Hệ thống tìm thấy 10 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2017
Lượt nghe: 1636
Dạy học và làm thơ là hai công việc được tác giả Hoàng Xuân Tuyền vô cùng tâm đắc. Anh hiện là giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia, đã xuất bản hai tập thơ “Bến thời gian” và “Tự do”. Khoảng cách thời gian giữa hai tập thơ này là 15 năm, khác biệt về lối viết, một bên “duy tình” và một bên nghiêng về “duy lý”. Thơ với thầy giáo, tác giả Hoàng Xuân Tuyền không chỉ để chia sẻ những rung động yêu thương mà còn là tiếng nói phản biện cần thiết của người trí thức về các vấn đề còn ngổn ngang trong xã hội. (Tiếng thơ 18/11/2017)
Ngày phát hành 14:54 | 25/10/2022
Lượt nghe: 3543
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Trần Thu Hà có đóng góp lớn trong sự nghiệp phát triển nền âm nhạc hiện đại nước nhà nói chung và chuyên ngành piano nói riêng trên cả ba lĩnh vực công tác: đào tạo, biểu diễn và quản lý. Bà xuất thân trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, mẹ là Nhà giáo Nhân dân Thái Thị Liên- một trong những giảng viên piano đầu tiên của nước ta, người có công gây dựng Khoa Piano nói riêng và Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam nói chung. Từ năm 8 tuổi, nghệ sĩ Trần Thu Hà đã được người mẹ- người thầy đầu tiên của mình hướng dẫn từng ngón đàn. Tình yêu cây đàn piano cộng với những nhiệt tâm trong công việc giảng dạy nên dù đã nghỉ hưu, bà vẫn miệt mài với các thế hệ học trò... (Câu chuyện nghệ thuật 11/10/2022)
Ngày phát hành 10:40 | 25/8/2022
Lượt nghe: 1673
Đất Gia Định xưa quy tụ nhiều nhà nho, danh tướng, văn nhân tài tử học rộng tài cao với những trước tác và công lao còn lưu trong sử sách. Chương trình hôm nay của Ban VHNT (VOV6) điểm lại nhân cách con người của Nhà giáo Võ Trường Toản, Danh tướng Ngô Tùng Châu và giá trị di sản thơ văn Tao đàn Bạch Mai thi xã nửa sau thế kỷ 19.
Ngày phát hành 0:0 | 22/11/2019
Lượt nghe: 1011
Những tập thơ thiếu nhi do chính các thầy cô giáo viết về học trò của mình thật hiếm và đáng trân trọng. Trong chương trình văn nghệ thiếu nhi hôm nay, các em cùng BTV Hoàng Hiệp gặp gỡ với nhà giáo Đào Quốc Vịnh, hiệu trưởng trường tiểu học Tô Hiến Thành, thành phố Hà Nội, tác giả tập thơ “Ước mơ của em”... (Văn nghệ thiếu nhi 21/11/2019)
Ngày phát hành 9:59 | 20/11/2024
Lượt nghe: 75
Nhìn vào dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại, trong đội ngũ sáng tác văn học của mọi thời kỳ đều có một bộ phận không nhỏ những người thày cô giáo, những người trực tiếp đứng lớp hoặc từng có những thời kỳ công tác trong ngành giáo dục. Điều thú vị hơn nữa là chính họ lại những có những tác phẩm viết về nghề dạy học, về môi trường giáo dục. Câu chuyện của người trong cuộc vì thế càng thấm đẫm những điều mà người khác không thể có được. Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) xin được dành một cuộc trò chuyện với tên gọi: Nhà giáo viết về nghề giáo.
Ngày phát hành 0:0 | 16/11/2018
Lượt nghe: 580
Nhà văn Lê Phương Liên rất quen thuộc với các bạn nhỏ yêu mến văn học. Dù đã nghỉ hưu nhưng bà vẫn nhiệt tình tham gia nhiều hoạt động như làm giám khảo cuộc thi viết thư UPU, giám khảo cuộc thi “Cây bút tuổi hồng” hay tham dự các buổi giới thiệu sách, hoạt động cùng câu lạc bộ đọc sách của thiếu nhi. Nhưng có lẽ nhiều em không biết nhà văn Lê Phương Liên cũng từng là cô giáo đấy các em ạ. Những trang viết của bà luôn lấp lánh tình yêu với tuổi học trò... (Văn nghệ thiếu nhi 15/11/2018)
Ngày phát hành 8:51 | 18/11/2022
Lượt nghe: 786
Năm 19 tuổi, nhà thơ, nhà yêu nước Phan Văn Trị thi đậu Cử nhân, cùng khoa với Nguyễn Thông. Sau đó Nguyễn Thông làm quan nhiều nơi, lên đến chức Bố chánh Quảng Ngãi. Về phần Phan Văn Trị, ông chọn cuộc sống thanh đạm, mở lớp dạy học ở làng quê. Tuy rời xa chốn quan trường nhưng tấm lòng Phan Văn Trị vẫn đau đáu trước tình cảnh triều đình nhu nhược, đất nước nguy cơ rơi vào tay thực dân Pháp. Những bài thơ vịnh cảnh, vịnh vật được ông sáng tác nhằm bày tỏ chí hướng, ước muốn giúp đời, cứu dân hoặc để phê phán những người bất tài, hám danh. Đến khi quân Pháp chiếm đóng Nam bộ, ông làm thơ yêu nước, thơ xướng họa có tính chất bút chiến. Có thể nói, thời kỳ nào, Phan Văn Trị cũng dành tâm sức để nói lên sự quan tâm với thế sự, tấm lòng đối với đồng bào, non sông, Tổ quốc
Ngày phát hành 10:46 | 14/11/2022
Lượt nghe: 923
Ở tuổi 74, nhà thơ Bùi Kim Anh, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đã ra mắt công chúng, bạn đọc tổng cộng 12 tập thơ. Ấy là một đam mê, nỗ lực không ngưng nghỉ. Nhà thơ Bùi Kim Anh vốn là một cô giáo dạy Văn có tiếng ở Hà Nội. Mấy chục năm đã trôi qua, tiếng thơ của một nhà giáo vẫn còn đó với ánh nhìn tha thiết với cuộc đời.
Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2016
Lượt nghe: 2095
Có duyên với nghề dạy học, nhiều thầy cô giáo cũng nhận được chữ duyên từ thơ, bởi thơ tiếp cho họ thêm động lực, cảm hứng, vừa nối dài những suy tư đôi khi khó tỏ bày. Chương trình tiếng thơ giới thiệu sáng tác của các nhà thơ - nhà giáo: Đặng Nguyệt Anh, Mai Văn Hoan, Trần Ngọc Hưởng, Lê Đức Đồng,Anh Tuyết, Trần Văn Lợi. (Tiếng thơ 20/11/2016)
Ngày phát hành 22:18 | 11/7/2021
Lượt nghe: 582
Là giáo viên văn, nhà giáo Nguyễn Ngọc Dậu cầm cọ khi đã về hưu. Gần 60 bức tranh trong triển lãm chủ yếu về sinh hoạt đời thường và phong cảnh miền sơn cước. (Làn sóng nghệ thuật 25/05/2021)