Hệ thống tìm thấy 20 kết quả
Ngày phát hành 15:3 | 1/12/2021
Lượt nghe: 1338
Mới đây tại thủ đô Paris (nước Pháp), trong khuôn khổ kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 41, Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa thuộc Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã thông qua nghị quyết: năm 2022 sẽ cùng Việt Nam kỷ niệm ngày sinh/ngày mất của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương và Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu. Trong năm qua, chuyên đề thơ Nôm của chương trình “Tìm trong kho báu” đã dành thời lượng đáng kể để lần giở lại di sản thơ Nôm của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Nhân sự kiện UNESCO vinh danh nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta cùng điểm lại những đóng góp cho văn học dân tộc thông qua các thành tựu trong sáng tác của một tác gia yêu nước, người được xưng tụng là bậc tôn sư của đất phương Nam.
Ngày phát hành 0:0 | 18/10/2018
Lượt nghe: 2374
Hà Nội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua những bức ảnh quí giá giúp chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu về một giai đoạn lịch sử nước nhà. (Câu chuyện nghệ thuật 16/10/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2018
Lượt nghe: 803
Tiểu thuyết “Tố Tâm” được nhà văn Hoàng Ngọc Phách viết năm 1922, in lần đầu 3 năm sau đó và nhanh chóng trở thành best-seller văn chương thời bấy giờ. Vì sao “Tố Tâm” được coi là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của văn học miền Bắc và được công chúng yêu mến, đón nhận đến như vậy? (Tìm trong kho báu phát 13/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2019
Lượt nghe: 801
Lai Xá là làng nghề nhiếp ảnh truyền thống duy nhất ở nước ta. Điều đặc biệt ở Lai Xá: cha truyền nghề cho con trai, anh truyền nghề cho em (nhưng không truyền cho con gái). Các hiệu ảnh mang chữ “Ký” hoặc chữ “Lai” là của người làng Lai Xá như Khánh Ký, An Ký, Vĩnh Ký hoặc Kim Lai, Mỹ Lai v.v…(Câu chuyện nghệ thuật 15/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 21/3/2016
Lượt nghe: 2168
Tên tuổi Môlie quen thuộc với đông đảo người yêu sân khấu, yêu văn học kịch. Những kịch bản của ông cũng được dịch ra tiếng Việt sớm nhất, vở diễn đầu tiên của các nghệ sĩ tài tử Việt Nam dưới hình thức kịch nói cũng là kịch bản của ông: vở Người bệnh tưởng. Cuộc trò chuyện giữa phóng viên Đài TNVN với đạo diễn, Nhà giáo ưu tú Lê Mạnh Hùng, nguyên trưởng khoa Sân khấu, trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội đề cập tới một số khía cạnh về Môlie và kịch bản hài.
Ngày phát hành 21:39 | 4/12/2022
Lượt nghe: 242
Chương trình ngữ văn 11 có nhiều bài học được triển khai theo phương pháp mới, cho học sinh tự tìm hiểu, nghiên cứu, mở rộng nội dung bài học. Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng Tháng 8 năm 1945” là một trong những tiết học được các bạn thực hiện theo phương pháp ấy... (Văn nghệ thiếu nhi 28/11/2022)
Ngày phát hành 9:38 | 6/12/2022
Lượt nghe: 238
Lần trước chúng ta đã cùng nhau ôn lại bài học trong sách Ngữ văn 11 “Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945” với nội dung là bộ phận văn học công khai, còn gọi là hợp pháp. Một nội dung nữa đó là bộ phận văn học không công khai, còn gọi là bất hợp pháp, là những sáng tác chủ yếu của các chí sĩ yêu nước trong tù. Chúng mình cùng nhau ôn tiếp nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 05/12/2022)
Ngày phát hành 19:56 | 8/3/2021
Lượt nghe: 2827
Họa sĩ Mộng Bích sinh năm 1933 tại Hà Nội. Bà tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, là học trò của các họa sĩ tên tuổi như Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Phan Chánh…Tác phẩm của bà thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thân phận con người, đặc biệt là cảnh ngộ của những người phụ nữ. (Câu chuyện nghệ thuật 05/3/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 16/12/2020
Lượt nghe: 1333
Nói đến nhà thơ, nhà viết kịch, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, nhiều người biết ông là tác giả của những vở kịch nổi tiếng như “Chuyện tình Khau Vai”, “Mai Hắc Đế”, “Hừng đông”, “Thầy Ba Đợi”, “Ngàn năm mây trắng”…. và hai tập thơ “Về lại triền sông” và “Nhớ thương ở lại”. Ngoài ra, ông còn gánh trên vai nhiều trọng trách với tư cách là một vị lãnh đạo, là Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương. Mặc dù bận rộn với công việc, ông vẫn luôn dành thời gian cho văn chương. Gần đây, ông còn xuất hiện với một vai trò mới – một tiểu thuyết gia với “Chuyện tình Khau Vai” (ra mắt vào năm ngoái) và mới nhất là tiểu thuyết “Hừng đông”, do NXB Văn học ấn hành. Để hiểu thêm về cuốn sách này, chúng ta cùng nghe cuộc trò chuyện giữa nhà văn Nguyễn Thế Kỷ với phóng viên chương trình.
Ngày phát hành 0:0 | 1/3/2019
Lượt nghe: 871
Công chúng nhớ tới Hoàng Đạo trước tiên trong vai trò nhà cải cách xã hội. Sau đó mới là nhà văn. Thực tế cho thấy sáng tác văn xuôi hư cấu của Hoàng Đạo không nhiều. Ông đã xác lập cho ngòi bút của mình đi theo một con đường riêng với những luận thuyết về xã hội dù có lẽ nhận rõ lối đi ấy không mấy mời gọi như con đường mà Nhất Linh, Khái Hưng hay Thạch Lam lựa chọn...(Tìm trong kho báu phát 28/02/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 11/12/2019
Lượt nghe: 704
NSND Nguyễn Khắc Lợi tạo dấu ấn với những bộ phim do ông đạo diễn, như “Tướng về hưu”, “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông”, “Tiếng cồng định mệnh”. (Câu chuyện nghệ thuật 29/11/2019)
Ngày phát hành 10:58 | 2/3/2023
Lượt nghe: 2268
Năm nay, nhà điêu khắc Hoàng Uyên bước sang tuổi 87. Ông thuộc thế hệ họa sĩ đầu tiên sau khi hòa bình lập lại năm 1954. Tốt nghiệp trường Đại học Mỹ Thuật Việt Nam, ông công tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Các tác phẩm của ông được trưng bày tại nhiều bảo tàng trong nước... (Câu chuyện nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 13/2/2020
Lượt nghe: 621
Kỷ niệm 50 năm xuất bản lần đầu tiểu thuyết “Bố Già” của nhà văn Mario Puzo, Công ty Cổ phần Văn hóa Đông A mang đến cho bạn đọc phiên bản đặc biệt với bản dịch của Ngọc Thứ Lang và phụ bản tranh minh họa của 12 họa sĩ đương đại Việt Nam, như dịp tái ngộ đầy cảm xúc với những độc giả yêu thích tác phẩm này. (Làn sóng nghệ thuật 11/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 20/7/2020
Lượt nghe: 1700
Sau nhiều năm công tác tại Liên đoàn xiếc Việt Nam, năm 1982 nghệ sĩ Thái Mạnh Hiển làm Trưởng đoàn xiếc Long An. 10 năm gắn bó với Đồng bằng sông Cửu Long, ông đã đào tạo nhiều học trò, tạo dựng một đơn vị xiếc vững mạnh. Năm 2007, ông được phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”. (Câu chuyện nghệ thuật 17/7/2020)
Ngày phát hành 23:5 | 6/4/2021
Lượt nghe: 417
Bộ phim tái hiện câu chuyện lịch sử về loại hình âm nhạc chuyên nghiệp hàng đầu của Việt Nam, cũng là thể loại cổ nhạc có số phận long đong, thăng trầm nhất trong lịch sử văn hóa dân tộc. (Làn sóng nghệ thuật 12/3/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 14/1/2017
Lượt nghe: 2086
"Ôi Tổ quốc, biên cương chưa yên giấc / Đêm quặn lòng máu thịt Hoàng Sa / Ngày đỏ mắt Trường Sa giông bão / Lại bút, gươm giữ cõi, xây nhà". Bài thơ "Tổ quốc" của nhà báo - nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ được nhạc sĩ Lê Quang phổ nhạc thành ca khúc cùng tên. Tác giả thơ và nhạc sĩ tâm sự và trải lòng về ca khúc "Tổ quốc" (Chuyên mục "Thơ phổ nhạc"). Trao giải Cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội 2015 - 2016 (Câu chuyện phóng viên). Nhà thơ Tố Hữu với câu chuyện tự sửa thơ mình (Giai thoại Văn nghệ sĩ. (Điểm hẹn Văn nghệ 14/1/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2018
Lượt nghe: 1001
Đầu thế kỷ 20, có nhiều tác giả vừa viết văn, làm báo vừa là nhà yêu nước. Một trong số đó là nhà văn Trần Chánh Chiếu. Cùng với những tên tuổi như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản, Trương Duy Toản, nhà văn Trần Chánh Chiếu là người đặt nền móng cho nền văn xuôi quốc ngữ Nam bộ
Ngày phát hành 16:18 | 27/1/2021
Lượt nghe: 1519
Như chúng ta đã biết, tác phẩm “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du với những giá trị nhân văn và thời đại lớn lao đã song hành cùng dân tộc qua nhiều biến động lịch sử. Trước năm 1975, những hoạt động sôi nổi kỷ niệm tác giả “Truyện Kiều” do các học giả miền Bắc khởi xướng đã truyền sức nóng tới người làm văn, làm báo ở Nam bộ. Từ đó, trên báo chí văn nghệ miền Nam đã luận bàn dài kỳ, sôi nổi về kiệt tác Quốc âm của nền văn học dân tộc
Ngày phát hành 7:38 | 3/10/2022
Lượt nghe: 929
Từ nhiều đời nay, văn chương luôn gắn bó mật thiết với thế sự, với những vấn đề và chuyển động của xã hội. Trong những giai đoạn mang tính chất bước ngoặt lịch sử, những vang động của thời thế càng được thể hiện sâu sắc, nhiều chiều trong sáng tác thơ văn. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay của Ban VHNT (VOV6) đi vào các khuynh hướng văn học yêu nước nửa cuối thế kỷ 19 đặt trong bối cảnh thời đại và dân tộc
Ngày phát hành 0:0 | 31/1/2019
Lượt nghe: 1695
"Những bài thơ đi cùng năm tháng” là một tiêu chí mà Tiếng thơ mùng 1 Tết Kỷ Hợi đưa ra để lựa chọn năm bài thơ cùng thưởng thức, tại không gian thời gian này, trong mùi thơm của đào của quất, của rượu, của bánh chưng xôi nếp quyện hương trầm sâu thẳm, và ở bên ngoài cánh cửa ngôi nhà, có mùi thơm của đất đai cây cỏ ruộng đồng đang lặng lẽ lật giở, sinh sôi trong gió xuân...(Tiếng thơ 5/2/2019)