Hệ thống tìm thấy 128 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2015
Lượt nghe: 1806
Chè do các nữ công nhân làm ra để mang hương vị cho đời, nhưng ai sẽ mang hơi ấm hạnh phúc đến cho họ? Câu chuyện về phụ nữ nông trường khao khát hạnh phúc:làm vợ, làm mẹ tạo nên sự lắng đọng, chia sẻ và đồng cảm ...(Đọc truyện đêm khuya 9/1/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 28/2/2019
Lượt nghe: 1549
Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 25/2/2019, các bạn đã nghe phần đầu truyện ngắn “Giao thừa bình yên” của nhà văn Xuân Thiều. Câu chuyện kể về một cái tết Nguyên Đán đáng nhớ trong cuộc đời người lính Trường Sơn. Trong thời điểm chiến tranh ác liệt của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước, cán bộ chiến sĩ trạm 17 bận rộn chuẩn bị một cái Tết đầy đủ cho anh em chiến sĩ. Trong không khí hân hoan của ngày xuân, ngày Tết thì trạm phó Hàn lại được giao một việc khó xử. Đó là cố gắng không để cô gái giao liên tên Mơ biết tin chồng cô đã hy sinh. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya 26/2/2019, giọng đọc NSUT Việt Hùng sẽ gửi tới các bạn phần cuối truyện ngắn này
Ngày phát hành 0:0 | 28/2/2019
Lượt nghe: 1193
Những năm kháng chiến gian khổ trên chiến trường Trường Sơn có nhiều hy sinh, mất mát đau thương nhưng cũng ghi dấu biết bao tình cảm đồng đội, đồng chí và tình yêu đôi lứa. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 25/2/2019, các bạn cùng nghe phần đầu truyện ngắn “Giao thừa bình yên” của nhà văn Xuân Thiều qua giọng đọc NSUT Việt Hùng
Ngày phát hành 0:0 | 26/12/2017
Lượt nghe: 5267
Nhân vật người đàn ông trong truyện đột ngột xuất hiện ở làng Tình. Ông ta vạch kế hoạch làm đổi thay bộ mặt làng Tình, thu hút khách du lịch và chỉ sau một thời gian ngắn ông ta được dân làng gọi là “Ông chủ tốt bụng”. Nhưng có một vật cản đối với “Ông chủ tốt bụng” là cô gái thôn quê xinh đẹp có cái tên dân dã là Mưa. Dường như Mưa đã dự cảm những mưu đồ của ông ta. Nhưng cô gái xinh đẹp thuần hậu cũng sa chân vào chiếc bẫy ngọt ngào của “Ông chủ tốt bụng”. (Đọc truyện đêm khuya 25/12/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 10/1/2017
Lượt nghe: 5619
Nếu chỉ dừng lại ở chi tiết nhân vật Hậu qua đời, Na tình cờ gặp vợ con của người yêu cũ thì truyện ngắn này cũng giống với nhiều tác phẩm viết về thân phận người lính trong chiến tranh và hậu chiến. Điểm khác biệt đáng kể nằm ở hình tượng “bức tranh trên đá”, nói chính xác là một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt được Hậu kì công tạo dựng, tái hiện cảnh bờ suối nơi rừng Trường Sơn năm xưa. Bức tranh trên đá ẩn chứa tất cả tâm tình người lính, là tài sản tinh thần anh để lại cho vợ con, cũng là thông điệp kết nối quá khứ với hiện tại và cả tương lai. (Đọc truyện đêm khuya 09/01/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 24/5/2019
Lượt nghe: 1692
Cũng vì chiến trường khốc liệt nên có nhiều điều kiêng kị đã trở thành định kiến được các chiến sĩ truyền tai nhau. Ví như trong đơn vị có hai người trùng tên thì thể nào cũng có một trong hai người hy sinh, hay ăn phải cơm khê, cơm sống thì hôm đó sẽ bị địch phục kích…(Đọc truyện dài kỳ phát 25/05/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 28/5/2019
Lượt nghe: 1641
Ròng rã một tuần, mới sáng sớm địch liên tiếp nã các loại pháo vào đơn vị, toàn pháo hạng nặng và bắn rất chuẩn. Cuối cùng, ta phát hiện ra bọn địch nhờ căn chỉnh pháo theo tiếng gà gáy mà có thể bắn trúng đích dù ở cự ly xa. Vậy là các chiến sĩ được lệnh cắt tiết hết gà. Trận chiến giữa hai bên vẫn tiếp tục kéo dài, địch cứ dội pháo vào, ta tổ chức phản công. Chờ cho đến khi địch chán nản, pháo dần ngừng, tiểu đoàn lại cử người đi gùi đỗ và gạo. Đó là cái Tết đầu tiên những người chiến sĩ không háo hức đón chờ. (Đọc truyện dài kỳ phát 29/05/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 15/5/2019
Lượt nghe: 2096
Bên cạnh việc chứng kiến mát mát hi sinh gian khổ và bệnh tật vẫn có những điểm sáng dịu lòng người lính trẻ Đoàn Minh Tuấn. Hình ảnh lớp học của cô gái trẻ Lâm Huông khiến anh và đồng đội không khỏi xúc động. Những tiếng học bài cùng tiếng hát quốc ca của lũ trẻ là tín hiệu cho sự hồi sinh của đất nước Campuchia (Đọc truyện dài kỳ phát 16/05/2019)
Ngày phát hành 15:24 | 19/11/2024
Lượt nghe: 220
Những trang truyện ngắn “Mùa Xuân của Sú” thiên về trần thuật xung đột đơn tuyến, cho thấy tác giả chưa phải là một cây bút quá sành sỏi về nghệ thuật xây dựng tình huống cốt truyện. Nhưng vì thế sáng tác này lại có được sự mộc mạc, dễ mang lại cho người đọc, người nghe cảm giác về tình người, về sự gắn bó của cô giáo với học trò vùng cao. Đó là câu chuyện của nhân vật Sú, một cô bé lớp Tám bị người bố ép buộc nghỉ học để lấy chồng bên kia biên giới. Cùng quẫn và kiệt sức trong khi trốn chạy, cô bé Sú tưởng đã mất mạng nếu như không có vòng tay cưu mang, cứu giúp của cô giáo và những người bạn học. Thông qua câu chuyện của mình, tác giả đã nêu lên thực trạng cũng là vấn nạn, là hành vi lợi dụng tâm lý người dân vùng cao để lừa đảo mua bán trẻ vị thành niên qua bên kia biên giới. Tương lai của những cô bé ấy sẽ đi về đâu ở xứ người nếu như không có sự chung tay ngăn chặn của xã hội, của lực lượng bộ đội biên phòng. Con đường đến trường của trẻ em vùng cao vẫn còn đó bao nỗi gian nan. Là một cô giáo nhiều năm gắn bó với ngôi trường ở vùng đất biên giới Tây Bắc, có lẽ hơn ai hết tác giả Đào Thanh Tám thấu hiểu những nỗi niềm của con người nơi đây. Những trang viết của chị dù vẫn còn nét nguyên sơ, mô phạm nhưng ít nhiều đã chạm đến không khí hiện thực cuộc sống đã trải nghiệm….
Ngày phát hành 15:51 | 30/5/2024
Lượt nghe: 1736
Các bạn thân mến, truyện ngắn như bộ phim chiến tranh chống Mỹ vô cùng sống động và chân thực. Hơi thở của chiến tranh, mùi bom đạn, mùi máu như tỏa ra từ từng câu chữ trong truyện. Qua lời kể của nhân vật tôi, người đọc người nghe dõi theo từng chặng đường hành quân, chứng kiến từng trận đánh khốc liệt của người lính Cách mạng tại Miền Nam. Người lính phải chiến đấu với bom đạn của kẻ địch, chống chọi với cái đói, với cơn buồn ngủ. Chiến trường quá khốc liệt, chiến trận liên miên, nhân vật cũng như đồng đội phải vừa di chuyển vừa chiến đấu mấy ngày liên không có phút giây chợp mắt. Trong những lúc hiếm hoi vắng tiếng súng thì việc được ngủ thật là điều hạnh phúc với họ. Với giọng văn sinh động, chân thực, truyện ngắn đã lột tả được những hi sinh, gian khổ của người chiến sĩ trên chiến trường. Bom đạn kẻ thù khiến lực lượng bộ đội ta tổn thất nặng nề. Với người lính thì sự sống và cái chết thực sự quá gần nhau. Mới hôm qua thôi đồng đội còn trò chuyện tếu táo về tương lai mà ngày mai có những người đã ra đi mãi mãi. Để có được ngày thống nhất, hòa bình là xương máu của biết bao thế hệ người lính trong hai cuộc kháng chiến. Vì lý tưởng cao đẹp, họ sàng sáng hi sinh vì tổ quốc. Người lính còn sống là còn chiến đấu như chi tiết nhân vật Biền bị thương tới 7 lần. Điều day dứt nhất với nhân vật tôi cũng như đồng đội đó là việc không thể tìm thấy Thái. Suốt mấy chục năm, việc phải tiếp tục hành quân mà không kịp tìm Thái là nỗi đau trong lòng các anh. Nhân vật Thái cũng như nhiều người lính khác trở thành trường hợp mất tích trong chiến tranh. Có lẽ Thái đã mãi mãi ngủ lại chiến trường năm xưa. Truyện ngắn để lại nhiều cảm xúc với người đọc, người nghe bởi những chi tiết chân thực về sự hi sinh gian khổ của người lính trên chiến trường. Truyện ngắn giúp chúng ta hiểu hơn một thời kỳ hào hùng của dân tộc, ghi nhớ công lao của những người chiến sĩ Cách mạng cho ngày hòa bình, hạnh phúc hôm nay.
Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2020
Lượt nghe: 994
Nhà văn đưa người đọc, người nghe đến với không gian văn hóa của các dân tộc thiểu số. Nơi đó có những câu chuyện tình buồn truyền lưu qua lời kể của người già, những rừng chiều hoang vắng, tiếng sáo gọi bạn tình da diết… Và đặc biệt là mùi hương kì lạ của loài cây Đoạn Trường Thảo. Đời sống thực và hư ảo hòa quyện với nhau qua giọng kể của tác giả đồng thời cũng là nhân vật nhà văn nữ trong truyện...
Ngày phát hành 0:0 | 11/1/2019
Lượt nghe: 1097
Cùng với những sáng tác của các nhà thơ như: Thu Bồn, Nguyễn Trọng Tạo, Xuân Tùng, Hải Như, Xuân Hoàng được viết trong và sau chiến tranh biên giới Tây Nam, Tiếng thơ phát 12/1/2019 còn có cuộc trò chuyện với nhà thơ Anh Ngọc về quá trình thực hiện trường ca “Sông Mê Kong bốn mặt”...
Ngày phát hành 0:0 | 8/9/2015
Lượt nghe: 2742
Tình yêu Tổ quốc luôn ấm nóng trong trái tim mỗi người dân Việt. Tổ quốc ở Trường Sa hiện hữu trong tiếng nói, tiếng cười của quân và dân đồng lòng canh giữ chủ quyền thiêng liêng. Cảm xúc các nhà thơ Hoàng Quý, Nguyễn Đăng Tiến, Tô Hằng Thanh, Bùi Văn Bồng. Bài "Thơ với cuộc đời" là tâm tình của Trầm Hương, Lệ Thu, Nguyễn Đình Phúc, Quang Hoài và Trần Tuấn Anh.(Tiếng thơ 6+7/9-VOV2)
Ngày phát hành 15:39 | 20/3/2023
Lượt nghe: 1026
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến vừa cho ra mắt tuyển tập “Thơ và trường ca” gồm hơn 200 tác phẩm, chắt lọc từ 12 tập thơ của ông. Kết cấu tuyển tập được chia theo nhiều đề tài với nhiều chặng đường thơ khác nhau, giúp bạn đọc có thể cảm nhận một cách tổng quát, đan xen nhiều cảm xúc về tiếng thơ Nguyễn Việt Chiến
Ngày phát hành 0:0 | 20/5/2019
Lượt nghe: 922
Nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày mở đường Trường Sơn và ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 – 19/5/2019), nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ đã được tổ chức ở nhiều địa phương trong cả nước. Có thể kể đến chương trình nghệ thuật “Huyền thoại Trường Sơn” do Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 phối hợp cùng Hội truyền thống Trường Sơn Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương tổ chức, phát sóng từ 22h đến 23h ngày 18/05, phát lại vào 22h00 đến 23h00 ngày 22/5 trên kênh sóng VOV2
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2020
Lượt nghe: 1315
Mỗi năm, cứ đến ngày 20/11, ngày Nhà giáo Việt Nam, lòng chúng ta lại không khỏi náo nức, nhớ về những người thày giáo, cô giáo của mình, nhớ về một thời cắp sách đến trường. Mái trường và những người thày cô giáo chính là nơi đã chắp cánh cho bao ước mơ, khát vọng, giúp mỗi chúng ta khôn lớn, trưởng thành, trở nên những con người có ích cho xã hội. Trong chương trình Đôi bạn văn chương phát 18/11, chúng tôi sẽ dành gửi tới quý vị những bài thơ về mái trường và thày cô như một sự tri ân những người lái đò tận tụy, tri ân những năm tháng cắp sách đáng nhớ trong cuộc đời tất cả mỗi chúng ta.
Ngày phát hành 0:0 | 7/4/2015
Lượt nghe: 1080
Nhà thơ Vũ Quần Phương nói về nét đẹp của thơ chống Mỹ. Ký ức về thời gian sống và viết ở chiến trường Quảng Đà qua hồi nhớ của nhà thơ Thanh Quế. Tình quê hương trong thơ Trần Thị Nương; Nguyễn Thanh Hải, Lê Đức Nghinh và Huỳnh Kim Bửu.( Tiếng thơ 05+06/04)
Ngày phát hành 15:58 | 22/3/2022
Lượt nghe: 1239
Nhắc đến Phạm Tiến Duật là nhắc đến một trong những gương mặt tiêu biểu hàng đầu của lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những tác phẩm thơ của ông, có thể nói đã đồng hành cùng cuộc kháng chiến vệ quốc của dân tộc, nhận được tình cảm yêu mến của đông đảo chiến sĩ và bạn đọc cả nước. Nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày mất của Phạm Tiến Duật, chương trình Đôi bạn văn chương xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Phạm Tiến Duật – Cánh chim lửa của Trường Sơn huyền thoại.
Ngày phát hành 0:0 | 22/5/2015
Lượt nghe: 3413
Những bài thơ về Trường Sơn đi cùng năm tháng là chủ đề chính của chương trình tiếng thơ đêm nay; Tiết mục “Nhà thơ và tác phẩm”, nhà thơ Trương Đăng Dung bộc lộ những thao thức về thời gian qua thi phẩm “Anh không thấy thời gian trôi”; Góc thơ dịch giới thiệu chùm thơ của Koun-nhà thơ đương đại nổi tiếng của Hàn Quốc. (Tiếng thơ 21/05 và 28/05/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 30/11/2018
Lượt nghe: 1122
Bén duyên cùng thơ từ những năm 90 của thế kỷ trước, rồi xuất hiện trở lại sau hơn 20 năm vắng bóng, lần lượt in 3 tập thơ trong vòng ba năm trở lại đây. Đó là đôi nét về nhà thơ Ngọc Lê Ninh, tên thật là Lê Ngọc Ninh, sinh năm 1969 ở Thanh Hóa, vị tiến sỹ khoa học được biết đến với nhiều công trình nghiên cứu xử lý vệ sinh môi trường (Tiếng thơ 01/12/2108)
Ngày phát hành 11:0 | 9/5/2023
Lượt nghe: 1144
Nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu sinh năm 1959 tại Thái Bình. Ông hiện là Chủ tịch Hội đồng thơ – Hội Nhà văn Hà Nội. Vốn là một tiến sĩ Triết học nhưng nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu lại có sức sáng tác thơ ca bền bỉ với nhiều tập thơ như: “Chùm mơ tiên cảm”, “Lửa thiêng”, “Hoa linh”, “Dọc sông Hồng”, “Phồn sinh”, “Hoa linh thảo”…Vừa qua, nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu đã có cuộc gặp gỡ bạn bè văn chương tại không gian của “Tổ Chim Xanh”, Hà Nội. Trong buổi tâm giao này, trường ca “Phồn sinh” của nhà thơ quê Thái Bình đã nhận được nhiều sự chú ý và đánh giá từ các nhà nghiên cứu và các bạn thơ. Phóng viên chương trình có bài “Nguyễn Linh Khiếu: Phá cách trong trường ca triết học”.
Ngày phát hành 0:0 | 1/9/2017
Lượt nghe: 2516
Trường ca “Mẹ, đất nước và lưu dân” của nhà thơ Trúc Phương được hoàn thành sau một quá trình lao động chữ nghĩa nhọc nhằn và cũng đầy hứng thú. Tác phẩm được nhận Giải ba Cuộc vận động sáng tác văn học về đề tài thương binh liệt sỹ và người có công, nhân kỉ niệm 70 năm Ngày Thương binh liệt sỹ. Trường ca mang âm hưởng sử thi, là sự kết hợp hài hòa cảm hứng của cái tôi công dân với cái tôi cá nhân, khi nghĩ về những bước đi của đất nước, của dân tộc, những bước đi của chính cuộc đời mình. (Tiếng thơ 30/8/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 17/1/2020
Lượt nghe: 595
Món quà của bố từ Trường Sa gửi về đất liền cho bé Đào là chú ngựa đá được làm từ đá cuội. Bé Đào rất yêu quý món quà đó. Nhưng những người bạn tinh nghịch của bé đã làm gì chú ngựa? (Kể chuyện và hát ru 15/01/2020)
Ngày phát hành 15:35 | 20/5/2024
Lượt nghe: 867
Kiến thức về khoa học cùng những điều bí ẩn trong vũ trụ đã được hai tác giả Hàn Quốc là Jae Hoon Choi và Myeong Seon Lee sáng tạo bằng nhiều câu chuyện dí dỏm và hài hước thông qua bộ truyện tranh “Zookiz và Trường Khoa học bí ẩn” vừa được Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành... (Văn nghệ thiếu nhi 14/05/2024)
Ngày phát hành 15:46 | 8/5/2021
Lượt nghe: 1393
Ngày xửa ngày xưa, ở xứ sở Xalamaca có ngôi trường chuyên dạy về các loại phép thuật. Và tất nhiên thầy giáo dạy ở đó đều là những phù thủy có phép thuật và sức khỏe phi thường. Nếu ai học qua ngôi trường này rồi thì đều có thể làm được những điều khác thường, kỳ lạ... (Kể chuyện và hát ru 05/05/2021)
Ngày phát hành 16:6 | 8/5/2021
Lượt nghe: 1060
Vì mong muốn con trai thành tài nên người cha đã quyết định gửi cậu bé vào ngôi trường dậy phép thuật Xalamaca. Sau một năm học tập, cậu bé đã học được rất nhiều phép thuật, thậm chí còn giỏi hơn cả người thầy của mình. Và tai họa đã xảy ra... (Kể chuyện và hát ru 06/05/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 6/6/2018
Lượt nghe: 754
Chia tay với mái trường, thầy cô, bè bạn và bao nhiêu kỉ niệm yêu thương đã để lại trong lòng chúng ta một nỗi niềm bâng khuâng, xao xuyến, thiết tha. Đó là tình cảm quyến luyến, nhớ thương và cả nuối tiếc một thời gắn bó. Chúng mình cùng nghe chia sẻ của bạn học sinh lớp 5 về mái trường, bạn bè và cô giáo của mình ... khi bạn phải chia tay để bước sang một giai đoạn khác của thời học trò. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 04/6/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 22/10/2019
Lượt nghe: 1253
Chương trình Ngữ văn lớp 11 mà chúng ta đang học có bài thơ rất lạ, rất riêng, đó chính là “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ - một nhà thơ tài hoa, phóng khoáng và khí phách hiên ngang. "Ngất ngưởng" là một phong cách bên ngoài, còn bên trong lại chứa chất bao tâm sự, nỗi niềm ưu tư của một vị quan vì dân vì nước... (Văn nghệ thiếu nhi 21/10/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 22/8/2019
Lượt nghe: 663
"Em đến trường mầm non" là ca khúc mới toanh dành cho các bé lớp lá lớp mầm lớp chồi. Phần lời ca khúc của nhà thơ Nguyễn Trọng Hoàn và phần nhạc của nhạc sĩ Bùi Anh Tú. Nhưng đâu phải chỉ riêng các bé mẫu giáo, mà đó là ca khúc dành cho tất cả chúng ta trong mùa học mới. Cùng hát vang theo nhịp bước chân nào... (Văn nghệ thiếu nhi 21/08/2019)
Ngày phát hành 22:6 | 29/10/2021
Lượt nghe: 517
Ngay từ buổi đầu tiên, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã quan tâm tìm hiểu gia cảnh của từng học sinh, trò chuyện thân mật gần gũi với các em. Thái độ thân thiện, cách giảng bài hấp dẫn cùng kiến thức phong phú của thầy khiến các học trò chăm chú say mê... (Văn nghệ thiếu nhi 23/10/2021)
Ngày phát hành 22:47 | 2/11/2021
Lượt nghe: 668
Vào một ngày nọ, thầy và trò trường Dục Thanh ngỡ ngàng bởi sự vắng mặt của thầy Nguyễn Tất Thành. Sau đó, người ta tìm thấy phong thư nói lời từ biệt được thầy cất dưới gối. Vì chí lớn, thầy đã bí mật rời trường, để lại niềm nhớ thương cho đồng nghiệp và các em học sinh... (Văn nghệ thiếu nhi 31/10/2021)
Ngày phát hành 22:10 | 18/7/2022
Lượt nghe: 1018
Đoàn công tác nhận nhiệm vụ sẽ gấp 1000 hạc giấy để chuẩn bị cho lễ tưởng niệm các liệt sĩ đã hi sinh trên quần đảo Trường Sa và thềm lục địa phía Nam. Cà Nóng cùng những người bạn của mình hăm hở tham gia vào nhiệm vụ ý nghĩa đó... (Văn nghệ thiếu nhi 17/07/2022)
Ngày phát hành 8:19 | 8/8/2022
Lượt nghe: 391
Buổi lễ tưởng niệm những chiến sĩ hi sinh trên đảo Gạc Ma để lại ấn tượng mạnh mẽ với Cà Nóng. Nó bỗng suy ngẫm về sứ mạng của con người, sứ mạng của một chiếc máy ảnh, về những điều ý nghĩa của cuộc sống. Đêm đó Cà Nóng mơ một giấc mơ kì lạ... (Văn nghệ thiếu nhi 05/08/2022)
Ngày phát hành 8:27 | 8/8/2022
Lượt nghe: 488
Cà Nóng giật mình tỉnh giấc mộng bởi tiếng gọi của bác Tê Lê. Hóa ra vì cô chủ quên các công đoạn bảo vệ máy ảnh khi để trong phòng lạnh nên Cà Nóng bị ốm. Cà Nóng kể cho mọi người nghe về giấc mơ kì lạ của mình. Trong lòng nó bỗng dâng lên một cảm xúc khó tả... (Văn nghệ thiếu nhi 06/08/2022)
Ngày phát hành 8:32 | 8/8/2022
Lượt nghe: 622
Mọi người phải xuống một con tàu nhỏ để di chuyển vào nhà giàn DK1/21. Các chiến sĩ phải liên tục căng dây, giữ thang để mọi người chuyển tàu an toàn. Cà Nóng rất sợ độ cao. Khi bước chân lên nhà giàn, cậu thấy mình như đang bay trên biển... (Văn nghệ thiếu nhi 07/08/2022)
Ngày phát hành 11:15 | 18/8/2022
Lượt nghe: 510
Nếu bây giờ có ai hỏi rằng Trường Sa có màu gì thì Cà Nóng sẽ trả lời ngay, không do dự: Màu xanh. Đó là màu xanh của biển trời, của cây cối, những luống rau, màu xanh của bộ quân phục chiến sĩ hải quân, màu xanh của sự sống và tình yêu Tổ quốc… (Văn nghệ thiếu nhi 12/08/2022)
Ngày phát hành 11:41 | 6/8/2022
Lượt nghe: 530
Cà Nóng bỗng nảy ra ý tưởng về buổi phát thanh hàng đêm của cộng đồng máy ảnh. Cậu đưa ra ý tưởng và được mọi người hưởng ứng ngay. Meica đặt tên cho So là Tony So khiến thằng Ni không thể nhịn được cười. Tuy vậy, buổi phát thanh do Meica và So dẫn dắt cũng khá ổn... (Văn nghệ thiếu nhi 31/07/2022)
Ngày phát hành 11:23 | 18/8/2022
Lượt nghe: 1490
Ngày cuối của hải trình thăm quần đảo Trường Sa khiến ai cũng lưu luyến, mắt đỏ hoe. Cà Nóng cũng vậy. Đây là một chuyến đi giống như giấc mơ đẹp. Đó là một hành trình đáng nhớ nhất trong cuộc đời làm máy ảnh của Cà Nóng... (Văn nghệ thiếu nhi 13/08/2022)
Ngày phát hành 21:57 | 18/7/2022
Lượt nghe: 398
Đoàn công tác lên con tàu KN 290 của Cục Kiểm ngư Việt Nam tiến ra ngoài khơi xa. Đất liền dần lùi lại phía sau và mở ra trước mắt Cà Nóng cùng các bạn là đại dương bao la, bầu trời rộng lớn bất tận chưa từng thấy. Cà Nóng thấy yêu thích không khí thân thiện trên tàu, mọi người làm quen, trò chuyện, trao đổi với nhau... (Văn nghệ thiếu nhi 15/07/2022)
Ngày phát hành 23:6 | 26/7/2022
Lượt nghe: 574
Đêm hôm đó, đoàn tổ chức các tiết mục ca nhạc phục vụ chiến sĩ trên đảo. Những bài hát ca ngợi đảo, tự hào về biển quê hương hay những khúc ca hùng tráng về người chiến sĩ ngày đêm giữ đảo được cất lên vô cùng cảm động. Các bạn máy ảnh không quên ghi lại những khoảnh khắc đẹp đẽ ấy... (Văn nghệ thiếu nhi 23/07/2022)
Ngày phát hành 11:17 | 6/8/2022
Lượt nghe: 576
Cà Nóng có một đêm trăng tròn đáng nhớ giữa biển khơi. Sau vụ việc hôm trước, Cà Nóng và Ni bắt chuyện làm hòa với nhau. Câu chuyện bắt đầu rôm rả, nhất là khi hai bạn nói về niềm đam mê chụp ảnh. Ni khá nổi tiếng trong giới nhiếp ảnh, nóng tính nhưng tốt bụng, hay giúp đỡ người khác... (Văn nghệ thiếu nhi 29/07/2022)
Ngày phát hành 11:27 | 6/8/2022
Lượt nghe: 536
Thấy cô chủ say sưa làm thơ, tự nhiên Cà Nóng nhớ tới tin chó mẹ trên đảo Sinh Tồn vừa hạ sinh 6 đứa con. Những chú nhóc ra đời trong tình thương và niềm vui của các chiến sĩ hải quân. Cảm xúc dâng trào và Cà Nóng làm một bài thơ tặng đàn chó trên đảo... (Văn nghệ thiếu nhi 30/07/2022)
Ngày phát hành 23:0 | 26/7/2022
Lượt nghe: 409
Ba bạn Cà Nóng, Ni và So cứ luôn tay chụp ảnh mãi không biết chán. Nghe thông báo của bác Tê Lê là tàu sắp cập đảo Song Tử Tây, cả đoàn ùa lên boong, nhìn về phía trước mặt. Đảo Song Tử Tây với hàng dừa xanh ven biển thật đẹp. Ai ai cũng xúc động không nói nên lời... (Văn nghệ thiếu nhi 22/07/2022)
Ngày phát hành 23:12 | 26/7/2022
Lượt nghe: 576
Tiếng hót vang trời của Sơn Ca đã khiến mọi người chú ý, đặc biệt là đám máy ảnh, ai cũng muốn săn chú chim ấy nhưng tuyệt nhiên không tìm thấy. So nghi ngờ Cà Nóng đã trò chuyện và chụp Sơn Ca nhưng Cà Nóng chối phắt, vì cậu ta đã hứa giữ bí mật. Vì chuyện này mà cả nhóm lục đục với nhau... (Văn nghệ thiếu nhi 24/07/2022))
Ngày phát hành 22:5 | 18/7/2022
Lượt nghe: 755
Cà Nóng có tính cách dung hòa với hai người bạn của mình là bạn Ni và bạn So nên họ đã trở thành bộ ba thân thiết. Ba người bạn nói với nhau rằng Trường Sa chính là kho báu, là chuyến đi tuyệt vời mà không phải ai cũng may mắn được tham gia vào hành trình ấy... (Văn nghệ thiếu nhi 16/07/2022)
Ngày phát hành 16:16 | 12/7/2022
Lượt nghe: 739
Sau những phút vui mừng xúc động thì giờ đây Cà Nóng lại rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng, bởi đây là chuyến hải trình kéo dài 9 ngày, phần lớn lênh đênh ngoài khơi xa sóng to gió lớn. Với sức khỏe như hiện nay thì không biết bạn Cà Nóng có vượt qua được thử thách này không? (Văn nghệ thiếu nhi 10/07/2022)
Ngày phát hành 10:54 | 8/5/2023
Lượt nghe: 286
Nếu như điều kiện học tập của Cơ Bản và Kiên ở thành phố đầy đủ bao nhiêu thì các bạn học sinh vùng sâu vùng xa lại thiếu thốn bấy nhiêu. Nhưng trong khó khăn ấy, các bạn luôn có tinh thần tự lập vươn lên. Điều này khiến Cơ Bản và Kiên cảm thấy rất nể trọng. Đây cũng là ngôi trường chứa đựng biết bao tình yêu thương đùm bọc... (Văn nghệ thiếu nhi 05/06/2023)
Ngày phát hành 11:17 | 8/5/2023
Lượt nghe: 338
Được sự trợ giúp đắc lực của chú Cơ Sở - bố của Cơ Bản, trường đã xây dựng được Thư viện Hiếu học với nhiều loại sách phong phú. Niềm vui được nhân đôi khi các bạn học sinh không chỉ được ở trong khu nội trú khang trang, mà còn có cả một thư viện đầy ắp sách... (Văn nghệ thiếu nhi 06/05/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 4/10/2019
Lượt nghe: 521
Sau khi nhóm bạn của Hoài về quê, thì cha mẹ Hoài liền treo biển cho thuê nhà. Rồi ngày tựu trường cũng đến. Gặp lại các bạn, Hoài rất ngần ngại. Nhưng các bạn đã chủ động báo rằng các bạn đã tìm thuê nhà khác trọ học. Nhóm Ngũ long công chúa không còn được ở bên nhau nữa... (Đọc truyện "Học trò phố huyện - Buổi mười bốn)
Ngày phát hành 0:0 | 6/9/2019
Lượt nghe: 876
Người đầu tiên đến hỏi thuê trọ nhà của gia đình Hoài là cha con Tú Quyên. Tú Quyên bằng tuổi Hoài, và cũng vừa thi đậu vào lớp tiếng Anh của trường chuyên Nguyễn Du. Vì lo lắng cho chỗ ăn ở của con trên thành phố nên bố Tú Quyên đã phải vất vả cùng con đi tìm nhà trọ. Tuy Hoài và Tú Quyên chưa bao giờ gặp nhau, nhưng khi biết cùng học chung trường thì cả hai nhanh chóng quen thân nhau... (Đọc truyện "Học trò phố huyện - Buổi thứ 2)
Ngày phát hành 10:33 | 8/5/2024
Lượt nghe: 1332
Ở môi trường mới Trung đã được học thêm nhiều môn học mới, những kiến thức mới. Có nhiều môn học khiến Trung
gặp khó khăn như môn hình học, hóa học. Thế nhưng, chưa khi nào Trung chán
nản, bỏ cuộc. Dường như cái gì càng khó lại càng tiếp thêm động lực để Trung
khám phá, chinh phục... (Văn nghệ thiếu nhi 03/05/2024)
Ngày phát hành 12:0 | 23/4/2024
Lượt nghe: 1370
Từ khi chuyển về trường mới, cơ sở vật chất khá tiện nghi, sạch sẽ và hiện đại đã giúp nhiều bạn khiếm thị, trong đó có Trung nhanh chóng nhớ đường từ khu lớp học về khu nội trú. Quãng đường ấy phải đi qua bao nhiêu dãy hành lang, bao nhiêu gốc cây xanh, bao nhiêu cái cửa… thân thuộc tới nỗi vào những hôm thời tiết mát mẻ, Trung còn lẩm nhẩm đọc thơ... (Văn nghệ thiếu nhi 19/04/2024)
Ngày phát hành 10:48 | 8/4/2024
Lượt nghe: 1632
Nhập học tại ngôi trường mới, mọi điều đều mới mẻ với Trung. Thế nhưng cậu luôn nhận được tình cảm thật ấm áp của các thầy cô. Thầy cô yêu thương học trò như con, các bạn học cùng cũng rất hoà nhã, giúp đỡ, chia sẻ với nhau. Bởi vậy, Trung đã nhanh chóng hoà nhập, vơi bớt nỗi nhớ nhà... (Văn nghệ thiếu nhi 07/04/2024)
Ngày phát hành 10:23 | 16/4/2024
Lượt nghe: 1712
Một tin vui đến với nhà trường, đó là nhà trường sẽ xây mới. Chắc chắn ngôi trường sẽ khang trang, sạch đẹp hơn. Trung muốn có một thư viện với đầy đủ các loại sách, đặc biệt là sách văn học. Đó là niềm mơ ước của cậu và cậu muốn được trông thấy một thư viện như thế... (Văn nghệ thiếu nhi 13/04/2024)
Ngày phát hành 16:9 | 12/7/2022
Lượt nghe: 615
Cà Nóng là tên một chiếc máy ảnh - nhân vật chính trong cuốn truyện “Cà Nóng chu du Trường Sa” của tác giả Bùi Tiểu Quyên. Nếu như trước đây Cà Nóng được cùng cô chủ hết lên rừng rồi lại xuống biển, chụp biết bao bức ảnh đẹp và độc đáo, thì bây giờ cậu ấy đang chuẩn bị thực hiện chuyến đi dài ngày đến với quần đảo Trường Sa, nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc... (Văn nghệ thiếu nhi 09/07/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2016
Lượt nghe: 1001
Làm thế nào để dạy và học tốt văn học trung đại trong nhà trường phổ thông – đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của các thầy cô giáo và nhiều bạn học sinh. Bởi lẽ, tác phẩm văn học trung đại không chỉ cách xa về thời gian cả trăm năm, nghìn năm, mà còn khác biệt về mặt ngôn ngữ, về bút pháp thể hiện vô cùng hàm xúc kín đáo. (Văn nghệ thiếu nhi 14/11/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 2/7/2020
Lượt nghe: 1390
Chuyển thể truyện văn học trong nhà trường sang truyện tranh là ý tưởng thú vị của cô và trò thuộc Hệ thống giáo dục THPT Đào Duy Từ - Thành phố Hà Nội. Từ đây khích lệ những ý tưởng sáng tạo, khích lệ tình yêu văn chương, yêu môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Cùng với nội dung này, chương trình còn có tiểu phẩm hài “Một cuộc thi nhỏ”. Mời các bạn cùng nghe! (Văn nghệ thiếu nhi 01/07/2020)
Ngày phát hành 19:50 | 12/9/2022
Lượt nghe: 254
Năm học mới đã bắt đầu. Hòa trong niềm vui đó thì mỗi bạn sẽ có những kế hoạch học tập của riêng mình, cùng nhau xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh. Bước vào năm học mới cũng thường bầu ban cán sự mới, trong đó có lớp trưởng. Ở lớp bạn thì sao? Còn ở lớp tớ, xung quanh việc bầu lớp trưởng có khối chuyện vui... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 06/09/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 4/7/2017
Lượt nghe: 995
Cụm từ “Bài văn lạ” được dùng khá phổ biến trên mạng internet, đặc biệt nở rộ vào mỗi kỳ thi. Đó có thể là một bài văn xuất sắc, vượt lên chuẩn mực thông thường. Cũng có thể là bài văn có nhiều câu ngộ nghĩnh buồn cười, hay người viết cố ý hiểu nhầm đề bài để gây ấn tượng, mạnh hơn nữa là gây Scandal trong phạm vi lớp học trường học. Mỗi chúng ta sẽ có quan điểm khác nhau về từng trường hợp cụ thể. Ở góc độ giáo viên, các thầy cô có suy nghĩ và ứng xử như thế nào? Cuộc trò chuyện giữa BTV Anh Thư với nhà thơ - nhà giáo Đông Hà (Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc học Huế) đề cập nội dung này. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 03/7/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 2/8/2018
Lượt nghe: 767
Những dụng cụ học tập như là cặp sách, hộp bút, hộp đựng màu, chiếc đèn học… là những người bạn vô cùng thân thiết với lứa tuổi chúng mình có đúng không nào? Dù các vật dụng phục vụ học tập đã rất tiện ích, nhưng hẳn là mỗi bạn cũng sẽ có thêm những mong muốn sao cho các đồ dùng đáp ứng đúng sở thích và nhu cầu sử dụng.Thấu hiểu điều đó, Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà đã tổ chức cuộc thi thiết kế đồ dùng học tập mang tên “Vui sáng tạo-Thoả đam mê” để ghi nhận những ước muốn của chúng mình. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 01/08/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 29/8/2018
Lượt nghe: 937
Bài thơ “Nắng ấm sân trường” tác giả Nguyễn Liên Châu đã miêu tả lại buổi học ngữ văn có giọng giảng trầm ấm của thầy: “Chúng em ngồi nghe thầy giảng bình thơ/ Nắng ghé theo chồm lên ngồi bệ cửa/ Và cả gió cũng biết mê thơ nữa/ Thổi thoảng vào mát ngọt giọng thầy ngâm…”. Tác phẩm gồm 5 khổ thơ, mỗi khổ là một khoảnh khắc yêu thương về lớp học, quang cảnh sân trường và những người bạn thân quen. Ký ức tươi nguyên về tuổi học trò và tình bạn tuổi mới lớn sẽ là hành trang đẹp giúp chúng ta bước vào cuộc sống. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 14/08/2018)
Ngày phát hành 17:14 | 24/9/2023
Lượt nghe: 235
Mỗi một cấp học thì niềm náo nức của các học sinh có phần khác nhau. Riêng đối với học sinh THPT, đặc biệt là các anh chị lớp 12 thì ngày tựu trường càng có ý nghĩa đặc biệt, bởi đây sẽ là mùa khai giảng cuối cùng kết thúc 12 năm đèn sách thời học phổ thông. Chính vì thế tâm trạng bâng khâng và tiếc nuối là điều không tránh khỏi... (Trang Văn học Nghệ thuật tuổi mới lớn 05/09/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 10/12/2019
Lượt nghe: 754
Tiếp tục tìm hiểu về cách tiếp cận lý luận văn học trong nhà trường phổ thông, trong chương trình này, chúng mình cùng nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình và cô Bùi Bạch Phượng - giáo viên ngữ văn trường THCS Thăng Long, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội về cách truyền đạt lý luận văn học các bạn nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 09/12/2019)
Ngày phát hành 10:33 | 28/12/2021
Lượt nghe: 497
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, nhiều bạn học sinh ở các cấp đều phải học tập bằng hình thức trực tuyến. Nỗi nhớ trường lớp, bạn bè, thầy cô đôi khi thật cồn cào, khó nói. Bao hình ảnh quen thuộc dâng đầy tâm trí... (Trang Văn học nhà trường 07/12/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 15/9/2017
Lượt nghe: 1417
Sau một mùa hè nghỉ ngơi, vui chơi thì học trò lại bắt đầu một năm học mới. Những ngày mùa thu tháng 9 đón chào ngày tựu trường, gặp lại bạn bè và thầy cô. Phần đầu chương trình là những cảm xúc buồn vui trong tản văn "Cho một ngày tựu trường" của tác giả Mạnh Hy. Tiếp đó là cuộc trò chuyện giữa biên tập viên Hoàng Hiệp và nhà báo Bùi Việt Phương về sự phát triển của phong trào văn học thiếu nhi ở tỉnh Hòa Bình trong thời gian gần đây. Phần cuối chương trình là truyện ngắn "Con mèo" của tác giả Mai Hương. (Văn nghệ thiếu nhi 14/9/2017)
Ngày phát hành 21:5 | 12/12/2021
Lượt nghe: 486
Nhớ về trường cũ sẽ nhớ rất nhiều kỷ niệm vui buồn yêu ghét thuở học trò. Có thể là chỗ ngồi thân thuộc, gốc bàng luôn xanh mát khi hè sang, những lá bàng thắm đỏ mỗi khi đông về, hay những chùm hoa điệp vàng xen lẫn trong lá xanh… (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 07/12/2021)
Ngày phát hành 21:22 | 4/10/2021
Lượt nghe: 621
Truyện ngắn “Ngôi trường trên đồi hoa vàng” của tác giả Lê Thủy có lối viết tụ nhiên, phản ánh cuộc sống của các bạn học sinh đang học tập và sinh sống trên rẻo đất vùng cao. Nhân vật chính trong truyện là Quân,16 tuổi, từ thành phố theo cha chuyển lên vùng cao. Tại đây Quân luôn muốn chứng tỏ mình là số 1 của lớp cả về thành tích học tập và hình thức bên ngoài. Tuy nhiên cậu đã vấp phải nhiều rào cản không thể lường hết được... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 28/09/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 31/5/2019
Lượt nghe: 828
Với con mắt của người trong cuộc, những mẩu chuyện trong hai cuốn sách mới đây về Trường Sơn đã được nhà văn Phạm Thành Long viết giản dị, chân tình và gần gũi. Ông đem đến một góc nhìn riêng về Trường Sơn đầy trong trẻo và giàu trải nghiệm, thuyết phục người đọc từ những chi tiết bé nhỏ... (Văn nghệ thiếu nhi 30/05/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 24/7/2017
Lượt nghe: 858
Thế giới quan của các em nhỏ ngây thơ, trong trẻo đôi lúc khiến người lớn phải bất ngờ. Phần đầu chương trình hôm nay, chúng ta cùng nghe bài thơ có nhan đề rất thú vị “Nụ hôn to như bạn dế” của tác giả Trần Anh Thuận. Với nhiều em nhỏ thì được đến lớp mẫu giáo học và chơi cùng cô giáo, cùng các bạn thật là vui nhưng cũng không thiếu tình huống rắc rối. BTV Hoàng Hiệp có cuộc trò chuyện với nhà văn Phong Điệp về cuốn sách "Những rắc rối ở trường mầm non". Phần cuối chương trình, các bạn cùng nghe trích đọc một chương trong cuốn sách này. (Văn nghệ thiếu nhi 23/7/2017)
Ngày phát hành 16:11 | 23/8/2023
Lượt nghe: 1040
Vậy là đã đến mùa tựu trường rồi. Chúng mình được gặp lại thầy cô, bạn bè thân yêu với biết bao niềm vui, cảm xúc. Bạn Lê Ngọc Thảo, học sinh quận Đống Đa (Hà Nội) có bài thơ “Em vẽ trường em” rất đáng yêu. Tản văn “Nhớ mùa sim tím” của tác giả Đặng Nhã đầy ắp cảm xúc về thiên nhiên, về tuổi thơ. Chúng mình cùng nghe nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 21/08/2023)
Ngày phát hành 10:49 | 10/1/2023
Lượt nghe: 360
Tiếp tục chương trình ngoại khoá môn ngữ văn lớp 10 đổi mới, có nhiều hình thức thể hiện sinh động hấp dẫn và thú vị. Hôm nay chúng mình cùng gặp lại cô giáo Hà Vinh Tâm, giáo viên ngữ văn trường THPT Cửa Lò, Nghệ An để nghe cô chia sẻ về sân khấu hoá các tác phẩm văn học, từ văn học dân gian đến văn học hiện đại như thế nào các bạn nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 09/01/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 25/12/2019
Lượt nghe: 1240
Buổi hội thảo về văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 do các bạn lớp 8A1 trường THCS Nguyễn Tri Phương - quận Ba Đình - Hà Nội tổ chức là một hoạt động ngoại khóa được chuẩn bị công phu, ghi nhận nhiều ý kiến tích cực của các bạn. Những hoạt động như thế này là cách học và nhớ nhanh, nhớ nhiều nội dung đấy... (Văn nghệ thiếu nhi 23/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 30/1/2018
Lượt nghe: 1281
Chương trình Ngữ văn lớp 8 mà chúng mình đang học có một thể loại thơ rất khó tiếp cận, đấy là thơ Đường luật với các thể thơ tứ tuyệt, thất ngôn bát cú. Quá trình đọc, học, tìm hiểu về thể thơ này đòi hỏi chúng mình phải thực sự nỗ lực và say mê. Chúng mình cùng nghe cuộc trò chuyện với nhà ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ về thể thơ này nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 29/01/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 19/12/2016
Lượt nghe: 1005
Thi hào Tú Xương được giới thiệu trong chương trình ngữ văn bậc phổ thông như một tác gia nối thế kỉ XIX và thế kỷ XX. Không chỉ giỏi về thơ Nôm, Tú Xương còn là dịch giả của nhiều bài thơ chữ Hán. Đây là nét mới trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về gia tài thi ca Tú Xương để lại cho cuộc đời. (Trang văn học nhà trương 20/12/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 30/10/2018
Lượt nghe: 574
Hẳn là không dễ rồi, khi học văn học trung đại, bởi chúng xa lắc xa lơ, ngôn ngữ thì rối rắm khó hiểu. Nhưng không hề vô lý khi bao sáng tác của hàng trăm năm trước vẫn hiện hữu, vẫn song hành cùng chúng ta. Rồi sẽ có lúc bạn thấy mình vô cùng sáng suốt khi đã bỏ công "cầy" những tác phẩm khó ơi là khó ấy... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang Văn học nhà trường 29/10/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 6/12/2019
Lượt nghe: 809
Những tiết lý luận văn học là một phần khá quan trọng của môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Mang tính lý thuyết và nội hàm sâu rộng nên lý luận văn học khá khô khan, trừu tượng, làm giảm hứng thú với người học. Chia sẻ của phó giáo sư – tiến sĩ Phùng Ngọc Kiên, hiện công tác tại viện Văn học sẽ gợi mở cho chúng mình hướng tiếp cận phân môn này... (Văn nghệ thiếu nhi 02/12/2019)
Ngày phát hành 11:8 | 15/2/2022
Lượt nghe: 857
Cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình và cô giáo Phùng Thị Thư giúp chúng mình hệ thống lại các tác phẩm văn học nước ngoài đã học trong chương trình, nắm vững từng thể loại, hiểu sâu hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm... (Văn nghệ thiếu nhi 14/02/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 29/4/2016
Lượt nghe: 1301
Liên tưởng tưởng tượng là một kỹ năng quan trọng song hành cùng các em trong quá trình làm văn, từ những thể loại như văn miêu tả kể chuyện, đến phân tích, bình luận. Kỹ năng này được rèn luyện qua việc học, việc đọc, những quan sát cuộc sống cùng ngẫm ngợi của chính các em. (Trang văn học nhà trường 02/5/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 1/11/2017
Lượt nghe: 1346
Tác phẩm viết về sự gắn kết trong học tập, tinh thần vượt khó của các bạn vùng cao. Nhân vật chính là Quân từ thành phố chuyển về học tập tại một ngôi trường nằm lọt thỏm giữa thung lũng toàn cây cỏ hoa lá với những con đường mấp mô lên dốc, xuống đèo…Thời gian đầu Quân rất ngạc nhiên vì các bạn học sinh và cả thầy cô giáo nửa ngày đến trường, nửa ngày còn lại thì lên nương làm rẫy. Nhưng khi sống trong tập thể lớp luôn có sự nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống thì Quân đã nhanh chóng thích nghi và hòa nhập vào tập thể lớp, tập thể trường trong tình yêu thương của các thầy cô và bạn bè...(Văn nghệ thiếu nhi 31/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 3/1/2018
Lượt nghe: 1197
Lớp học của En-ri-cô bước vào kỳ thi học kỳ cuối năm. Thầy giáo Péc-bô-ni tuyên dương những học trò lên lớp với thành tích tốt, an ủi những ai học kém phải ở lại lớp. Thầy giáo chia tay học trò trong niềm xúc động nghẹn ngào. En-ri-cô và các bạn cũng cảm ơn thầy đã tận tình dạy dỗ học trò suốt một năm qua. Khi ra về, các bạn học bịn rịn chia tay nhau, trao cho nhau những tình cảm tốt đẹp nhất. Các bạn đã nghe buổi cuối cùng truyện dài “Những tấm lòng cao cả” của nhà văn Ý Emondo De Amicis, bản dịch của Hoàng Thiếu Sơn. Từ buổi đọc truyện dài kỳ tuần sau, ngày 05 tháng 01 năm 2018, các bạn đón nghe truyện dài “Những cuộc phiêu lưu của Pinochio” của nhà văn người Ý – Carlo Collodi. (Văn nghệ thiếu nhi 31/12/2017)
Ngày phát hành 10:50 | 31/5/2022
Lượt nghe: 961
Một năm học đã qua. Chúng mình vừa trải qua những bài kiểm tra các môn khá vất vả. Mong rằng năm học tới sẽ có nhiều hoạt động bổ ích hơn nữa. Trong chương trình hôm nay, cô giáo Hà Vinh Tâm sẽ chia sẻ với chúng mình về tủ sách “Sách và hành động” do cô và các bạn học sinh trường THPT Cửa Lò, Nghệ An xây dựng. (Văn nghệ thiếu nhi 30/05/2022)
Ngày phát hành 8:45 | 15/6/2023
Lượt nghe: 2561
Trong hai kỳ Tìm trong kho báu vừa qua, chúng tôi đã giới thiệu tới quý vị thính giả di sản văn chương Hàn Mặc Tử qua nhiều bài viết cũng như nhận định của các nhà phê bình nghiên cứu trong khoảng hơn ba chục năm qua. Có thể nói, thơ Hàn Mặc Tử luôn tạo ra sức hút với mọi thế hệ độc giả, là vùng đất còn chứa nhiều bí ẩn, tiếp tục mời gọi các cây bút phê bình tiếp tục khảo cứu và tìm tòi. Chương trình hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu di sản văn chương Hàn Mặc Tử
Ngày phát hành 10:40 | 25/8/2022
Lượt nghe: 1673
Đất Gia Định xưa quy tụ nhiều nhà nho, danh tướng, văn nhân tài tử học rộng tài cao với những trước tác và công lao còn lưu trong sử sách. Chương trình hôm nay của Ban VHNT (VOV6) điểm lại nhân cách con người của Nhà giáo Võ Trường Toản, Danh tướng Ngô Tùng Châu và giá trị di sản thơ văn Tao đàn Bạch Mai thi xã nửa sau thế kỷ 19.
Ngày phát hành 10:9 | 19/5/2022
Lượt nghe: 1449
Từ trước đến nay, nhiều nghiên cứu về văn học thời trung đại vẫn cho rằng Tao đàn nhị thập bát tú thời vua Lê Thánh Tông là hội thơ đầu tiên của nước ta. Trên thực tế, trước đó rất lâu, từ thời nhà Trần, đã có sự xuất hiện của một thi xã mang tên Bích Động do danh tướng Trần Quang Triều sáng lập nên. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay của Ban VHNT (VOV6) có những giải mã về thi xã với các thành viên đều là những danh nho, danh tướng thời vãn Trần.
Ngày phát hành 0:0 | 7/3/2018
Lượt nghe: 2999
Vở chèo “Đường trường duyên phận” kể về một gánh chèo xưa ở làng Hạ. Ở đó, cùng với những làn điệu chèo ngọt ngào, những thân phận đào, kép truân chuyên là cuộc đời không ít nhọc nhằn của ông Cả Hân, cô Đào Sen, anh Kép Thăng hay Cụ Trùm Lương ... Cho dù gặp bao trắc trở thăng trầm trong cuộc sống, nhưng khi đã đắm mình với nghiệp chèo, những con người đáng trân trọng ấy biết nâng đỡ nhau vượt qua nỗi bất hạnh, quyết theo nghề giữ nghiệp, chung tay bảo tồn nghệ thuật truyền thống mà thế hệ đi trước đã gây dựng.
Vở chèo “Đường truyền duyên phận” là lời tri ân chân thành với những người nghệ sĩ, nghệ nhân đã dành trọn vẹn cả cuộc đời, tình yêu, sự tâm huyết, để tôn vinh Nghiệp Tổ và phát triển nghệ thuật truyền thống, di sản vô cùng quý báu của cả dân tộc
Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2020
Lượt nghe: 949
Trường đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra nhiều thế hệ nghệ sỹ, những người hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh, sân khấu và truyền hình trong cả nước. Trong dịp nhà trường kỷ niệm 40 năm thành lập mới đây, nhiều thành viên cũ và mới của nhà trường đã có những cuộc hội ngộ đầy thân thương gợi nhắc nhiều kỷ niệm vui vầy và đáng nhớ.
Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2020
Lượt nghe: 6518
Trường đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra nhiều thế hệ nghệ sỹ, những người hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh, sân khấu và truyền hình trong cả nước. Trong dịp nhà trường kỷ niệm 40 năm thành lập mới đây, nhiều thành viên cũ và mới của nhà trường đã có những cuộc hội ngộ đầy thân thương gợi nhắc nhiều kỷ niệm vui vầy và đáng nhớ.
Ngày phát hành 15:4 | 20/2/2023
Lượt nghe: 1751
Trong đời sống mỹ thuật hiện nay, so với hội họa và điêu khắc, hoạt động sáng tác tranh đồ họa chưa thực sự sôi động. Đội ngũ họa sĩ theo đuổi dòng tranh này còn thiếu vắng. Thực tế cho thấy những hạn chế khó khăn trong thực hành sáng tạo, đặc biệt là thị đầu ra trầm lắng đã tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển của tranh đồ họa nước ta. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với họa sĩ Phạm Khắc Quang về chủ đề này. (Đối thoại mở 15/02/2023)
Ngày phát hành 10:45 | 21/9/2023
Lượt nghe: 1849
Từ trước đến nay, trong hệ thống giáo dục phổ thông ở nước ta, môn Văn vẫn được coi là một trong những môn học quan trọng hàng đầu, có mặt ở tất cả các cấp học. Học Văn không chỉ đơn thuần để lấy tri thức và rèn kỹ năng mà còn để trau dồi đạo đức, hoàn thiện nhân cách. Học Văn cũng là học làm người. Thế những một thực tế cho thấy học sinh học môn Văn hiện nay dường như không có nhiều hứng thú, rất ít các em yêu thích việc tìm đọc các tác phẩm văn học. Nhiều giáo viên chỉ đạo các em việc học thuộc lòng các bài văn cho trước để vượt qua các kỳ thi. Việc dạy và học môn Văn thế nào cho tốt là vấn đề chưa bao giờ cũ, cần được đặt ra và thảo luận trao đổi một cách nghiêm túc bằng tất cả trách nhiệm, tình cảm của những ai nặng lòng với nền giáo dục nước nhà. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với nhà phê bình văn học Nguyễn Hoài Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 20/9/2023)
Ngày phát hành 10:43 | 27/9/2023
Lượt nghe: 1960
Ngay từ những năm chiến tranh, điện ảnh nước nhà đã có tác phẩm tham dự các Liên hoan phim thuộc khối các nước xã hội chủ nghĩa. Sang thời đổi mới, nhà làm phim có cơ hội tiếp cận với nhiều Liên hoan phim hơn, nhất là khi bước vào thế kỷ 21, với sự bùng nổ về công nghệ thông tin và các nền tảng mạng xã hội, họ càng ý thức được vai trò, tầm quan trọng khi đưa phim ra thế giới. Nếu thế hệ đạo diễn 6x, 7x còn vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm, thì đến thế hệ 8x, 9x hiện nay, khả năng cập nhật, tiếp cận ngày càng chủ động, không chỉ dừng lại ở những Liên hoan phim vừa và nhỏ mà còn hướng tới các Liên hoan phim lớn. Câu chuyện về điện ảnh Việt tại các Liên hoan phim cũng là chủ đề của chương trình Đối thoại mở Ban VHNT VOV6, với khách mời là đạo diễn, nhà sản xuất Lương Đình Dũng. (Đối thoại mở 27/09/2023)
Ngày phát hành 15:25 | 6/7/2022
Lượt nghe: 2651
Trong những đợt giãn cách do dịch bệnh covid 19, các phòng chiếu phải đóng cửa, không ít bộ phim phải dời lịch chiếu, các nhà làm phim rơi vào cảnh “lao đao” bởi những dự án của mình không ít lần phải lùi lịch chiếu. Tuy vậy, theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2022 có khoảng gần 20 dự án phim điện ảnh ra rạp. Sau đại dịch, phải chăng điện ảnh trong nước đang có những tín hiệu khả quan trong tiếp cận thị trường, khơi gợi niềm yêu thích của khán giả khi trở lại với rạp chiếu? Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với nhà báo Hồ Cúc Phương, Báo Nhân dân về chủ đề này. (Đối thoại mở 06/7/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 29/10/2020
Lượt nghe: 1227
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, tiết tấu công việc nhanh trong xã hội hiện đại thì việc giao dịch mua bán tranh qua mạng là sự phát triển tất yếu, tạo nên diện mạo mới cho mỹ thuật Việt, nhưng bên cạnh đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. PV VOV6 đối thoại với họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội mỹ thuật Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 28/10/2020)
Ngày phát hành 14:8 | 31/10/2024
Lượt nghe: 126
Sở hữu giọng ca trữ tình ngọt ngào sâu lắng, chị ghi dấu với khán giả qua những ca khúc Cách mạng đi cùng năm tháng. Rồi như một định mệnh, chị đem tiếng hát đến Trường Sa, phục vụ nhân dân và chiến sỹ hải quân ta. Vẻ đẹp cùng tình người nơi Trường Sa khiến chị say đắm, đau đáu được trở lại, để rồi chị nổi tiếng với nhiều bài hát về Trường Sa thân yêu. Chị là ca sĩ, NSƯT Khánh Hòa - nhân vật của chương trình Hành trình sáng tạo hôm nay. (Hành trình sáng tạo 27/10/2024)
Ngày phát hành 12:4 | 17/7/2023
Lượt nghe: 1760
Tiếng hát của NSƯT Trường Bắc giống như con người anh vậy, nhiệt thành, nồng nã. Trong tiếng hát có hình ảnh của chàng trai khỏe mạnh, bình dị, yêu con người, yêu cuộc sống. Trong tiếng hát có hình ảnh của quê hương làng xóm, tiếng sóng vỗ dạt dào, vị mằn mòi của biển, sự hào phóng của gió của nắng; có hình ảnh mái nhà thân yêu với dáng bà dáng mẹ, điệu hò khoan, nhịp tung chài. Đó là nơi bắt đầu, giống như dòng nước từ khởi nguồn chảy ra suối ra sông, nhập vào bể lớn… (Hành trình sáng tạo 16/07/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 23/10/2018
Lượt nghe: 2157
Trên nền tảng kế thừa, phát huy kỹ thuật sơn mài và chất liệu sơn ta của các bậc tiền bối đi trước, họa sĩ Nguyễn Trường Linh kết hợp những chất liệu mới, các phụ gia và lối tạo hình hiện đại để tạo cho tác phẩm sơn mài của mình hiệu quả thẩm mỹ và những hiệu ứng mạnh mẽ về thị giác tạo nên không gian nghệ thuật mới trên nền cũ. (Hành trình Sáng tạo 14/10/2018)
Ngày phát hành 10:48 | 19/12/2022
Lượt nghe: 1247
Cùng với những người lính, đội ngũ những người làm nhiếp ảnh đã tham gia vào các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, tạo ra nhiều bức ảnh giá trị, là tài sản quý của quốc gia. Sau này, khi hòa bình lập lại, họ cũng đi khắp các đơn vị quân đội, các quân binh chủng để ghi lại cuộc sống, chiến đấu, lao động sản xuất của những người lính bộ đội Cụ Hồ. Trong chương trình Hành trình sáng tạo hôm nay, mời quý vị và các bạn gặp gỡ nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Đạt - một người lính cầm máy trở về từ chiến trường, lắng nghe những câu chuyện kể của ông để hiểu hơn về niềm say mê, khao khát lưu giữ những khoảnh khắc đẹp, góp phần khắc họa lên hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ cả trong chiến tranh và hòa bình. (Hành trình Sáng tạo 18/12/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 28/5/2020
Lượt nghe: 896
Nghệ sĩ violon Phạm Trường Sơn được biết đến với vai trò là trưởng nhóm ngũ tấu sông Hồng một thời ghi dấu ấn trong lòng khán giả với những giai điệu đẹp bên cạnh kĩ thuật cao. Để rồi niềm đam mê âm nhạc lại dẫn dắt anh cùng với các đồng nghiệp của mình đến với nhạc đương đại trong vai trò làm sống lại những tác phẩm vốn đang được xem là không ít thử thách cho cả người sáng tác, người chơi nhạc và khán giả. (Hành trình Sáng tạo 24/05/2020)
Ngày phát hành 14:56 | 17/6/2024
Lượt nghe: 1417
Đến với Trường Sa, ước mong trở thành “ca sĩ của nhân dân” của Phương Thanh được hiện thực hóa với tinh thần luôn sẵn sàng lên đường, tới những vùng đảo xa, mang tiếng hát của mình lan tỏa năng lượng tích cực cho quân và dân trên đảo. (Hành trình sáng tạo 16/6/2024)
Ngày phát hành 14:31 | 15/8/2024
Lượt nghe: 1266
Nhà văn Trần Thị Trường rất nổi tiếng với những tiểu thuyết, truyện ngắn thể hiện tiếng nói đầy trân trọng, yêu thương đến người phụ nữ như: “Lời cuối cho em”, “Tình như chút nắng” hay “Sóng vỗ mạn thuyền”… Không chỉ được biết đến với những thành công trong văn chương, những năm gần đây, bà có nhiều triển lãm tranh nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng yêu nghệ thuật, mang đến cho người xem nhiều cảm xúc, biết trân quý cuộc sống hiện tại hơn. Bà cũng được coi là nhà văn rẽ sang hội hoạ bán được nhiều tranh nhất hiện nay. Trong chương trình Tôi và tôi hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm một cái tôi khác của bà với lối rẽ cùng hội họa. (Tôi và Tôi 11/8/2024)
Ngày phát hành 16:41 | 4/4/2022
Lượt nghe: 1692
Mê văn chương, mê kinh doanh, mê sưu tầm. Anh có thể ngồi một nơi để viết về những câu chuyện của cuộc sống. Anh cũng có thể làm ngắn khoảng cách đến mọi miền bằng tốc độ. Anh là nhà văn - doanh nhân Nguyễn Phúc Lộc Thành. (Tôi và Tôi, ngày 27/03/2022)
Ngày phát hành 17:4 | 6/10/2022
Lượt nghe: 812
Không thể phủ nhận sự kì công, “chịu chơi” của các nhà sản xuất trong những năm gần đây. Vì thế, đã có nhiều lời khen dành cho những sản phẩm điện ảnh thị trường khi chất lượng ngày càng tốt hơn, nắm bắt được nhu cầu của khán giả cũng như bước đầu tiệm cận xu hướng làm phim của thế giới. Điện ảnh thị trường đang có những bước chuyển mình, không chỉ mang về doanh thu chủ đạo cho nền điện ảnh nước nhà mà còn bắt đầu bước ra bên ngoài, đến với những thị trường rộng lớn hơn trong khu vực và trên thế giới. Tiếp nối loạt phóng sự “Điện ảnh thị trường và nỗ lực “cất cánh”, phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) có phóng sự tiếp theo nhan đề “Những bước chuyển của điện ảnh thị trường”. (Làn sóng Nghệ thuật 27/09/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 14/6/2020
Lượt nghe: 599
Gia đình phóng viên Đỗ Kết tặng Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam 200 phim âm bản của ông ghi lại những khoảnh khắc về cuộc sống, chiến đấu, học tập của phụ nữ và nhân dân Đông Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. (Làn sóng nghệ thuật 05/6/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 21/4/2019
Lượt nghe: 668
Nối tiếp thành công của bộ phim “Hai Phượng”, điện ảnh nước nhà lại có một bộ phim sắp được công chiếu tại Mỹ và Australia. (Làn sóng nghệ thuật 19/4/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 22/5/2019
Lượt nghe: 861
Với những câu chuyện dung dị, đời thường, triển lãm tái hiện cuộc sống, chiến đấu của nữ chiến sỹ, thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. (Làn sóng nghệ thuật 21/5/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 24/10/2019
Lượt nghe: 780
Triển lãm giới thiệu 79 bức ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Lam, ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp về đời sống của chim hải âu và sếu đầu đỏ. (Làn sóng nghệ thuật 25/10/2019)
Ngày phát hành 11:0 | 2/1/2021
Lượt nghe: 584
Trên thế giới, việc mua bán tranh và các tác phẩm nghệ thuật qua mạng khá rôm rả. Những nhà đấu giá hay các nhà sưu tập tên tuổi đều có rất nhiều hoạt động quảng bá, mua bán tranh qua mạng. Có những giải pháp nào để phát triển thị trường còn đầy tiềm năng này ở nước ta? Đây cũng là nội dung kỳ cuối của loạt phóng sự “Thị trường tranh trực tuyến: Có phải cứ bán nhiều là tốt?”. (Làn sóng nghệ thuật 22/12/2020)
Ngày phát hành 15:35 | 18/7/2021
Lượt nghe: 567
Các tác phẩm hội họa của các họa sĩ thuộc CLB Sáng tác đề tài xây dựng Tổ quốc (Hội Mỹ thuật Việt Nam) là cái nhìn về thực trạng biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng tới thiên nhiên và môi trường…(Làn sóng nghệ thuật 04/06/2021)
Ngày phát hành 15:57 | 19/7/2024
Lượt nghe: 1330
Ra Trường Sa được nghe tiếng chuông chùa, bất cứ ai cũng có cảm giác như đang ở đất liền, bình yên, khoáng đạt và tĩnh tại. Trong chuyến hải trình ra tới Trường Sa, những người con từ khắp mọi miền Tổ Quốc đều có chung cảm xúc như vậy, khi được đặt chân đến những hòn đảo thiêng liêng của Tổ Quốc. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 10:4 | 12/4/2023
Lượt nghe: 888
Bất kỳ loại hình nghệ thuật nào, khi có thị trường, hoạt động sáng tác sẽ trở nên sôi động, đối với một dòng tranh đang có phần trầm lắng như đồ họa thì điều này là vô cùng cần thiết. Vậy, nguyên nhân nào khiến thị trường tranh đồ họa trầm lắng? Đây cũng là nội dung được đề cập trong loạt phóng sự: “Tranh đồ họa: Vì sao họa sĩ Việt ít mặn mà”, kỳ 2 “Gian nan thị trường tranh đồ họa”. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 10/1/2019
Lượt nghe: 889
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vỹ: Cần thiết nhưng không thể nóng vội! (Làn sóng nghệ thuật 08/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 6/11/2018
Lượt nghe: 742
Có những người yêu gốm, nâng tầm gốm nghệ thuật với những sản phẩm độc bản, mang hơi thở cuộc sống. Cuộc trao đổi của PV VOV6 với nhà nghiên cứu – phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng về thị trường dành cho nghệ thuật gốm. (Làn sóng nghệ thuật 06/11/2018)
Ngày phát hành 11:35 | 17/10/2023
Lượt nghe: 998
Xu hướng sản xuất MV âm nhạc đang khá sôi động trong thị trường âm nhạc nước nhà. Tuy vậy, số lượng MV mới ra mắt mỗi ngày có phản ánh được chất lượng cũng như chạm đến trái tim khán giả. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 10:50 | 2/1/2021
Lượt nghe: 479
Sự sôi động của những giao dịch mỹ thuật online là một xu thế trong thời công nghệ số. Nhưng bên cạnh mua nhanh – bán tiện hay giúp cho việc kết nối giữa họa sĩ và công chúng nhanh chóng thì mua bán tranh trực tuyến vẫn có những hạn chế. Đây là vấn đề được đặt ra trong kỳ 2 của loạt phóng sự “Thị trường tranh trực tuyến: Có phải cứ bán nhiều là tốt?”. (Làn sóng nghệ thuật 18/12/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 25/7/2019
Lượt nghe: 718
Hoạt động mua bán, kinh doanh tác phẩm mỹ thuật ngày càng phát triển. Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh được thành lập cách đây một năm nhằm đáp ứng nhu cầu giám định tác phẩm của các nhà sưu tập, bảo tàng, người chơi tranh, mua tranh…(Làn sóng nghệ thuật 23/7/2019)
Ngày phát hành 21:1 | 5/10/2022
Lượt nghe: 794
Ngày 28/12/2021, bộ phim “Rừng thế mạng” của đạo diễn Trần Hữu Tấn ra rạp, mở đầu cho sự trở lại của những bộ phim thương mại tại các rạp chiếu sau nửa năm đình trệ vì dịch bệnh covid 19. Cũng từ đó, trong hơn nửa đầu năm nay, đã có gần 40 phim điện ảnh Việt ra rạp, chứng tỏ những nỗ lực không nhỏ của các nhà làm phim và ekip vẫn cố gắng duy trì các dự án sản xuất trong những điều kiện khó khăn, phức tạp của dịch bệnh. Tuy vậy, trước những thay đổi của thị hiếu khán giả, với những nhu cầu thưởng thức phim đa dạng, các nhà làm phim cũng phải có những điều chỉnh phù hợp. Sóng Covid chưa qua, sóng thị trường đã ập tới, họ cần phải làm gì để vượt qua những khó khăn đó? Đây cũng là nội dung loạt phóng sự “Điện ảnh thị trường và nỗ lực cất cánh” của phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật VOV6, kì đầu tiên với nhan đề: “Đại dịch Covid 19 và những cơn sóng thị trường”. (Làn sóng Nghệ thuật 23/09/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 14/5/2019
Lượt nghe: 1304
Nhân kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Trường Sơn và Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2019), nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ được tổ chức ở các địa phương trong cả nước. Phóng viên VOV6 trò chuyện với ông Phan Văn Quý (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương) về chương trình nghệ thuật “Huyền thoại Trường Sơn” do Ban Văn học- Nghệ thuật VOV6 phối hợp cùng Công ty cổ phần tập đoàn Thái Bình Dương và Hội Truyền thống Trường Sơn tổ chức, phát sóng từ 22h00 đến 23h00 ngày 18/5, phát lại vào 22h00 đến 23h00 ngày 22/5 trên kênh sóng VOV2. (Làn sóng nghệ thuật 14/5/2019)
Ngày phát hành 22:58 | 5/10/2021
Lượt nghe: 2164
Dành cả cuộc đời để vẽ về người lính và đường Trường Sơn, đến nay trong gia tài hội họa của mình, họa sĩ Nguyễn Đức Dụ đã có hơn 400 bức kí họa và 120 bức tranh sơn dầu về đề tài này. (Câu chuyện nghệ thuật 01/10/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 2/4/2019
Lượt nghe: 1462
“Đất thiêng này nhuộm thêm đảo màu xanh / Và hóa đá những tường thành chắn sóng / Trao gửi niềm tin “Đá mềm, chân cứng” / Nồng nàn tình yêu từ sâu trái tim hồng” (Nhạc sĩ Mai Kiên phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của Trung tướng Phạm Quốc Trung - nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Chính trị, Bộ Quốc phòng) (Điểm hẹn văn nghệ 30/3/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 5/9/2016
Lượt nghe: 1630
"Khúc hát sông quê" - phiên bản thơ và nhạc. Biên tập viên Văn nghệ bình luận về hội thảo “Thị trường văn học và văn học thị trường: lý luận và thực tiễn”. Trải nghiệm của người yêu điện ảnh về bộ phim “Cuộc sống tươi đẹp” của điện ảnh I-ta-li-a. Chuyện kể về họa sỹ Phạm Tăng với tình yêu tiếng Việt. (Điểm hẹn văn nghệ 08/9 + 10/9/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 19/3/2019
Lượt nghe: 1119
Nhạc sĩ Đỗ Thanh Khang mượn làn điệu quan họ Bắc Ninh phổ nhạc cho ca khúc cùng tên “Quan họ ở Trường Sa” của nhà thơ Lê Thị Bích Hồng. (Điểm hẹn văn nghệ 16/3/2019)
Ngày phát hành 14:28 | 21/9/2023
Lượt nghe: 1134
Là một trong những tác giả trẻ tiêu biểu của thế hệ 9x, Hiền Trang những năm gần đây đã liên tục cho ra mắt các tác phẩm (cả sáng tác lẫn dịch thuật, phê bình) như “Dưới mái hiên đêm, những khách lạ”, “Chopin biến mất”. “Tại sao ta yêu…” và gần đây nhất là “Những khán giả ngồi trong bóng tối” do NXB Kim Đồng ấn hành. Về cuốn sách này, phóng viên chương trình đã có cuộc trò chuyện với tác giả Hiền Trang. Mời quý vị và các bạn cùng nghe:
Ngày phát hành 16:39 | 27/7/2023
Lượt nghe: 1785
Ca khúc “Âm vang Trường Sơn” của nhạc sĩ Trần Nghệ, phổ từ bài thơ “Đến với Trường Sơn” của tác giả Nguyễn Đăng Độ. Bài thơ này được viết trong một lần tác giả đến dâng hương, viếng anh linh các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. Bài thơ thể hiện niềm xúc động, lòng tự hào biết ơn đối với sự hy sinh của các thế hệ cha anh đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do cho tổ quốc. (Điểm hẹn văn nghệ)
Ngày phát hành 0:0 | 6/5/2019
Lượt nghe: 1119
Bài hát do nhạc sĩ Trần Chung phổ thơ Gia Dũng đã đồng hành với nhiều thế hệ người lính Trường Sơn bởi giai điệu giàu chất thơ, phản ánh lòng kiêu hãnh và tự hào của mỗi người con đất Việt khi lên đường ra trận. (Điểm hẹn văn nghệ 04/5/2019)
Ngày phát hành 11:5 | 8/12/2023
Lượt nghe: 2127
“Hồi ký phóng viên chiến trường” có dung lượng gần 500 trang, gốm 11 phần, là hồi ức của nhà báo Trần Mai Hưởng từ khi ông 13 tuổi cho đến khi trở thành một nhà báo, trải qua nhiều dấu mốc lịch sử như chiến dịch tổng tiến công năm 1972, Đại thắng mùa xuân năm 1975, chiến tranh biên giới Tây Nam… Cuốn sách cũng cho thấy chiêm nghiệm của tác giả về hành trình của một đời người qua những năm tháng khắc nghiệt của chiến tranh và hòa bình.
Ngày phát hành 0:0 | 26/6/2015
Lượt nghe: 1542
Điểm sáng của kỳ Liên hoan phim Tài liệu châu Âu-Việt Nam lần thứ Bảy; Những thước phim tài liệu chân thực xúc động về cuộc sống của những chiến sĩ đảo Trường Sa những năm đất nước ta mới giải phóng; Nhà văn Bùi Binh Thi đãng trí trong việc nhớ tên như thế nào... là nội dung Điểm hen văn nghệ 27/06
Ngày phát hành 0:0 | 14/1/2017
Lượt nghe: 2086
"Ôi Tổ quốc, biên cương chưa yên giấc / Đêm quặn lòng máu thịt Hoàng Sa / Ngày đỏ mắt Trường Sa giông bão / Lại bút, gươm giữ cõi, xây nhà". Bài thơ "Tổ quốc" của nhà báo - nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ được nhạc sĩ Lê Quang phổ nhạc thành ca khúc cùng tên. Tác giả thơ và nhạc sĩ tâm sự và trải lòng về ca khúc "Tổ quốc" (Chuyên mục "Thơ phổ nhạc"). Trao giải Cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội 2015 - 2016 (Câu chuyện phóng viên). Nhà thơ Tố Hữu với câu chuyện tự sửa thơ mình (Giai thoại Văn nghệ sĩ. (Điểm hẹn Văn nghệ 14/1/2017)
Ngày phát hành 15:47 | 17/8/2022
Lượt nghe: 1228
Là nhà thơ mặc áo lính nên Nguyễn Hữu Quý có nhiều dịp ra Trường Sa. Lần nào ra với biển đảo, với những người lính cũng để lại trong anh những kỷ niệm khó quên, những cảm xúc mạnh mẽ, là chất liệu để nhà thơ viết nên những vần thơ, những bút ký tràn đầy xúc động. Mới đây, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lại ra với Trường Sa, như một cơ duyên để rồi từ đó bút ký “Trở lại Trường Sa” ra đời. Trường Sa nay đã thay đổi nhiều, từ cảnh quan môi trường đến các công trình và cuộc sống của bộ đội, nhân dân trên các đảo. Nhưng có một điều vẫn giữ vẹn nguyên không hề suy suyển, đó là tinh thần bảo vệ chủ quyền biển đảo của các chiến sỹ hải quân nhân dân Việt Nam. Tinh thần ấy thể hiện ở sự quyết tâm vượt qua khó khăn, sự hăng say luyện tập trên thao trường, sự cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hy sinh và ở những công việc cụ thể như cứu giúp ngư dân, trồng cây, chăm sóc rau xanh, kè đá, tôn tạo đảo…
Ngày phát hành 11:48 | 29/10/2021
Lượt nghe: 697
Bốn năm, kể từ khi ra mắt tiểu thuyết đầu tay mang tên “Nhụy khúc”, nhà văn Đinh Phương đã trở lại văn đàn bằng “Nắng Thổ Tang”. Cuốn sách do NXB Hội Nhà văn và Công ty sách Tao Đàn ấn hành đã lập tức gây chú ý. Ấn tượng từ nhan đề lẫn cách mở màn thông qua lời kể của một đao phủ nhưng tiểu thuyết của Đinh Phương, như thường lệ, không phải là một sáng tác dễ đọc. Với lối viết “sương mù”, cây bút trẻ đầy triển vọng này có thể đem lại bất ngờ gì cho người đọc ở tác phẩm này? Chúng ta cùng nghe trích đọc bài “Viết lịch sử, trường hợp Đinh Phương” của nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam.