy đi. Cả nhà chị Bống vui lắm! Mèo con đón cái Tết đầu tiên trong niềm vui ấm cúng. (VOV6 Kể chuyện và hát ru 14/02/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 7/2/2020
Lượt nghe: 829
Một khi trái tim con người thay vì ngân rung niềm vui sum họp lại bị lí trí chất chứa đầy những toan tính thiệt hơn đè nghẹt, chừng đó còn mong gì đến yêu thương, gìn giữ. Cứ như vậy, họ để tuột mất những khoảnh khắc đáng ra đã nhân lên những ký ức đẹp cho mình và người thân. Từ câu chuyện tranh chấp đất đai trong truyện ngắn “Lỡ Tết”, tác giả Yên Vũ đã đánh động về lòng tham, sự lên ngôi của đồng tiền gây rối ren, chia rẽ tình thân ngay trong một gia đình gia giáo ở một làng quê vốn dĩ bình yên...(Đọc truyện đêm khuya phát 6/2/2020
Ngày phát hành 0:34 | 12/2/2024
Lượt nghe: 1649
Mở đầu truyện ngắn Mùi Tết, nhà văn Quế Hương đã tái hiện không khí chuẩn bị Tết của cộng đồng người Việt ở Úc, những cành mai giả, đào giả, chợ tràn ngập bánh chưng, bánh tét, mứt, lì xì, chiếc áo tứ thân...
Cách dẫn dắt câu chuyện tự nhiên khiến sự hiện diện của nhân vật ông già và khu vườn trở nên thật gần gũi. Những đặc sản của xứ Huế đều có trong ngôi nhà vườn của ông lão. Từ thứ cỏ Thạch Xương Bồ, cây vả, cây xoài, cây mít, mãng cầu, măng cụt đến thứ sen Tịnh Đế, bánh tráng, bát canh tập tàng . Ông lão yêu quê nhớ quê đã mang cả cái vườn Huế qua Úc, bước vào vườn của ông, cảm nhận như đã được trở về nhà, về Việt Nam vậy. Những chi tiết ông già nâng niu từng hạt giống, tìm cách mang sang Úc gieo trồng, đủ thấy người đàn ông đó yêu thiên nhiên, nhớ quê hương xứ sở đến thế nào. Hương vị quê hương, hương vị Tết còn thể hiện trong ngôn ngữ tiếng Việt, giọng điệu, từ ngữ địa phương rất đặc trưng của xứ Huế, ở tình đồng hương ấm nồng, ở trong câu chuyện, những đối thoại giữa ông lão và cô gái trẻ , ở trong những nghĩ suy của họ về Tết. Một yếu tố nữa làm nên hương vị Tết hương vị mùa Xuân chính là không gian đẫm cây cỏ, thiên nhiên. Cảm ơn nhà văn Quế Hương đã mang đến một câu chuyện ấm áp và giúp chúng ta hiểu ra một điều Tết Nguyên Đán cổ truyền chính là văn hóa tinh thần có trong tâm thức mỗi người con đất Việt. Dù đi đâu, ở đâu người Việt vẫn có Tết. Đó cũng là cách để những người con xa xứ lưu giữ hồn Việt, bày tỏ nỗi nhớ, tình yêu quê hương đất nước của mình. (Lời bình của BTV Tuyết Mai)
Ngày phát hành 9:49 | 20/5/2021
Lượt nghe: 608
Bắt nguồn từ một thói quen đã thành chung thủy hơn nửa đời người, “Tắm Tết” mở ra khung cảnh tâm hồn thành tâm, chân quê và cũng rất đỗi dịu dàng, nữ tính của nhân vật “Dứa” – Người phụ nữ quá lứa lỡ thì tưởng đã trở nên thô ráp, dạn dày, chai sạn giữa dòng đời. Vì tình duyên lở dở, vì bộn bề mưu sinh, là người gắn bó với quê đến tận cùng gan ruột, chị cũng đành dằn lòng nhớ thương gửi lại – Và gợi nhớ về gốc gác bản xứ mỗi năm một lần trong cuộc tẩy trần tiễn năm cũ, đón năm mới. Nhà văn Nguyễn Hiệp đã kỳ công cả về mặt câu từ lẫn cảm xúc khi kể lại cặn kẽ màn gột rửa vừa trần tục vừa thanh sạch, thiêng liêng ấy. Đó là khi con người rũ bỏ hết tất thảy những ngổn ngang giăng mắc để hoàn toàn thả lỏng tận hưởng một mùi hương xưa cũ thấm dần vào trong từng tế bào sự sống. Với người phụ nữ đã nếm trải cả hạnh phúc lẫn tột cùng khổ đau của tình yêu như nhân vật “Dứa” – “Tắm Tết” có lẽ là những giờ khắc thảnh thơi, đẹp đẽ, hiếm hoi trong cả một năm dài không bờ không bến. Chị được mường tượng lại hình bóng của má, của người thương một thời – Những ký ức xa xôi, chạm vào là rạo rực và cả nhói đau – Giờ khắc ấy hết thảy được thứ tha. Sống dậy cảm xúc với quê nhà qua một mùi hương, một thói quen đã thành nghi lễ cá nhân, giá như xen kẽ vào đó câu chuyện hay khúc ngoặt về đoạn đời hiện tại của nhân vật, và kết lại vẫn bằng cuộc “Tắm Tết” thường niên – Có lẽ truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Hiệp sẽ vượt qua giới hạn tản mạn, trưởng thành hơn trong vóc dạc một truyện ngắn dày dặn cảm xúc. (Loi binh cua BTV Vo Ha)
Ngày phát hành 16:3 | 2/2/2024
Lượt nghe: 1584
Phù sa châu thổ miệt chín nhánh sông ám gợi bao trùm câu chuyện, vẽ lên thân phận nhân vật và lắng xuống thành nỗi niềm buồn thương da diết. Tuy vậy không hề bi lụy hoặc nặng nề mà ở đó, phía sau những thắt thẻo ruột gan, người đọc người nghe luôn thấy thứ ánh sáng ấm áp tình người và một năng lượng sống tích cực được truyền tải mạnh mẽ trong câu chữ. Trong truyện ngắn “Ngọt như gió Tết”, Tống Phước Bảo khéo léo đem bản vọng cổ với hành trình của một anh nghệ sĩ từ con sông Cố Giang lan xa đến tận nước ngoài. Cả một vùng sông nước Cửu Long hiện lên bàn bạc qua lời kể của đứa cháu. Góc nhìn của người trẻ hiện nay với những thế hệ đi trước thông qua cuộc sống, cách sống và lựa chọn hạnh phúc của cuộc đời. Chuyện của ngoại, chuyện của cậu, chuyện của dì hay của ba má được nhân vật thể hiện thông qua những sự phân tích tâm lý cực kì dạt dào cảm xúc. Chuyện cũ nhưng luôn đong đầy trong tâm thức người trẻ một nỗi thao thiết giữa thời đại. Hạnh phúc là gì khi chúng ta lớn lên và rời xa nguồn cội của chính mình? Đi là để trở về, là để thấu hiểu và thêm thương cho những mùa sum vầy thiếu vắng. Chọn thời điểm là Tết để kể một câu chuyện gia đình, nhưng lồng vào đó là một thông điệp về sự đoàn viên như một truyền thống của dân tộc mỗi độ xuân về năm hết. Lấy câu vọng cổ để nhắc nhớ những đứa con Việt dù đi bất cứ nơi nào chỉ cần nằm nghe câu xề rớt xuống là lòng dạ chợt bời bời nhớ quê. Còn nhớ quê hương nguồn cội có nghĩa là trái tim mình vẫn còn nhịp đập cho ngày về. Về để thấy nơi nào cũng chỉ là để ở, chỉ có quê là nơi phải về. Cái tinh tế của Tống Phước Bảo là giọng văn mượt mà như một dòng sông uốn lượn men theo kí ức vỗ lòng người đọc, người nghe. Cứ vậy mà câu chữ của Tống Phước Bảo dẫn dắt chúng ta lang thang từ kí ức đến hiện tại. Câu vọng cổ nối liền hai miền thời gian và rơi đúng mùa Tết. Kết truyện bằng một câu vọng cổ, hệt như người nghệ sĩ xuống xề và người nghe vỗ tay rần rần bên dưới. Hẳn là người đọc, người nghe thưởng thức xong truyện chợt mỉm cười bởi Tết đã nở trong lòng mình tự bao giờ….(Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 14:36 | 7/2/2024
Lượt nghe: 678
Sắp đến Tết rồi. Hẳn là trong ký ức của các bạn, Tết luôn gợi sự ấm cúng, đoàn viên, các bạn được quần áo mới, đi chơi, được nhận lì xì đầu năm, được ông bà, bố mẹ quan tâm nhiều hơn. Chúng mình cùng viết một bài văn cảm nghĩ về Tết của riêng mình, các bạn nhé! (Văn nghệ thiếu 29/01/2024)
Ngày phát hành 15:37 | 15/2/2024
Lượt nghe: 1982
Từ xa xưa, trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam ta, bên cạnh tên gọi quen thuộc là Tết ta, Tết Cổ truyền, Tết Âm lịch, Tết Nguyên đán còn được gọi là Tết Cả, mở đầu một năm mới khoảnh khắc giao thoa đất trời có ý nghĩa vô cùng linh thiêng. Bởi thế mà kho tàng ca dao của dân tộc ta có rất nhiều câu ca nói về ngày Tết.
Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2019
Lượt nghe: 786
Tết là khoảng thời gian lý tưởng để các nhà làm phim đầu tư cho các bộ phim. Phim Tết năm nay đa dạng về thể loại, đề tài phục vụ nhu cầu giải trí của khán giả. (Làn sóng nghệ thuật 01/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 3/9/2019
Lượt nghe: 977
Đêm rằm Trung thu, chúng mình cảm thấy như mặt trăng to hơn, sáng hơn mọi khi, chú Cuội cũng như muốn xuống chơi Trung Thu cùng mọi người. Trong những vần thơ, trang viết và các hoạt động văn hóa nghệ thuật ngày Trung Thu không thể thiếu hình ảnh chú Cuội. Bây giờ, chúng mình cùng gặp gỡ và trò chuyện với nhà văn Lê Phương Liên về chú Cuội trong ngày Tết trung thu nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 29/08/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 22/1/2020
Lượt nghe: 602
Tết Nguyên Đán đã cận kề rồi. Hẳn là ngôi nhà của chúng ta đã dọn dẹp trang trí tươm tất. Các bạn nghĩ sao nếu chúng ta tự vẽ một bức tranh bao gồm mâm ngũ quả và hoa đào rực rỡ để đón Tết nhỉ! (Văn nghệ thiếu nhi 22/01/2020)
Ngày phát hành 12:15 | 14/2/2021
Lượt nghe: 370
Sự kiện “Tết về Ngoại thương” là hoạt động thường niên của các anh chị sinh viên trường Đại học Ngoại thương. Đây là một sân chơi lý thú, đề cao giá trị truyền thống, giá trị gia đình trong nhịp sống hối hả hôm nay. Tết, là sự trở về của mỗi người, trong yêu thương, ấm áp... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 09/02/2021)
Ngày phát hành 21:28 | 15/9/2021
Lượt nghe: 610
Chị cử Sắc qua đời. Bà con hàng xóm ngỏ ý muốn đón anh em Côn về ở với gia đình họ. Nhưng Côn đã không đến nhà ai vì sợ làm phiền họ khi ngày Tết đã cận kề. Những đêm đầu tiên không có mẹ, bé Nhuận gào khóc rất nhiều. Phần vì đói sữa, phần vì em đang bị tiêu chảy nên sức khỏe rất yếu... (Văn nghệ thiếu nhi 12/09/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 6/2/2020
Lượt nghe: 555
Minh Thi đã nhận lời đề nghị của vị giám khảo. Cô bắt đầu tham gia hành trình truyền thông điệp phòng chống tệ nạn ma túy học đường. Cùng với guồng quay bận rộn của nhóm bạn thì Tết cũng đã cận kề. Người người, nhà nhà tấp nập sắm Tết. Không khí chợ Tết rộn ràng hơn hẳn khi giá cà phê có dấu hiệu tăng... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 63 - Văn nghệ thiếu nhi 02/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 1/10/2019
Lượt nghe: 704
Tết đến nơi rồi. Bạn nào cũng háo hức muốn về nhà. Đêm đêm, sau khi học bài xong, cả bọn ngồi trước sân, hít hà mùi mứt thơm từ hàng xóm bay sang mà đứa nào cũng rộn ràng, náo nức. Biết các bạn muốn về quê đón Tết càng nhanh càng tốt, Hoài càng hiểu hơn tâm trạng của những đứa con xa nhà trọ học... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi mười hai)
Ngày phát hành 0:0 | 29/1/2018
Lượt nghe: 963
Tết Nguyên Đán đang tới rất gần, các em đã được tham gia nhiều hoạt động đón Tết chưa nào? Nhất là những hoạt động nghệ thuật bổ ích nữa chứ! Chuyên mục "Trang nghệ thuật" của chương trình Văn nghệ thiếu nhi số này muốn giới thiệu tới chúng mình một hoạt động đón xuân mới vô cùng thú vị có tên là: "Em đi chơi Tết" đấy! (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 24/01/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 5/10/2017
Lượt nghe: 879
Vào mỗi dịp Trung thu, những món quà như: Đèn Ông Sao, Đèn Lồng, Đèn Kéo Quân, Mặt Nạ hay Tò He... thật tuyệt với tuổi thơ chúng mình các em nhỉ? Vậy các em nghĩ sao nếu chúng mình tự tay sáng tạo những món quà ấy? (Văn nghệ thiếu nhi 04/10/2017)
Ngày phát hành 22:0 | 29/1/2024
Lượt nghe: 599
Hẳn là trong ký ức của các bạn, Tết luôn gợi sự ấm cúng, đoàn viên, các bạn được quần áo mới, đi chơi, được nhận lì xì đầu năm, được ông bà, bố mẹ quan tâm nhiều hơn. Chúng mình cùng viết một bài văn cảm nghĩ về Tết của riêng mình, các bạn nhé! Đồng hành cùng các bạn, cô Hồ Bạch Phượng (giáo viên ngữ văn trường THCS Thăng Long, Hà Nội) sẽ chia sẻ những kinh nghiệm để hỗ trợ các bạn thực hành... (Văn nghệ thiếu nhi 29/01/2024)
Ngày phát hành 20:0 | 12/2/2024
Lượt nghe: 2741
Hoa mai ngày Tết là câu chuyện dung dị về lòng nhân ái, nghĩa xóm giềng của những gia đình vốn làm nghề trồng hoa. Cách ứng xử chân thành và ấm áp của họ tạo nên sự gắn bó, lưu giữ những giá trị tốt đẹp cho thế hệ sau!
Ngày phát hành 20:0 | 13/2/2024
Lượt nghe: 1927
Tết biên cương của đôi vợ chồng trẻ là cô giáo cắm bản và chồng là bộ đội biên phòng. Lần đầu tiên cô giáo trải nghiệm cuộc sống, phong tục văn hóa đón xuân cùng đồng bào dân tộc vùng cao. Bên bếp nấu bánh chưng chiều 30 Tết, câu chuyện của đôi vợ chồng trẻ như thước phim với những hình ảnh chuyển động theo chiều dài đất nước từ Bắc đến Nam, từ miền núi xuống đồng bằng, từ đất liền ra hải đảo. Họ chính là những con thoi kết nối, gắn liền các vùng miền đất nước để Tết bản hòa cùng mùa xuân của đất trời và đất nước.
Ngày phát hành 11:47 | 19/1/2023
Lượt nghe: 233
Không khí đón Tết cổ truyền của dân tộc đang rộn ràng ở khắp nơi, từ thành phố cho tới những vùng quê xa xôi… ai ai cũng đều khẩn trương hoàn thành các công việc còn dang dở để đón mùa xuân mới đang về. Còn chúng ta đã chuẩn bị được gì để đón năm mới nhỉ? Chắc hẳn là ngoài giúp đỡ cha mẹ trong việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, thì chúng mình còn cùng với bạn bè đi mua sắm những bộ trang phục đẹp để chơi Tết, chơi xuân... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 17/01/2023)
Ngày phát hành 10:28 | 27/1/2022
Lượt nghe: 654
Không khí đón Tết cổ truyền của dân tộc đang rộn ràng ở khắp nơi, từ thành phố cho tới những vùng quê xa xôi, ai nấy đều tất bật để hoàn thành công việc còn dang dở để đón mùa xuân mới. Những hình ảnh của hiện tại và hình ảnh của những mùa xuân đã qua cùng đan dệt, ùa về trong ta với bao náo nức... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 25/01/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 17/2/2016
Lượt nghe: 1498
Sinh thời, vào thời khắc thiêng liêng đêm giao thừa chuẩn bị bước sang năm mới qua làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường gửi tới đồng bào và chiến sĩ cả nước những vần thơ chúc Tết, những vần thơ xuân. Đêm nay, giao thừa năm Bính Thân, nhóm biên tập viên Văn nghệ VOV2 mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe những bài thơ chúc Tết mang di huấn thiêng liêng của Bác Hồ muôn vàn kính yêu gửi tới nhân dân Việt Nam.
Ngày phát hành 0:0 | 28/5/2019
Lượt nghe: 1641
Ròng rã một tuần, mới sáng sớm địch liên tiếp nã các loại pháo vào đơn vị, toàn pháo hạng nặng và bắn rất chuẩn. Cuối cùng, ta phát hiện ra bọn địch nhờ căn chỉnh pháo theo tiếng gà gáy mà có thể bắn trúng đích dù ở cự ly xa. Vậy là các chiến sĩ được lệnh cắt tiết hết gà. Trận chiến giữa hai bên vẫn tiếp tục kéo dài, địch cứ dội pháo vào, ta tổ chức phản công. Chờ cho đến khi địch chán nản, pháo dần ngừng, tiểu đoàn lại cử người đi gùi đỗ và gạo. Đó là cái Tết đầu tiên những người chiến sĩ không háo hức đón chờ. (Đọc truyện dài kỳ phát 29/05/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 13/5/2019
Lượt nghe: 2286
Tết năm 1979 là một kỉ niệm vô cùng đáng nhớ. Tác giả cùng đồng đội được lệnh áp giải tù binh nữ về Rovieng, giam vào một trường học cũ. Tù binh là nữ nên bộ đội tình nguyện có phần ái ngại cho họ. Muốn chiêu đãi họ một bữa ăn đàng hoàng nhưng chính bộ đội cũng chỉ có cơm ngô với muối ...(Đọc truyện dài kỳ phát 14/05/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 21/1/2020
Lượt nghe: 410
Mới đây, nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu một ấn phẩm đặc biệt mang tựa đề “Nhâm nhi Tết” dành cho các độc giả nhí. Cuốn sách dày gần 200 trang, được in khổ vuông xinh xắn. Xen giữa các bài thơ, truyện ngắn là những hình vẽ ngộ nghĩnh với màu sắc tươi tắn gần gũi với thiên nhiên. Đây được xem là món quà tinh thần ý nghĩa dành tặng các em trong dịp Tết đến Xuân về... (Văn nghệ thiếu nhi 16/01/2019)
Ngày phát hành 7:57 | 6/2/2024
Lượt nghe: 817
Tết Nguyên đán là dịp lễ cổ truyền quan trọng của đất nước ta. Thời điểm này các Nhà xuất bản thường giới thiệu tới bạn đọc những bộ sách hay, hấp dẫn về chủ đề Tết và mùa xuân. Nhân năm mới Giáp Thìn, Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt một ấn phẩm đặc biệt có nhan đề “Nhâm nhi Tết Giáp Thìn”... (Văn nghệ thiếu nhi 01/02/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 22/1/2019
Lượt nghe: 1470
Khung cảnh ngày áp Tết thật náo nức, nhộn nhịp. Trên các con phố tấp nập người xe hay ở những miền quê xa xôi hẻo lánh thì không khí Tết cũng đã tràn ngập khắp nơi nơi. Và tất nhiên, tràn ngập không gian văn học tuổi mới lớn này... (Trang văn học tuổi mới lớn 22/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 4/2/2020
Lượt nghe: 784
Những năm gần đây, phim hài Tết đang mất dần vị thế, không chỉ ít về số lượng còn cho thấy sự nghèo nàn về nội dung, khiến nhiều người quan ngại về chất lượng những bộ phim gắn mác hài Tết. PV VOV6 trao đổi với đạo diễn Trần Bình Trọng, tác giả seri phim hài Tết ăn khách “Đại gia chân đất” và “Làng ế vợ” xung quanh vấn đề này. (Đối thoại mở 15/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 3/2/2020
Lượt nghe: 728
Trong dịp Tết Nguyên đán và những ngày đầu năm mới, các bé thường nhìn thấy hoa đào nở thắm với nhiều lớp cánh mỏng tang mềm mại như lụa, xen giữa là nhụy vàng. Loài hoa này đã giúp cho không gian của gia đình thêm tươi tắn ấm áp để đón mùa xuân mới. Nhưng các bé có biết nguồn gốc ra đời của loài hoa này không... (Kể chuyện hát ru 27/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 14/2/2015
Lượt nghe: 1213
Mỗi tập tục đều có một sự tích riêng rất thú vị. Mời các bạn cùng nghe chương trình Kể chuyện và hát ru cho bé để tìm hiểu xem vì sao lại phải cúng gà, và vì sao phải kiêng quét nhà trong ngày Tết nhé! (Kể chuyện và hát ru ngày 21+22/02)
Ngày phát hành 0:0 | 18/1/2019
Lượt nghe: 717
Cùng họa sĩ Thành Chương tìm hiểu về nét văn hóa đặc sắc tranh con giáp ngày Tết. (Làn sóng nghệ thuật 18/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 31/1/2018
Lượt nghe: 1121
Truyện viết về sự vươn lên vượt khó của Tâm khi lên thành phố học tập. Vất vả cùng những thiếu thốn nhọc nhằn nhưng Tâm không vì thế mà nản chí. Ngược lại bạn ấy đã vươn lên khẳng định mình trong học tập và trong cuộc sống. Tác phẩm có cách viết trong sáng, gieo vào lòng bạn đọc những tình cảm đẹp về tinh thần vươn lên, niềm vui ấm áp khi luôn được sự động viên khích lệ từ những người thân trong gia đình. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 30/01/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2019
Lượt nghe: 2134
Đã 50 năm trôi qua, nhạc sĩ Huy Thục vẫn còn nguyên xúc động khi nhớ lại thời khắc phổ nhạc bài thơ chúc Tết 1969 của Bác. Bên cạnh sử dụng giai điệu chèo có phần mạnh mẽ, ấn tượng, bổ trợ cho ca từ, ông dành nhiều tâm huyết với hai từ “Tiến lên” trong thơ của Bác. (Điểm hẹn văn nghệ 20/4/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 30/1/2019
Lượt nghe: 569
“Vẫn chưa đến Tết” là nhan đề truyện ngắn của tác giả Diệu Ái. Một câu chuyện cảm động về tình cảm gia đình, sự sum họp giữa ông bà, cháu con khi Tết đến xuân về. Không khí rộn ràng, vui tươi của mùa xuân cũng được thể hiện qua nhiều bài văn bài thơ khác trong chương trình này đấy... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường)
Ngày phát hành 20:0 | 10/2/2024
Lượt nghe: 2678
Những ngày giáp Tết, nhìn dòng người xuôi ngược về quê, những người cha người mẹ vẫn luôn có tâm lý mong ngóng con về. Niềm vui của ngày đoàn tụ đối với họ không hẳn là quà to quà nhỏ, mâm cao cỗ đầy mà chính là cảm giác ấm áp, yên bình khi được bên cạnh người thân! Giây phút quây quần bên nhau mọi người cùng nhớ lại những câu chuyện cũ… Từng năm tháng như được nối dài bởi niềm hạnh phúc và sự yêu thương!
Ngày phát hành 0:0 | 3/2/2019
Lượt nghe: 1283
Xin chữ đầu năm là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người dân mỗi độ Tết đến Xuân về. (Làn sóng nghệ thuật 01/02/2019)