Hệ thống tìm thấy 9 kết quả
Ngày phát hành 9:28 | 26/5/2023
Lượt nghe: 1070
Nhà thơ Văn Công Hùng sinh năm 1958. Quê ông ở Thừa - Thiên Huế, nhưng sự nghiệp văn chương lại gắn với vùng đất Tây Nguyên. Đến nay ông đã có hàng chục đầu sách ở nhiều thể loại từ thơ, truyện ngắn, đến bút ký. Nói về các tập thơ tạo dấu ấn của ông có thể kể đến như “ Bến đợi”, “Hát rong”, “Ngựa trắng bay về”, “Hoa tường vi trong mưa”…Vừa qua, ông đã cho ra mắt tập thơ “Chợt”, đánh dấu những bước chuyển trong thơ và một giai đoạn mới của cuộc đời. PV chương trình có cuộc trò chuyện với nhà thơ Văn Công Hùng về tập thơ này. Mời các bạn cùng nghe!
Ngày phát hành 9:28 | 26/5/2023
Lượt nghe: 1126
Nhà thơ Văn Công Hùng sinh năm 1958. Quê ông ở Thừa - Thiên Huế, nhưng sự nghiệp văn chương lại gắn với vùng đất Tây Nguyên. Đến nay ông đã có hàng chục đầu sách ở nhiều thể loại từ thơ, truyện ngắn, đến bút ký. Nói về các tập thơ tạo dấu ấn của ông có thể kể đến như “ Bến đợi”, “Hát rong”, “Ngựa trắng bay về”, “Hoa tường vi trong mưa”…Vừa qua, ông đã cho ra mắt tập thơ “Chợt”, đánh dấu những bước chuyển trong thơ và một giai đoạn mới của cuộc đời. PV chương trình có cuộc trò chuyện với nhà thơ Văn Công Hùng về tập thơ này. Mời các bạn cùng nghe!
Ngày phát hành 9:22 | 12/5/2022
Lượt nghe: 1607
Buổi “Tìm trong kho báu” số trước đã cung cấp những nhận định khái quát về phong trào sáng tác và xướng họa trong cung đình nước ta thời trung đại. Chương trình hôm nay tiếp tục có những góc nhìn cận cảnh vào di sản thơ văn của các hoàng đế triều Nguyễn – Đồng thời nối dài ra phong trào sáng tác ở làng xã cùng sự ra đời, phát triển của các văn hội trong xã hội phong kiến.
Ngày phát hành 16:28 | 26/1/2022
Lượt nghe: 2935
Trước sự kiện sắp tới UNESCO sẽ cùng nước ta kỷ niệm năm sinh của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, Chuyên gia văn học trung đại - GS.TS Trần Ngọc Vương (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng đây là một hoạt động “hoàn toàn xứng đáng và có lý”. Nói như vậy bởi qua các tác phẩm của mình, cụ Đồ Chiểu được coi là lá cờ đầu không chỉ của văn học yêu nước ở Nam Bộ và cả đất nước ta. Đồng thời, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng là lá cờ đầu của văn học chống chủ nghĩa thực dân, không chỉ của Việt Nam mà của thế giới. Hơn thế, tác giả của truyện thơ “Lục Vân Tiên”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” còn thể hiện tầm vóc, tư duy của một tác giả tiên phong, đi trước thời đại.
Ngày phát hành 13:17 | 14/1/2022
Lượt nghe: 2272
Nói về thơ văn Đồ Chiểu, nhà thơ Xuân Diệu ngợi ca: “Ngôn ngữ trong thơ ông “là thứ ngôn ngữ bình dân, chân thực, thông dụng, thực tế, có cái vị thơm, cái hương lành của cây trái Nam Bộ – cái hương vị văn miền Nam”. Giáo sư Lê Trí Viễn nhận định Nguyễn Đình Chiểu vừa là “thầy học giữa làng” vừa là “thầy lang cuối xóm”. Trong ông, có “ba con người trí thức”. Đó là “thầy thuốc, thầy giáo, và nhà thơ”. Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng nhiều câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu không cần gọt giũa mà vẫn nói được nhiều điều đơn giản, thẳng thắn, có khi “còn nguyên thuỷ của người Nam Bộ”. Theo Nhà Phê bình Lê Xuân – Người dành nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu và khám phá vẻ đẹp của văn hóa - văn nghệ dân gian Nam bộ thì sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu gắn liền với vận mệnh đất nước và nhân dân Nam Bộ trong một giai đoạn lịch sử đầy bi tráng. Thơ văn của ông là hơi thở, là ý tình của người dân Nam Bộ
Ngày phát hành 16:26 | 12/5/2023
Lượt nghe: 411
Nhà thơ Văn Công Hùng sinh năm 1958. Ông có quê gốc ở Thừa Thiên Huế, nhưng lại được sinh ra và gắn liền tuổi thơ với xứ Thanh. Đó là những năm tháng đầy ắp kỷ niệm và những điều thú vị để góp phần hình thành con người và chất văn chương nơi ông. Đến nay ông đã có 16 đầu sách được xuất bản, đa dạng về thể loại từ truyện ngắn, thơ đến bút ký… (Văn nghệ thiếu nhi 10/05/2023)
Ngày phát hành 8:51 | 18/11/2022
Lượt nghe: 786
Năm 19 tuổi, nhà thơ, nhà yêu nước Phan Văn Trị thi đậu Cử nhân, cùng khoa với Nguyễn Thông. Sau đó Nguyễn Thông làm quan nhiều nơi, lên đến chức Bố chánh Quảng Ngãi. Về phần Phan Văn Trị, ông chọn cuộc sống thanh đạm, mở lớp dạy học ở làng quê. Tuy rời xa chốn quan trường nhưng tấm lòng Phan Văn Trị vẫn đau đáu trước tình cảnh triều đình nhu nhược, đất nước nguy cơ rơi vào tay thực dân Pháp. Những bài thơ vịnh cảnh, vịnh vật được ông sáng tác nhằm bày tỏ chí hướng, ước muốn giúp đời, cứu dân hoặc để phê phán những người bất tài, hám danh. Đến khi quân Pháp chiếm đóng Nam bộ, ông làm thơ yêu nước, thơ xướng họa có tính chất bút chiến. Có thể nói, thời kỳ nào, Phan Văn Trị cũng dành tâm sức để nói lên sự quan tâm với thế sự, tấm lòng đối với đồng bào, non sông, Tổ quốc
Ngày phát hành 0:0 | 5/8/2016
Lượt nghe: 1105
Nếu không có những cuốn sách cùng kho chuyện kể của bà đi dọc dài tuổi thơ thì cuộc đời cậu bé ấy sẽ rẽ theo hướng khác, cũng không thể trở thành nhà văn. Đó là điều khẳng định được khi chúng ta đọc xong tác phẩm "Một tuổi thơ văn" của nhà văn Nguyên Hồng. (Văn nghệ thiếu nhi 01/8/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 28/8/2017
Lượt nghe: 1036
Trại sáng tác thơ văn tuổi học trò là hoạt động thường niên do Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam và Báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức cho những cây bút nhỏ tuổi trong dịp hè. Đầu tháng 8 vừa qua, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đón chào 70 cây bút nhỏ tiêu biểu đến từ các Câu lạc bộ thơ, văn học của Cung thiếu nhi, Nhà Thiếu nhi các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc về tham dự trại hè sáng tác thơ văn tuổi học trò. Biên tập viên Hoàng Hiệp có bài viết giới thiệu về hoạt động văn học bổ ich, lý thú này. Phần cuối chương trình là tản văn giàu cảm xúc học trò có nhan đề "Mùa thu tựu trường" của tác giả Nguyễn Thế Lượng. (Văn nghệ thiếu nhi 27/8/2017)