Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 12 kết quả

"Bắt con ba ka" và "Vườn dừa của ngoại": Hai truyện ngắn đậm chất Nam bộ

Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2016

Lượt nghe: 3420

Hai tác phẩm mang không khí tươi tắn về vùng đất và con người Phương Nam đầy hào sảng và chất phác. Những gương mặt người dân, từ ông già đến con trẻ đều bộc lộ tình cảm gắn bó với miệt vườn, miệt đồng qua sinh hoạt hàng ngày, từ bắt cua cá, chăm vườn dừa, bắt chuột, lội đồng...Tác giả Diệp Hồng Phương phả hơi thở tình yêu quê hương vào hình ảnh gần gũi, thấm đẫm chất đời.(Đọc truyện đêm khuya 01/01/2016)

"Chờ bên sông mưa": Truyện ngắn đậm chất Nam Bộ của Nguyễn Lập Em

Ngày phát hành 0:0 | 9/2/2015

Lượt nghe: 2400

Thông qua những biến cố trong cuộc đời nhân vật Hai Sen, truyện khắc họa bức tranh về cuộc sống của người nông dân miền Tây Nam bộ thời mở cửa với biết bao góc khuất, buồn vui và cả những trăn trở, xót xa, đau đáu cùng nhiều cung bậc tình cảm.

“Ánh trăng”: Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người miền Tây Nam Bộ

“Ánh trăng”: Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người miền Tây Nam Bộ

Ngày phát hành 16:30 | 28/10/2021

Lượt nghe: 800

Chàng trai người Cà Mau chia sẻ rằng anh luôn muốn làm mới mình qua nhiều “phép thử” với đề tài chiến tranh, thiếu nhi. Thế nhưng, thiên nhiên và con người miền Tây vẫn là điều anh tâm đắc và có một vị trí đặc biệt trong tâm hồn. Duy chia sẻ: “Tình yêu gia đình, quê hương đã khơi trong tôi nhiều xúc cảm vì dòng sông, cánh đồng, nhịp sống lao động ở đây đã khắc sâu vào ký ức tuổi thơ. Vùng đất tưởng chừng rất đỗi thân thuộc nhưng càng tìm hiểu thì “càng ngắm càng say”, viết bao nhiêu cũng chưa thể khai thác hết được vẻ đẹp của nó”. Cách kể chuyện của anh có nét hồn nhiên, sôi nổi của tuổi trẻ, nhưng nổi bật là giọng văn đằm thắm, điềm đạm như một người từng trải. Lý giải điều này, anh cho biết việc tích cực đọc sách, không ngại đi đây đó, dấn thân, lăn xả vào thực tế đã bồi đắp cho vốn sống thêm dày dặn, chững chạc. Anh còn bật mí thêm, sự lắng nghe để tiếp thu, sửa đổi theo những góp ý chân thành của những người xung quanh cũng đã giúp cho sản phẩm qua từng ngày được hoàn thiện, mượt mà. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

Đời sống Nam bộ trong văn xuôi Hồ Biểu Chánh

Đời sống Nam bộ trong văn xuôi Hồ Biểu Chánh

Ngày phát hành 0:0 | 7/11/2018

Lượt nghe: 756

Vốn sinh trưởng và gắn bó với vùng đất Nam bộ, thật dễ hiểu khi văn chương của Hồ Biểu Chánh thấm đẫm những đường nét, đặc trưng đời sống và văn hóa “miệt vườn”...(Tìm trong kho báu phát 08/11/2018)

Hình ảnh con người Nam bộ qua thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

Hình ảnh con người Nam bộ qua thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

Ngày phát hành 13:17 | 14/1/2022

Lượt nghe: 2272

Nói về thơ văn Đồ Chiểu, nhà thơ Xuân Diệu ngợi ca: “Ngôn ngữ trong thơ ông “là thứ ngôn ngữ bình dân, chân thực, thông dụng, thực tế, có cái vị thơm, cái hương lành của cây trái Nam Bộ – cái hương vị văn miền Nam”. Giáo sư Lê Trí Viễn nhận định Nguyễn Đình Chiểu vừa là “thầy học giữa làng” vừa là “thầy lang cuối xóm”. Trong ông, có “ba con người trí thức”. Đó là “thầy thuốc, thầy giáo, và nhà thơ”. Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng nhiều câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu không cần gọt giũa mà vẫn nói được nhiều điều đơn giản, thẳng thắn, có khi “còn nguyên thuỷ của người Nam Bộ”. Theo Nhà Phê bình Lê Xuân – Người dành nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu và khám phá vẻ đẹp của văn hóa - văn nghệ dân gian Nam bộ thì sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu gắn liền với vận mệnh đất nước và nhân dân Nam Bộ trong một giai đoạn lịch sử đầy bi tráng. Thơ văn của ông là hơi thở, là ý tình của người dân Nam Bộ

Hồ Biểu Chánh- "Ông lớn" của làng Văn nghệ Nam Bộ

Hồ Biểu Chánh-

Ngày phát hành 0:0 | 31/10/2018

Lượt nghe: 734

Khoảng năm 1910, về cơ bản, văn xuôi hư cấu bằng chữ quốc ngữ đã gây dựng được cảm tình với độc giả. Phong trào sáng tác lên cao, các tác giả đã sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong hành văn một cách thuần thục, nắm bắt được thị hiếu thưởng thức của công chúng thời bấy giờ. Trong bối cảnh ấy, Hồ Biểu Chánh cho ra mắt hàng loạt các tác phẩm với một lối viết hấp dẫn. Ông nhanh chóng trở thành một hiện tượng của làng văn nghệ Nam bộ nói riêng và văn học Việt Nam nói chung (Tìm trong kho báu phát 01/11/2018)

Ngôn ngữ Nam bộ trong văn xuôi Nguyễn Chánh Sắt

Ngôn ngữ Nam bộ trong văn xuôi Nguyễn Chánh Sắt

Ngày phát hành 0:0 | 24/10/2018

Lượt nghe: 762

Sử dụng lối ngôn ngữ diễn đạt nhiều phương ngữ, đặc tả hiện thực, tâm lý và tính cách con người Nam bộ, các sáng tác của Nguyễn Chánh Sắt dễ dàng tìm thấy đường đi vào tâm hồn độc giả (Tìm trong kho báu phát 25/10/2018)

Nguyễn Thông: Người thầy phát huy học phong Nam bộ

Nguyễn Thông: Người thầy phát huy học phong Nam bộ

Ngày phát hành 8:37 | 3/11/2022

Lượt nghe: 784

Ở khía cạnh tri thức, nhà thơ, danh sĩ Nguyễn Thông được đánh giá là một người thầy đáng kính, một người làm quản lý giáo dục có nhiều đóng góp về giáo dục ở vùng đất phương Nam. Ông là người tiếp tục phát huy học phong Nam Bộ - một truyền thống học vấn khởi đầu từ nhà giáo Võ Trường Toản, chú trọng ở nghĩa lý, chứ không trọng từ chương, đề cao đạo lý, chú trọng thực thực tiễn và vị đời. Theo PGS.TS Lê Quang Trường, vì gia cảnh nghèo, đường khoa cử lận đận, bước đầu Nguyễn Thông nhận chức Huấn đạo ở huyện Phong Phú, tỉnh An Giang, bắt đầu con đường làm quan của mình từ chức học quan ở một huyện nhỏ. Trải qua một hành trình dài, bằng chính những trải nghiệm của mình, ông không chỉ mong muốn nối dài học phong trọng thực dụng và vị đời ở Nam Bộ mà còn mong muốn được lan toả trong cả nước nhằm chấn chỉnh hiện tượng tầm chương trích cú sáo rỗng thời bấy giờ:

Tình yêu người thơ Nam Bộ

Tình yêu người thơ Nam Bộ

Ngày phát hành 0:0 | 27/4/2015

Lượt nghe: 1200

Tình yêu quê hương miền Nam da diết trong lòng các nhà thơ cầm súng đánh giăc như Lê Anh Xuân, Nguyễn Bá, Chim Trắng và Văn Lê. Những năm tháng sống và viết ở Củ Chi, ở miền Nam luôn sống dậy trong ký ức Hà Phương, Lê Điệp, Trần Thị Thắng, Hoài Vũ, Giang Nam...( Tiếng thơ 26,27/4)

Trần Chánh Chiếu: "Ông lớn" của văn nghệ Nam bộ đầu thế kỷ 20

Trần Chánh Chiếu:

Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2018

Lượt nghe: 1001

Đầu thế kỷ 20, có nhiều tác giả vừa viết văn, làm báo vừa là nhà yêu nước. Một trong số đó là nhà văn Trần Chánh Chiếu. Cùng với những tên tuổi như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản, Trương Duy Toản, nhà văn Trần Chánh Chiếu là người đặt nền móng cho nền văn xuôi quốc ngữ Nam bộ

Truyện Kiều và Nguyễn Du trên báo chí quốc ngữ Nam Bộ nửa đầu thế kỷ 20

Truyện Kiều và Nguyễn Du trên báo chí quốc ngữ Nam Bộ nửa đầu thế kỷ 20

Ngày phát hành 16:18 | 27/1/2021

Lượt nghe: 1519

Như chúng ta đã biết, tác phẩm “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du với những giá trị nhân văn và thời đại lớn lao đã song hành cùng dân tộc qua nhiều biến động lịch sử. Trước năm 1975, những hoạt động sôi nổi kỷ niệm tác giả “Truyện Kiều” do các học giả miền Bắc khởi xướng đã truyền sức nóng tới người làm văn, làm báo ở Nam bộ. Từ đó, trên báo chí văn nghệ miền Nam đã luận bàn dài kỳ, sôi nổi về kiệt tác Quốc âm của nền văn học dân tộc

Truyện thơ "Lục Vân Tiên" trong dân gian Nam bộ

Truyện thơ

Ngày phát hành 15:8 | 12/1/2022

Lượt nghe: 1721

Sinh thời, Nhà Cách mạng, Giáo sư Trần Văn Giàu từng nhận định: “Sở dĩ người Việt Nam ở miền Nam thích truyện “Lục Vân Tiên” trước hết là vì họ thấy mình trong các nhân vật tích cực được ca tụng trong truyện, y như Nguyễn Đình Chiểu nói về họ. Có gì thích thú hơn là đọc truyện mà thấy chính mình trong truyện?”. Dẫn ra như vậy để thấy rằng truyện thơ tiêu biểu của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu có một vị trí đặc biệt trong tâm thức tiếp nhận của công chúng, độc giả Nam bộ. Tác giả Đăng Huỳnh, khi nghiên cứu về tầm ảnh hưởng, sức lan tỏa của “Lục Vân Tiên” ở phương Nam đã đi vào cụ thể các câu đố, ca dao, tục ngữ, dân nhạc lấy cảm hứng từ tác phẩm này

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya