Hệ thống tìm thấy 30 kết quả
Ngày phát hành 11:54 | 18/11/2024
Lượt nghe: 144
“Anh thầy ngôi sao”: Bộ phim xây dựng hình tượng thầy giáo trẻ
Bộ phim “Anh thầy ngôi sao” của đạo diễn Đỗ Đức Thịnh kể về cuộc đời của Hoàng- chàng trai đam mê âm nhạc và luôn mong muốn trở thành ca sĩ nổi tiếng. Vì nóng lòng muốn được đứng biểu diễn trên sân khấu mà anh sập bẫy kẻ gian và mắc nợ một số tiền lớn. Quá đau buồn, Hoàng đã chấp nhận rời đến Xóm Quí - một làng chài nhỏ ngoài đảo để dạy học và dạy nhạc. Tại đây anh dần thích nghi với cuộc sống thiếu thốn đủ bề. Lớp học là căn lán dựng tạm chỉ có mấy em học sinh đủ mọi lứa tuổi. Đời sống lam lũ của người dân nơi đây đã khiến Hoàng nhiều lúc muốn bỏ cuộc. Nhờ sự giúp đỡ của ông Bừng (trưởng xóm) và cô Sâm, anh ngày càng gắn bó với làng chài nhiều hơn, từng bước vượt qua khó khăn để mang đến những giờ học đầy sảng khoái cho trẻ em nghèo tại một hòn đảo xa đất liền không có sóng điện thoại. Bộ phim “Anh thầy ngôi sao” tuy có nhiều chi tiết gây hài, nhưng ẩn trong đó là câu chuyện về sự cho đi và nhận lại của một nghề cao quý trong xã hội - nghề giáo viên. (Điểm hẹn văn nghệ)
Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2018
Lượt nghe: 666
Vào ngày nhà giáo Việt Nam, các bé đã tặng cô giáo yêu quý của mình những món quà xinh xắn nào? Tự tay làm bưu thiếp, vẽ tranh, nắn nót những dòng thơ... Và còn gì nữa nhỉ? Câu chuyện "Hai bó hoa tươi thắm" chính là món quà ý nghĩa mà chương trình muốn gửi tặng tới các bé và các cô giáo nhân dịp này đấy... (Kể chuyện và hát ru 20/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 19/11/2019
Lượt nghe: 1379
Truyện tập trung khắc họa nhân vật chính Kim Hỏa-một thầy giáo dạy học cấp II. Một trận lũ quét đã khiến người thầy này mất bố mẹ và mấy đứa em, nhưng anh đã vượt lên tất cả để sống, để cống hiến. Lũ quét thật đáng sợ nhưng có một thứ còn đáng sợ không kém, đó là sự nghi ngờ. Chính điều đó sẽ giết chết những người trung thực; đánh gục ý chí, khát vọng cống hiến và chia rẽ tình yêu đôi lứa...(Đọc truyện đêm khuya phát 18/11/2019)
Ngày phát hành 16:2 | 29/6/2023
Lượt nghe: 963
Các bạn thân mến, thời điểm những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là thời điểm chiến tranh gian khổ ác liệt nhất nhưng cũng hào hùng nhất. Để chi viện cho chiến trường Miền Nam, biết bao thanh niên ưu tú đã nô nức nhập ngũ lên đường chiến đấu. Đó là những bác sĩ, kĩ sư, thầy giáo, những người công nhân, nông dân lao động và cả những thanh niên đang ngồi trên ghế nhà trường. Tất cả thể hiện lòng yêu nước, sự quyết tâm chiến đầu vì Miền Nam yêu thương, vì sự nghiệp cao cả của đất nước. Nhiều người lao vào chiến trường mà chưa kịp nói lời yêu thương, lời tâm sự và cả những khúc mắc đáng tiếc. Qua lời kể của nhân vật tôi, cuộc đời của Ngoan được tái hiện lại từ khi anh còn ngồi trên ghế nhà trường, chiến đấu trên chiến trường rồi đất nước hòa bình, Ngoan trở thành bác sĩ, giám đốc bệnh viện. Trước khi nhập ngũ, Ngoan bị kỉ luật vì tội lấy trộm đồ của bạn. Trời đất đưa đẩy thế nào, ở chiến trường Quảng Trị Ngoan gặp lại thầy Lư, người thầy đã nghiêm khắc đuổi học mình. Nhưng điều hiểu lầm, những khúc mắc được hai thầy trò chia sẻ trước lúc thầy Lư hi sinh. Nếu ngày đó thầy Lư bớt nghiêm khắc hơn cho Ngoan có một lời giải thích thì có lẽ cuộc đời anh đã theo một ngã rẽ khác. Anh có thể trở thành một sinh viên đại học, sẽ không gặp được cô gái người Mường khi bươn trải kiếm sống hay là Ngoan bước vào cuộc chiến đấu với một tâm thái khác hơn. Một cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa Ngoan và thầy Lư để rồi chia ly mãi mãi. Kỉ vật của người thầy là chiếc bút máy đã theo Ngoan cùng vượt qua chiến tranh khốc liệt, qua quãng thời gian đại học và trưởng thành. Chiếc bút máy là tình cảm, là sự gắn kết của hai thầy trò, hai người lính. Giọt thời gian vô tình và lặng lẽ có thể xóa nhòa nhiều thứ nhưng tình cảm chân thành thì luôn luôn khắc ghi trong trái tim mỗi người. Truyện ngắn xúc động về người lính trong chiến tranh với nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Đó là tình cảm đồng đội, đồng chí và tình thầy trò trước hoàn cảnh sinh ly tử biệt. Những mất mát của người lính cũng như người dân trong chiến tranh thể hiện giàu cảm xúc khiến người đọc, người nghe càng trân quý cuộc sống hòa bình hôm nay. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp
Ngày phát hành 18:14 | 28/11/2021
Lượt nghe: 912
Tác phẩm được tác giả Bùi Thanh Hà lấy cảm hứng từ chính cuộc đời làm nghề dậy học của mình hơn 30 năm qua. Bài thơ có thêm một đời sống tinh thần mới khi nhạc sĩ Trọng Tĩnh phổ nhạc thành bài hát cùng tên ngợi ca người giáo viên. (Điểm hẹn văn nghệ 20/11/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 6/6/2018
Lượt nghe: 754
Chia tay với mái trường, thầy cô, bè bạn và bao nhiêu kỉ niệm yêu thương đã để lại trong lòng chúng ta một nỗi niềm bâng khuâng, xao xuyến, thiết tha. Đó là tình cảm quyến luyến, nhớ thương và cả nuối tiếc một thời gắn bó. Chúng mình cùng nghe chia sẻ của bạn học sinh lớp 5 về mái trường, bạn bè và cô giáo của mình ... khi bạn phải chia tay để bước sang một giai đoạn khác của thời học trò. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 04/6/2018)
Ngày phát hành 9:54 | 14/11/2024
Lượt nghe: 430
Từ xưa, ông cha ta đã quan niệm: “Ngọc bất trác, bất thành khí/ Nhân bất học, bất tri lý” (Nghĩa là: Ngọc không mài giũa thì không thành đồ quý/ Người không học thì không biết lẽ phải). Chính vì thế, vai trò người thầy rất được coi trọng trong chiều dài lịch sử và giáo dục của đất nước ta. Người thầy trong xã hội xưa dù chỉ là một ông giáo làng bình thường, không sang giàu, không quyền cao chức trọng nhưng người ta vẫn rất mực tôn trọng, kính nể. Thế nên mới có câu: “Thầy làng không sang cũng trọng/ Quan huyện không lọng cũng xe”. Bởi thế, đạo thầy trò đã trở thành một đề tài được đề cập trong nhiều câu ca dao, tục ngữ
Ngày phát hành 0:0 | 25/6/2018
Lượt nghe: 803
Các bạn học sinh lớp 9 vừa trải qua kỳ thi tuyển sinh quốc gia vào lớp 10 THPT, riêng với môn Văn, đề thi năm nay đa dạng hơn, dài hơn so với các năm trước. Phóng viên chương trình trao đổi với cô giáo Lê Thanh Tâm, giáo viên Ngữ văn trường THCS Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội để có sự so sánh mức độ đề thi giữa các vùng miền trong cả nước. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 25/6/2018)
Ngày phát hành 17:28 | 30/7/2021
Lượt nghe: 719
Cuốn truyện tranh dành cho tuổi 10+ có nhan đề “Bẩm thầy Tường có thầy Vũ đến tìm” của tác giả Hoàng Tường Vy, bút danh Vuy đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Nội dung xoay quanh hai nhân vật chính là thầy Tường và thầy Vũ, một người là thầy lang và một người là thầy đồ. Những mẩu chuyện nho nhỏ hàng ngày của thầy Tường và thầy Vũ cùng những người xung quanh được kể lại hấp dẫn và đầy duyên dáng... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 20/07/2021)
Ngày phát hành 22:6 | 29/10/2021
Lượt nghe: 517
Ngay từ buổi đầu tiên, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã quan tâm tìm hiểu gia cảnh của từng học sinh, trò chuyện thân mật gần gũi với các em. Thái độ thân thiện, cách giảng bài hấp dẫn cùng kiến thức phong phú của thầy khiến các học trò chăm chú say mê... (Văn nghệ thiếu nhi 23/10/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 2/3/2020
Lượt nghe: 429
Lớp học của Hoài trở nên rộn rã khi đón các thầy cô giáo thực tập. Đầu tiên là thầy Lê Huy Lâm dạy môn Toán, rồi các thầy cô dạy văn, dạy ngoại ngữ, thể dục. Sự xuất hiện của thầy Lâm khiến Hoài thêm suy tư về giấc mơ dở dang của anh Huỳnh, bởi anh Huỳnh từng học chung lớp với thầy Lâm tại Đại học sư phạm Quy Nhơn... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 73 - Văn nghệ thiếu nhi 28/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 17/12/2020
Lượt nghe: 863
Được lão Hạt Muối chỉ dẫn, Perrin đến nhà thầy thuốc Cendrier để mời ông tới chữa bệnh cho mẹ. Vì Cendrier là một thày thuốc có tiếng ở Paris nên cô bé phải trả một số tiền lớn là 60 xu. Sau khi Perrin trả đủ tiền, bác sỹ Cendrier tới khám cho mẹ của cô ngay lập tức... (Văn nghệ thiếu nhi 13/12/2020)
Ngày phát hành 14:54 | 25/10/2022
Lượt nghe: 3543
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Trần Thu Hà có đóng góp lớn trong sự nghiệp phát triển nền âm nhạc hiện đại nước nhà nói chung và chuyên ngành piano nói riêng trên cả ba lĩnh vực công tác: đào tạo, biểu diễn và quản lý. Bà xuất thân trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, mẹ là Nhà giáo Nhân dân Thái Thị Liên- một trong những giảng viên piano đầu tiên của nước ta, người có công gây dựng Khoa Piano nói riêng và Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam nói chung. Từ năm 8 tuổi, nghệ sĩ Trần Thu Hà đã được người mẹ- người thầy đầu tiên của mình hướng dẫn từng ngón đàn. Tình yêu cây đàn piano cộng với những nhiệt tâm trong công việc giảng dạy nên dù đã nghỉ hưu, bà vẫn miệt mài với các thế hệ học trò... (Câu chuyện nghệ thuật 11/10/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 27/2/2019
Lượt nghe: 1138
Sinh – lão – bệnh – tử là quy luật cuộc đời. Biết thế, nhưng bởi cuộc sống quá đẹp, có biết bao điều để yêu thương. Khi đau ốm là lúc con người ta khát khao nhiều nhất, mong nhanh được trở lại nhịp đập ngày thường, mong làm những điều giản dị chưa kịp làm. Tình cảm yêu thương, sự quan tâm chân thành của các y bác sỹ và người thân sẽ tạo động lực, niềm hạnh phúc cho người bệnh...(Tiếng thơ phát 27/2/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2016
Lượt nghe: 1719
Đoạn trích “Hai cây phong” trong chương trình ngữ văn lớp 8 (tập 1) được rút từ tác phẩm “Người thầy đầu tiên” của nhà văn Ai-ma-tốp. Những câu văn giàu chất thơ, mang vẻ đẹp lãng mạn và dìu dịu nỗi buồn. Ngoài nghĩa tả thực thì hình tượng hai cây phong còn mang tính biểu tượng như thế nào? Đồng thời, hai cây phong có mối liên hệ như thế nào với các nhân vật trong tác phẩm? (Văn nghệ thiếu nhi 21/11/2016)
Ngày phát hành 16:6 | 29/3/2023
Lượt nghe: 548
Hội họa và âm nhạc là hai loại hình nghệ thuật giúp ích rất nhiều đối với các bạn thiếu may mắn. Tuy nhiên để các bạn hòa nhập, cảm thụ được nghệ thuật cùng cần sự kiên nhẫn, tận tâm của những người thầy. Tại thành phố Thái Nguyên có một người thầy như vậy. Đó chính là họa sĩ Nguyễn Gia Bẩy... (Văn nghệ thiếu nhi 15/02/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 25/11/2019
Lượt nghe: 706
Nằm khiêm nhường trong ngõ Xã Đàn 2, phố Xã Đàn, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, ngôi trường THCS Xã Đàn là một ngôi trường đặc biệt, dành riêng cho các bạn học sinh khiếm thính theo học. Ngôi trường ấy còn đặc biệt hơn nữa khi có một “Ngôi nhà nghệ thuật thu nhỏ”, nơi mà họa sĩ - thầy giáo Dương Tử Long đã tận tâm suốt hơn 30 năm qua dìu dắt những búp măng non có lòng say mê nghệ thuật... (Văn nghệ thiếu nhi 20/11/2019)
Ngày phát hành 16:51 | 26/11/2023
Lượt nghe: 948
Nhạc sĩ Lê Dũng sinh năm 1982 tại Bắc Giang. Chú là người bạn của tuổi thơ với hàng chục ca khúc dành cho chúng mình như: “Khúc hoan ca mùa Thu, “Ngôi trường giữa ngàn mây”, “Xin chào Tết ơi!”, “Em vui hội trăng rằm”… Trang nghệ thuật hôm nay, chúng mình cùng gặp gỡ nhạc sĩ Lê Dũng để nghe chú giới thiệu về một bài hát ý nghĩa, tri ân đến các thầy giáo, cô giáo. Đó chính là ca khúc “Ơn thầy cô”. (Văn nghệ thiếu nhi 15/11/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2018
Lượt nghe: 1967
Nhân dân ta vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo, nhưng trong môi trường giáo dục, vẫn còn đâu đó những câu chuyện về bệnh thành tích, về sự công bằng và sự thấu hiểu thế hệ trẻ. Và rồi, các em học sinh với suy nghĩ trong sáng, thẳng thắn đã khiến các thày cô phải thay đổi để nhà trường thực sự là nơi ươm mầm cho tương lai…
Ngày phát hành 0:0 | 15/11/2020
Lượt nghe: 864
Thời gian qua, lá thư của thầy giáo Hà Quý, hiệu trưởng trường THPT Quảng Ninh, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình gửi các em học sinh ngày đầu tiên đến trường sau những ngày lũ lụt đã gây xúc động sâu sắc tới các thầy cô giáo, học sinh và phụ huynh trên cả nước. Những lời lẽ giản dị và tha thiết, cho thấy một tấm lòng tận tụy vì học sinh thân yêu...
(Văn nghệ thiếu nhi 09/11/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2018
Lượt nghe: 1348
Thầy giáo dạy lịch sử truyền đạt kiến thức, nhân vật, sự kiện lịch sử cùng những câu chuyện hay đối với học sinh để thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước không quên nguồn cội, quá khứ, lịch sử của dân tộc. Còn trong cuộc sống đời thực, những đạo lý, cách đối nhân xử thế của người xưa đã thấm nhuần trong con người và tư cách của người thầy giáo dạy sử. Đó là điều mà truyện ngắn “Thầy giáo dạy Sử” của tác giả Lê Ngọc Minh muốn nhắn nhủ với chúng ta.
Ngày phát hành 0:0 | 13/11/2019
Lượt nghe: 724
Nhà văn Nam Cao bước vào làng văn từ năm 1936, khi mới 19 tuổi, với những truyện ngắn đầu tay nhuốm màu lãng mạn. Phải đến khi tuyệt tác “Chí Phèo” và tập “Đôi lứa xứng đôi” ra đời vào năm 1941, ý thức nghệ thuật hiện thực của Nam Cao mới được khơi dòng. Tuy “cập bến” hiện thực muộn hơn so với các tiền bối xuất sắc như , Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng nhưng ngòi bút của nhà văn Nam Cao nhanh chóng bắt được mạch đời và tuôn trào mạnh mẽ...
Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2018
Lượt nghe: 521
"Thầy giáo cô giáo có hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới". Câu nói này cho thấy sứ mệnh của người làm thầy quan trọng như thế nào. Thưa thầy em đã thuộc, bài học sớm nay trong bài giảng, có bụi phấn trắng bay bay trên tóc thầy… Có biết bao bài hát, lời thơ để nói về thầy, như một nguồn cảm hứng vô tận... (Trang văn học tuổi mới lớn 20/11/2018)
Ngày phát hành 8:37 | 3/11/2022
Lượt nghe: 784
Ở khía cạnh tri thức, nhà thơ, danh sĩ Nguyễn Thông được đánh giá là một người thầy đáng kính, một người làm quản lý giáo dục có nhiều đóng góp về giáo dục ở vùng đất phương Nam. Ông là người tiếp tục phát huy học phong Nam Bộ - một truyền thống học vấn khởi đầu từ nhà giáo Võ Trường Toản, chú trọng ở nghĩa lý, chứ không trọng từ chương, đề cao đạo lý, chú trọng thực thực tiễn và vị đời. Theo PGS.TS Lê Quang Trường, vì gia cảnh nghèo, đường khoa cử lận đận, bước đầu Nguyễn Thông nhận chức Huấn đạo ở huyện Phong Phú, tỉnh An Giang, bắt đầu con đường làm quan của mình từ chức học quan ở một huyện nhỏ. Trải qua một hành trình dài, bằng chính những trải nghiệm của mình, ông không chỉ mong muốn nối dài học phong trọng thực dụng và vị đời ở Nam Bộ mà còn mong muốn được lan toả trong cả nước nhằm chấn chỉnh hiện tượng tầm chương trích cú sáo rỗng thời bấy giờ:
Ngày phát hành 0:0 | 31/1/2019
Lượt nghe: 866
Phạm Duy Tốn là một người rất nhiệt thành với văn quốc ngữ, và đã biệt lập ra một lối văn riêng lấy sự tả chân làm cốt. Mỗi bài văn của ông như một tấm ảnh phản chiếu cái chân tướng như hệt. Phạm Duy Tốn muốn phá vỡ lề luật cũ để thênh thang bước vào con đường mới...(Tìm trong kho báu phát 31/1/2019)
Ngày phát hành 11:43 | 19/11/2024
Lượt nghe: 273
“Hai mươi bốn năm xa/ con ngồi lặng bên thầy/ Phố Nguyễn Du nồng nàn
hoa sữa/ tóc thầy bạc phau/ Mái tóc con nửa đời sương gió”... Những câu thơ
chan chứa tình cảm thầy trò, không cần nói nhiều, chỉ im lặng, nén lại, thầy và
trò - hai mái tóc bạc phau, sương gió mà nói được nhiều điều. (Văn nghệ thiếu nhi 18/11/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 21/9/2015
Lượt nghe: 1650
Đất nước ta có truyền thống coi trọng sự học và biết ơn các nhà giáo, các nhà văn hóa đã đem lại tri thức cho nhân dân.Mỹ tục này gợi nhiều cảm xúc sáng tạo cho các nhà thơ. Lời thơ tri ân nhà giáo của các tác giả Mai Văn Hoan, Nguyễn Khắc Thiệu, Nguyễn Lâm Cẩn, Hoàng Quý, Nguyễn Siêu Phàm (Tiếng thơ 14/09)
Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2016
Lượt nghe: 1173
Những trò nghịch ngợm của tuổi học trò nhiều lúc khiến thầy cô dở khóc, dở cười nhất là thầy cô giáo trẻ. Phần đầu chương trình,tác giả Ngọc Hân có truyện ngắn giàu cảm xúc "Thầy giáo mới" viết về những kỉ niệm của các bạn học với thầy giáo trẻ. Bài thơ "Lời ru của thầy" của Phan Ý Nhi là lời tri ân của học trò với người thầy kính yêu. Phần cuối chương trình, tản văn "Con yêu mẹ" của Phùng Hải Yến viết về tình yêu với người mẹ đã vất vả hi sinh vì gia đình, vì các con. (Văn nghệ thiếu nhi 11/11/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2017
Lượt nghe: 986
Mái trường thân yêu và tình cảm bạn bè, tình thầy trò đong đầy bao nỗi nhớ là những điều các cây bút tuổi mới lớn gửi vào trang viết của mình. Phần đầu chương trình là truyện ngắn “Thầy và trò” của tác giả Bùi Việt Đức. Biên tập viên Hoàng Hiệp phỏng vấn tác giả Bùi Việt Đức về truyện ngắn này. Tiếp theo là những cảm xúc biết ơn, nhớ thương về người thầy kính yêu của mình trong bài thơ “Khi thầy về nghỉ hưu” của tác giả Trần Thu Hường. Phần cuối chương trình, chúng ta cùng nghe bài thơ giàu cảm xúc mà cũng không kém phần hóm hỉnh có nhan đề “Thuở nào quen nhau” của tác giả Trường Sơn viết về tình yêu tuổi mới lớn. (Văn nghệ thiếu nhi 30/12/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2017
Lượt nghe: 734
Bố của En-ri-cô bất ngờ và vui mừng khi thầy giáo cũ Cô-xét-ti của mình vẫn còn sống. Hai bố con lên đường đến thành phố Côn-đô-vê để thăm thầy. Chuyến viếng thăm đầy xúc động gợi lại biết bao kỉ niệm đáng nhớ. Với một cụ già nghỉ hưu đã nhiều năm sống cô đơn thì việc học trò cũ đến thăm thật đáng quý. Bố En-ri-cô rơi lệ khi thầy vẫn giữ bài tập hơn 40 năm trước của mình. (Văn nghệ thiếu nhi 25/11/2017)