Hệ thống tìm thấy 35 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 17/9/2015
Lượt nghe: 1693
Phiến đá lưu giữ hình dáng cô gái trẻ khiến ta hình dung tới tấm bia ghi dấu tích một người con đã hy sinh vì Tổ quốc. Có hàng triệu triệu tấm bia như thế dọc dài mảnh đất này. Những tấm bia bị rêu phủ, bị quên lãng, nhưng vẫn là vật chứng thời gian nhắc nhớ con người ta không được phép bạc bẽo quá khứ, cần phải tri ân quá khứ bằng cách đứng dậy và bước tiếp.(Đọc truyện đêm khuya 15/09/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 30/3/2015
Lượt nghe: 1450
Suốt cả một câu chuyện dài, câu hỏi “Này nói thật đi, em có hạnh phúc không?” trở thành một nỗi ám ảnh đầy xa xót. Hạnh phúc là an phận lấy chồng, có một mái ấm như nhân vật “tôi”, hay hạnh phúc là dũng cảm một mình đội mâm trầu cau đi trả lễ như nhân vật “chị”? Hạnh phúc là có một đứa con, không cần biết mình có yêu bố của đứa trẻ hay không, hay hạnh phúc là phải sống chết ở cạnh người mình yêu, dẫu phải chịu nhiều đau khổ đến mức nào?... Những câu hỏi đó chắc chắn chẳng dễ gì trả lời cho được. Không dễ cho bất kì nhân vật nào trong truyện ngắn này và dĩ nhiên, không dễ cho tất cả chúng ta.(Đọc truyện đêm khuya)
Ngày phát hành 0:0 | 28/12/2017
Lượt nghe: 2082
Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, dẫu rằng bây giờ đã chọn mảnh đất phương Nam để phát triển sự nghiệp, song tình yêu và nỗi nhớ Hà Nội luôn cồn cào da diết trong trái tim người nhạc sĩ đa cảm. Nó đã thôi thúc và hun đúc để nhạc sĩ Phú Quang viết nên những bài hát hay nhất dành cho Hà Nội như: “Em ơi Hà Nội phố”, “Im lặng đêm Hà Nội”, “Lãng đãng chiều đông Hà Nội”, “Chiều phủ Tây Hồ”, “Nỗi nhớ mùa đông”, “Khúc mùa thu”, “Mơ về nơi xa lắm”, “Tôi muốn mang hồ Gươm đi” và 'Hà Nội ngày trở về"...Nghe ca khúc "Hà Nội ngày trở về" để được trở về với tuổi thơ, về với những gì thân thương, gắn bó với mình nhất. (Điểm hẹn văn nghệ 30/12/2017)
Ngày phát hành 15:31 | 16/2/2021
Lượt nghe: 3376
Lấy ý tưởng từ truyện ngắn “Người về bên bến sông Châu” của nhà văn Sương Nguyệt Minh, "Người trở về" nói về cuộc đời của Mây - cô gái trẻ từ chiến trường trở về vào đúng ngày người yêu đi lấy vợ. (Điểm hẹn văn nghệ 06/02/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 8/7/2019
Lượt nghe: 1659
Bạn có dám chắc rằng trong cơn bế tắc và tủi cực, bản thân không có những lời nói động chạm, làm tổn thương đến người bên cạnh? Một khi bị hạ nhục, dâng lên thành uất nghẹn mà lí trí không cho phép làm điều trái lương tâm. Họ biết phải làm sao? Nhân vật chính trong truyện ngắn “Quyền khinh bỉ” của tác giả Lương Văn Chi mà chương trình giới thiệu tới các bạn đêm nay là một người chồng phải hứng chịu những lời cay độc trong một khoảnh khắc bùng cháy tâm trạng của người vợ. Anh không thể làm gì hơn ngoài việc lẳng lặng bỏ nhà ra đi. Cuộc ra đi ấy có làm người vợ tỉnh ngộ? Anh sẽ đi đâu về đâu giữa biển người vô tình? (Đọc truyện đêm khuya phát 8/7/2019)
Ngày phát hành 9:48 | 14/4/2022
Lượt nghe: 1182
Truyện ngắn đưa chúng ta trở về đất nước Việt Nam đầu thế kỉ XVI khi triều đình nhà Lê rối ren, các vua Lê ăn chơi xa đọa, khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi. Nhân vật tôi của câu chuyện, người nông dân tên Nguyên Hải vừa là nạn nhân vừa là chứng nhân của thời đại. Cuộc sống gia đình ông quá khổ cực. Hàng ngày được ăn để còn sống đã là hạnh phúc của gia đình Nguyễn Hải. Và cũng như hàng trăm, hàng ngàn người nông dân khác đang bế tắc, Nguyễn Hải bị đưa đẩy tham gia cuộc khởi nghĩa do Trần Cảo phát động. Với những người nông dân như Nguyễn Hải việc tham gia khởi nghĩa đơn giản là được ăn và hy vọng có điều gì đó thay đổi. Cuộc khởi nghĩa do những người nông dân nghèo khổ cả đời chỉ biết cầm cái cày, cái liềm nhanh chóng thất bại và Nguyễn Hải quay trở về nhà của mình. Truyện ngắn trên sự kiện có thật trong lịch sư để thể hiện số phận của người nông dân trong chiến tranh loạn lạc. Chúng ta cảm nhận được không khí ảm đạm bao trùm lên câu chuyện với cái đói, cái khát, nỗi buồn. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi trong gia đoạn suy tàn của một triều đại thì làm gì có ai lo cho cuộc sống của người dân. Số phận con người nhất là người nông dân nghèo bấp bênh như chiếc lá vô định trong cơn cuồng phong của lịch sử. Là một cây bút mới hơn 30 tuổi, nhà văn Đinh Phượng đi vào đề tài dã sử khi hóa thân vào một nhân vật không có gì trong tay, nhiều ước vọng nhưng dễ thay đổi trước bất chắc, khó khăn. Truyện của anh không đi vào những đấu đá trong hoàng cung, những thay đổi lớn lao của thời đại mà khai thác số phận nhỏ bé của một người nông dân để thể hiện ý nghĩa cuộc sống hòa bình, hạnh phúc. Hiện nay khi thế giới vẫn có những nơi người dân khổ cực vì chiến tranh loạn lạc thì chúng ta càng trân quý cuộc sống hòa bình trên đất nước Việt Nam. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2020
Lượt nghe: 1126
Vấn đề được đặt ra trong truyện ngắn “Thằng chăn vịt” vẫn là nỗi trăn trở về việc làm. Không phải làng Việt nào cũng có một ngành nghề truyền thống để có thể phát triển. Ở những ngôi làng thuần nông, người nông dân quanh năm phải sống với việc chăn nuôi và đồng ruộng. Cả hai việc này đều rất vất vả, thu nhập lại bấp bênh. Chính vì vậy, tư tưởng phải thoát khỏi làng để đổi thay cuộc sống đã manh nha xuất hiện, đặc biệt ở lớp trẻ. Thêm nữa, khi các nhà máy, công xưởng mọc lên ở nông thôn trong cơ chế đô thị hóa nông thôn thì việc người nông dân bỏ ruộng, ô nhiễm môi trường… trở thành một vấn đề nhức nhối. Trong truyện ngắn này, tác giả đã đề cập đến, tuy mới chỉ bắt đầu nhưng rõ ràng đã có những dự báo không mấy tốt lành. Hình ảnh làng quê của Thịnh và Phúc mà theo cách nói của Phúc là như hình thù một cái bào thai không bao giờ chịu lớn là một chi tiết gợi nhiều suy nghĩ. Liệu rằng làng quê ấy có thoát khỏi sự quẩn quanh, nghèo đói khi mà nông dân bỏ ruộng lên thành phố làm ăn, thanh niên ăn chơi lêu lổng, dự án làm nhà máy chưa thực hiện nhưng đồng ruộng đã bỏ hoang..Tác giả Đặng Ngọc Hưng chia sẻ rằng “Tôi chỉ biết cuộc sống của người nông dân qua góc nhìn hạn hẹp của người đứng ngoài nhìn vào, từ xa nhìn lại. Tôi không dám phán xét mà chỉ mô tả lại những sự thay đổi từ cái cũ sang cái mới và ít nhiều suy nghĩ”. Vâng, điều mà tác giả bày tỏ cũng là điều mà người đọc, người nghe đặt ra những câu hỏi về sự đổi thay này khi mà cuộc sống ở nông thôn đang chuyển mình chật vật và nhiều biến động… (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 0:0 | 6/12/2018
Lượt nghe: 1240
Từ tập thơ “Vừng ơi mở cửa” được trở lại đời sống văn học sau gần 30 năm, các cựu sinh viên Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội ngày nào tiếp tục hội tụ trong đêm thơ - nhạc - kịch “Vừng ơi - mở cửa” sẽ được tổ chức trong những ngày cuối tuần này (Tiếng thơ 05/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 11/12/2020
Lượt nghe: 1021
Sau nhiều ngày phiêu lưu tới nhũng vùng đất mới, cuối cùng thì chàng Dế Mèn can đảm trượng nghĩa lại được trở về nơi thân thuộc. Dế Mèn chẳng bao giờ còn được gặp lại mẹ nữa, nhưng hình ảnh về mẹ vẫn luôn trong trái tim cậu, cùng bao lời dạy bảo ấm áp yêu thương... (Văn nghệ thiếu nhi 04/12/2020)
Ngày phát hành 12:47 | 12/6/2023
Lượt nghe: 752
Chuỗi ký ức vụt biến mất khi Julie bừng tỉnh sau một đêm dài nằm trên ụ tuyết. Cô nhận ra Amaroq đã không ở đây nữa, cô gọi mãi và chỉ nhận lại một sự im lặng bao phủ. Quay lại căn nhà tuyết, cô ngạc nhiên đến kinh hoàng khi ngôi nhà đã bị phá tan hoang, cái túi ngủ bị xé nát, thức ăn biến mất... (Văn nghệ thiếu nhi 10/06/2023)
Ngày phát hành 22:28 | 7/2/2023
Lượt nghe: 235
Rất lâu rồi Xuân không về quê. Những chuyện buồn năm xưa giờ đây cô bé không còn nghĩ tới nữa. Trong trái tim Xuân tràn ngập hình ảnh thân thương nơi quê nhà. Bởi ở đó có mẹ Linh, có chị Thanh và nhiều người bạn cũ đang chờ Xuân trở về... (Văn nghệ thiếu nhi 04/02/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 28/12/2018
Lượt nghe: 1121
Từ một chi tiết có thực trong cuộc sống, nhà văn Thiên Sơn đã xây dựng thành một truyện ngắn đầy xúc động và ám ảnh. Ở đó, nhân vật dù đã đi khắp bốn phương trời nhưng vẫn cảm thấy bình an nhất trong ngôi nhà của mẹ, day dứt với những kỉ niệm đầy thương khó mà ở khoảnh khắc nào đó ta đã để vụt qua… (Đọc truyện đêm khuya phát 31/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 11/11/2019
Lượt nghe: 1572
Từ “Ngọn lửa đầu tiên” (1999), trải qua “Lá thay mùa” (2008), đến năm nay, nhà thơ Thiên Sơn cho ra mắt tập thơ thứ ba “Một tiếng gọi”. Khoảng cách từ tập thơ đầu tay đến tập thơ này là 20 năm. “Một tiếng gọi” giống như sự giải phóng một phần năng lượng nghệ thuật mà khi viết truyện ngắn, tiểu thuyết hay phê bình… tác giả không thể chuyển tải hết. Nói cách khác, những rung động thơ tựa làn hơi mỏng manh quyến rũ đòi hỏi người viết phải thu lọc lại và chưng cất riêng, đợi ngày tỏa hương… (Tiếng thơ 09/11/2019)
Ngày phát hành 8:45 | 24/10/2024
Lượt nghe: 460
Sinh thời, nhà thơ Maiacopxki từng có một câu thơ nổi tiếng, được dịch sang tiếng Việt như sau: Đời vắng mẹ hiền, không phụ nữ/ Anh hùng, thi sĩ hỏi còn đâu. Những người phụ nữ, một nửa của thế giới từ hàng ngàn năm qua đã trở thành đề tài cho biết bao tác phẩm nghệ thuật, trong đó đương nhiên có thi ca. Có rất nhiều góc độ khác nhau để người đàn ông có thể bày tỏ tình cảm của mình, trong đó có một trạng thái khá đặc biệt, đó là khi người phụ nữ vì một lý do nào đó phải rời xa và sau đó một thời gian mới quay trở lại. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), xin được gửi tới quý thính giả một cuộc trò chuyện mang tên: Khi người phụ nữ trở về
Ngày phát hành 15:19 | 8/10/2024
Lượt nghe: 1229
Trong đoàn quân chiến thắng tiến về Thủ đô mùa thu năm 1954, có một thiếu nữ Hà Nội mảnh mai đã từng mang lời ca tiếng hát của mình đi khắp chiến khu để động viên quân dân trường kỳ kháng chiến. Ban mai rạng rỡ của ngày 10 tháng 10 năm ấy như báo hiệu hừng đông chói sáng của đất nước và vận mệnh dân tộc, chiếu rọi trên gương mặt không chỉ nữ nghệ sỹ mà còn ở những người con gái, con trai yêu nước phơi phới trong ngày tiếp quản Thủ đô. Bây giờ chúng ta cùng gặp những chàng trai cô gái ngày ấy với những ký ức tươi đẹp mà theo họ đó là ngày hạnh phúc nhất cuộc đời qua bút ký “Ký ức ngày trở về” của nhà thơ Phạm Vân Anh:
Ngày phát hành 15:20 | 24/2/2022
Lượt nghe: 1612
Sinh năm 1980, tại một thị trấn nhỏ ven biển ở Giang Tô, Trương Gia Giai là một trong những nhà văn đương đại nổi tiếng ở Trung Quốc. Một số tác phẩm của anh đã giới thiệu ở nước ta như “Ngang qua thế giới của em”, “Hãy để tôi ở bên bạn” và mới nhất là cuốn “Ngang qua thị trấn Ngàn Mây”, do dịch giả Tố Hinh chuyển ngữ, Công ty Văn Việt và NXB Thanh niên ấn hành. Để hiểu thêm về cuốn sách, mời quý vị và các bạn nghe bài “Luôn có một quê hương chờ bạn trở về…”.
Ngày phát hành 0:0 | 12/6/2019
Lượt nghe: 1784
Sau năm năm ở chiến trường K, được nguyên vẹn trở về Hà Nội, hít thở bầu không khí quen thuộc của gia đình, ngủ trên chiếc giường quen thuộc, nhưng người lính ấy vẫn lạc vào giấc mơ về đồng đội. Có biết bao điều để nhớ, bao ân tình không thể quên đối với ân nhân từng cứu sống mình...(Đọc truyện dài kỳ phát 11/6/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 12/6/2019
Lượt nghe: 2095
Hơn một tháng qua, chúng ta đã theo dõi hồi ký “Mùa chinh chiến ấy” của người lính tình nguyện Đoàn Minh Tuấn, nguyên chiến sỹ tiểu đoàn 8, trung đoàn 29, sư đoàn 307, tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia từ năm 1978 đến năm 1983. Cuốn sách như một cuốn phim tư liệu tái hiện cuộc sống chiến đấu của người lính tình nguyện Việt Nam trên đất bạn Campuchia, với rất nhiều gian nan, thử thách; thấm đượm tình đồng đội đồng chí...Chương trình Đọc truyện dài kỳ phát 12/6/2019, chúng ta cùng nghe những trang cuối cuốn hồi ký này
Ngày phát hành 10:48 | 19/12/2022
Lượt nghe: 1247
Cùng với những người lính, đội ngũ những người làm nhiếp ảnh đã tham gia vào các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, tạo ra nhiều bức ảnh giá trị, là tài sản quý của quốc gia. Sau này, khi hòa bình lập lại, họ cũng đi khắp các đơn vị quân đội, các quân binh chủng để ghi lại cuộc sống, chiến đấu, lao động sản xuất của những người lính bộ đội Cụ Hồ. Trong chương trình Hành trình sáng tạo hôm nay, mời quý vị và các bạn gặp gỡ nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Đạt - một người lính cầm máy trở về từ chiến trường, lắng nghe những câu chuyện kể của ông để hiểu hơn về niềm say mê, khao khát lưu giữ những khoảnh khắc đẹp, góp phần khắc họa lên hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ cả trong chiến tranh và hòa bình. (Hành trình Sáng tạo 18/12/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 13/4/2020
Lượt nghe: 1369
Tác giả trẻ Bảo Thương thường kể những câu chuyện vừa phải, không quá đao to búa lớn nhưng đã xây dựng được những tình huống điển hình, bộc lộ khá rõ tính cách nhân vật, qua đó gửi gắm nhiều chiêm nghiệm và thông điệp nhân văn. Lối viết tỉnh, câu văn tự nhiên như thủ thỉ truyện trò, phân tích tinh tế nội tâm nhân vật, những truyện ngắn của cô đẹp lấp lánh và ám ảnh. Truyện ngắn "Người trở về" mà các bạn nghe trong chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 13/04/2020 là một trong số đó
Ngày phát hành 14:58 | 30/3/2023
Lượt nghe: 186
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến sinh ra và lớn lên ở Chàng Sơn - Thạch Thất - Hà Nội. Ông có sự nghiệp thơ ca phong phú với những tập thơ đã xuất bản như: “Mưa lúc 0 giờ”, “Ngọn sóng thời gian”, “Cỏ trên đất”… Bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của ông được nhạc sĩ Phạm Minh Thuận phổ thành ca khúc cùng tên đầy xúc động. Từ nhỏ nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã có lòng say mê, yêu mến văn chương... (Văn nghệ thiếu nhi 08/03/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 24/5/2019
Lượt nghe: 870
Ra mắt vào tối 24/5, bộ phim đầu tay của đạo diễn trẻ Lê Hà Nguyên (chuyển thể từ tiểu thuyết “Ranh giới” của tác giả Rain8X) mang đến những góc nhìn tinh tế về tình yêu và tuổi trẻ. (Làn sóng nghệ thuật 24/5/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 28/6/2017
Lượt nghe: 939
Trong mỗi chúng ta, quê hương là máu thịt, là mẹ cha, là tuổi thơ, là bờ tre, ruộng lúa...Ai đi xa quê lại càng da diết mỗi khi nhắc nhớ. Quê hương trở thành đề tài quen thuộc của các nhà văn, nhà thơ. Tình cảm sâu nặng ấy thể hiện trong các tác phẩm văn chương rất đậm nét. Bài thơ "Quê hương" của nhà thơ Tế Hanh là một cung bậc tình yêu tha thiết. Cuộc trò chuyện giữa BTV Vân Khánh với tiến sĩ Đỗ Thị Thu Huyền về bài thơ này có nhiều thú vị và bổ ích. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang Văn học nhà trường 26/6/2017)
Ngày phát hành 8:23 | 13/6/2024
Lượt nghe: 2157
Nhìn vào thơ Việt đương đại, chúng ta có thể thấy đa số các tác giả trẻ thường lựa chọn hình thức tự do cho mỗi bài thơ của mình. Thế nhưng cũng có không ít người vẫn say đắm, mặn mà, tìm về các thể thơ truyền thống và gặt hái được không ít thành tựu. Trương Xuân Thiên (sinh năm 1979) là một trong những gương mặt như vậy. Sau hai tập thơ đầu: Tư duy S (NXB Văn học 2005) và Homo Sapiens Người tinh khôn (NXB Văn học 2009), Trương Xuân Thiên đã tìm về thể lục bát với sự ra mắt hai tập thơ: Áo hồ ly (NXB Văn học, 2017) và Lục bát tình nhân (NXB Thanh Hóa, 2021). Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Trương Xuân Thiên với tên gọi: Trương Xuân Thiên và cuộc trở về cùng lục bát.
Ngày phát hành 0:0 | 9/7/2018
Lượt nghe: 772
Con tàu của bác sĩ Ai-bô-lit bị tàu của toán cướp biển truy đuổi ráo riết. Giữa phút hiểm nguy, may thay chim Én đã gọi các bạn Sếu đến kéo giúp chiếc tàu thoát nạn. Thế nhưng, khi con tàu vừa ghé vào một hòn đảo, chú Cú Bum-ba báo cho bác sĩ Ai-bô-lit một tin xấu rằng: con tàu bị thủng vì đàn chuột cống đang nháo nhác chạy từ tàu lên bờ. Cú Bum-ba cho rằng: các thành viên trong tàu phải mau chóng lên bờ, vì khả năng con tàu sẽ bị chìm vào hôm sau. Khi bác sĩ Ai-bô-lit và muông thú đang ở trên đảo, thì thấy tàu của toán cướp biển ập tới. Toán cướp biển mau chóng di chuyển sang tàu của bác sĩ Ai-bô-lit để lục soát. Lúc ấy, bác sĩ Ai-bô-lit cùng những người bạn bí mật đoạt tàu của toán cướp biển. Khi con tàu đang giương buồm thì toán cướp biển phát hiện ra, chúng ráo riết đuổi bắt bác sĩ Ai-bô-lit. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 29/06/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 9/7/2018
Lượt nghe: 788
Toán cướp biển ráo riết truy đuổi bác sĩ Ai-bô-lit và những người bạn. Chúng còn dùng súng uy hiếp và bắn trúng bạn Kéo Đẩy. Bác sĩ Ai-bô-lit đã kịp thời cứu chữa cho Kéo Đẩy thoát khỏi nguy hiểm. Khi toán cướp biển áp sát tàu chở bác sĩ Ai-bô-lit, thì con tàu chở toán cướp biển dần dần chìm xuống. Toán cướp biển nháo nhác, hỗn loạn càng khiến cho con tàu chìm nhanh hơn. Cuối cùng, con tàu mất dạng và toán cướp biển trở thành mồi cho cá mập. Sau cuộc thoát hiểm ngoạn mục, bác sĩ Ai-bô-lit gặp lại những người bạn cũ: Cá Sấu, Vẹt Ca-ru-đô và cô Khỉ Chi Chí. Mọi người vui mừng khôn xiết vì được hội ngộ. Đoàn tàu vui tươi rẽ sóng vượt trùng khơi tiến thẳng về đất liền, nơi có thành phố Pin-đê-môn-tê xinh đẹp. Khi đoàn tàu cập bến của thành phố, bác sĩ Ai-bô-lit và những người bạn được toàn dân chào đón rất nồng nhiệt. Mọi người gửi đến bác sĩ Ai-bô-lit và muông thú muôn vàn lời cảm ơn, bởi họ đã dũng cảm mang lại sự yên bình cho biển cả. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 30/06/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 2/7/2018
Lượt nghe: 770
Cuộc đuổi bắt đang diễn ra vô cùng căng thẳng. Bọn cướp biển đe dọa sẽ quay vịt Ki-ca và lợn Ủn Ỉn, vứt bác sĩ Ai bô lít cho cá mập ăn thịt nếu bọn chúng bắt được họ. Thế nhưng tàu của bọn cướp đã bị chìm vì thủng đáy. Chỉ trong chốc lát bọn cướp đã nằm trong bụng cá mập. Bác sĩ và muông thú trở về thành phố Pin-đe-môn-te trong sự đón chào của mọi người. Mọi người treo đèn kết hoa, ăn mặc những bộ quần áo ngày hội nhảy múa vui mừng vì bọn cướp biển đã bị bác sĩ Ai bô lít quét sạch. (VOV6 Văn nghệ Thiếu nhi 24/6/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 2/7/2018
Lượt nghe: 681
Ba ngày sau khi rời bến, con tàu chở bác sĩ Ai bô lít và muông thú gặp bọn cướp biển. Đó là con tàu màu đen của tên cướp biển Bác-ma-lây hung ác. Bác sĩ Ai bô lít nhờ chim én biển bay đi gọi đàn sếu giúp đỡ. Đàn sếu đã kéo tàu của họ trốn thoát bọn cướp biển. Thế nhưng tai họa nối tiếp nhau đến khi tàu của họ bị thủng và con Kéo Đẩy bị trúng đạn của bọn cướp biển. (VOV6 Văn nghệ Thiếu nhi 23/6/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2018
Lượt nghe: 690
Trong cuộc đời của Thiện có hai vùng đất sẽ chẳng bao giờ phai mờ trong tâm hồn cậu đó là Bắc Giang và Hà Nội. Vùng quê Bắc Giang đã nuôi dưỡng Thiện gần cả thời thơ ấu và niên thiếu, đem lại cho Thiện lòng yêu thương con người, những ấn sâu đậm về thiên nhiên, cảnh sắc nơi vùng đất trung du đầy nắng. Ở đó có những triền đồi thoai thoải, con đường mòn son đỏ ẩn hiện giữa bụi sim mua, những làn gió heo may rải đồng, cây Sau Sau thân cành mốc trắng run rẩy trong gió lạnh… Còn vùng đất kinh kỳ thì lại mang đến cho Thiện ánh sáng của học thức, trí tuệ, nét lịch lãm tế nhị trong tâm hồn. Những con phố chạy ngang dọc, hai bên là hàng cây cơm nguội mỗi mùa một vẻ. Thư viện Quốc gia là kho tàng kiến thức luôn khiến Thiện lưu luyến chẳng muốn rời chân. Mỗi lần Thiện có dịp đi qua trường Đại học Y- Dược đều khiến tâm hồn cậu không ngừng ước mơ được trinh phục kho tàng kiến thức tiên tiến trên thế giới… (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi phát 24/08/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2018
Lượt nghe: 600
Sau ba ngày Thiện được về thủ đô thăm cha mẹ, được tản bộ trên các phố Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Tràng Thi… càng giúp cậu có thêm ý chí học tập và nỗ lực thật nhiều trong cuộc sống. Tuy rằng Thiện đang cùng bà và chị sơ tán ở vùng quê Bắc Giang nhưng với tình yêu thương và sự giúp đỡ tận tình của thầy Tín, thầy Luyến, anh Nhu, anh Hoàng, của cô An, cô Nhuận, của thằng Bảo, thằng Nam… Thiện đã và đang có những ngày bình an và vui vẻ trong cuộc sống. Trên chuyến tàu từ thủ đô xuôi về Bắc Giang Thiện mang theo nhiều kỷ niệm về cuộc sống lung linh ánh đèn nơi thành đô. Đó là những lát cắt, ký ức đẹp để cậu phấn đấu nhiều hơn. Rồi đây Thiện sẽ lại cùng Bảo và Nam đi bắt cá cóng, cùng nhau làm việc ở khu bếp tập thể của nhà trường để kiếm thêm vài đồng tiền lẻ mua sách bút, hay đơn giản là những buổi tối cả bọn quây quần bên bếp lửa hồng nướng sắn, nướng khoai… (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi phát 25/08/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2015
Lượt nghe: 2073
Nhân vật "tôi" chưa đến tuổi 30, ngổn ngang bao suy tư, giằng xé nội tâm, luôn bị lý trí và tình cảm chi phối.Sau những quăng quật, va đập, anh lại trắng tay giữa bộn bề cuộc sống.Duy nhất chỉ có "Giày đỏ" - tên gọi một cô gái "chân dài" khiến anh phải dằn vặt, đau khổ và nhìn nhận lại mình.
Ngày phát hành 0:0 | 29/10/2018
Lượt nghe: 898
Tạm gác lại ngôn ngữ sắc sảo, giọng điệu lạnh lùng..., nhà văn Nguyễn Văn Thọ trong truyện ngắn "Gửi ông Đại tá chờ thư" lại thể hiện một giọng ấm áp, ngôn từ giản dị, giàu tình cảm. (Đọc truyện đêm khuya 29/10/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 27/12/2016
Lượt nghe: 5639
Chiến tranh đã lùi vào quá khứ, thế nhưng với những cựu chiến binh, ký ức về đồng đội, về những năm tháng gian khổ vẫn như còn hiển hiện đâu đây. Trở về với cuộc sống đời thường, họ vẫn đau đáu nỗi niềm về những người đã ngã xuống. Truyện ngắn "Khi người lính trở về" dựng nên chân dung người cựu chiến binh với những nét chấm phá khá ấn tượng. (Đọc truyện đêm khuya 22/12/2016).
Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2019
Lượt nghe: 1589
"Tiếng rừng" là một tiếng vọng sâu thẳm và bền bỉ, xuyên chảy mãi trong cuộc đời của nhân vật Hiền. Rừng vừa là khát vọng trở về với thiên nhiên, vừa là tất cả những rung động nguyên sơ nhất của tình yêu, tuổi trẻ mà ai cũng muốn gìn giữ. Khi thấy rừng xanh tươi ngút ngàn, Hiền hạnh phúc. Khi thấy rừng bị tàn phá, Hiền đau đớn xót xa. Truyện ngắn, vì thế còn là một thông điệp gửi đến tất cả chúng ta về tình yêu với rừng, về trách nhiệm bảo vệ rừng của mỗi con người. Và thông điệp ấy ở ngày hôm nay cũng như muôn ngày sau, hẳn chưa bao giờ là cũ…(Đọc truyện đêm khuya phát 21/11/2019)
Ngày phát hành 20:0 | 10/2/2024
Lượt nghe: 2678
Những ngày giáp Tết, nhìn dòng người xuôi ngược về quê, những người cha người mẹ vẫn luôn có tâm lý mong ngóng con về. Niềm vui của ngày đoàn tụ đối với họ không hẳn là quà to quà nhỏ, mâm cao cỗ đầy mà chính là cảm giác ấm áp, yên bình khi được bên cạnh người thân! Giây phút quây quần bên nhau mọi người cùng nhớ lại những câu chuyện cũ… Từng năm tháng như được nối dài bởi niềm hạnh phúc và sự yêu thương!