Ngày phát hành 0:0 | 1/3/2019
Lượt nghe: 1074
Là người viết say mê với đề tài vùng cao, nhà văn Tống Ngọc Hân luôn muốn kể cho độc giả những câu chuyện đẹp nhất mà ý tưởng chợt đến có khi chỉ bắt đầu từ những bông hoa nhỏ bé hay những nụ cười bẽn lẽn của những cô cậu mới lớn mà nhà văn tình cờ gặp trong đời và đưa vào trang viết. "Kiều mạch trắng” là một câu chuyện mà nhà văn gửi gắm nhiều thông điệp. Nhưng cốt lõi vẫn là thông điệp về tình huynh đệ (Đọc truyện đêm khuya phát 28/2/2019)
Ngày phát hành 11:5 | 16/3/2022
Lượt nghe: 1262
Truyện ngắn “Họ đã trở thành đàn ông” của nhà văn Phạm Ngọc Tiến là một câu chuyện chiến tranh, kể về một nữ thanh niên xung phong ở một binh trạm. Điều day dứt và ám ảnh chúng ta chính là sự giằng xé nội tâm nhân vật này khi cô không dám trao thân gửi phận cho người yêu trước khi anh vào mặt trận. Cô đấu tranh với anh, với chính cô để giữ gìn đến ngày cưới. Nhưng, oái ăm thay, cay đắng thay, người lính ấy đã hy sinh, người yêu cô đã nằm lại chiến trường với lời hứa không bao giờ thực hiện được nữa. Cô đau đớn, ân hận, giằng xé tâm can. Và cũng từ đó, nơi chiến trường ác liệt, cô thay đổi. Cô chứng kiến những người lính trẻ măng tơ chưa biết sự đời là gì vì chưa trở thành đàn ông. Họ ra trận và sẽ không bao giờ trở lại. Họ đi vào cái chết một cách trinh trắng. Cô nghĩ, hãy cho họ trở thành đàn ông trước khi vào trận. Dẫu có hy sinh, cũng với tư thế một người đàn ông. Và từ đó, đêm đêm, cô trao tình thương cho các chàng lính trẻ. Ngày qua ngày, làm sao kể hết được bao nhiêu đêm, bao nhiêu lần, bao nhiêu chàng trai được hưởng tình yêu thương, hiến dâng của cô, và họ đã trở thành đàn ông như thế. Tứ truyện lạ, ấn tượng nhưng cứ băn khoăn day dứt. Người phụ nữ Việt Nam có truyền thống “Chữ trinh đáng giá ngàn vàng”, vì đó mà hạnh phúc. Vì đó mà bất hạnh đau khổ nếu bị mất đi. Nhưng chiến tranh, giữa sự sống và cái chết, giữa còn và mất, người phụ nữ đã chọn cách hy sinh, là dâng hiến. (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2020
Lượt nghe: 1126
Vấn đề được đặt ra trong truyện ngắn “Thằng chăn vịt” vẫn là nỗi trăn trở về việc làm. Không phải làng Việt nào cũng có một ngành nghề truyền thống để có thể phát triển. Ở những ngôi làng thuần nông, người nông dân quanh năm phải sống với việc chăn nuôi và đồng ruộng. Cả hai việc này đều rất vất vả, thu nhập lại bấp bênh. Chính vì vậy, tư tưởng phải thoát khỏi làng để đổi thay cuộc sống đã manh nha xuất hiện, đặc biệt ở lớp trẻ. Thêm nữa, khi các nhà máy, công xưởng mọc lên ở nông thôn trong cơ chế đô thị hóa nông thôn thì việc người nông dân bỏ ruộng, ô nhiễm môi trường… trở thành một vấn đề nhức nhối. Trong truyện ngắn này, tác giả đã đề cập đến, tuy mới chỉ bắt đầu nhưng rõ ràng đã có những dự báo không mấy tốt lành. Hình ảnh làng quê của Thịnh và Phúc mà theo cách nói của Phúc là như hình thù một cái bào thai không bao giờ chịu lớn là một chi tiết gợi nhiều suy nghĩ. Liệu rằng làng quê ấy có thoát khỏi sự quẩn quanh, nghèo đói khi mà nông dân bỏ ruộng lên thành phố làm ăn, thanh niên ăn chơi lêu lổng, dự án làm nhà máy chưa thực hiện nhưng đồng ruộng đã bỏ hoang..Tác giả Đặng Ngọc Hưng chia sẻ rằng “Tôi chỉ biết cuộc sống của người nông dân qua góc nhìn hạn hẹp của người đứng ngoài nhìn vào, từ xa nhìn lại. Tôi không dám phán xét mà chỉ mô tả lại những sự thay đổi từ cái cũ sang cái mới và ít nhiều suy nghĩ”. Vâng, điều mà tác giả bày tỏ cũng là điều mà người đọc, người nghe đặt ra những câu hỏi về sự đổi thay này khi mà cuộc sống ở nông thôn đang chuyển mình chật vật và nhiều biến động… (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 10:44 | 31/7/2023
Lượt nghe: 2470
Thượng úy, kỹ sư Phạm Văn Trình sinh năm 1995 tại Thanh Hóa. Anh tốt nghiệp Đại học và Cao học Khoa vô tuyến điện tử và laser Trường Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Quốc gia Matxcova. Với một quân nhân đang làm việc tại Viện Vũ khí, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, niềm yêu thích âm nhạc truyền thống, cụ thể là Quan họ, Xẩm, Chèo… cũng như mưa dầm thấm lâu, càng nghe, càng hát càng thấy say mê và trân quý những giá trị mà ông bà ta để lại. (Tôi và Tôi 30/7/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 16/9/2019
Lượt nghe: 1775
Truyện ngắn “Bụi thị thành” của tác giả Lê Quang Thọ xoay quanh câu chuyện của Đen và Nhân, hai thanh niên lớn lên ở Tây Nguyên. Nhân theo nghiệp học hành, trở thành một anh giáo trường làng. Còn Đen sớm đã bươn chải với công việc của anh nông dân thời đại mới. Truyện được viết theo lối tuyến tính. Quá trình trưởng thành của hai nhân vật chính cũng chính là quá trình làng quê thay da đổi thịt, đối diện với cả thách thức lẫn cơ hội.