Hệ thống tìm thấy 11 kết quả
Ngày phát hành 10:25 | 6/10/2022
Lượt nghe: 739
Như chúng ta đã biết, kinh thành Thăng Long là nơi ghi dấu những chiến công hiển hách của ba triều đại Lý, Trần, Lê, sau đó tiếp tục là kinh đô của nhà Mạc, nhà Lê Trung hưng. Giai đoạn vàng son ấy kéo dài từ từ đầu thế kỷ 11 đến gần cuối thế kỷ 18. Trong biến thiên lịch sử, từ thời Tây Sơn, Quang Trung Nguyễn Huệ định đô ở Phú Xuân (Huế). Thăng Long chỉ còn là Bắc thành. Kinh đô một thời đã thành cố đô, rồi từ trấn thành thu nhỏ thành tỉnh thành. Đến thế kỷ 19, Thăng Long xưa chính thức mang tên Hà Nội, qua thăng trầm lịch sử là Thủ đô nước Việt ta ngày nay. Tên Thăng Long chỉ còn lại trong kí ức và sử sách. Chính vì hiện diện trong tâm tưởng người nhiều thời, nhiều đời với một vị thế thiêng liêng như vậy nên cảm hứng Thăng Long hoài cổ là mạch nguồn xuyên suốt trong thơ ca, đặc biệt từ giai đoạn cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20.
Ngày phát hành 14:38 | 31/8/2022
Lượt nghe: 2194
Những ngày đầu thu, thời khắc tựu trường, bắt đầu một năm học mới, chương trình “Tìm trong kho báu” của Ban VHNT (VOV6) ôn lại dấu ấn đề tài khoa cử trong văn học trung đại. Bên cạnh việc điểm lại một số vị danh nho lỗi lạc, những nhà sư phạm có những đóng góp lớn lao cho nền giáo dục, mời Quý vị và các bạn thưởng thức những sáng tác đặc sắc viết về sự học và thi cử thời phong kiến và buổi giao thời.
Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2016
Lượt nghe: 1001
Làm thế nào để dạy và học tốt văn học trung đại trong nhà trường phổ thông – đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của các thầy cô giáo và nhiều bạn học sinh. Bởi lẽ, tác phẩm văn học trung đại không chỉ cách xa về thời gian cả trăm năm, nghìn năm, mà còn khác biệt về mặt ngôn ngữ, về bút pháp thể hiện vô cùng hàm xúc kín đáo. (Văn nghệ thiếu nhi 14/11/2016)
Ngày phát hành 9:38 | 14/10/2022
Lượt nghe: 797
Xã hội phong kiến vốn nhiều định kiến khắt khe đã hạn chế nữ quyền, khiến phụ nữ trở nên yếu thế, bị động, thậm chí bị tước đoạt đi nhiều quyền tự do cơ bản. Thế nhưng, trong bối cảnh ấy, đã có những tiếng thơ của các nhà nho, nhà thơ tiến bộ đòi quyền sống, tôn vinh và trân trọng những nỗ lực và phẩm tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam:
Ngày phát hành 0:0 | 25/9/2019
Lượt nghe: 852
Việc tinh thông Hán học là một lợi thế của nhà văn Ngô Tất Tố khi tiếp cận những tác phẩm văn học trung đại của nước nhà. Không những dịch bản chữ Hán tiểu thuyết lịch sử “Hoàng Lê nhất thống chí” nằm trong bộ “Ngô gia văn phái tùng thư”, ông còn dịch thơ, biên soạn, chú thích về tiểu sử, cuộc đời của các tác giả tiêu biểu trong lịch sử văn học dân tộc...(Tìm trong kho báu phát 26/9/2019)
Ngày phát hành 10:57 | 24/10/2024
Lượt nghe: 1031
Nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Vũ Bình Lục sinh năm 1948, quê ở Thái Thụy, Thái Binh. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, hiện sống và làm việc tại Hà Nội. 20 năm trước, nhà văn Vũ Bình Lục từng được trao giải cao nhất trong cuộc thi thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội, sau đó là giải cao nhất Nghiên cứu – Phê bình văn học của Liên hiệp các Hội văn học và Nghệ thuật Việt Nam và giải thưởng Văn học năm 2023 của Hội Nhà văn Hà Nội. Về lĩnh vực Nghiên cứu – Phê bình văn học, tác phẩm đáng chú ý của nhà văn Vũ Bình Lục có thể kể đến những cuốn “Giải mã thơ chữ Hán và bình thơ Nôm của Nguyễn Trãi”, “Giải mã thơ Lý - Trần” (5 tập, gồm 2800 trang), “Hồn thiền trong thơ Lý - Trần” (700 trang), “Thánh thơ Cao Bá Quát” (hơn 700 trang), “Giải mã thơ chữ Hán Việt Nam từ thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 19” (2 quyển gồm 1600 trang), “Giải mã thơ chữ Hán Lê Quý Đôn” (756 trang) và “Vừa đi vừa nghĩ” (1050 trang)…Chặng đường, tâm huyết, thành quả và phương pháp nghiên cứu giải mã kho báu văn chương dân tộc của nhà văn Vũ Bình Lục mới đây đã được bàn luận trong tọa đàm khoa học với chủ đề “Nhà văn Vũ Bình Lục và các công trình giải mã văn học Trung đại”. Đây là hoạt động do Viện nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc và Tạp chí Văn hiến Việt Nam phối hợp tổ chức.
Ngày phát hành 10:3 | 15/9/2022
Lượt nghe: 1909
Đại thi hào, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi là một nhà yêu nước, tác giả lớn, cây đại thụ trong trong lịch sử văn học dân tộc ta. Cống hiến của ông với đất nước được thể hiện rõ nét qua cuộc đời và di sản để lại cho hậu thế. Nhân kỷ niệm 580 năm ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Trãi (19/09/1442-19/09/2022), chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay của Ban VHNT (VOV6) dành toàn bộ thời lượng để điểm lại những đóng góp lớn lao của ông trong sáng tác thơ ca bằng Quốc âm.
Ngày phát hành 0:0 | 31/10/2019
Lượt nghe: 771
Hàm súc và đa nghĩa là hai đặc trưng dễ nhận thấy trong các tác phẩm văn học trung đại vốn đã cách xa chúng ta hàng thế kỷ. Tuy nhiên, nắm bắt được những tín hiệu nghệ thuật sẽ là chìa khóa giúp chúng ta mở lối vào các tác phẩm này với bao điều thú vị về văn hóa, lịch sử. Cuộc trò chuyện giữa biên tập viên Hương Giang và cô Phạm Thị Ngọc – giáo viên Ngữ văn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Cầu Giấy, Hà Nội đem lại cho chúng ta những thông tin bổ ích về điều này... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 28/10/2019)
Ngày phát hành 8:33 | 5/5/2022
Lượt nghe: 2155
Mười thế kỷ văn học trung đại nước ta cũng là quãng thời gian ghi dấu ấn một nền khoa bảng bề thế. Nhiều tác giả danh tiếng đồng thời là những danh nho đỗ đạt cao ra giúp nước giúp đời. Qua từng triều đại, cùng với các vị hoàng đế, các vị danh nho này góp phần gây dựng phong trào sáng tác và xướng họa thơ văn trong cung đình. Chương trình hôm nay nhận diện một số đặc điểm của dòng văn học chủ lưu này của giai đoạn trung đại.
Ngày phát hành 0:0 | 30/10/2018
Lượt nghe: 574
Hẳn là không dễ rồi, khi học văn học trung đại, bởi chúng xa lắc xa lơ, ngôn ngữ thì rối rắm khó hiểu. Nhưng không hề vô lý khi bao sáng tác của hàng trăm năm trước vẫn hiện hữu, vẫn song hành cùng chúng ta. Rồi sẽ có lúc bạn thấy mình vô cùng sáng suốt khi đã bỏ công "cầy" những tác phẩm khó ơi là khó ấy... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang Văn học nhà trường 29/10/2018)
Ngày phát hành 9:19 | 6/5/2021
Lượt nghe: 633
Dòng thơ Nôm trung đại nước ta ghi nhận nhiều tên tuổi với di sản thơ ca giá trị. Điểm chung của các nhà nho, các công thần đồng thời là tac gia lớn là tấm lòng với vương triều, với dân tộc. Nhưng cũng không thể không nhắc tới phẩm chất thi nhân, cá tính sáng tạo độc đáo. Vì thế, bên cạnh những áng thơ thể hiện đạo lý, đạo nghĩa, chúng ta còn thấy một hình ảnh khác, phong cách tài tử, sự tự tin vào tài năng và bản lĩnh của các thi nhân. Chương trình hôm nay tổng hợp các góc nhìn tập trung vào xu thế sáng tác ly tâm của các nhà thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương.