Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2017
Lượt nghe: 1923
Khi nhắc đến Việt Nam, nhắc đến thơ Việt, nhiều nhà thơ, học giả nước ngoài thường nhắc đến một từ khóa là “chiến tranh”. Thơ về chiến tranh cũng là nội dung được đề cập khá nhiều tại buổi “Giao lưu quốc tế với Việt Nam - 2017", do Hội nhà thơ Nhật Bản tổ chức vào đầu tháng tư này trên đất nước của họ. Cùng với các nhà thơ xứ sở hoa anh đào thì khách mời duy nhất là một đại diện của Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Anh Ngọc. Đây là một dịp để thơ Việt mở rộng mối quan hệ với các nước trong khu vực vốn có nhiều điểm tương đồng về văn hóa. (Tiếng thơ 22/4/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 27/2/2017
Lượt nghe: 1593
Đọc thơ thế nào cho truyền cảm rung động, đọc thơ thế nào để khi câu chữ vang lên, chúng mình nhận thêm được vẻ đẹp, chiều sâu của ngôn ngữ, hình ảnh, nhạc điệu... Đây là điều rất thú vị mà đôi khi ta dễ bỏ qua. Cùng nghe cuộc trò chuyện giữa BTV Anh Thư với nhà thơ Anh Ngọc về nội dung này các em nhé. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 27/02/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 7/3/2017
Lượt nghe: 1285
Ở trang Văn học nhà trường tuần trước, nhà thơ Anh Ngọc đã chia sẻ mối quan tâm đối với việc đọc thơ, những yếu tố đặc trưng của nhạc điệu trong câu thơ Tiếng Việt. Tại sao cần phải đọc thơ hay, việc đọc thơ ảnh hưởng như thế nào tới tiếp nhận, bình giảng thơ? Chúng ta cùng tiếp tục câu chuyện thú vị này qua cuộc trò chuyện giữa BTV Anh Thư với nhà thơ Anh Ngọc. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 06/03/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 6/2/2020
Lượt nghe: 961
Có những bài thơ chỉ đọc bằng mắt, có những bài thơ đọc thành tiếng, có bài được ngâm lên, hát lên. Ở những hình thức đọc hay ngâm ấy, thơ tích hợp thêm vẻ đẹp của thanh âm, của nhạc điệu. Đó cũng chính là đặc trưng thơ Tiếng Việt. Vốn tâm đắc với điều này, nhà thơ Anh Ngọc đã chia sẻ cùng Tiếng thơ nhiều điều thú vị và ý nghĩa… (Tiếng thơ 08/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 31/1/2019
Lượt nghe: 1695
"Những bài thơ đi cùng năm tháng” là một tiêu chí mà Tiếng thơ mùng 1 Tết Kỷ Hợi đưa ra để lựa chọn năm bài thơ cùng thưởng thức, tại không gian thời gian này, trong mùi thơm của đào của quất, của rượu, của bánh chưng xôi nếp quyện hương trầm sâu thẳm, và ở bên ngoài cánh cửa ngôi nhà, có mùi thơm của đất đai cây cỏ ruộng đồng đang lặng lẽ lật giở, sinh sôi trong gió xuân...(Tiếng thơ 5/2/2019)