Hệ thống tìm thấy 10 kết quả
Ngày phát hành 11:12 | 25/4/2022
Lượt nghe: 1401
“Những gì thuộc ngòi bút Nam Cao luôn luôn mang đặc trưng của lối viết Nam Cao” – Đó là nhận định của Nhà Nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân khi giới thiệu về thế giới chữ nghĩa chưa mấy ai biết tới của cây bút hiện thực xuất sắc của nền văn học nước ta. Truyện ngắn “Áo vải” được in lần đầu trên tuần báo Truyền bá, số 170, ra ngày 29/03/1945, cách đây gần 80 năm, đã bộc lộ cái nhìn thiện cảm đầy trân trọng của Nam Cao đối với “người nhà quê”. Lấy bối cảnh một gia đình nhà buôn từ thành phố Cảng tản cư về làng quê tránh bom đạn chiến tranh, một cách đầy tự nhiên, chân thật, qua những biến cố bất ngờ và đau thương của số phận nhân vật, truyện ngắn “Áo vải” lần tìm lại những nét đẹp trong bản chất và ứng xử của con người nông thôn. Nghèo khó phải đi ở cho nhà giàu, chị Sen, tức chị Thiêm vì thương cô Ngọc bị anh trai, chị dâu bạc đãi mà cứu giúp, che chở. Trong hoàn cảnh không lấy gì làm dư giả, anh chị Thiêm vẫn sẵn sàng giang tay nuôi nấng hai đứa con của cô Ngọc, tức bà Hoan Ký. Kể cả khi hai đứa trẻ về lại thành phố rồi sinh lòng phụ bạc những ân nhân của mình, chị Thiêm vẫn thương yêu và cưu mang khi gặp lại chúng trong hoàn cảnh khốn khó. Không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, tình thương, nghĩa tình con người sáng lên qua những trang văn viết về “những người nhà quê chỉ mặc áo vải suốt đời, nhưng còn đáng trọng bằng mười kẻ mặc lụa là gấm vóc”. Nhà văn Nam Cao đã viết về điều đó bằng một ngòi bút nhẹ nhàng, tinh tế như thể là sự mặc nhiên ở đời. Cũng như với các tác phẩm để đời được nhiều người biết đến, nhà văn thể hiện tài quan sát, lắng nghe và diễn tả từng nét ngoại hình, hành vi, giọng điệu nhân vật. Ông đã tạo hồn cốt cho câu chuyện theo mách bảo của kinh nghiệm và cả lương tri con người.
Ngày phát hành 0:0 | 31/12/2019
Lượt nghe: 596
Tìm hiểu về nhà văn Nam Cao cũng như nắm rõ phong cách sáng tác của tác giả sẽ giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận các tác phẩm của ông. Cùng chị Hương Giang tham gia cuộc trò chuyện với cô giáo Lại Phương Mai – giáo viên ngữ văn trường THPT Kim Liên, Hà Nội về những đặc điểm cơ bản học sinh cần chú ý khi tìm hiểu về nhà văn Nam Cao nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 30/12/2019)
Ngày phát hành 9:5 | 23/12/2021
Lượt nghe: 726
Đỗ Nam Cao thuộc thế hệ cuối cùng lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, trực tiếp tham gia tại chiến trường miền Nam. Thơ ông độc đáo, nhiều sáng tạo ngay từ những bài thơ trong tập thơ đầu tay in chung cùng Nguyễn Khắc Thuần trước 1975 mang tên Những cánh cò lửa. Hơn 25 năm sau ông mới in tập thơ thứ 2 với cái tên rất lạ Dính (NXB Hội nhà văn 2000). Đỗ Nam Cao làm thơ không nhiều nhưng mỗi bài đều có những cấu tứ và phát hiện độc đáo, riêng biệt. Trong mắt bạn bè văn chương, ông là một tài năng khiêm nhường, lặng lẽ sống và viết, lặng lẽ tỏa hương. Nhân dịp tròn 10 năm ngày ông đi xa, chương trình Đôi bạn Văn chương lần này xin gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với nhan đề: Đỗ Nam Cao – 10 năm lại nhớ đến người.
Ngày phát hành 0:0 | 4/12/2019
Lượt nghe: 829
Cũng như nhiều văn nghệ sĩ cùng thời, Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công rồi tới thời kỳ 9 năm kháng chiến chống Pháp tác động mạnh mẽ vào ý thức sáng tạo của nhà văn Nam Cao. Giai đoạn sau Cách mạng đánh dấu chuyển biến lớn trong tư duy sáng tác của nhà văn, in đậm trong một số tác phẩm tiêu biểu như truyện ngắn “Đôi mắt”, nhật ký “Ở rừng”...(Tìm trong kho báu phát 5/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2019
Lượt nghe: 1081
Trong khi Ngô Tất Tố còn bâng khuâng với lều chõng, mái đình, Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng mải mê với tấn bi hài kịch của thời đại, Nguyên Hồng rỏ nước mắt cho những kiếp đời đau khổ thì Nam Cao, bên cạnh những trang viết chí tình về người nông dân bần cùng là triền miên nỗi niềm của người trí thức nghèo trải dài suốt từ “Đời thừa”, “Giăng sáng”, “Nước mắt”, “Sống mòn”...(Tìm trong kho báu phát 28/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 13/11/2019
Lượt nghe: 724
Nhà văn Nam Cao bước vào làng văn từ năm 1936, khi mới 19 tuổi, với những truyện ngắn đầu tay nhuốm màu lãng mạn. Phải đến khi tuyệt tác “Chí Phèo” và tập “Đôi lứa xứng đôi” ra đời vào năm 1941, ý thức nghệ thuật hiện thực của Nam Cao mới được khơi dòng. Tuy “cập bến” hiện thực muộn hơn so với các tiền bối xuất sắc như , Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng nhưng ngòi bút của nhà văn Nam Cao nhanh chóng bắt được mạch đời và tuôn trào mạnh mẽ...
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2019
Lượt nghe: 769
Không có cái vẻ êm đềm, thơ mộng, trong lành, buồn lặng như nông thôn trong văn Thạch Lam, cũng không mang hơi hướng bản sắc nệ cổ như văn Ngô Tất Tố, nông thôn, trong mỗi sáng tác của Nam Cao nói như Giáo sư Phong Lê: “không chỉ là một lát cắt tươi rói của cuộc sống mà còn là những chạm khắc rất ấn tượng về những chân dung người làm nên gương mặt dân tộc một thời” (Tìm trong kho báu phát 21/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 3/2/2020
Lượt nghe: 463
Ở truyện ngắn "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao, những nhân vật như Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến, hay bà cô Thị Nở, các chi tiết như cái lò gạch cũ, bát cháo hành... có một sức sống mãnh liệt, từ trang sách bước ra cuộc đời... (Văn nghệ thiếu nhi 27/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 26/4/2016
Lượt nghe: 3702
Đứng ở góc độ nội dung diễn biến tác phẩm thì “Một đám cưới” cũng như nhiều truyện ngắn khác của nhà văn Nam Cao có cốt truyện đơn giản, chỉ cần thuật lại trong vài câu là đủ đầy. Bối cảnh truyện ngắn là nông thôn miền Bắc trước năm 1945, với những phận người bé nhỏ liêu xiêu trôi dạt, phải rời bỏ gia đình, rời bỏ quê hương mà vẫn không thoát khỏi vòng cương tỏa áo cơm.(Đọc truyện đêm khuya 25/4/2016)
Ngày phát hành 15:15 | 22/7/2021
Lượt nghe: 1114
Nhìn lại tiến trình truyện ngắn Việt Nam hiện đại thế kỷ XX, có thể thấy nổi lên hai gương mặt vô cùng ấn tượng. Nam Cao đại diện cho nửa đầu thế kỷ và Nguyễn Huy Thiệp đại diện cho nửa cuối thể kỷ. Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp kể từ khi xuất hiện đến nay cũng là những tác giả được dư luận đặc biệt quan tâm, trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều luận văn, luận án, chuyên luận. Nhân dịp kỷ niệm tròn 70 năm ngày mất nhà văn Nam Cao (1951 - 2021) và nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cũng vừa mới đi xa, chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin được gửi tới quý vị một cuộc trò chuyện mang tên Từ Nam Cao đến Nguyễn Huy Thiệp, để một lần nữa nhìn nhận lại những thành tựu tác phẩm của hai nhà văn, đồng thời thấy được những tương đồng và khác biệt thú vị của hai văn tài, đã tạo thành hai phong cách khó trộn lẫn trong văn xuôi Việt Nam hiện đại.