Hệ thống tìm thấy 20 kết quả
Ngày phát hành 10:35 | 6/2/2023
Lượt nghe: 770
Tiểu thuyết “Lênh đênh bốn biển” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ khắc họa hình tượng Văn Ba - Nguyễn Ái Quốc ở Pháp, Anh, Mỹ, các nước châu Phi, tới Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan... cho tới ngày Người trở về Tổ Quốc, ngày 28 tháng 1 năm 1941. So với tập 1 “Nợ nước non” thì khối lượng tư liệu, nhất là tính tư tưởng của tác phẩm, của nhân vật, sự kiện ở tập 2 “Lênh đênh bốn biển” lớn hơn, rộng hơn rất nhiều. Ở Pháp, Văn Ba - Nguyễn Ái Quốc tham gia Đảng Xã hội Pháp năm 1918; chủ động, chủ trì cùng các ông Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường gửi “Yêu sách của nhân dân An Nam” đến Hội nghị Véc-xây; viết “Bản án chế độ thực dân Pháp; bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ Ba (Quốc tế Cộng sản), trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (ngày 29-12-1920) và là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
Ngày phát hành 0:0 | 30/4/2019
Lượt nghe: 1060
Ngày 5/6/1911, trên con tàu Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (với tên mới là Văn Ba) đã rời Tổ quốc, ra đi tìm đường cứu nước. Người làm nhiều nghề, trong đó có nghề ảnh khi hoạt động cách mạng ở Pháp. (Câu chuyện nghệ thuật 26/4/2019)
Ngày phát hành 8:29 | 17/5/2023
Lượt nghe: 1322
Sinh sống lâu đời nơi dãy Trường Sơn hùng vĩ, trải bao thế kỷ, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, người Vân Kiều đã một lòng theo Đảng, Bác Hồ; son sắt, thủy chung với cách mạng; gắn bó, đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi, giành độc lập tự do và dựng xây đất nước. Bút ký “Những người mang họ Bác Hồ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Chiến viết về đồng bào Vân Kiều ở một xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, qua đó để thấy trong những năm chiến tranh, dù ăn đói, mặc rách, cuộc sống hết sức khó khăn, nhiều thế hệ đồng bào Vân Kiều đã sống, chiến đấu, luôn động viên nhau, cùng nỗ lực để xứng đáng là người mang họ Bác Hồ:
Ngày phát hành 11:16 | 21/1/2021
Lượt nghe: 1147
Những cảm xúc về núi rừng Pác Bó, điểm dừng chân của Bác Hồ sau 30 năm bôn ba trở về nước trực tiếp lãnh đạo Cách mạng giải phóng dân tộc đã đi vào thơ. Cuộc đời cao đẹp của Người là nguồn cảm hứng trong sáng tác của nhiều tác giả, nhà thơ, trong đó có nhà thơ Nguyễn Văn Hùng, một người xứ Nghệ. Tầm vóc và tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã đi vào sáng tác của nhiều nhà thơ trên thế giới...
Ngày phát hành 11:3 | 27/5/2022
Lượt nghe: 545
Vở kịch hát “Nợ nước non”ra mắt khán giả Thủ đô nhân kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 111 năm Người ra đi tìm đường cứu nước. Vở diễn đã để lại nhiều dấu ấn và cảm xúc. Đặc biệt thú vị, vai diễn Bác Hồ ở hai giai đoạn khác nhau được giao cho diễn viên Minh Hải và con trai chú ấy - bạn Anh Đức. (Văn nghệ thiếu nhi 25/05/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 16/8/2019
Lượt nghe: 710
Bốn trích đoạn kịch “Miền Nam trong trái tim Người”, “Đêm giao thừa”, “Nỗi đau”, “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” do Ban Văn học - Nghệ thuật VOV6 sản xuất. (Làn sóng nghệ thuật 16/8/2019)
Ngày phát hành 16:28 | 2/2/2024
Lượt nghe: 2166
Sáng tác về Đảng quang vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Mùa xuân của đất nước luôn là đề tài lớn trong xúc cảm của nghệ sĩ. Những năm qua, các tác phẩm văn học nghệ thuật ngợi ca về chủ đề này luôn mang đến cho chúng ta cảm xúc mới, tràn đầy niềm tin và hi vọng. Văn nghệ sĩ trẻ mang trong mình lòng kính trọng và tri ân các thế hệ đi trước đã dày công gìn giữ và xây đắp nền hòa bình độc lập, để chúng ta có được cuộc sống ấm no và hạnh phúc ngày hôm nay. Có lẽ cũng chính điều này mà văn nghệ sĩ trẻ đã không ngừng cố gắng để tìm cách tiếp cận độc đáo khi sáng tác về Đảng, Bác Hồ và Mùa xuân. (Điểm hẹn văn nghệ 03/02/2024)
Ngày phát hành 9:46 | 16/5/2022
Lượt nghe: 1698
Trong làng mỹ thuật nước ta có rất nhiều họa sĩ vẽ về Bác thành công nhưng họa sĩ Trần Xuân Phúc đã để lại dấu ấn riêng với lối vẽ chân thực, chỉn chu và giàu cảm xúc, ông được mọi người gọi bằng cái tên trìu mến “Họa sĩ vẽ tranh Bác Hồ”. (Hành trình Sáng tạo 15/5/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 19/8/2019
Lượt nghe: 763
Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ, chương trình nghệ thuật “Muôn vàn tình thương yêu” sẽ phát sóng trực tiếp vào ngày 21/08. Ban Văn học - Nghệ thuật VOV6 là một trong những đơn vị của Đài Tiếng nói Việt Nam tham gia tổ chức sự kiện này. Bốn vở kịch ngắn “Miền Nam trong trái tim Người”; “Đêm giao thừa”; “Nỗi đau” và “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” xoay quanh những câu chuyện quen thuộc như Bác mong muốn được vào thăm đồng bào miền Nam nhưng điều kiện sức khỏe không cho phép; Bác tới thăm một hộ gia đình nghèo đêm giao thừa; Bác phải xử lí một sự việc đau lòng, khi mà trong nội bộ đảng viên có kẻ tha hóa, biến chất hoặc câu chuyện Bác nhỏ nhẹ góp ý cho những người xung quanh. (Điểm hẹn văn nghệ 17/08/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 16/5/2016
Lượt nghe: 2478
“Dấu xưa” - một lát cắt nhỏ thể hiện tình cảm thương dân, nếp sống bình dị, cần kiệm, liêm chính mẫu mực của vị chủ tịch nước… Từ những tư liệu lịch sử, từ những địa danh cụ thể cùng với những con người, hoàn cảnh qua sự sáng tạo của người viết kịch, câu chuyện đưa người nghe về lại những ngày tháng còn nhiều khó khăn gian khổ của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc khi nước nhà còn chia cắt… Tư tưởng của Bác, việc làm và sự quan tâm sâu sát của Bác đã giúp những người cán bộ ở cơ sở nhận thức rõ hơn, đúng đắn hơn về trách nhiệm của người quản lý, về công tác dân vận và sâu sắc hơn, là nhân tố tạo nên sự đoàn kết, thu phục nhân tâm
Ngày phát hành 0:0 | 25/5/2015
Lượt nghe: 1182
Hiện nghệ sĩ Văn Tân đang được coi là nghệ sĩ biểu diễn hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều nhất. Hơn 30 năm qua, Văn Tân đã có hàng nghìn buổi diễn với hàng trăm hoạt cảnh, trích đoạn thể hiện hình tượng vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ở nhiều góc độ, đưa hình ảnh Bác gần gụi và gắn bó với bao cán bộ, chiến sĩ, nhân dân ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Ngày phát hành 10:18 | 29/8/2024
Lượt nghe: 2212
Cuộc đời, tấm gương bình dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành nguồn cảm hứng trong sáng tác của nhiều tác giả, nhà văn, nhà thơ. Đặc biệt, qua những vần ca dao, công đức của Bác Hồ được diễn đạt một cách đầy hình ảnh và cảm xúc. Từ đó nói lên được tiếng lòng, lòng biết ơn với những cống hiến của Bác đối với dân tộc. Một số nhà nghiên cứu đã cất công sưu tầm, tuyển chọn những áng ca dao nói về Bác, tiêu biểu là cuốn “Ca dao về Bác Hồ” chọn lọc tới hơn 1.200 câu ca nói về Bác của nhà thơ Trần Hữu Thung hay nhà giáo Nguyễn Nghĩa Dân trong cuốn “Ca dao Việt Nam 1945-1975” khẳng định những câu ca về Bác Hồ chiếm khoảng hơn 10% trong tổng số lượng ca dao hiện đại. Nhà Phê bình văn học Lê Xuân trong một bài viết đã dẫn ra một số câu ca dao tiêu biểu cho thấy được hình ảnh Bác Hồ trong tâm thức dân gian ở các vùng miền trên khắp đất nước ta.
Ngày phát hành 0:0 | 19/5/2015
Lượt nghe: 1599
Cuộc đời thanh cao mà bình dị của Bác Hồ đã để lại trong lòng nhân dân ta niềm yêu mến và kính trọng sâu sắc.Tưởng nhớ Bác qua những vần thơ xúc động của các nhà thơ Hải Như, Phạm Đức, Thanh Tùng, Nguyễn Thiên Sơn, Trần Hữu Thung và Trần Quang Hiển.(Tiếng thơ 17,18/5)
Ngày phát hành 0:0 | 18/5/2015
Lượt nghe: 1009
Cuộc đời thanh cao mà bình dị của Bác Hồ đã để lại trong lòng nhân dân ta nhiều niềm yêu mến và kính trọng sâu sắc. Nhiều nhà thơ VN và nước ngoài dành những vần thơ xúc động, chân thành ngợi ca Người...(Tiếng thơ phát 17+18/05)
Ngày phát hành 0:0 | 18/5/2020
Lượt nghe: 699
Hơn 30 năm kể từ lần đầu tiên vào vai Bác Hồ, đến nay, NSƯT Tiến Hợi được đánh giá là diễn viên thể hiện vai Bác Hồ xuất sắc trên cả 3 lĩnh vực sân khấu, điện ảnh và truyền hình. (Hành trình Sáng tạo 17/05/2020)
Ngày phát hành 20:10 | 12/9/2022
Lượt nghe: 360
"Trung thu trăng sáng như gương/ Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng"
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành những tình cảm đặc biệt cho các bạn thiếu nhi Việt Nam cũng như thiếu nhi thế giới. Mỗi dịp trung thu Người thường gửi thư thăm hỏi, chúc mừng các em, với tấm lòng trìu mến yêu thương... (Văn nghệ thiếu nhi 08/09/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 21/5/2019
Lượt nghe: 1479
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hình tượng lớn của thơ hiện đại, và đến nay vẫn là nguồn cảm hứng để người làm thơ viết tiếp câu chuyện thời đại mình đang sống. Đó là một hình tượng có sức lay động, tỏa sáng, sự tích hợp của cặp phạm trù giản dị và vĩ đại .Làm theo di chúc Bác Hồ cũng chính là thực hiện trách nhiệm công dân, lý tưởng sống, coi trọng lợi ích cộng đồng, lợi ích dân tộc, góp phần giữ vững chủ quyền đất nước... (Tiếng thơ 19/05/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 4/2/2016
Lượt nghe: 3128
Câu chuyện chân thực, xúc động về người du kích miền Nam dũng cảm vượt lên sự đe dọa súng đạn của kẻ thù vẽ chân dung Bác Hồ. Kỷ vật thiêng liêng ấy là sự kết tinh của lòng yêu nước, tình cảm kính trọng, nhớ thương Bác và lòng căm thù giặc sâu sắc. Nhà văn Anh Đức làm sống dậy quá khứ hào hùng thời kỳ kháng chiến chống Pháp còn được nhắc nhớ hôm nay. (Đọc truyện 3/2/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2019
Lượt nghe: 2134
Đã 50 năm trôi qua, nhạc sĩ Huy Thục vẫn còn nguyên xúc động khi nhớ lại thời khắc phổ nhạc bài thơ chúc Tết 1969 của Bác. Bên cạnh sử dụng giai điệu chèo có phần mạnh mẽ, ấn tượng, bổ trợ cho ca từ, ông dành nhiều tâm huyết với hai từ “Tiến lên” trong thơ của Bác. (Điểm hẹn văn nghệ 20/4/2019)
Ngày phát hành 9:30 | 13/5/2022
Lượt nghe: 2324
Kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, lần đầu tiên, Nhà hát Công an nhân dân đã xây dựng hình tượng Bác Hồ bằng ngôn ngữ nhạc kịch qua vở diễn “Người cầm lái”. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trò chuyện với NSND Thúy Hiền, Giám đốc Nhà hát Công an Nhân dân để tìm hiểu về vở diễn này cùng những hoạt động nổi bật của Nhà hát Công an nhân dân. (Đối thoại mở 11/5/2022)