Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 20 kết quả

"Bài hát hôn lễ”: Câu chuyện về thân phận tình yêu, thân phận con người

Ngày phát hành 14:48 | 18/1/2024

Lượt nghe: 2231

Truyện ngắn “Bài hát hôn lễ” mở đầu với tâm sự và lời kể về tiếng sáo mê hoặc của lão Platko. Ông là người cha luôn mang trong mình nỗi đau lỡ dở hôn nhân của người con gái mà chính ông là người đã gián tiếp dự phần. Đến kết truyện, nhà văn mới miêu tả thật ngắn gọn mà sinh động bản nhạc hôn lễ phát ra từ cây sáo trúc của lão Platko. Ở đầu truyện, người cha đầy ẩn ức này không chơi bản nhạc hôn lễ theo yêu cầu của những người thợ cắt cỏ nhưng đến cuối truyện, tiếng sáo của ông vang lên theo nhịp điệu tươi vui, hi vọng trong tâm tư. Người con gái khốn khổ của ông sẽ được hạnh phúc, dù muộn màng và đã qua biết bao bầm dập, đau khổ. Cấu trúc hình ảnh lặp lại ở đầu và cuối truyện đọng lại dư vị. Nhà văn Roman Ivanytchouk vẫn thể hiện được phong độ qua văn phong kể chuyện liền mạch, hấp dẫn. Truyện ngắn này của ông vẫn như một dòng chảy âm thầm, xuyên suốt, thấm thía về lẽ đời. (Lời bình của BTV Võ Hà)

"Chuyện người con gái Nam Xương": Thân phận phụ nữ trong xã hội phong kiến

Ngày phát hành 0:0 | 11/10/2017

Lượt nghe: 1323

Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của nhà văn Nguyễn Dữ là người phụ nữ đức hạnh, chịu nhiều oan trái. Số phận của người phụ nữ trong chế độ phong kiến phải chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh. Tác phẩm này thể hiện chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, đó là tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc chính đáng cho người phụ nữ. (Trang Văn học nhà trường 09/10/2017)

"Chuyện tình Khau Vai" (buổi 3): Buồn thương thân phận phụ nữ

Ngày phát hành 0:0 | 15/11/2019

Lượt nghe: 1286

Phần tiếp theo của tiểu thuyết Chuyện tình Khau Vai bắt đầu đi sâu vào những diễn biến tâm lý của các nhân vật. Bà Liểng thì nhớ về những tháng ngày thiếu nữ của mình, bà cũng phải bước vào một cuộc hôn nhân không trọn vẹn tình yêu, bởi trái tim Tộc trưởng, trước đó vốn đã dành cho người khác. Nỗi buồn thương trong lòng bà suốt bao năm, giờ có nguy cơ chuyển sang cho Út, vì Út cũng giống như bà, chẳng thể nào có cơ hội quyết định cuộc hôn nhân của mình. Bây giờ Út chỉ còn biết chia sẻ những nỗi niềm với Lả Nhinh, bởi mọi bước đi của nàng đều có Cố Sầu bám sát, theo dõi...(Đọc truyện dài kỳ 16/11/2019)

"Đời khổ": Chuyện thân phận xóm bãi sông Hồng

Ngày phát hành 10:9 | 11/10/2024

Lượt nghe: 737

Kết thúc những câu cuối cùng của truyện ngắn “Đời khổ”, nhà văn Nguyễn Khải ghi lại thời gian hoàn thành sáng tác này, đó là thời điểm Mùng 2 Tết Canh Ngọ. Có lẽ đó là năm Canh Ngọ 1990 chăng? Những năm ấy, Hà Nội vừa bước vào thời kỳ đổi mới, vẫn còn ảnh hưởng thời bao cấp, nhịp sống vẫn còn nét bình yên và giản dị. Một truyện ngắn viết và có lẽ hoàn thành trong những ngày đầu năm lại mang không khí buồn lặng. Từng thay đổi trong cuộc đời nhân vật trôi chảy theo từng mốc thời gian gắn liền với không khí Hà Nội những năm sau khi tiếp quản Thủ đô, năm 1965 khi Mỹ ném bom miền Bắc, khi đất nước tạm ngưng bom đạn rồi những năm sau ngày đất nước thống nhất và chớm đổi mới. Qua từng trang văn, cuộc đời người phụ nữ nhỏ nhoi ở xóm bãi sông Hồng cũng là hàng xóm cũ của người kể chuyện hiện lên với tâm tình và cảnh ngộ thật đáng buồn, đáng thương. Bà mang nỗi mặc cảm thân phận cập kênh không tương xứng với người chồng Thiếu tá, tiếng có chồng làm cán bộ, có lương mà suốt cả cuộc đời chắt bóp, lam lũ, hơn bảy chục tuổi vẫn sống cùng hai người con gái quá lứa lỡ thì, phải sớm hôm làm lụng nuôi người con trai dở điên dở dại. Bằng lối văn tả thực, câu văn dài ngắn đan xen theo tình tiết, diễn biến câu chuyện, tác giả liên tục đưa người đọc, người nghe trở đi trở lại hai khoảng sáng và tối trong cuộc sống kéo dài mấy mươi năm của nhân vật người phụ nữ xóm bãi đã trở nên lạc thời. Vậy đó, có những phận người vẫn lặng lẽ sống, một cuộc sống khuất lấp, buồn khổ lê thê qua nhiều thời đoạn ngay trong thành phố hết thời chiến rồi đến thời bình. Qua từng trang văn khúc chiết, tỉnh táo, người kể chuyện không hề để lộ cảm xúc, cho tới câu kết như một nỗi xót xa, ai oán thay cho số phận nhân vật của mình – Những câu kết viết vào ngày đầu năm Canh Ngọ, khoảnh khắc mùa Xuân mới sang mà lòng người vẫn trĩu nặng nỗi niềm…

"Hoa pằng nảng rơi rơi": Nỗi niềm thân phận người phụ nữ vùng cao

Ngày phát hành 9:19 | 12/5/2021

Lượt nghe: 950

Tác giả Nguyễn Phú đã từng có những chia sẻ về truyện ngắn Hoa pằng nảng rơi rơi của anh. Trong những năm tháng công tác ở vùng cao, gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là những người phụ nữ Mông, những câu chuyện về thân phận, niềm đau và tình yêu của những người phụ nữ Mông đã trở thành một âm hưởng ám gợi, trở đi trở lại trong các sáng tác của Nguyễn Phú. Pằng nảng chính là tên gọi của hoa gạo trong tiếng Mông. Những bông hoa gạo cháy đỏ trong trởi biên tái, rực rỡ rụng rơi ven đường bên bước chân của những người đàn bà Mông như hòa cùng bao nỗi xót xa trong lòng họ. Nhân vật chính trong câu chuyện chúng ta vừa nghe là Dúa, một người con gái bất hạnh trong tình yêu, thậm chí có thể coi là bị phụ bạc. Và nỗi bất hạnh của Dúa giống như một định mệnh, nó được truyển kiếp từ cụ ngoại tới bà ngoại, tới mẹ Dúa và bây giờ là Dúa. Tất cả những người đàn ông đều đã ra đi, bỏ lại những người phụ nữ cô đơn ngóng chờ như hóa đá qua bao năm tháng. Rồi những người phụ nữ ấy vò võ nuốt niềm đau vào lòng, một mình nuôi con…Cái trớ trêu trong mối tình dang dở của Dúa còn hiện lên ở cuối tác phẩm, khi Dúa phát hiện bức ảnh Phừ và Súa - em gái mình, đang ôm nhau trên ghế đá. Nếu em Súa được hạnh phúc, thì những đau khổ của Dúa có lẽ cũng bớt đi phần nào, nhưng không có gi là chắc chắn và tin tưởng tình yêu của một người đàn ông đã vừa phụ bạc Dúa như Phừ. Thân phận những người phụ nữ vùng cao nói chung, phụ nữ Mông nói riêng dường như không thể tự quyết định cho hạnh phúc của mình. Họ vẫn còn bị ràng buộc bởi quá nhiều tập tục, luât lệ như những thói quen truyền thống mỗi ngày đè nặng xuống đôi vai. Họ muốn thoát ra mà chưa thể. Những bông hoa gạo đỏ như máu rơi rơi mở đầu và kết thúc tác phẩm như nỗi xót thương chưa bao giờ dứt, không dễ nguôi ngoai trong lòng người…(Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

"Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” (Buổi 1): Thân phận con người trong chiến tranh

Ngày phát hành 9:38 | 1/4/2024

Lượt nghe: 853

Tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” ngược về thời điểm mấy năm trước 1975, không gian trải dài từ một tỉnh miền Trung - nơi khốc liệt nhất của cuộc chiến tới một địa phương miền Đông Nam Bộ, cửa ngõ Sài Gòn. Diễn biến chính của tác phẩm xoay quanh số phận những người nông dân miền Trung trong mối quan hệ với những người dân ở địa danh Thủ Biên, nơi đang chứng kiến không khí nóng bỏng của chiến tranh. Nhân vật chính của tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” là Sơn – Một chàng trai từ nông thôn rời quê hương lên thành phố trọ học trong gia đình ông Trần Văn Duy vốn có gốc gác đồng hương và có ân tình với gia đình anh. Tại đây đã nhen nhóm mối tình giữa Sơn và Diễm, con gái ông Duy. Nhưng những hệ lụy của chiến tranh đã khiến tình yêu vừa chớm nở giữa đôi trẻ không có một kết cục viên thành. Với bút pháp hiện thực xen lẫn hiện thực, tác phẩm cũng khắc họa nhiều số phận hai bờ chiến tuyến với những băn khoăn, lựa chọn về tình yêu, tình thân, lý tưởng. Tác phẩm có kết thúc với chi tiết nhân nghĩa lay động lòng người. Từ đây, nhà văn Nguyễn Một nhắn gửi tới bạn đọc thông điệp về tình người, tiếng gọi lương tri cho một cuộc sống hòa bình. Như đã hẹn, kể từ hôm nay, chương trình “Đọc chuyện dài kỳ” của Ban VHNT (VOV6) gửi tới Quý thính giả nội dung tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” của nhà văn Nguyễn Một. Nhà văn Tạ Duy Anh, người viết lời tựa cho tác phẩm đã đánh giá: “Đây là cuốn tiểu thuyết nên đọc bởi không chỉ là câu chuyện tình dang dở mà qua đó, người viết đã kỳ công đưa lại cho độc giả thấu hiểu hơn những nỗi đau của người dân trong cuộc chiến tranh đã đi qua”

"Xóm Cồn": Thân phận người phụ nữ thôn quê (phần 1)

Ngày phát hành 0:0 | 27/8/2019

Lượt nghe: 2060

Vì sao tác phẩm văn học viết đạt về đề tài nông thôn vẫn có chỗ đứng trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ, kể cả bạn đọc thời đại 4.0? Ta chỉ có thể lý giải rằng vì những áng văn ấy đã chạm đến sâu xa cội rễ tâm thức con người mà đời nào, thời nào cũng khó lòng suy suyển. Truyện ngắn “Xóm Cồn” của tác giả An Thư, tác phẩm tham dự cuộc thi truyện ngắn “Làng Việt thời hội nhập” đi sâu vào những thói tục đã ăn sâu thành định kiến truyền đời đày đọa người phụ nữ nông thôn. Mời các bạn cùng theo dõi:

"Xóm Cồn": Thân phận người phụ nữ thôn quê (phần 2)

Ngày phát hành 0:0 | 27/8/2019

Lượt nghe: 2147

Trong chương trình “Đọc truyện đêm khuya” phát 26/7, những trang truyện ngắn “Xóm Cồn” của tác giả An Thư đặc tả hình ảnh người mẹ của nhân vật “tôi” và những người đàn bà sống đời an phận ở xóm Cồn. Từ đây, tác giả cũng dần hé lộ cuộc đời làm vợ, làm dâu, làm mẹ của nhân vật bà nội. Mời các bạn tiếp tục theo dòng ký ức lật giở lại những trang đời trong truyện ngắn của tác giả An Thư...

“Gương cầu”: Buồn thương thân phận người phụ nữ vùng cao

“Gương cầu”: Buồn thương thân phận người phụ nữ vùng cao

Ngày phát hành 14:56 | 19/8/2021

Lượt nghe: 961

Truyện ngắn “Gương cầu” cho chúng ta cảm nhận về số phận của người phụ nữ vùng cao, nỗi dày vò, ám ảnh, tận cùng nỗi đau đã được tác giả khắc họa bằng nhiều chi tiết chân thực.Trong cái mạch cảm xúc về phụ nữ vùng cao, tác giả thể hiện đậm nét số phận nhân vật, nó như lời một bài hát buồn thương rót trong tâm khảm tác giả và người đọc, người nghe. Đó là những người phụ nữ mà tác giả gặp cùng đồng đội ở đồn biên phòng tiếp nhận từ lực lượng công an nước bạn, sau những tháng ngày các cô gái ấy tủi nhục, ê chề, trôi lạc trên đất người. Truyện kể về nhân vật Vì, cô gái dân tộc Mông, vì muốn đổi thay số phận mà lầm lạc, không thể nào thoát khỏi vòng xoáy của sự ê chề. Mối tình dang dở với người yêu cô là Lùng khiến cho chúng ta càng xót thương hơn, họ đã không thể nào có được hạnh phúc, Lùng không thể giữ dược người mình yêu. Chi tiết anh đi tìm cô và bị đánh đập, chứng kiến cuộc sống hiện tại của Vì, Lùng càng cay đắng. Cuối cùng, anh tìm đến cái chết để quên hết nỗi đau khổ ấy. Một kết cục buồn thương về kiếp người nhưng đôi khi đó là sự thực ở đời. Tác giả từng chia sẻ rằng, khi viết về nỗi đau của nhân vật, tôi không thể viết khác được, đành rằng muốn số phận họ phải khác đi, tươi sáng hơn nhưng sự thực bao giờ cũng đau khổ như thế. Cảm nhận diễn biến tâm lý nhân vật qua những lát cắt khi Vì nhớ về quãng thời gian đã quan, đi qua bảy tấm gương cầu ở những khúc quanh từ nhà đến chợ, những nơi Vì và Lùng từng hẹn hò, Vì càng thấy chua xót cho đời mình và người mình yêu. Người đọc, người nghe càng thấy thương hơn số phận người đàn bà vùng cao, họ không thể có được cuộc sống hạnh phúc khi những hủ tục khắc nghiệt vẫn còn. Vì thế mà Vì tự thoát ra cuộc sống nghèo khổ ấy thì vướng vào vòng đời dơ bẩn. Làm sao để quên, để thanh tẩy những nhơ nhớp, ê chề? Cái kết trong truyện quá đớn đau, nhưng đôi khi nó là sự thật ở đời, đầy ám ảnh…(Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Nước như nước mắt”: Ám ảnh thân phận người phụ nữ miền sông nước

“Nước như nước mắt”: Ám ảnh thân phận người phụ nữ miền sông nước

Ngày phát hành 22:30 | 1/5/2021

Lượt nghe: 2112

“Cả hai không xếp hành lý, thậm chí không lấy ghe, cứ ào xuống nước bơi về phía bờ mà ai cũng biết là đã không còn bờ từ nước đuổi. Sau lưng, bè rau càng lúc càng rực rỡ. Ngọn đèn chong Sáo kê sát vách mùng giờ chắc đã bén lửa lan vào tận những đụn rơm phía ngoài. Người đàn ông bơi cạnh Sáo không một lần ngoái lại. Sáng hôm qua khi tiễn con gái nhỏ trở vô trong chợ, anh ta đã xiết nó đến nỗi nó kêu đau. Như không có lần sau. Giây phút đó Sáo nhận ra thứ anh ta quý nhất, đến nỗi sẵn sàng từ bỏ tất cả để có được. Là Sáo.” (Truyện ngắn “Nước như nước mắt” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư) (Điểm hẹn văn nghệ 17/4/2021)

Chuyện tình người đẹp thành Tuyên: Thân phận bảy nổi ba chìm của người phụ nữ

Chuyện tình người đẹp thành Tuyên: Thân phận bảy nổi ba chìm của người phụ nữ

Ngày phát hành 0:0 | 14/2/2015

Lượt nghe: 1774

Với Chuyện tình người đẹp thành Tuyên, nhà văn Vũ Xuân Tửu tiếp tục khai thác đề tài truyền thống: số phận bảy nổi ba chìm của người con gái đẹp. Những bước đường long đong lận đận của Sương có nhiều nét gần gũi với thân phận nàng Kiều, cũng đã sớm phải dứt lìa mối tình sâu đậm với người yêu, sa chân vào chốn bùn lầy, rồi thành vật mua vui cho hết người này đến kẻ khác... (Đọc truyện đêm khuya13/02)

Đọc truyện "Trong gia đình" - Buổi 33 - Thân phận

Đọc truyện

Ngày phát hành 16:3 | 26/3/2021

Lượt nghe: 538

Perrin rất xúc động khi thấy tình cảm giữa mình và ông Vufrăng đã gần gũi, gắn bó hơn. Tuy hồi hộp lo lắng nhưng Perrin vẫn quyết định hỏi ông về mối quan hệ giữa ông và người con trai. Ông không chấp nhận đám cưới của con trai cũng như sự có mặt của cô cháu gái chưa một lần gặp gỡ. Thái độ của ông như vậy, liệu Perrin có dũng cảm thổ lộ thân phận thật của mình hay không? (Văn nghệ thiếu nhi 19/03/2021)

Tráng A Khành: Thân phận người phụ nữ vùng cao

Tráng A Khành: Thân phận người phụ nữ vùng cao

Ngày phát hành 0:0 | 11/4/2019

Lượt nghe: 1001

Hai mươi năm đặt chân xuống Hà Nội, nhà văn Đỗ Bích Thúy giờ đã có trong tay 19 cuốn sách, từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, trong đó chủ yếu mang âm hưởng vùng cao. Chương trình Đoc truyện đêm khuya phát 11/04 xin gửi đến quý vị và các bạn truyện ngắn “ Tráng A Khành” – một tác phẩm đậm đặc chất miền núi của nhà văn Đỗ Bích Thúy

Truyện ngắn "Chữ tình": Thân phận phụ nữ trong ràng buộc của định kiến

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 29/1/2015

Lượt nghe: 1592

Thông qua bao trăn trở, dằn vặt, đấu tranh của nhân vật nữ chính tự xưng là “mi” trong tác phẩm này, chúng ta mới hiểu để có được sự trọn vẹn trong tình yêu cũng như tình mẫu tử, gia đình thật khó lắm thay!

Truyện ngắn "Má đào": Thân phận người phụ nữ trong sóng cả lịch sử

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 12/3/2018

Lượt nghe: 2018

Những trang văn dìu dặt, trĩu nặng như cung tơ lúc bổng lúc trầm. Ta nghe trong đó phận má đào rối như tơ vò bên tình bên hiếu, nhắm mắt đưa chân theo cuộc đẩy đưa, ai oán nỗi lòng riêng tư chốn khuê phòng, u hoài, nặng nợ ân tình nguồn cội. Tác giả Vũ Thanh Lịch đã chạm vào những nỗi niềm sâu kín của công chúa Phất Kim, con gái vua Đinh Tiên Hoàng, cũng là nỗi niềm chung của người phụ nữ xưa trong cung vàng điện ngọc...(VOV6 Đọc truyện đêm khuya 05/3/2018)

Truyện ngắn "Mưa dài": Cơn mưa thân phận

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 10/9/2015

Lượt nghe: 2430

Dù có đổi tên từ Kẹo thành Kiều, dù có bỏ làng để đến một nơi xa lắc thì người con gái ấy vẫn không tránh được sự dồn đuổi của số phận, xô giạt từ bất hạnh này đến bất hạnh khác, bị bôi nhọ, bị xúc phạm, bị phụ bạc. Đến khi tưởng đã chạm tay vào bình yên thì sóng gió bất ngờ trở lại, phũ phàng hơn... (Đọc truyện đêm khuya 08/09/2015)

Truyện ngắn "Nước mắt muối": Thân phận buồn người phụ nữ

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 21/7/2015

Lượt nghe: 3269

Viết về thân phận phụ nữ, dường như chẳng có mấy truyện vui. Phụ nữ viết về phụ nữ lại càng buồn: buồn vì duyên phận lỡ làng, buồn vì chồng không thương, buồn vì con không hiểu… Có bao nhiêu thứ rối ren làm khổ một người đàn bà. "Nước mắt muối", dĩ nhiên, không nằm ngoài mạch nguồn chung đó. Trong suốt một câu chuyện dài, cuộc đời của ba người đàn bà hiện ra với nhiều trắc trở. Nhưng sau cùng, vẫn là những người đàn bà hay nói lời cay đắng mà lòng dạ thì mềm nhũn: trách móc gì thì vẫn nuôi con, vẫn lo cho con, và vẫn thương lắm cái gã đàn ông làm đời mình lận đận, long đong.

Truyện ngắn "Trăng trôi chân cầu": Nỗi buồn thân phận phụ nữ

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 24/7/2018

Lượt nghe: 1637

Nhiên - nhân vật chính của câu chuyện đã chịu một cuộc đời đầy ẩn ức, cay đắng, thiệt thòi. Cô đã chọn cuộc sống ấy bởi sự hi sinh quá lớn cho các em. Không chồng con, Nhiên đã sống mà như chết, cô không có khái niệm của niềm vui và hạnh phúc bởi chuỗi ngày cô trải qua là buồn bã, nhạt nhòa. Câu chuyện thức gợi nỗi đau sâu kín của những người đàn bà cô đơn và nhiều cay đắng. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 23/7/2018)

Truyện ngắn “Có chân thì đã tìm về”: Thân phận của những người dân lao động làm day dứt lòng người.

Truyện ngắn “Có chân thì đã tìm về”:  Thân phận của những người dân lao động làm day dứt lòng người.

Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2018

Lượt nghe: 1413

Giong kể của tác giả Hoàng Công Danh trong truyện ngắn " Có chân thì đã tìm về" mang màu sắc phương Nam, dân dã, mộc mạc, thủ thỉ nhưng mỗi câu lại có hàm ý, những điều chưa nói hết. Ngôn ngữ của những người lao động, đầy ắp tình yêu thương được nói ra một cách mộc mạc, cảm động. Truyện đọng lại nhiều suy nghĩ, trở trăn, day dứt về thân phận con người, gợi những sự cảm thông, thấu hiểu. "Đời người là một cuộc giằng co dài của bản ngã, nhưng lại là một hành trình quá ngắn ngủi để người ta có thể thực sự tìm ra niềm an nhiên của chính mình".

Truyện ngắn Đường qua bản: Một sắc màu vùng cao qua những thân phận

Truyện ngắn Đường qua bản: Một sắc màu vùng cao qua những thân phận

Ngày phát hành 0:0 | 26/12/2014

Lượt nghe: 3312

Mang đậm sắc màu vùng cao, cuộc sống, diện mạo con người vùng cao. Trong đó nổi lên hình ảnh hai người phụ nữ Mỷ và May dám vượt lên những hủ tục để làm chủ cuộc sống của bản thân

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu