Hệ thống tìm thấy 13 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 28/4/2020
Lượt nghe: 828
Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống. Đề tài của bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở, với những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hoá... Vậy nghị luận xã hội sẽ chia thành những dạng bài như thế nào và phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội ra sao? Cùng cô Hoàng Thị Trang - giáo viên ngữ văn trường THPT Chuyên KHTN - ĐHQGHN tìm hiểu điều này nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 27/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 29/4/2020
Lượt nghe: 638
Với đề làm văn “Qua đại dịch Covid 19, anh/ chị có nhận thức như thế nào về trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng”, cô Hoàng Thị Trang - giáo viên trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên (Hà Nội) sẽ chữa một bài văn cụ thể, từ đó giúp chúng mình hình dung về yêu cầu đề bài, các luận điểm, các thao tác thực hiện... (Văn nghệ thiếu nhi 29/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 6/12/2018
Lượt nghe: 724
"Học để làm gì?" - Chủ đề bài nghị luận xã hội này vốn rất quen thuộc, nhưng mỗi bạn lại có cách lập luận, lý giải khác nhau. Ở đây, chúng ta cùng nghe bài văn của bạn Nguyễn Phương Lan, lớp 10 trường THPT Nguyễn Gia Thiều, thành phố Hồ Chí Minh, sau đó là những tranh luận giữa bạn Hương Giang và bạn Trà My, học sinh lớp 11D6, trường THPH Vinschool. Các bạn ấy có suy nghĩ gì giống và khác chúng ta... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang Văn học nhà trường 03/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 13/11/2018
Lượt nghe: 640
Đang trôi chảy với kiểu bài phân tích tác phẩm, đầy cảm xúc với thể loại phát biểu cảm nghĩ, dí dủm khi viết thư, ấy vậy mà, đùng một cái, nhảy sang làm nghị luận xã hội. Lý thuyết thì nắm vững, mà sao thực hành rối như tơ vò. Hiểu tâm tư ấy, cô Nguyễn Thị Tố Uyên, giáo viên ngữ văn trường THCS Lương Thế Vinh - Hà Nội sẽ tư vấn cho chúng mình cách làm bài văn nghị luận xã hội... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 12/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 6/11/2018
Lượt nghe: 662
Một chiếc điện thoại thông minh kết nối mạng, một tài khoản facebook, zalo, thế là chúng ta đã hí hoáy cả ngày được, lướt tin, nghe nhạc, chát chít với bạn bè. Và khi phải làm một bài văn nghị luận về việc sử dụng mạng xã hội, các bạn trẻ đã viết gì? (Văn nghệ thiếu nhi - Trang Văn học nhà trường 5/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 15/3/2017
Lượt nghe: 1350
Đề thi thử nghiệm lần 1 và lần 2 kì thi trung học phổ thông quốc gia 2017, phần làm văn có một câu (2 điểm) yêu cầu viết một đoạn văn ngắn chừng 200 chữ về một nội dung nghị luận xã hội. Đây là điểm mới của cấu trúc đề thi năm nay. Hẳn nhiều bạn sẽ băn khoăn về kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội ngắn, làm thế nào đáp ứng tốt được yêu cầu của đề bài trong số lượng giới hạn về câu chữ. (Văn học nhà trường 14/03/2017)
Ngày phát hành 11:22 | 23/11/2021
Lượt nghe: 591
Trước khi làm bài, cần tìm hiểu về nội dung, yêu cầu của đề bài, định hướng xây dựng văn bản. Bước định hướng là khâu rất quan trọng trong bài văn nghị luận văn học. Định hướng đúng sẽ tránh viết sai thể loại, lạc đề. Vì thế cần phải đọc kỹ để và xác định thể loại, nội dung, giới hạn đề cùng những yêu cầu phụ... (Văn nghệ thiếu nhi 22/11/2021)
Ngày phát hành 19:39 | 22/1/2021
Lượt nghe: 863
Để làm tốt một bài văn nghị luận xã hội thật chả đơn giản tí nào. Nó vừa khô và khó. Bao nhiêu lý thuyết nhưng thật khó nhằn. Cách hiệu quả nhất vẫn là bắt tay vào thực hành, lên dàn ý, tập viết từng phần, không quên lắng nghe thầy cô hướng dẫn và học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 18/01/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 26/5/2020
Lượt nghe: 675
Trong kết cấu bài văn nghị luận, mở bài là phần đầu tiên gây ấn tượng, kết bài lại tổng kết những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của toàn bài. Phần mở bài, kết bài tuy chiếm dung lượng nhỏ nhưng lại rất quan trọng trong bài thi... (Văn nghệ thiếu nhi 25/05/2020)
Ngày phát hành 18:6 | 20/6/2023
Lượt nghe: 965
Khi được bộc lộ về bản thân với những mong muốn, ước mơ, hoài bão hoặc gần gũi hơn là bộc lộ những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ về bản thân mình trong mối quan hệ với gia đình, bạn bè… thì các bạn sẽ nói những điều gì? Bài học về luận bản thân trong nghị luận xã hội luôn khơi gợi cho chúng mình được bộc lộ, được nói rất chân thực về bản thân mình... (Văn nghệ thiếu nhi 19/06/2023)
Ngày phát hành 21:3 | 25/2/2021
Lượt nghe: 477
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu ... Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 22/02/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 16/6/2020
Lượt nghe: 598
Nghị luận về một đoạn thơ hay bài thơ là sự trình bày, đánh giá hay nhận xét về nội dung cũng như nghệ thuật của một đoạn thơ, bài thơ. Khi nghị luận về một đoạn thơ bài thơ cần lưu ý gì? Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ? (Văn nghệ thiếu nhi 15/06/2020))
Ngày phát hành 12:4 | 23/3/2021
Lượt nghe: 912
Dạng đề làm văn nghị luận xã hội rất rộng, đòi hỏi chúng ta phải luôn cập nhật tin tức, các diễn biến của đời sống xã hội, có chính kiến và góc nhìn riêng, từ đó vận dụng đưa vào từng bài làm cụ thể... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 15/03/2021)