Hệ thống tìm thấy 30 kết quả
Ngày phát hành 12:49 | 24/7/2023
Lượt nghe: 1397
Sinh ra ở Hưng Yên nhưng nhà văn Hoàng Thế Sinh gắn bó với mảnh đất Yên Bái. “Xứ mưa” đem đến cho ông nhiều nguồn cảm hứng để viết nên nhiều tác phẩm từ thơ ca, bút kí tới truyện ngắn, tiểu thuyết. Nói như nhà phê bình văn học Văn Giá: “Yên Bái, tuy không phải là quê gốc, nhưng ông đã ăn đời ở kiếp cùng xứ sở này. Văn chương của ông đi vào đời sống tinh thần của người Yên Bái theo cái cách thật thú vị. Không ít các danh xưng đã trở nên thân thuộc của đồng rừng Yên Bái lại được đi ra từ các tác phẩm của Hoàng Thế Sinh.”. Sau khi nhận Giải thưởng Văn học sông Mekong năm 2021 với tiểu thuyết “Cánh đồng Chum mùa hoa ban”, ông vẫn tiếp tục cho ra đời nhiều tác phẩm mới, gắn với “xứ mưa”. Trong đó, gần nhất là tiểu thuyết “Tằng cẩu”, do NXB Hội Nhà văn ấn hành.
Ngày phát hành 9:26 | 22/6/2021
Lượt nghe: 858
Truyện ngắn như một cuốn nhật ký cuộc đời của nhân vật tôi. Qua lời tự sự của nhân vật, cuộc đời của anh hiện lên với những điểm nhấn nhỏ nhặt nhưng nhiều xúc cảm. Đầu tiên là tình cảm với cô gái Trâm thời còn học đai học với ký ức về giọng nói kì lạ của anh Khánh. Những rung động xấu hổ khi nhân vật bị người mẫu khỏa thân trêu chọc. Rồi anh lên thành phố đi làm với những mối quen biết mới mới cuộc đời của mình. Cuộc sống của anh cứ bình lặng trôi qua ít biến động và cũng không có gì thú vị. Dường như anh là vị khách qua đường của cuộc sống sôi động này. Chỉ đến khi nhân vật tôi gặp ông cụ bên bờ sông, được nghe ông tâm sự anh mới thay đổi cái nhìn của mình về cuộc đời. Một chiếc bánh bao mà có 2 quả trứng cũng là một bất ngờ mang đến niềm vui nho nhỏ cho ông. Chính thái độ sống tích cực khiến ông nhìn thấy được niềm vui trong chiếc bánh bao đó. Tinh thần lạc quan cũng là nguồn sống giúp ông vượt qua bệnh tật hiểm nghèo. Chính cách nhìn đời của ông lão đã lan tỏa sang nhân vật tôi. Từ ngày gặp ông, anh bỗng thấy cuộc đời mình có ý nghĩa hơn, nhìn thấy nhiều niềm vui hơn. Cuộc đời là như vậy đó các bạn ạ. Cùng một sự vật, hiện tượng nhưng nếu nhìn nhận với thái độ tích cực hay tiêu cực. Chúng ta sẽ thấy sự vật hiện tượng đó không hề giống nhau. Có người giàu sang phú quý, cuộc sống không thiếu thứ gì nhưng vẫn thấy buồn bã. Nhưng có người chỉ cần một bữa cơm ngon bên người thân yêu là thấy hạnh phúc lắm rồi. Đó chính là thái độ sống, tinh thần sống mà con người nên lựa chọn để cuộc sống bình thường của mình yên vui hạnh phúc. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 16:58 | 27/2/2022
Lượt nghe: 972
Đêm thơ Nguyên tiêu ở thành phố Thái Nguyên diễn ra trong không khí thật đầm ấm. Các tiết mục đọc thơ, ngâm thơ, trình diễn thơ do các nhà thơ, các nghệ sĩ thể hiện rất phong phú, hấp dẫn. Bên cạnh đó còn có phần trình diễn của các cô giáo và các bạn học sinh. Đặc biệt sinh động là phần trình diễn thơ "Chuyện cổ tích về loài người"... (Văn nghệ thiếu nhi 23/02/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 15/5/2020
Lượt nghe: 722
Sở hữu giọng hát “khàn lạ” nhưng vẫn mượt mà khiến người nghe rưng rưng xúc động với nhiều ca khúc, đặc biệt là những ca khúc nổi tiếng về Bác như "Thăm Bến Nhà Rồng", "Lời Bác dặn trước lúc đi xa", "Bác Hồ một tình yêu bao la". Hơn 35 năm gắn bó với sự nghiệp, NSND Thái Bảo luôn nỗ lực hết mình để tạo dựng một lối hát riêng, một phong cách riêng. (Hành trình Sáng tạo 10/5/2020)
Ngày phát hành 10:49 | 23/12/2022
Lượt nghe: 854
Chàng hoàng tử có rất nhiều tham vọng trong việc thay đổi bản năng và thói quen của các con vật. Nhưng cuối cùng chàng đã thất bại, bởi mỗi con vật đều có một đặc điểm, tập tính khác nhau. Sau cùng hoàng tử và mèo thông thái có là bạn tốt của nhau hay không? (Kể chuyện và hát ru 19/12/2022)
Ngày phát hành 10:12 | 21/3/2024
Lượt nghe: 2096
TS. Trần Thị Ánh Nguyệt, Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng là một trong những đại diện quen thuộc khi nhắc tới phê bình sinh thái ở nước ta. Gần đây, cuốn sách của chị và PGS.TS Lê Lưu Oanh có nhan đề “Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái” đã được tái bản. Đây là chuyên luận được GS.TS Trần Đình Sử đánh giá là “đã cung cấp một danh sách các tác giả và tác phẩm viết về sinh thái trong văn học Việt Nam đương đại”, đồng thời “khẳng định xác thực sự có mặt của khuynh hướng văn học này”.
Ngày phát hành 23:50 | 12/10/2021
Lượt nghe: 562
Sau giờ học, Nguyễn Tất Thành thường cùng các bạn tìm hiểu về kiến trúc ở đất kinh thành. Thế rồi toàn thành chấn động trước biến cố lớn: đức vua Thành Thái bị thực dân Pháp bắt giam do phát hiện ra những hoạt động của đức vua liên kết với các tổ chức yêu nước nhằm lật đổ sự đô hộ của người Pháp trên đất An Nam... (Văn nghệ thiếu nhi 09/10/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 12/6/2020
Lượt nghe: 869
Họa sĩ Vũ Thái Bình đến với giấy dó như một cơ duyên, như không thể khác. Với anh, loại chất liệu này là một nỗi mê đắm lạ thường. (Hành trình Sáng tạo 07/06/2020)
Ngày phát hành 11:20 | 24/10/2021
Lượt nghe: 498
Với thông điệp “Ai ở đâu sáng tác ở đấy”, Hội trại điêu khắc 30 + lần thứ hai được tổ chức online. Tuy quy mô của Hội trại nhỏ hơn lần thứ nhất vì diễn ra trong điều kiện và hoàn cảnh đặc biệt do dịch bệnh Covid-19 nhưng cho thấy tình yêu dành cho nghệ thuật và quyết tâm vượt qua khó khăn của các thành viên tham dự Hội trại. (Làn sóng nghệ thuật 15/10/2021)
Ngày phát hành 11:7 | 7/12/2022
Lượt nghe: 785
Không chỉ dừng lại ở màn ảnh nhỏ, các nhân vật quen thuộc của hoạt hình đã bước ra đời sống thực với sự đa dạng và gần gũi. Đó cũng chính là mục tiêu xây dựng hệ sinh thái hoạt hình mà các nhà sản xuất, những người sáng tạo trong lĩnh vực nội dung số nước ta đang hướng đến. Chúng ta có quyền kì vọng vào đội ngũ sáng tạo trẻ, bởi sau thành công của hệ sinh thái hoạt hình Wolfoo, câu chuyện ngành công nghiệp điện ảnh hoạt hình nước nhà sẽ được viết tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khán giả, mang lại những giá trị thẩm mỹ “Made in Viet Nam”. (Làn sóng nghệ thuật 02/12/2022)
Ngày phát hành 21:10 | 25/8/2022
Lượt nghe: 675
Ngoài đam mê kịch nói, thì Lê Doãn Thái Bình còn dành toàn bộ tâm huyết và thời gian để tiếp cận với nghệ thuật hát chèo, hát xẩm và chầu văn. Thái Bình là thành viên tích cực của Dự án Chèo 48h. Bật mí là anh ấy có thể vào các vai nữ rất ngọt đấy nhé! (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 23/08/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 30/10/2018
Lượt nghe: 2402
Với phong cách sáng tác hướng đến sự tối giản, cô đọng, mang hơi thở của cuộc sống, nhà điêu khắc Thái Nhật Minh đã tạo được cho mình dấu ấn cá nhân rõ nét và cái nhìn đa chiều về cuộc sống đương đại. (Chân dung nghệ sĩ 29/10/2018)
Ngày phát hành 11:10 | 19/8/2021
Lượt nghe: 980
Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 là thời kỳ nở rộ của những truyện thơ Nôm có mô – típ tài tử - giai nhân. Đáng kể có thể nhắc tới các tác phẩm mượn tích Trung Quốc như “Truyện Kiều”, “Hoa Tiên”, “Nhị độ mai”. Ở mảng truyện thơ Nôm sáng tác, một trong những tác phẩm tiêu biểu và ra đời sớm nhất là “Sơ kính tân trang” của danh sĩ Phạm Thái. Ông cũng là tác giả của những bài phú, thơ Nôm ngẫu cảm viết bằng thể thơ Đường luật, lục bát, song thất lục bát. Căn cứ vào giá trị nội dung và nghệ thuật thơ Quốc âm của Phạm Thái, chương trình “Tìm trong kho báu” góp thêm một cách nhìn vào di sản trước tác của ông.
Ngày phát hành 11:51 | 26/8/2021
Lượt nghe: 772
Xuất thân trong một gia đình võ tướng thời Lê Trung Hưng, cùng với sự xoay vần của lịch sử, cuộc đời Nhà thơ – Danh sĩ Phạm Thái trải qua nhiều thăng trầm, biến cố. Trên hành trình phù Lê, chống lại Tây Sơn, mối tình với Trương Quỳnh Như – Một thục nữ tâm hồn đa cảm, có tài thơ phú là ngọn nguồn để Phạm Thái sáng tác nhiều áng thơ Nôm – Còn lại tới ngày này phải kể đến những bài thơ lẻ viết để tỏ tình cùng với truyện thơ “Sơ kính tân trang”.
Ngày phát hành 11:51 | 26/8/2021
Lượt nghe: 1025
Xuất thân trong một gia đình võ tướng thời Lê Trung Hưng, cùng với sự xoay vần của lịch sử, cuộc đời Nhà thơ – Danh sĩ Phạm Thái trải qua nhiều thăng trầm, biến cố. Trên hành trình phù Lê, chống lại Tây Sơn, mối tình với Trương Quỳnh Như – Một thục nữ tâm hồn đa cảm, có tài thơ phú là ngọn nguồn để Phạm Thái sáng tác nhiều áng thơ Nôm – Còn lại tới ngày này phải kể đến những bài thơ lẻ viết để tỏ tình cùng với truyện thơ “Sơ kính tân trang”.
Ngày phát hành 15:14 | 17/2/2021
Lượt nghe: 1076
Cả hai truyện ngắn thể hiện những sắc thái khác nhau của tình yêu khi về xuân về. Nếu truyện ngắn đầu viết về tình yêu đầy sức sống của tuổi đôi mươi thì truyện ngắn “Thư tình mùa xuân” là tình yêu ở tuổi xế chiều của nhân vật người đàn ông đã ngoài 50 tuổi. Với truyện ngắn “Mùa xuân yêu thương”, con người như hòa cùng không khí hân hoan, rạo rực của ngày hội. Nhân vật chàng thanh niên nói như là duyên định ấy. Nhưng thực ra không khí mùa xuân cũng góp phần nảy nở mối duyên tình của đôi trai gái. Qua lời kể của nhân vật, chúng ta cảm nhận được không khí vui tươi của đất trời và con người trong này hội làng mừng xuân. Con người như say trong chất mật ngọt của ngày xuân và tình yêu nảy nở trong lòng hai bạn trẻ cũng là điều tất nhiên. Truyện ngắn được viết với ngôn từ đẹp, hình ảnh giàu màu sắc ngày xuân khiến người đọc, người nghe đồng cảm và vui lấy với tình yêu của nhân vật. Nếu tình yêu của đôi bạn trai gái trong truyện “Mùa xuân yêu thương” gặp rất nhiều thuận lợi khi nảy nở trong thời điểm vạn vật sinh sôi, đất trời giao hòa thì mối tình của nhân vật trong truyện ngắn “Lá thư mùa xuân” có phần trắc trở hơn. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi nhân vật không còn ở tuổi trai trẻ lại đã từng lập gia đình. Khi người ta đã qua cái tuổi thanh xuân hồn nhiên, mơ mộng mà phải viết thư tình thì thật không dễ chút nào. Nhưng vì kiếm sống anh đành làm công việc viết thuê thư tình cho các đôi trai gái. Đến lúc anh viết thư tình cho mình thì lại lúng túng thức trắng đêm bỏ đi cả trăm bức thư nháp. Tuổi đã ngoài 50 nhưng khi nhận lá thư gửi lại thì anh cũng háo hức, hồi hộp không khác gì chàng trai trẻ với mối tình đầu. Truyện ngắn hóm hỉnh từ cách lựa chọn đề tài đến ngôn ngữ thể hiện. Truyện được viết với giọng văn tự châm biếm và có chút chua chát cho số phận của mình. Nét hài hước trong tình yêu khiến người đọc, người nghe phải bật cười khi đọc lá thư gửi lại của cô giáo dạy văn ở cuối truyện ngắn. Hai câu chuyện với những cung bậc tình cảm khác nhau trong tình yêu nhưng chúng ta đều thấy hiện lên sự tươi mới, ấm áp vui tươi trong tâm hồn con người khi mùa xuân về. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 10:31 | 11/2/2023
Lượt nghe: 1955
NSND Thái Thị Liên là người biên soạn bộ giáo trình để dạy piano ngay từ khi buổi đầu thành lập Học viện Âm nhạc. Bà luôn mong muốn đào tạo những thế hệ nghệ sĩ piano chuyên nghiệp của nước nhà, chú trọng giáo trình âm nhạc cổ điển nước ngoài song song với phát huy những tiềm năng, sáng tạo những tác phẩm âm nhạc trong nước. Đến nay, phương pháp của bà vẫn được các thế hệ học trò tiếp nối, bằng sáng tác của chính các nhạc sĩ trong nước dành cho cây đàn piano, trong đó có nhiều bản nhạc lấy chất liệu dân ca... (Làn sóng nghệ thuật 07/02/2023)
Ngày phát hành 10:54 | 12/10/2022
Lượt nghe: 791
Triển lãm trưng bày 215 tác phẩm mỹ thuật của 185 tác giả là hội viên Hội văn học nghệ thuật của 15 tỉnh trong khu vực. Các tác phẩm thể hiện sự vận động trong tư duy sáng tạo, hòa vào dòng chảy chung của mỹ thuật đương đại nước nhà. Cùng với hình thức trưng bày truyền thống, tại đây có thêm triển lãm online 3D nhằm quảng bá những tác phẩm qua nền tảng số. (Làn sóng Nghệ thuật 11/10/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 1/4/2020
Lượt nghe: 690
Trong bối cảnh lý thuyết phê bình sinh thái đang được ứng dụng vào việc đọc, hiểu các tác phẩm văn học, lật lại thơ Nôm Nguyễn Trãi, ta dễ dàng nhận thấy thế giới nghệ thuật của ông tràn ngập những hình ảnh, ý tưởng về môi sinh...(Tìm trong kho báu phát 02/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 2/5/2019
Lượt nghe: 556
Bộ tiểu thuyết lịch sử “Từ Dụ Thái Hậu” của nhà văn Trần Thùy Mai tái hiện cuộc đời của thái hậu Từ Dụ, một người phụ nữ đẹp, nhân hậu và thông minh, có nhiều đóng góp đối với triều đình nhà Nguyễn. Tiểu thuyết cũng dành nhiều trang viết về thời niên thiếu của thái hậu với tình cảm bạn bè trong sáng, tình yêu chớm nở của một cô gái mới lớn được vào cung vua. Bài cảm nhận của BTV Dương Hà sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về tính cách của một con người được hình thành ngay từ tấm bé như thế nào... (Trang văn học tuổi mới lớn 30/04/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 17/9/2015
Lượt nghe: 1835
Sự đổi mới, cách tân luôn là mục tiêu đặt ra trong hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật trong đó có nghệ thuật biểu diễn nói riêng. Vì thế Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đang mở những sân chơi thử nghiệm để các nghệ sĩ tâm huyết với nghề có "thêm đất" phô diễn tài năng, đồng thời cũng là cách thu hút khán giả.
Ngày phát hành 16:11 | 1/9/2021
Lượt nghe: 978
Sáng tác biểu hiện phần nào xuất xứ, bản lĩnh, hành trình cuộc đời của tác giả. Những điều này hoàn toàn trùng khớp với nhà thơ – danh sĩ Phạm Thái. Những dấu ấn trong sáng tạo của ông đều bắt nguồn từ thân thế, tính cách và cảm xúc của chính bản thân tác giả. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay phác thảo chân dung nhà thơ Phạm Thái qua một số tác phẩm tiêu biểu của ông như “Sơ kính tân trang”, “Chiến tụng Tây Hồ phú”.
Ngày phát hành 0:0 | 16/8/2019
Lượt nghe: 565
15 ngày tham gia trại sáng tác, các bạn được đi thực tế, giao lưu với nhiều cây bút gạo cội như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà văn tạ Duy Anh, dịch giả Nguyễn Bích Lan, nhà thơ - tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thụy Anh, nhà thơ Võ Sa Hà… Các bạn đã hiểu hơn về hành trình đầy khổ luyện để sáng tác nên các tác phẩm văn học có giá trị... (Văn nghệ thiếu nhi 15/08/2019)
Ngày phát hành 14:6 | 31/10/2017
Lượt nghe: 741
Ở lớp học của En-ri-cô thì mỗi bạn lại có tính cách khác nhau. Nếu Cô-rét-ti là người luôn vui tươi lạc quan, Ga-rô-nê chinh phục mọi người bởi khả năng học tập thì tính nết của Nô-bít và Pan-ti thật là khó ưa. Sự khiêu ngạo, hợm hĩnh của Nô-bít cũng như thái độ vô cảm của Pan-ti trước bất hạnh của người khác thật đáng chê trách. (Văn nghệ thiếu nhi 27/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2019
Lượt nghe: 1069
Qua lời tự sự của người tạc tượng-người kể chuyện, truyện diễn tả cơn đau đến ngất lịm của bức tượng con rồng cắn vào thân như nỗi oan của Thái sư Lê Văn Thịnh không biết tỏ thấu cùng trời xanh; và đó cũng chính là nỗi đau, nỗi trăn trở sáng tạo của người tạc tượng, tạc một nỗi oan đầy kiêu hãnh, đầy bi mẫn, đầy khí phách...(Đọc truyện đêm khuya phát 21/10/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 23/10/2019
Lượt nghe: 1799
Nhà văn Đỗ Tiến Thụy xuất hiện trên văn đàn với một giọng điệu lạ, nhiều ấn tượng, khai thác những vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng như biển đảo hay những góc nhìn khác về chiến tranh. Chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 24/10/2019, gửi tới các bạn truyện ngắn “Chuyện không muốn kể” – một truyện ngắn mang một giọng điệu khác, buồn thương về nhân tình thế thái...
Ngày phát hành 0:0 | 6/10/2017
Lượt nghe: 5738
Xem ra, con Mốc (con chó già trung thành tận tụy của lão kép cải lương) chỉ là cái cớ để nhà văn dẫn dắt câu chuyện khá ly kỳ. Từ chuyện của Mốc đến chuyện làng, chuyện xã, chuyện mâu thuẫn giữa anh em Nhất - Nhì, cái chết oan uổng của cụ Cậy - mẹ đẻ anh em Chủ tịch xã v.v...Tác phẩm đậm chất hiện thực - một hiện thực vừa xót xa vừa cay đắng với bối cảnh làng quê và những người nông dân trong sự thay đổi chóng mặt thời kinh tế thị trường. (Đọc truyện đêm khuya 05/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 31/12/2014
Lượt nghe: 1968
Nhiều kịch tính, Bến Ô sin có thể là những câu chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” nhưng sau đó, người ta nhận thấy cả sự nhốn nháo, bề bộn của xã hội. Sự đảo chiều trong mối quan hệ chủ-tớ trong Bến Ô sin cũng tạo ra một tiếng cười trào phúng.
Ngày phát hành 8:42 | 25/7/2022
Lượt nghe: 2435
Trong bối cảnh khủng hoảng môi trường sinh thái, bảo vệ thiên nhiên đã trở thành vấn đề cấp thiết của toàn nhân loại. Cùng với tác phẩm văn học sinh thái, các nhà văn đã và đang góp phần cảnh báo và thức tỉnh con người, nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp, giàu tính nhân văn. Nhưng để dòng chảy văn học này phát huy được tối đa sứ mệnh thì không đơn giản. Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 đối thoại với tiến sĩ, nhà phê bình văn học Hoàng Cẩm Giang, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội về chủ đề này. (Đối thoại mở 20/7/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 13/6/2019
Lượt nghe: 2236
Qua câu chuyện của cô gái Thong Seo đi tìm hài cốt cha, tác giả làm nổi bật lên những tình cảm đáng quý của con người. Đó là tình cha con, tình yêu; tình cảm hiếu khách đôn hậu của người dân Việt Nam...(Đọc truyện đêm khuya phát 13/6/2019)