Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 23 kết quả

“Học cho chết và dùng cho sống” (kỳ 2 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

“Học cho chết và dùng cho sống” (kỳ 2 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

Ngày phát hành 11:16 | 19/3/2024

Lượt nghe: 1753

“Học cho chết và dùng cho sống”- đó là quan niệm của những người gắn bó với bộ môn nghệ thuật Tuồng từ xưa đến nay. Điều đó có nghĩa là, học cho ngấm vào máu nhưng khi diễn phải sử dụng vốn sống, kĩ năng của mình để sống động cùng nhân vật. Điều ấy cũng đúng như nhiều môn nghệ thuật truyền thống khác như cải lương, chèo. Tiếp tục loạt phóng sự về chủ đề “Nghệ thuật truyền thống: bảo tồn và sinh tồn”, phóng viên Ban Văn học-Nghệ thuật VOV6 đề cập những khó khăn, vất vả của những người “nặng lòng” với nghệ thuật sân khấu, với nhan đề: “Học cho chết và dùng cho sống”. (Làn sóng nghệ thuật 19/3/2024)

“Một cuộc đời, nhiều vai diễn” (kỳ 3 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

“Một cuộc đời, nhiều vai diễn” (kỳ 3 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

Ngày phát hành 14:57 | 20/3/2024

Lượt nghe: 1766

Người nghệ sĩ, dù tâm huyết, yêu nghề đến mấy thì sau khi bước ra khỏi ánh đèn sân khấu, họ phải trở lại đời thực, với những bộn bề lo toan “cơm áo gạo tiền”. Trong tình hình nghệ thuật truyền thống đang đứng trước nhiều khó khăn, các nghệ sĩ luôn phải “tùy cơ ứng biến”, “chân trong chân ngoài” mà giới trong nghề thường nói là “chạy show”. Mỗi vai diễn trên sân khấu, họ được làm “ông hoàng bà chúa”, nhưng đằng sau ánh đèn sân khấu lại tiếp tục những “vai diễn” khác của cuộc đời. Tiếp tục loạt phóng sự về chủ đề: “Nghệ thuật truyền thống: bảo tồn và sinh tồn”, phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật VOV6 đề cập câu chuyện để diễn viên sống được với nghề, nhan đề: “Một cuộc đời, nhiều vai diễn”. (Làn sóng nghệ thuật 22/03/2024)

Chèo 48 giờ: Nhịp cầu đưa người trẻ đến với nghệ thuật truyền thống

Chèo 48 giờ: Nhịp cầu đưa người trẻ đến với nghệ thuật truyền thống

Ngày phát hành 0:0 | 23/3/2015

Lượt nghe: 1206

Định hướng thẩm mỹ và truyên dạy các vai diễn mẫu cho các sinh viên trẻ giúp họ thêm hiểu và yêu Chèo, đồng thời góp phần bảo tôn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đối với người xem trẻ.

Chèo 48 giờ: Nơi gặp gỡ của những bạn trẻ yêu nghệ thuật truyền thống

Chèo 48 giờ: Nơi gặp gỡ của những bạn trẻ yêu nghệ thuật truyền thống

Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2015

Lượt nghe: 1243

Quảng bá nghệ thuật và đào tạo khán giả là hai trong nhiều việc cần làm song trên hành trình bảo tồn và phát huy giá trị của nghệ thuật truyền thống. Dự án "Chèo 48h-Tôi chèo về quê hương" nằm trong chuỗi chương trình vì cộng đồng của tổ chức Tôi 20 do một nhóm các bạn trẻ sáng lập nhằm đem lại trải nghiệm về nghệ thuật chèo cho giới trẻ.

Con đường nào đưa nghệ thuật truyền thống đến với giới trẻ?

Con đường nào đưa nghệ thuật truyền thống đến với giới trẻ?

Ngày phát hành 0:0 | 18/3/2020

Lượt nghe: 1453

Hiện nay, các loại hình nghệ thuật truyền thống đang chịu tác động rất lớn bởi cơ chế thị trường cùng với sự xâm nhập của các luồng văn hóa ngoại lai. Vậy nên, để thu hút giới trẻ đến với nghệ thuật truyền thống là một “bài toán” không dễ. PV VOV6 đối thoại với NSƯT, đạo diễn Lê Tuấn Cường, Nhà hát Chèo Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 18/03/2020)

Dành trọn cả đời cho nghệ thuật truyền thống

Dành trọn cả đời cho nghệ thuật truyền thống

Ngày phát hành 20:34 | 4/4/2021

Lượt nghe: 1920

Từ thành công của vai diễn Thị Kính trong vở “Quan Âm Thị Kính”, NSND Đoàn Thanh Bình tiếp tục thành công với vai diễn khác như: chị Chúc trong vở “Sông Trà Khúc”, mẹ Từ Thức trong vở “Từ Thức gặp tiên”... Đây là những vai diễn đã mang lại cho bà Huy chương Vàng tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1985 và năm 1990. (Câu chuyện nghệ thuật 12/3/2021)

Đạo diễn sân khấu dân tộc: Người mang đến tính chuyên nghiệp cho nghệ thuật truyền thống

Đạo diễn sân khấu dân tộc: Người mang đến tính chuyên nghiệp cho nghệ thuật truyền thống

Ngày phát hành 0:0 | 20/4/2015

Lượt nghe: 1716

Cùng với diễn viên, đạo diễn là người đặt những viên gạch đầu tiên cho một vở diễn-tác phẩm sân khấu. Người ta nói rằng: "Không có đạo diễn, vở diễn không thể mở màn"

Để nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với khán giả nhỏ tuổi

Để nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với khán giả nhỏ tuổi

Ngày phát hành 14:28 | 27/5/2024

Lượt nghe: 1784

Giấy dó - Chất liệu của nghệ thuật truyền thống và hiện đại

Giấy dó - Chất liệu của nghệ thuật truyền thống và hiện đại

Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2019

Lượt nghe: 1032

Giấy dó không chỉ được các nghệ nhân dùng để làm tranh dân gian mà ngày nay nhiều nghệ sĩ đã tìm về với chất liệu dân tộc để thể hiện các tác phẩm đương đại. Nhưng thực tế đáng lo là nghề làm giấy dó đang bị mai một. Vì thế, dự án Zó Project đã ra đời nhằm bảo tồn và phát triển nghề giấy dó đấy các bạn ạ!

Giữ người tài bằng chế độ đãi ngộ hợp lý (kỳ 4 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

Giữ người tài bằng chế độ đãi ngộ hợp lý (kỳ 4 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

Ngày phát hành 10:21 | 25/3/2024

Lượt nghe: 1786

Khi đầu vào khó tuyển được những người như kì vọng thì đương nhiên đầu ra cũng không thể có chất lượng. Một trong những bài toán khó của nghệ thuật sân khấu truyền thống chính là thu hút các bạn trẻ đến với nghệ thuật, duy trì lớp kế cận, giữ chân các nghệ sĩ có tiềm năng ở lại nhà hát với những cơ chế, chính sách đãi ngộ hợp lý. Mong muốn là vậy nhưng thực tế với các ngành nghệ thuật truyền thống vốn dĩ đặc thù về năng khiếu, đào tạo từ rất sớm, thời gian đào tạo dài nhưng lại chưa có cơ chế đãi ngộ đặc thù trong công tác tuyển dụng, sử dụng viên chức, chế độ nghỉ hưu. Đây cũng là nội dung kỳ 4 loạt phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: bảo tồn và sinh tồn”, với nhan đề “Giữ người tài bằng chế độ đãi ngộ hợp lý”.

Lê Doãn Thái Bình - Chàng sinh viên gen Z theo đuổi nghệ thuật truyền thống

Lê Doãn Thái Bình - Chàng sinh viên gen Z theo đuổi nghệ thuật truyền thống

Ngày phát hành 21:10 | 25/8/2022

Lượt nghe: 675

Ngoài đam mê kịch nói, thì Lê Doãn Thái Bình còn dành toàn bộ tâm huyết và thời gian để tiếp cận với nghệ thuật hát chèo, hát xẩm và chầu văn. Thái Bình là thành viên tích cực của Dự án Chèo 48h. Bật mí là anh ấy có thể vào các vai nữ rất ngọt đấy nhé! (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 23/08/2022)

Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp tuồng, bài chòi và dân ca kịch toàn quốc 2018: Khẳng định tinh hoa nghệ thuật truyền thống

Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp tuồng, bài chòi và dân ca kịch toàn quốc 2018: Khẳng định tinh hoa nghệ thuật truyền thống

Ngày phát hành 0:0 | 24/10/2018

Lượt nghe: 2238

Tối 20/10/2018, Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp tuồng, bài chòi và dân ca kịch toàn quốc 2018 do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi phối hợp tổ chức đã khai mạc tại thành phố Quảng Ngãi. Đây là hoạt động nghệ thuật góp phần bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa phi vật thể truyền thống, trong đó có nghệ thuật Bài chòi vừa được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Phản ánh của Vinh Thông, PV Đài TNVN thường trú tại khu vực miền Trung.

Múa rối nước: Nghệ thuật truyền thống của dân tộc

Múa rối nước: Nghệ thuật truyền thống của dân tộc

Ngày phát hành 0:0 | 12/10/2017

Lượt nghe: 1195

Chúng mình đã cùng "Trang nghệ thuật" tìm hiểu bộ môn nghệ thuật "Múa rối tay", "Múa rối dây" rồi có đúng không nào? "Trang nghệ thuật" tuần này, các em cùng tìm hiểu nghệ thuật "Múa rối nước" cùng nghệ nhân Phạm Khắc Xoa (Chủ nhiệm Phường Rối nước Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) nhé! ( Văn nghệ thiếu nhi 11/10/2017)

Nên hay không nên cách tân nghệ thuật truyền thống?

Nên hay không nên cách tân nghệ thuật truyền thống?

Ngày phát hành 0:0 | 29/8/2019

Lượt nghe: 996

Nghệ thuật truyền thống luôn được xem là vốn quý của mỗi quốc gia. Thế nhưng, nghệ thuật là sự sáng tạo không ngừng và khó “đóng đinh” những gì được định danh là truyền thống mà phủ nhận sức sáng tạo của các thế hệ sau. PV VOV6 trao đổi với NSƯT Văn Chương, Phó Giám đốc Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam và giảng viên Đinh Xuân Kỷ, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 28/08/2019)

Nghệ thuật truyền thống và khán giả trẻ: Cần cách tiếp cận riêng

Nghệ thuật truyền thống và khán giả trẻ: Cần cách tiếp cận riêng

Ngày phát hành 0:0 | 30/5/2016

Lượt nghe: 2561

Xem, nghe giải thích, tìm hiểu về nghệ thuật truyền thống là một phần của chương trình học tập trong nhà trường. Các màn diễn, nhân vật của nghệ thuật dân gian giúp người nghe có được cảm thụ văn học tốt hơn, nhận diện, cảm thụ nghệ thuật chuẩn xác hơn… Nhưng, cách thức giảng dạy sân khấu truyền thống cho các em thiếu nhi, học sinh, sinh viên luôn đòi hỏi phải có phương pháp riêng. Đề cập vấn đề “Nghệ thuật Chèo truyền thống với khán giả trẻ”, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình với nghệ sỹ Trần Thái Sơn, diễn viên Nhà hát Chèo Việt Nam

Nghệ thuật truyền thống: Hướng đi nào thu hút giới trẻ?

Nghệ thuật truyền thống: Hướng đi nào thu hút giới trẻ?

Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2018

Lượt nghe: 822

Hiện nay, thị hiếu thưởng thức các loại hình văn hóa đã thay đổi dưới tác động của toàn cầu hóa. Vậy nên, việc bảo tồn các giá trị nghệ thuật truyền thống đang đứng trước không ít thách thức. Mạn đàm giữa PV VOV6 và NSƯT Triệu Trung Kiên, Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam. (Đối thoại mở 19/12/2018)

Nguyễn Quốc Hoàng Anh - Nghệ sĩ trẻ tài năng và tâm huyết với nghệ thuật truyền thống

Nguyễn Quốc Hoàng Anh - Nghệ sĩ trẻ tài năng và tâm huyết với nghệ thuật truyền thống

Ngày phát hành 9:46 | 9/8/2022

Lượt nghe: 1473

Để nghệ thuật truyền thống không bị quên lãng, nhiều bạn trẻ có những ý tưởng độc đáo và triển khai những dự án góp phần tạo nên sức hấp dẫn đối với khán giả, nhất là giới trẻ, trong đó có thể kể đến Nguyễn Quốc Hoàng Anh - người sáng lập, giám đốc nghệ thuật của dự án “Lên ngàn”. Anh ấp ủ nhiều dự định mới lạ về sự kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống với nhiều lĩnh vực nghệ thuật đương đại để kể câu chuyện mới về di sản cũng như văn hóa dân gian. (Hành trình Sáng tạo 07/8/2022)

NSƯT Minh Phương với tình yêu dành cho nghệ thuật truyền thống

NSƯT Minh Phương với tình yêu dành cho nghệ thuật truyền thống

Ngày phát hành 0:0 | 7/7/2020

Lượt nghe: 837

Với giọng hát đằm thắm, có chất riêng, mộc mạc, giản dị, NSƯT Minh Phương là một trong số ít ỏi những giọng chèo hay được các nghệ sĩ chèo nổi tiếng và uy tín rất coi trọng. (Hành trình Sáng tạo 05/07/2020)

Sân khấu truyền thống: Đổi mới là tồn tại (kỳ 5 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

Sân khấu truyền thống: Đổi mới là tồn tại (kỳ 5 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

Ngày phát hành 10:58 | 25/3/2024

Lượt nghe: 1720

Muốn bảo tồn nghệ thuật sân khấu truyền thống, trước hết cần có người kế cận, bởi như ông cha ta vẫn nói “thầy già con hát trẻ”, như quy luật muôn đời. Nếu đặt hai câu chuyện: bảo tồn và sinh tồn song hành cùng nhau, thì phải chăng, một mặt là bởi sự gắn bó, dám sống với nghề, dám thay đổi trong tư duy biểu diễn của các diễn viên, mặt khác, cũng cần sự nhìn nhận của xã hội, một cách tiếp cận hợp lý với những giá trị tinh thần mà cha ông đã để lại. Như vậy mới có thể gợi mở những giải pháp để hài hòa giữa mong muốn gìn giữ bảo tồn vốn quý của cha ông trong lòng công chúng hôm nay. Bài “Sân khấu truyền thống: đổi mới là tồn tại” kết thúc loạt phóng sự với chủ đề “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”. (Làn sóng nghệ thuật)

Thu hút du khách bằng nghệ thuật truyền thống sao cho hiệu quả?

Thu hút du khách bằng nghệ thuật truyền thống sao cho hiệu quả?

Ngày phát hành 0:0 | 20/8/2020

Lượt nghe: 1113

Đưa nghệ thuật truyền thống thành sản phẩm du lịch là xu hướng được nhiều quốc gia áp dụng khá thành công. Không bỏ qua xu hướng này, gần đây, ở nước ta cũng đã quan tâm đến việc gắn kết sân khấu biểu diễn với phát triển du lịch. Tuy nhiên, sự gắn kết này mới dừng ở mức “mạnh ai nấy làm”. Vậy, các nhà hát và các đơn vị nghệ thuật cần làm gì để sự kết hợp này phải thực sự có hiệu quả. PV VOV6 trao đổi với NSƯT Đức Hùng, Phó giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 19/8/2020)

Trần Tuấn Long: Thăng hoa sáng tạo nghệ thuật truyền thống

Trần Tuấn Long: Thăng hoa sáng tạo nghệ thuật truyền thống

Ngày phát hành 0:0 | 3/1/2019

Lượt nghe: 1122

Họa sĩ Trần Tuấn Long được giới họa sĩ nhắc đến là một trong những người nổi tiếng về dòng tranh sơn mài, anh đã diễn tả thế giới tín ngưỡng biến ảo lung linh trong đạo Mẫu với màu sắc nguyên sơ, đầy sức sống. (Hành trình Sáng tạo 30/12/2018)

Triển lãm "Bắc nhịp tang bồng" - Tôn vinh nghệ thuật truyền thống

Triển lãm

Ngày phát hành 21:56 | 21/8/2022

Lượt nghe: 475

Câu lạc bộ Trường Ca Kịch Viện tập hợp những người trẻ tuổi đời từ 17 đến 22 yêu thích văn hóa truyền thống, mong muốn đưa nghệ thuật biểu diễn đến gần hơn với khán giả trẻ ở trong nước và nước ngoài thông qua ứng dựng trên các nền tảng số. Hoạt động gần đây nhất của câu lạc bộ chính là triển lãm “Bắc nhịp tang bồng” với những hình ảnh độc đáo, ấn tượng... (Trang Văn học Nghệ thuật tuổi mới lớn 09/08/2022)

Tuyển sinh các ngành nghệ thuật gặp khó (kỳ 1 phóng sự "Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn")

Tuyển sinh các ngành nghệ thuật gặp khó (kỳ 1 phóng sự

Ngày phát hành 10:51 | 16/3/2024

Lượt nghe: 2423

Nghệ thuật truyền thống là quốc hồn, quốc túy của một dân tộc, là kí ức chung của một cộng đồng được nuôi dưỡng bằng tình cảm của từng cá thể trong nhiều thế hệ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, một mặt, nghệ thuật truyền thống có thể trở thành một ngôn ngữ để giao lưu với thế giới, cùng sự tâm huyết của các nghệ sĩ, mặt khác, chính nó cũng đang đối diện với nguy cơ bị mai một, bị lấn át bởi các “làn sóng” thông tin, giải trí, công nghệ… vừa nhanh chóng, bắt mắt, vừa được coi là thời thượng của không ít công chúng khán giả. Theo đó, các loại hình nghệ thuật truyền thống đang đứng trước nhiều khó khăn để vừa bảo tồn, phát huy vốn cổ cha ông, đưa nghệ thuật gần hơn với khán giả, vừa phải sinh tồn trong vòng quay của thực tế khi “cơm áo không đùa với khách thơ”. Phóng viên Ban Văn học-Nghệ thuật VOV6 đề cập vấn đề này qua loạt phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”, kỳ 1 với nhan đề “Tuyển sinh các ngành nghệ thuật gặp khó” (Làn sóng nghệ thuật)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00

Sân khấu truyền thanh (đang phát)

21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ