Hệ thống tìm thấy 11 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 17/2/2019
Lượt nghe: 1058
Nằm trong chuỗi sự kiện gồm Hội nghị quảng bá Văn học Việt Nam lần thứ IV và Liên hoan thơ thế giới lần thứ 3, ngày thơ ở Văn Miếu – Quốc tử Giám – Hà Nội năm nay diễn ra sớm hơn hai ngày so với mọi năm, đặc biệt có sự hiện diện của gần 200 khách mời là các nhà văn, nhà thơ, dịch giả của 46 nước trên thế giới. “Sông núi trên vai” là một hình tượng, một chủ đề được nhấn mạnh trong ngày thơ năm nay (Tiếng thơ phát 17/02/2019)
Ngày phát hành 10:48 | 26/2/2024
Lượt nghe: 1005
Sân khấu đêm thơ diễn ra vào đêm nay, đêm Rằm tháng Giêng có sự góp mặt của các tác phẩm và tác giả người dân tộc thiểu số. Đó là một điểm nhấn quan trọng rất đáng nhắc tới của Ngày thơ Việt Nam năm nay. Những năm qua, chương trình Tiếng thơ của Ban VHNT (VOV6) cũng rất chú trọng lưu trữ và giới thiệu sáng tác của các tác giả đến từ các vùng miền, thuộc các tộc người trên khắp Tổ quốc.
Ngày phát hành 11:6 | 7/6/2023
Lượt nghe: 2124
Trong chương trình Tìm trong kho báu lần trước, chúng tôi đã giới thiệu tới quý vị thính giả kỳ thứ nhất khi cùng nhìn lại di sản văn chương của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Có lẽ, một trong những bài phê bình đầu tiên về thơ Hàn Mặc Tử chính là bài viết của Hoài Thanh trong tuyển tập Thi nhân Việt Nam. Dù những nhận xét về từng tập thơ cụ thể có khác nhau, song không thể phủ nhận vẻ độc đáo, riêng biệt lạ lùng của Hàn Mặc Tử, nhất là với tập Thơ điên. Hoài Thanh đã viết: “Một tác phẩm như thế ta không thể nói hay hay dở, nó đã ra ngoài vòng nhân gian, nhân gian không có quyền phê phán. Ta chỉ biết trong văn thơ cổ kim không có gì kinh dị hơn. Ta chỉ biết ta đang đứng trước một người sượng sần vì bệnh hoạn, điên cuồng vì đã quá đau khổ trong tình yêu. Cuộc tình duyên ra đời với Hương thơm, hấp hối với tập Mật đắng, cho đến Máu cuồng và hồn điên thì đã chết thiệt rồi, nhưng khí lạnh còn tỏa lên nghi ngút”. Sau Hoài Thanh, các nhà phê bình thuộc các thế hệ kế tiếp còn tiếp tục khẳng định sự độc đáo của thế giới thơ, hồn thơ Hàn Mặc Tử.
Ngày phát hành 0:0 | 21/2/2017
Lượt nghe: 1318
Ngày Thơ Việt Nam là ngày hội tôn vinh thành tựu thơ ca Việt Nam, là dịp để bạn đọc được nghe thơ, được giao lưu với tác giả, gặp gỡ với những người có niềm yêu thích văn thơ. Ngày Thơ năm nay cũng dành một khoảng không gian cho thơ thiếu nhi. Biên tập viên Hoàng Hiệp có bài viết “Sân chơi nào cho thơ thiếu nhi trong Ngày Thơ Việt Nam?". Tiếp đó là tiểu phẩm "Gà Trống Tía" mang đến cho các em không khí đầu xuân với những bài học nhẹ nhàng. (Văn nghệ thiếu nhi 19/02/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 6/3/2015
Lượt nghe: 1196
Không khí thơ ca vừa đậm chất Á Đông vừa mang ý nghĩa tôn vinh vẻ đẹp đích thực của nghệ thuật ngôn ngữ phong phú, giàu bản sắc-Đêm giao lưu thơ "Châu Á-Thái Bình Dương" lần thứ 2 tại Nhà hát lớn-Hà Nội (Tiếng thơ 8/3/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 7/3/2018
Lượt nghe: 926
Nguyên tiêu năm nay, thời tiết mùa xuân khá dễ chịu, phù hợp cho một ngày thơ, một ngày hội. Dẫu có nhiều cố gắng, thay đổi trong cách thức tổ chức, lựa chọn nội dung thể hiện, nhưng ngày thơ Việt Nam lần thứ 16 này không tránh khỏi đơn điệu, đơn giản, mà màn thả thơ diễn ra sớm hơn mọi năm gần tiếng đồng hồ là dẫn chứng cụ thể. Để tạo nên một ngày thơ sống động, giàu sức thu hút hơn, có lẽ cần một kịch bản đầy đặn, dụng công, lôi kéo người yêu thơ nhập cuộc. (VOV6 Tiếng thơ 04/03/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 1/2/2019
Lượt nghe: 832
Đã thành thông lệ, vào dịp Tết nguyên tiêu hàng năm, hầu hết các tỉnh thành trong cả nước lại sôi nổi với các hoạt động ngày thơ. Năm nay, ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII sẽ được tổ chức sớm hơn, dài hơn, gắn với Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV và Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III (Tiếng thơ 09/02/2019)
Ngày phát hành 14:56 | 6/2/2023
Lượt nghe: 1128
Tạm dừng nhiều năm do đại dịch Covid 19, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 – Xuân Qúy Mão đã chính thức trở lại với diện mạo mới mẻ, hấp dẫn. Ngày thơ Việt Nam năm nay độc đáo và cảm xúc như thế nào? Phóng viên Thúy Quỳnh sẽ chuyển tới các bạn không khí Ngày thơ diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long qua phóng sự sau:
Ngày phát hành 0:0 | 11/2/2017
Lượt nghe: 3008
Ngày Thơ Việt Nam năm nay tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) có chủ đề “Đồng hành và sáng tạo cùng đất nước”. Không chia thành hai sân thơ (sân thơ truyền thống và sân thơ trẻ) như mọi năm, các hoạt động ngâm thơ, trình diễn thơ, thả thơ được diễn ra trên một sân khấu chính. Các hoạt động triển lãm, giao lưu, trưng bày thơ cũng được chú trọng ở những không gian khác nhau của Văn Miếu. BTV Vũ Hà và Anh Thư chuyển tới các bạn những điểm nhấn của Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XV. (Tiếng thơ 11/02/2017)
Ngày phát hành 14:20 | 4/4/2023
Lượt nghe: 290
Không gian “Nhà Ký ức” tại Ngày thơ Việt Nam năm nay là nơi trưng bày những tư liệu, kỷ vật của nhiều thế hệ nhà văn nhà thơ. Đặc biệt những bản thảo được viết tay tại chiến trường được nâng niu gìn giữ để thế hệ trẻ hôm nay hiểu hơn về chặng đường gian lao mà anh dũng của các nhà văn, nhà thơ đã có đóng góp rất lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... (Văn nghệ thiếu nhi 27/03/2023)
Ngày phát hành 9:36 | 1/3/2021
Lượt nghe: 858
Ngày Rằm Tháng Giêng hàng năm được chọn để tổ chức Ngày thơ Việt Nam. Cũng như năm ngoái, năm nay do những ảnh hưởng của dịch Covid 19, Ngày thơ truyền thống ở Văn Miếu Quốc Tử Giám không thể diễn ra. Để gợi lại không khí của Ngày hội thơ đáng nhớ đã liên tiếp hai năm bị hoãn, nhà thơ Hữu Việt – Hiện công tác ở báo Nhân dân đã chủ trì tổ chức livestream buổi tụ họp đọc thơ của các nhà thơ trẻ hiện đang công tác ở báo Nhân dân cùng các Cộng tác viên thân thiết, các bạn đồng nghiệp tham dự góp vui.