Hệ thống tìm thấy 6 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 31/3/2019
Lượt nghe: 882
Chiến tranh cách mạng là đề tài tâm huyết của họa sỹ lão thành Dương Viên (Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2012), tiêu biểu như “Xuất kích”, “Thư nhà”, “Trận địa trên cao”, “Gặp gỡ”, “Niềm tin”…(Câu chuyện nghệ thuật 29/3/2019)
Ngày phát hành 10:29 | 10/10/2024
Lượt nghe: 1040
Truyện ngắn Người săn gấu kể về cuộc đời của Thim, từ lúc còn là một chàng thanh niên vạm vỡ, nổi tiếng cả vùng về tài săn gấu cho đến khi trở thành một ông già mái tóc điểm bạc, làm chân đưa thư lưu động đã hơn 30 năm. Câu chuyện được kể lại cũng một phần lý giải tại sao ông Thim cả đời không lập gia đình, cũng không công tác ở nơi nào quá 3 năm. Hóa ra, mục đích sâu xa của ông là mong tìm lại được người con gái năm xưa, cô Phón, người đã dành cho ông một tình yêu trong trắng, ngây thơ, không tính toán, một tình yêu dũng cảm không sợ hãi bạo lực cường quyền cho dù phải hy sinh đến thế nào chăng nữa. Những hủ tục, lề thói và sự phân biệt tầng lớp trong xã hội cũ đã khiến hai người không thể đến được với nhau. Thim sau đó đi theo cách mạng để có một cuộc đời mới. Mô-típ này có thể khiến chúng ta liên tưởng đến Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài khi mối tình của hai nhân vật chính cũng trải qua hai thời kỳ là trước và sau khi làm cách mạng. Có điều ở Vợ chồng A Phủ, mỗi người nghe người đọc sớm nhận thấy cái kết có hậu trong cuộc đời hai nhân vật chính. Còn ở Người săn gấu của Cao Duy Sơn, nhân vật Thim phải trải qua mấy chục năm lặn lội tìm người xưa, như là một sự thử thách lớn lao tình cảm của con người. Một cái kết mang đến đầy hy vọng khi trên một bức thư Thim nhận được có tên Sầm Thị Phón. Và chúng ta thầm tin cho một cái kết hạnh phúc của cuộc trùng phùng giữa Phón và Thim. Truyện ngắn Người săn gấu của Cao Duy Sơn mang đến nhiều xúc động cho người nghe, người đọc, như một bản tụng ca về tình nghĩa thủy chung của bao lứa đôi trên cuộc đời này. Dù phải trải qua muôn ngàn khó khăn trắc trở, chỉ cần có một niềm tin, nhất định sẽ có ngày họ gặp lại nhau.
Ngày phát hành 10:17 | 23/2/2021
Lượt nghe: 1590
Truyện ngắn “Tính cách Nga” là một tác phẩm với dung lượng vừa phải. Tuy nhiên, chính trong tác phẩm không lớn này, A-lếch-xây Tôn-xtôi đã làm nổi bật những nét chính yếu trong tính cách của dân tộc Nga thông qua câu chuyện không quá nhiều tình tiết. Thực sự, con người ta thường chỉ bộc lộ đúng bản chất của mình trong những tình huống éo le đau đớn nhất. Và những con người trong truyện ngắn “Tính cách Nga” cũng đã hành xử đúng với mình nhất, xứng đáng với đạo lý và tình nghĩa nhất khi phải đối mặt với hiện thực đầy mất mát và bi thảm. Tác phẩm kể về người lính xe tăng Ê gô Đrê-mốp. Anh vốn là một thanh niên đẹp trai, tuấn tú, rất yêu thương cha mẹ mình. Anh cũng có cô người yêu Katya xinh đẹp ở làng mà anh coi như báu vật. Trên chiến trường, anh lập được nhiều chiến công nhưng vốn là người khiêm nhường nên không hay kể lể về thành tích của mình. Trong một trận đánh, xe tăng bị bắn cháy và Drê -mốp đã bị thương nặng. Anh phải trải qua nhiều ca phẫu thuật mới thoát được cái chết mười mươi. Rốt cục gương mặt anh bị biến dạng, có nguy cơ bị loại ngũ. Tuy nhiên, anh vẫn kiên quyết đề nghị cấp trên cho anh trở lại trung đoàn cũ. Cấp trên cho anh nghỉ phép hai mươi ngày về thăm nhà trước khi lại ra chiến trường. Về quê cũ, không muốn làm cha mẹ phải đau đớn vì khuôn mặt đã bị biến dạng của mình, Đrê -mốp xưng là bạn của con trai họ. Và anh đã được gia đình tiếp đón rất tình cảm. Sáng hôm sau, Ca-chi-a cũng tới thăm anh và hỏi chuyện về người yêu của mình… Đrê - mốp đã kể về các chiến tích của người lính và quyết định sẽ vĩnh viễn ra khỏi cuộc đời Ca-chi-a để không làm cô đau đớn…Trở lại chiến trường, Đrê -mốp đã nhận được thư của người mẹ: bằng sự linh cảm của hiền mẫu, bà muốn hỏi anh: có phải đó là chính anh đã trở về thăm nhà hay không? Vì bà luôn có cảm giác anh thực sự là con trai bà… Bà nói rằng, bà tự hào về con trai mình và muốn gặp lại anh để biết sự thật… Rồi Đrê-mốp có cơ hội gặp lại mẹ, gặp lại người yêu. Ca-chi-a nói rằng cô chỉ muốn suốt đời sống với anh thôi dù gương mặt anh bây giờ không như xưa nữa…Đó là nét tính cách Nga mà A-lếch-xây Tôn-xtôi muốn nói tới, sự nhân ái thủy chung không gì có thể thay đổi, càng trong bi thương càng ngời sáng và bền vững…(Lời bình của nhà thơ Hồng Thanh Quang)
Ngày phát hành 15:36 | 14/2/2022
Lượt nghe: 1264
Truyện ngắn “Tuyết đào” mở ra trước mắt chúng ta về một mùa xuân vùng cao tươi đẹp, với thiên nhiên hũng vĩ, với cảnh sắc gợi cảm giác yên bình.Mùa xuân là mùa đẹp nhất ở vùng cao, đó là mùa những bông đào rừng bung phun sắc đỏ kiêu hãnh, rực rỡ đến mê hoặc. Mùa xuân cũng là mùa tình trên núi. Những trai, những gái bản theo sắc hoa trải dài hai bên đường núi, theo tiếng sáo, tiếng khèn mà tìm đến bạn lòng...Tác giả tô đậm không gian ấy để nói về câu chuyện tình của Tủa và So. Sẽ có những người thỏa nguyện đường yêu, ăn đời ở kiếp với nhau, sinh con nở cái dưới một mái ấm yên bình. Nhưng cũng rất nhiều mối tình dang dở, để thương để nhớ cả một đời... Mối tình của Tủa và So đẹp như một bông hoa đào mới hé, nhưng rồi cũng sớm rụng rơi vào sự tuyệt vọng, chia lìa. Xuân đến hoa nở, xuân qua hoa tàn, rồi xuân đến lại hoa, đấy là quy luật của tạo hóa. Hy vọng và đợi chờ, thủy chung gìn giữ cho tình yêu luôn thắm đỏ như đóa hoa đào, dù đã bị số phận đẩy đến sự ly biệt, phải chăng đấy là mẫu số chung của tình yêu vĩnh cửu? Gần hết một cuộc đời, lão Tủa đi tìm người yêu, rồi khi không tìm nữa thì lão trồng những cây tuyết đào để thắp lên những tia hy vọng, những lời nguyện cầu nồng ấm. Việc lão Tủa bỏ đảo hoa đào ra đi cũng là để bảo vệ sự vẹn nguyên của tâm hồn, tình yêu trước những phút nổi loạn của “bản năng”.
Không ai biết lão Tủa đi đâu, nhưng chi tiết chàng kỹ sư trẻ gặp Sao trên đảo hoa đào gợi lên một sự bắt đầu tươi mới. Chàng kỹ sư trẻ đi kiếm tìm loài tuyết đào thuần chủng cũng như con người luôn khát khao gặp được tình yêu đích thực đẹp đẽ, cao khiết. Hình ảnh những bông tuyết đào xuyên suốt truyện ngắn hay chính là biểu tượng của tình yêu son thắm, thủy chung…(Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2019
Lượt nghe: 1617
Câu chuyện xoay quanh đời sống gia đình sau hôn nhân của hai vợ chồng Sừa và Tươn. Cũng giống như nhiều cặp vợ chồng khác, Sừa và Tươn khao khát mong đến ngày được làm cha làm mẹ, được đón những đứa trẻ ra đời. Tính bi kịch được nảy sinh khi họ không bao giờ có thể đạt được ước mơ đó. Nhưng nguyên nhân thì vẫn giấu kín cho đến cuối chuyện. Giá trị nhân văn, lòng vị tha, tình thương yêu của truyện cũng nằm ở nút thắt này...
Ngày phát hành 0:0 | 2/12/2016
Lượt nghe: 2270
Người đàn ông ấy có tên riêng, có quê quán gia đình, nhưng đã từ bỏ tất cả, chấp nhận mọi vất vả mọi quăng quật cuộc đời chỉ để đứng từ xa lặng lẽ chăm sóc, bảo vệ và lo lắng cho người mình yêu. Sáu Dương dành cho đào Hồng Điệp một tình yêu lớn, yêu và hy sinh vì người yêu mà không bao giờ đòi hỏi, không bao giờ nản lòng hay bỏ cuộc. Một “Ông cá hô” trần trụi kiếm sống, vào tù ra tội và già nua héo hắt theo năm tháng không mâu thuẫn với chàng thanh niên Sáu Dương mang tâm hồn nghệ sỹ, đầy nồng nhiệt, mơ mộng trong tình yêu. (Đọc truyện đêm khuya 01/12/2016)