Ngày phát hành 0:0 | 15/12/2017
Lượt nghe: 1548
Bộ phim "Dạ cổ hoài lang" của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng được dựng lại dựa trên vở kịch cùng tên do tác giả Hoàng Thanh chuyển thể cách đây hơn 20 năm. Từ sân khấu kịch đến màn ảnh rộng, bộ phim “Dạ cổ hoài lang” luôn khiến khán giả phải thổn thức bởi nỗi cô đơn, buồn tủi của một số người Việt đang sinh sống và làm việc nơi xứ người (Chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm"). Nốt nhạc trầm trong Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 20: lần đầu tiên điện ảnh nhà nước hoàn toàn vắng bóng ở hạng mục Phim điện ảnh. Chút băn khoăn khi hầu hết những bộ phim điện ảnh tham dự LHP đều chú trọng yếu tố giải trí, thương mại được nhà báo, nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn chia sẻ trong chuyên mục "Câu chuyện phóng viên". Những kỷ niệm ngọt ngào của tác giả Bùi Văn Dung khi ông sáng tác bài thơ "Gửi nắng cho em" và được nhạc sĩ Phạm Tuyên phổ nhạc thành bài hát cùng tên cũng sẽ được nhà thơ Nguyễn Thị Mai cảm nhận trong chuyên mục "Thơ phổ nhạc". (Điểm hẹn văn nghệ 16/12/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 30/7/2015
Lượt nghe: 2214
Ben-chàng trai gốc Việt được cha cho về thăm quê hương với mong muốn, con mình có được một tâm hồn thuần Việt hơn. Trong lần về quê ấy, Ben được tiếp xúc với một chàng trai cùng tuổi, được dạo chơi trên cánh đồng quê nồng ấm hương cỏ cây, giao lưu với những con người chân quê…Từ đó, ở chàng trai ấy dần hình thành nhiều suy nghĩ về quê hương vốn trước đây chỉ tồn tại trong khái niệm mơ hồ. Và cũng từ nhận thức mới mẻ này, Ben đã thay đổi …
Ngày phát hành 19:43 | 6/11/2023
Lượt nghe: 299
Niềm vui của Mia là được gặp những người bạn của bố mẹ từ Trung Quốc sang đây làm việc. Như chú Ming và chú Li chẳng hạn. Hai chú đều là đầu bếp của cửa hàng burger. Họ đều phải làm việc cật lực, it có thời gian gặp gỡ nhau. Vì thế mỗi lần được gặp hai chú là Mia rất vui... (Văn nghệ thiếu nhi 28/10/2023)
Ngày phát hành 0:8 | 11/2/2024
Lượt nghe: 1655
Cứ mỗi khi một năm cũ sắp qua đi, một năm mới sắp ùa về, trong lòng người Việt nào cũng có những xao động, xốn xang của tâm trạng, cảm xúc. Mỗi người đã có thể tự tổng kết những điều mình làm được trong năm qua, dự kiến những kế hoạch trong năm tới. Những người ở thành phố chuẩn bị cho những chuyến về quê thăm họ hàng, cha mẹ, thắp hương phần mộ tổ tiên. Còn những người xa quê, xa xứ thì không khỏi bâng khuâng, bùi ngùi, lòng lúc nào cũng hướng về một khát khao đoàn tụ. Bao thế hệ thi sĩ từ cổ điển cho đến hiện đại, vì những hoàn cảnh khác nhau đã phải tha hương nơi đất khách. Những nỗi niềm và tâm sự khi ly hương ấy họ gửi cả vào thơ. Chương trình Đôi bạn văn chương số đặc biệt chào mừng Tết Nguyên đán, Xuân Giáp Thìn lần này xin được dành một cuộc trò chuyện mang tên: Thơ của người xa xứ.
Ngày phát hành 0:0 | 24/2/2017
Lượt nghe: 7391
Lấy bối cảnh một cơn bão kéo theo trận cuồng phong mưa gió tơi bời trút xuống một thành phố xa lắc xa lơ, tác giả kéo người đọc, người nghe bước vào một “cơn bão” khác của một đời người. Chỉ là những mảnh ký ức chắp nối một ngày mưa của đôi vợ chồng già nhưng tác giả Nguyễn Hữu Tài vẫn thổi được vào câu chuyện nỗi niềm người xa xứ. (Đọc truyện đêm khuya 23/02/2017).