Ngày phát hành 14:38 | 31/8/2022
Lượt nghe: 2194
Những ngày đầu thu, thời khắc tựu trường, bắt đầu một năm học mới, chương trình “Tìm trong kho báu” của Ban VHNT (VOV6) ôn lại dấu ấn đề tài khoa cử trong văn học trung đại. Bên cạnh việc điểm lại một số vị danh nho lỗi lạc, những nhà sư phạm có những đóng góp lớn lao cho nền giáo dục, mời Quý vị và các bạn thưởng thức những sáng tác đặc sắc viết về sự học và thi cử thời phong kiến và buổi giao thời.
Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2016
Lượt nghe: 1001
Làm thế nào để dạy và học tốt văn học trung đại trong nhà trường phổ thông – đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của các thầy cô giáo và nhiều bạn học sinh. Bởi lẽ, tác phẩm văn học trung đại không chỉ cách xa về thời gian cả trăm năm, nghìn năm, mà còn khác biệt về mặt ngôn ngữ, về bút pháp thể hiện vô cùng hàm xúc kín đáo. (Văn nghệ thiếu nhi 14/11/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 25/9/2019
Lượt nghe: 852
Việc tinh thông Hán học là một lợi thế của nhà văn Ngô Tất Tố khi tiếp cận những tác phẩm văn học trung đại của nước nhà. Không những dịch bản chữ Hán tiểu thuyết lịch sử “Hoàng Lê nhất thống chí” nằm trong bộ “Ngô gia văn phái tùng thư”, ông còn dịch thơ, biên soạn, chú thích về tiểu sử, cuộc đời của các tác giả tiêu biểu trong lịch sử văn học dân tộc...(Tìm trong kho báu phát 26/9/2019)
Ngày phát hành 10:57 | 24/10/2024
Lượt nghe: 1032
Nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Vũ Bình Lục sinh năm 1948, quê ở Thái Thụy, Thái Binh. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, hiện sống và làm việc tại Hà Nội. 20 năm trước, nhà văn Vũ Bình Lục từng được trao giải cao nhất trong cuộc thi thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội, sau đó là giải cao nhất Nghiên cứu – Phê bình văn học của Liên hiệp các Hội văn học và Nghệ thuật Việt Nam và giải thưởng Văn học năm 2023 của Hội Nhà văn Hà Nội. Về lĩnh vực Nghiên cứu – Phê bình văn học, tác phẩm đáng chú ý của nhà văn Vũ Bình Lục có thể kể đến những cuốn “Giải mã thơ chữ Hán và bình thơ Nôm của Nguyễn Trãi”, “Giải mã thơ Lý - Trần” (5 tập, gồm 2800 trang), “Hồn thiền trong thơ Lý - Trần” (700 trang), “Thánh thơ Cao Bá Quát” (hơn 700 trang), “Giải mã thơ chữ Hán Việt Nam từ thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 19” (2 quyển gồm 1600 trang), “Giải mã thơ chữ Hán Lê Quý Đôn” (756 trang) và “Vừa đi vừa nghĩ” (1050 trang)…Chặng đường, tâm huyết, thành quả và phương pháp nghiên cứu giải mã kho báu văn chương dân tộc của nhà văn Vũ Bình Lục mới đây đã được bàn luận trong tọa đàm khoa học với chủ đề “Nhà văn Vũ Bình Lục và các công trình giải mã văn học Trung đại”. Đây là hoạt động do Viện nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc và Tạp chí Văn hiến Việt Nam phối hợp tổ chức.
Ngày phát hành 0:0 | 31/10/2019
Lượt nghe: 771
Hàm súc và đa nghĩa là hai đặc trưng dễ nhận thấy trong các tác phẩm văn học trung đại vốn đã cách xa chúng ta hàng thế kỷ. Tuy nhiên, nắm bắt được những tín hiệu nghệ thuật sẽ là chìa khóa giúp chúng ta mở lối vào các tác phẩm này với bao điều thú vị về văn hóa, lịch sử. Cuộc trò chuyện giữa biên tập viên Hương Giang và cô Phạm Thị Ngọc – giáo viên Ngữ văn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Cầu Giấy, Hà Nội đem lại cho chúng ta những thông tin bổ ích về điều này... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 28/10/2019)