Hệ thống tìm thấy 8 kết quả
Ngày phát hành 10:29 | 10/10/2024
Lượt nghe: 1040
Truyện ngắn Người săn gấu kể về cuộc đời của Thim, từ lúc còn là một chàng thanh niên vạm vỡ, nổi tiếng cả vùng về tài săn gấu cho đến khi trở thành một ông già mái tóc điểm bạc, làm chân đưa thư lưu động đã hơn 30 năm. Câu chuyện được kể lại cũng một phần lý giải tại sao ông Thim cả đời không lập gia đình, cũng không công tác ở nơi nào quá 3 năm. Hóa ra, mục đích sâu xa của ông là mong tìm lại được người con gái năm xưa, cô Phón, người đã dành cho ông một tình yêu trong trắng, ngây thơ, không tính toán, một tình yêu dũng cảm không sợ hãi bạo lực cường quyền cho dù phải hy sinh đến thế nào chăng nữa. Những hủ tục, lề thói và sự phân biệt tầng lớp trong xã hội cũ đã khiến hai người không thể đến được với nhau. Thim sau đó đi theo cách mạng để có một cuộc đời mới. Mô-típ này có thể khiến chúng ta liên tưởng đến Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài khi mối tình của hai nhân vật chính cũng trải qua hai thời kỳ là trước và sau khi làm cách mạng. Có điều ở Vợ chồng A Phủ, mỗi người nghe người đọc sớm nhận thấy cái kết có hậu trong cuộc đời hai nhân vật chính. Còn ở Người săn gấu của Cao Duy Sơn, nhân vật Thim phải trải qua mấy chục năm lặn lội tìm người xưa, như là một sự thử thách lớn lao tình cảm của con người. Một cái kết mang đến đầy hy vọng khi trên một bức thư Thim nhận được có tên Sầm Thị Phón. Và chúng ta thầm tin cho một cái kết hạnh phúc của cuộc trùng phùng giữa Phón và Thim. Truyện ngắn Người săn gấu của Cao Duy Sơn mang đến nhiều xúc động cho người nghe, người đọc, như một bản tụng ca về tình nghĩa thủy chung của bao lứa đôi trên cuộc đời này. Dù phải trải qua muôn ngàn khó khăn trắc trở, chỉ cần có một niềm tin, nhất định sẽ có ngày họ gặp lại nhau.
Ngày phát hành 9:27 | 25/1/2022
Lượt nghe: 1329
Là một cây bút chuyên viết về đề tài người phụ nữ, tác giả Vũ Thị Huyền Trang thường đi sâu khai thác đời sống nội tâm nhân vật với nhiều cung bậc phức tạp, rối ren. Truyện của chị thường có nét u buồn: buồn thương thân, buồn thiệt phận, buồn vì kiếp đàn bà “trót sinh ra thế biết là tại đâu”. Chính vì vậy, với những ai đã quen biết Vũ Thị Huyền Trang qua trang viết, “Cưới nhau vào mùa xuân” và “Vùng xanh” là những tác phẩm hiếm hoi của chị có màu sắc tươi sắc với cái kết có hậu. Trong đó, “Vùng xanh” gây ấn tượng với BTV hơn cả. Nhân vật chính tên Sâm cũng là người “yêu rồi cưới” nhưng điều đó cũng phải là tấm vé đảm bảo cho hạnh phúc gia đình. Có những điều khi yêu đương người ta không nhận ra sự xô lệch nhưng hôn nhân lại như một chiếc kính hiển vi, soi rõ và thậm chí khuếch đại khuyết điểm của từng người. Giống như một câu nói vui: “Tình yêu là đi từ lúc chứa chan đến lúc chán chưa”, hôn nhân khiến người ta ngỡ ngàng với cảnh đồng sàng dị mộng, nhìn mãi, ngắm mãi mà không thấy nét nào của người đã từng làm mình đắm say. Sâm cũng không phải là một ngoại lệ. Tuy nhiên, cô may mắn hơn khi trong khoảng thời gian xa chồng vì dịch bệnh Covid 19, cô mới chợt nhận ra chính mình cũng có lúc vô tâm, ích kỉ trong gia đình này. Khép lại bằng một cái kết có hậu, “Vùng xanh” hẳn sẽ khiến nhiều người thấy ấm áp. Tác phẩm cũng nhắc nhở một cách nhẹ nhàng về sự sẻ chia trong đời sống vợ chồng, điều mà nếu thiếu đi, ta chỉ còn là những người lạ chung nhà mà thôi. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)
Ngày phát hành 9:15 | 14/3/2024
Lượt nghe: 1518
Quý vị và các bạn thân mến, có một gia đình hạnh phúc là điều mà ai cũng mong muốn. Như thế nào là gia đình hạnh phúc cũng có nhiều quan niệm khác nhau. Có người trọng vật chất nghĩ cứ giàu có dư dả là hạnh phúc, có người trọng tinh thần nghĩ sống yêu thương nhau là hạnh phúc. Với người phụ nữ khi lựa chọn cho mình được một tấm chồng tốt, yêu thương, biết chăm lo cho vợ con thì đó là điều hạnh phúc nhất. Thế nhưng ở nhiều vùng sâu, vùng xa đất nước ta, với phong tục tập quán từ xa xưa thì nhiều người phụ nữ trước khi lấy chồng còn không biết mặt chồng mình ra sao, tình tính anh ta thế nào. Việc hai người có hòa hợp hay không, chồng có yêu thương mình hay không thì họ đành gửi hy vọng vào may rủi. Cô gái người Dao tên Phụng trong truyện ngắn cũng là như vậy. Giống nhiều cô gái vùng cao khác, Phụng cũng được mai mối để lấy lập gia đình. Dù rất bất ngờ nhưng vì phong tục tập quán bao đời của tổ tiên, vì chiều lòng cha mẹ mà Phụng cũng đồng ý. Hai gia đình cũng gặp mặt nhau để thống nhất lễ cưới, cỗ bàn cũng được chuẩn bị chu đáo. Nhưng rồi gia đình Phụng biết việc chú rể Thịnh bị tật ở chân. Bố mẹ Phụng nổi giận muốn hủy đám cưới còn anh trai Đoàn cùng chị dâu có phần lý bênh họ nhà trai. Là người trong cuộc nhưng từ đầu đến cuối Phụng luôn bị động. Tâm trạng cô luôn lo lắng, phân vân, bất an không biết tương lai của mình và Thịnh sẽ ra sao. Nhưng khi biết anh bị tật ở chân, Phụng bỗng thấy trong lòng trào lên nỗi niềm thương cảm. Được sự vun vén, ủng hộ của anh trai và chị dâu, Phụng đã quyết định lên duyên chồng vợ với Thịnh. Câu chuyện nhiều cảm xúc của cô gái người Dao khi đứng trước sự kiện quan trọng của đời mình. Do chưa từng quen biết chú rể nên việc lấy chồng khiến Phụng quá bất ngờ, bối rối. Nghe theo lời khuyên của anh chị, hai người đã có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và cảm xúc trái tim mà Phụng đã hy vọng Thịnh sẽ là người chồng tốt của mình. Truyện ngắn giúp người đọc, người nghe hiểu hơn những nét văn hóa độc đáo trong hôn nhân cũng như cuộc sống hàng ngày của người dân vùng cao đất nước. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 14:24 | 18/7/2024
Lượt nghe: 2225
Rào đón và bày tỏ thái độ trực tiếp qua những câu hát giao duyên, các chàng trai cô gái đã bộc lộ mong muốn và giãi bày nỗi lòng với đối phương.
Ngày phát hành 12:2 | 11/7/2024
Lượt nghe: 2447
Trong số các cách thức giao tiếp trong tình yêu đôi lứa thì việc sử dụng lối nói mơ hồ, vòng vo được xem là một cách ý nhị nhằm thổ lộ tình cảm, mong muốn của các chàng trai, cô gái xưa, vốn trọng sự kín đáo. Sử dụng lối nói mơ hồ, không rõ ràng đã tạo ra những hàm ngôn trong câu thoại của cuộc giao tiếp. Tác giả dân gian đã dùng nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, điển tích điển cố... Trong đó, nổi bật nhất là biện pháp tu từ ẩn dụ để nói lên cảm xúc trước một sự kiện, câu chuyện.
Ngày phát hành 11:5 | 26/6/2024
Lượt nghe: 2249
Một mái ấm, một người bạn đời cùng chia sẻ buồn vui, đó là khát vọng, là mục đích hướng tới trong cuộc sống của người Việt ta nhiều đời nay. Mái ấm gia đình là giá trị tinh thần của con người ở tuổi trưởng thành. Trong ca dao về hôn nhân và tình cảm vợ chồng đã đề cập một cách kỹ lưỡng điều này, cho thấy đó là đặc trưng văn hoá của con người, dân tộc ta.
Ngày phát hành 0:0 | 11/8/2017
Lượt nghe: 6132
Nhân vật Lứa trong câu chuyện của nhà văn Du An là một cô gái sinh ra ở vùng cao nhưng được gia đình nuông chiều từ tấm bé. Tham vọng đổi đời đã biến Lứa thành người con gái thực dụng và đầy toan tính. Đây cũng là hồi chuông cảnh tỉnh về lối sống của một bộ phận lớp trẻ nông thôn vùng sâu, vùng xa trước những tác động xấu của đời sống đô thị. (Đọc truyện đêm khuya 07/8/2017)
Ngày phát hành 15:41 | 4/7/2024
Lượt nghe: 2339
Trong ca dao về đề tài tình yêu đôi lứa, có nhiều cách xưng hô khác nhau. Tùy theo cách lựa chọn từ xưng hô của nhân vật giao tiếp sẽ giúp thiết lập và duy trì mối quan hệ tình cảm. Cách xưng hô trong ca dao tình yêu đã thấy được thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe. Đó cũng là yếu tố làm nên chất trữ tình, điểm đặc sắc của thể loại văn học dân gian này