Hệ thống tìm thấy 13 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 16/4/2020
Lượt nghe: 725
Trong bài "Ánh trăng" của nhà thơ Nguyễn Duy, vầng trăng xuất hiện ở nhiều không gian, thời gian khác nhau, gắn với bao kỉ niệm, bao kí ức. Đó là vầng trăng tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa và vầng trăng thức tỉnh, nhắc nhở chúng ta không được phép quên đi quá khứ... (Văn nghệ thiếu nhi 15/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 14/3/2019
Lượt nghe: 1171
Bài thơ "Ánh trăng" của nhà thơ Nguyễn Duy có vị trí quan trọng trong chương trình ngữ văn lớp 9, thường đi vào đề thi, đề kiểm tra. Một bài thơ giản dị trong cách thể hiện mà sâu nặng nghĩa tình, nghĩ suy... (Văn nghệ thiếu nhi 11/03/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 15/12/2015
Lượt nghe: 1733
Tấm lòng nhân hậu, thương cảm của Nguyễn Du đối với các nhân vật trong Truyện Kiều xuất phát tự đáy lòng.Mỗi câu thơ đều rưng rưng dòng lệ chân thực.Bao năm gió bụi, thăng trầm đã đúc kết trong trái tim Nguyễn tình yêu nhân quần sâu sắc.(Tiếng thơ 6+7/12)
Ngày phát hành 15:35 | 8/6/2021
Lượt nghe: 669
Xuất phát điểm là một vũ công hip-hop, cơ duyên và niềm đam mê đặc biệt khiến nghệ sĩ, biên đạo múa Nguyễn Duy Thành chuyển hướng theo đuổi nghệ thuật múa đương đại, anh là nghệ sĩ đầu tiên ở nước ta kết hợp hip-hop với ngôn ngữ đương đại và truyền thống Á Đông để tạo nên phong cách riêng biệt. Nguyễn Duy Thành cũng là một trong những nghệ sĩ hiếm hoi kết hợp giữa múa đương đại và chất liệu nghệ thuật tuồng truyền thống vào trong một vở diễn. (Hành trình Sáng tạo 06/6/2021)
Ngày phát hành 15:6 | 10/7/2024
Lượt nghe: 758
Bài thơ “Kính gửi cụ Nguyễn Du” của nhà thơ Tố Hữu là
một trong những tác phẩm hay trong chương trình Ngữ văn 10. Bài thơ là lời tri
âm, đồng cảm của nhà thơ Tố Hữu với đại thi hào dân tộc Nguyễn Du về nhân
tình thế thái, về nỗi đau thân phận nàng Kiều. PGS- TS Đoàn Trọng Huy đã có bài
viết “Đọc lại “Kính gửi cụ Nguyễn Du” thấm thía sự giao cảm Tố Hữu – Tố
Như”... (Văn nghệ thiếu nhi 8/7/2024)
Ngày phát hành 15:44 | 22/11/2023
Lượt nghe: 1349
Nhà thơ Nguyễn Duy thuộc thế hệ trưởng thành trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Mới bước vào làng thơ, ông đã giành ngay giải Nhất trong cuộc thi thơ 1972-1973 của Tuần báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam. Hơn nửa thế kỷ qua, Nguyễn Duy đã tạo được dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ qua hàng chục tập thơ đã xuất bản. Ông đã nhận Giải thưởng thơ hạng A của Hội Nhà văn VN năm 1985 cho tập thơ Ánh trăng, nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007. Trong gia tài thơ Nguyễn Duy, những bài lục bát giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Chúng không chỉ chiếm số lượng lớn trong tương quan với các thể loại khác mà nhiều bài, nhiều câu đã có một sức ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống văn học nghệ thuật nước nhà. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) lần này xin được dành một cuộc trò chuyện mang tên Lục bát Nguyễn Duy để cùng tìm hiểu, trao đổi về thể loại đặc sắc này của ông.
Ngày phát hành 0:0 | 1/9/2020
Lượt nghe: 1054
Năm 1957, nghĩa là cách đây hơn 60 năm, nhà thơ Đinh Hùng trong một bài viết về Đại thi hào Nguyễn Du đã gọi “Văn tế thập loại chúng sinh” là “Tiếng Vọng Tố Như”: “Tiếng Vọng Tố Như không phải chỉ có “Đoạn trường tân thanh” mới đáng kể là tiêu biểu mà còn có “Văn tế thập loại chúng sinh”, tức Thơ Chiêu hồn. Nếu Truyện Kiều ví như một toà lâu đài uy nghi dựng lên giữa cuộc sống biến diễn từng lớp kịch nhân tình bi hoan, thì “Văn Chiêu hồn” là một ngọn hải đăng cô tịch chiếu ánh sáng ngoài cửa biển đêm dài, soi đường cho những con thuyền lạc lõng trên sóng nước mù sương...
Ngày phát hành 0:0 | 17/11/2015
Lượt nghe: 2322
Sự nghiệp văn chương của Đại thi hào Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều sẽ đến với bạn đọc, bạn nghe cùng cảm xúc của giáo sư Phong Lê, nhà thơ Vũ Quần Phương và tác giả Nguyễn Văn Giáp. Giọng ngâm các nghệ sĩ Quách Thị Hồ, Nguyễn Thị Phúc lưu lại áng thơ đẹp của Nguyễn Tiên Điền. (Tiếng thơ 15+16/11).
Ngày phát hành 15:19 | 22/7/2021
Lượt nghe: 640
Bộ phim là những lát cắt về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du từ khi sinh ra ở phường Bích Câu (Thăng Long) năm 1765, cho đến giai đoạn ông làm quan giữ chức Hữu Tham tri Bộ Lễ, dưới thời vua Gia Long và mất tại Huế, vào năm 1820. Phim cũng đề cập quá trình sáng tác “Truyện Kiều” với các nhân vật quen thuộc như Thuý Kiều, Thúc Sinh, Từ Hải, Tú Bà, Hoạn Thư … (Làn sóng nghệ thuật 18/06/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 28/8/2020
Lượt nghe: 1013
Nếu Ức Trai – Nguyễn Trãi được xem là thi nhân đi đầu trong việc chuyển đổi từ sáng tác thơ Nôm Đường luật chuẩn mực sang biến thể thất ngôn xen lục ngôn thì đến thế kỷ 18, các khúc ngâm nổi tiếng làm vang danh thể thơ song thất lục bát. Tiếp nối thành tựu của thể lục bát gián thất đã đành, một tên tuổi sáng chói của văn học giai đoạn này – Nhà thơ Nguyễn Du được xem là bậc thầy trong việc định hình và nâng tầm thể thơ lục bát của dân tộc
Ngày phát hành 0:0 | 10/9/2020
Lượt nghe: 1171
Cũng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, những nhà nho – công thần đồng thời là nhà thơ, sự nghiệp sáng tác của Đại thi hào Nguyễn Du cũng có hai dòng văn học chức năng và văn học nghệ thuật. Nếu văn học chức năng nhằm bày tỏ tấm lòng trung hiếu, nhân nghĩa, trách nhiệm công dân với xã hội thì văn học nghệ thuật là địa hạt riêng tư và cũng vô cùng tinh túy để tác giả bộc lộ chiết xuất tài năng độc đáo. Tác giả của những tác phẩm lớn như “Truyện Kiều”, “Văn chiêu hồn” đã dung hòa được văn học chức năng và văn học nghệ thuật trong các sáng tác Quốc âm đạt tới “cảnh giới” thời đại...
Ngày phát hành 16:18 | 27/1/2021
Lượt nghe: 1519
Như chúng ta đã biết, tác phẩm “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du với những giá trị nhân văn và thời đại lớn lao đã song hành cùng dân tộc qua nhiều biến động lịch sử. Trước năm 1975, những hoạt động sôi nổi kỷ niệm tác giả “Truyện Kiều” do các học giả miền Bắc khởi xướng đã truyền sức nóng tới người làm văn, làm báo ở Nam bộ. Từ đó, trên báo chí văn nghệ miền Nam đã luận bàn dài kỳ, sôi nổi về kiệt tác Quốc âm của nền văn học dân tộc
Ngày phát hành 0:0 | 15/12/2015
Lượt nghe: 1549
Cội nguồn núi Hồng, sông Lam hòa quyện trong văn hóa Thăng Long đã đúc kết tâm hồn, tình cảm và trí tuệ trong con người Nguyễn Du để rồi tạo nên vẻ đẹp hơn ba ngàn câu Kiều và hàng trăm bài thơ chữ Hán, chữ Nôm.Các nhà thơ, các tác giả Phong Lê,Vương Trọng,Nguyễn Đăng Điệp,Biện Minh Điền,Mai Quốc Liên,Đỗ Trung Lai...giúp chúng ta tưởng vọng về Nguyễn Tiên Điền.(Tiếng thơ 13+14/12)