Ngày phát hành 0:0 | 29/8/2019
Lượt nghe: 1034
12 ca khúc trong tổ hợp thơ - ca khúc “Khúc tráng ca hai chiều Tổ quốc”, hầu hết được phổ từ những bài thơ tình: Gió và núi, Nóng ran mùa thay lá, Đèn tình, Chiếc lá hình trái tim, Miếu tình… vv… Ngay tên gọi các bài thơ – bài hát đã cho thấy cái gì đang ào ạt, một cái gì đang nóng lên, một cái gì đang da diết, hy vọng, dù đổ vỡ vẫn chấp nhận và tiếp tục hy vọng. Giá trị của nghệ thuật không phụ thuộc vào số lượng. Lịch sử thơ ca âm nhạc đã cho chúng ta thấy rằng dù chỉ một bài thơ, một bản nhạc đi cùng năm tháng, thì phần thưởng người nghệ sỹ nhận về đã quá đỗi ngọt ngào… (Tiếng thơ 28/08/2019)
Ngày phát hành 15:41 | 11/9/2023
Lượt nghe: 2880
Nhắc đến Nguyễn Sơn, mọi người đánh giá anh là một kiến trúc sư đa tài, tràn đầy năng lượng sáng tạo. Trước đây, anh là một võ sư có đai, có số, khi đến với hội họa, nhiếp ảnh, anh cũng có những thành công nhất định. Nhưng trong chương trình ngày hôm nay, chúng ta sẽ khám phá một con người khác trong anh, đó là một tâm hồn âm nhạc. (Tôi và Tôi 20/8/2023)
Ngày phát hành 16:8 | 23/5/2022
Lượt nghe: 599
Bài hát “Hạt gạo làng ta” do nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Trần Đăng Khoa là một trong những ca khúc thiếu nhi vượt thời gian. Bản thân nhạc sĩ Trần Viết Bính đã có một tuổi thơ hoạt động âm nhạc sôi nổi và sau đó đã dành cả cuộc đời mình để cống hiến cho âm nhạc thiếu nhi... (Văn nghệ thiếu nhi 11/05/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 9/12/2020
Lượt nghe: 705
Nhạc sỹ Trương Ngọc Ninh là tác giả của nhiều ca khúc như "Hạt mưa mùa xuân", "Vòng tay Đam San", "Lời ru chia đôi", "Xuống chợ"... được các ca sỹ trẻ thể hiện thành công, với lời ca trong sáng, giai điệu nồng nàn da diết. Những năm tháng tuổi thơ êm đẹp là nguồn chất liệu đầy cảm xúc, bên ông trong mọi bước đường sáng tạo... (Văn nghệ thiếu nhi 02/12/2020)
Ngày phát hành 14:27 | 8/11/2023
Lượt nghe: 1349
Trong các tên tuổi văn nghệ sĩ đi theo cách mạng từ nửa đầu thế kỷ 20, Văn Cao ( 15/11/1923 – 10/07/1995) là một nhân vật thật đặc biệt bởi những đóng góp phong phú của ông ở cả ba lĩnh vực: thơ, nhạc, họa. Sáng tác của ông trải khắp các giai đoạn trước 1945, giai đoạn kháng chiến và sau 1975. Cả thơ và nhạc của Văn Cao đều đa dạng, biến hóa về phong cách thể hiện, song hành hòa quyện giữa cảm hứng lãng mạn và cảm hứng hiện thực, qua đó có thể thấy một bức tranh sống động về đất nước và con người Việt Nam từ những ngày đau thương đói khổ cho đến những tháng năm kiêu hãnh hào hùng rồi cả những sâu lắng, trăn trở nghĩ suy trong thời hậu chiến. Trong đó, bản Tiến quân ca do Văn Cao sáng tác đã trở thành Quốc ca của Việt Nam từ 1945 đến nay. Nhân dịp kỷ niệm tròn 100 năm ngày sinh Văn Cao, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam xin được gửi tới quý thính giả một cuộc trò chuyện về chân dung Văn Cao với tên gọi: Văn Cao – Giữa hai bờ thơ nhạc