Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 13 kết quả

"Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín" (buổi 23): Giải phóng Sài Gòn

Ngày phát hành 14:32 | 15/4/2024

Lượt nghe: 871

Ngày hôm sau ông Duy chở cả nhà đi về hướng Vũng Tàu. Cả gia đình lên một tàu đánh cá của ngư dân chở thuê người tị nạn ra tàu Hải quân cách bờ biển hơn chục hải lý. Sau 3 ngày lênh đênh trên biển, chủ tàu đánh cá thông báo tàu sắp hết dầu nên phải tấp vào một hòn đảo. Hàng trăm người di tản ban đầu rất hoảng hốt. Nhưng sau đó, họ phải lên đảo để chờ tàu đón. Lại nói về Sơn và Hoàng, cả hai được thả tự do. Sơn và Hoàng nhận ra trước mặt họ là những người lính trong quân phục màu xanh. Sài Gòn đã giải phóng. Mọi thứ đã thay đổi, Sơn và Hoàng nhận ra khi đi trên phố. Sơn tìm đến nhà Diễm và nhận được câu trả lời rằng, cả gia đình Diễm đã bỏ trốn hai tuần nay. Sơn nhận được ít tiền từ bà Mười, bà giục Sơn về quê. Sơn lên tàu trở ra Đà Nẵng. Xứ Quảng quê anh sau giải phóng có nhiều sự thay đổi. Gặp lại cha mẹ Sơn đã khóc, mẹ anh khóc oà lên vì mừng. Đứng trước ban thờ 3 người anh cha mẹ Sơn đã không giấu được sự xúc động, năm người con nay chỉ còn hai. Khi biết Sơn trở về làng, Anh Hai cũng về và khuyên Sơn đi học. Sơn được kết nạp vào Đoàn thanh niên. Đây là điều kiện để Sơn tiếp tục được đi học. Bây giờ qua giọng đọc của NSUT Việt Hùng, mời quý vị và các bạn theo dõi những trang tiếp tiểu thuyết “Từ giờ thứ Sáu đến giờ thứ Chín” của nhà văn Nguyễn Một.

“Chim Sắt ngày xưa”: Phim tài liệu về nữ chiến sĩ Biệt động Sài Gòn

“Chim Sắt ngày xưa”: Phim tài liệu về nữ chiến sĩ Biệt động Sài Gòn

Ngày phát hành 0:0 | 7/8/2020

Lượt nghe: 2219

"Chim Sắt" là biệt danh của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Thị Thu Nguyệt. Bà là một trong những phụ nữ đầu tiên tham gia đội Biệt động Sài Gòn. Trong thời gian hoạt động cách mạng, 3 lần bà bị đày ra Côn Đảo. (Điểm hẹn văn nghệ 01/8/2020)

“Sài Gòn sẽ vui”: Bao nhiêu ân tình trong ngày hoạn nạn

“Sài Gòn sẽ vui”: Bao nhiêu ân tình trong ngày hoạn nạn

Ngày phát hành 13:36 | 12/8/2021

Lượt nghe: 3072

“Bạn bè xót xa, đồng bào lo lắng / Sài Gòn của tôi, Sài Gòn của bạn / Sài Gòn đang ốm nhưng rồi sẽ vui / Đường em đến lớp rộn ràng phố đông / Gánh xôi thơ bé sẽ thơm mùa hè / Hàn huyên cà phê phố khi hết ngày chia ly…”. Cùng cả nước hướng về thành phố Hồ Chí Minh giữa tâm dịch, nhạc sĩ Trần Quang Sơn vô tình biết tới bài thơ mới của nhà báo Nguyễn Đức Hiển. Có được sự đồng cảm với những lời thơ chân thực, giàu xúc cảm, nhạc sĩ Trần Quang Sơn nhanh chóng phổ nhạc và tự mình thể hiện ca khúc “Sài Gòn sẽ vui” để gửi những tình cảm ấm áp, cổ vũ động viên tới TP.HCM nói riêng, cả nước nói chung trong cuộc chiến chống đại dịch . (Điểm hẹn văn nghệ 07/8/2021)

Bút ký “Xe ôm Sài Gòn”

Bút ký “Xe ôm Sài Gòn”

Ngày phát hành 15:45 | 29/5/2023

Lượt nghe: 1821

Nhắc đến TP.HCM người ta nghĩ ngay tới một trong những thành phố sôi động nhất cả nước. Nhịp sống hối hả, xe cộ tấp nập ngược xuôi. Người người tất bật mưu sinh khiến chúng ta có cảm giác thành phố này không bao giờ nghỉ. Thế nhưng ngoài một Sài Gòn tất bật, xô bồ cũng có một Sài Gòn dễ thương, bình dị nhất. Mảnh đất này bao chứa biết bao điều đáng yêu, thân thương mà khi chúng ta chịu mở rộng lòng mình để cảm nhận, thì bỗng nhiên, Sài Gòn từ mảnh đất lạ bỗng hóa thân thương thật nhiều. Chỉ cần bắt gặp một hình ảnh bình dị, một cử chỉ thân thương thôi cũng khiến cho tâm trạng ta trở nên vui tươi, phấn chấn hơn. Điều này thật đúng với tác giả Trương Chí Hùng ở An Giang. Tuy không sống ở TP.HCM, nhưng thành phố này đã gây nhớ thương trong anh qua cách ứng xử của những bác xe ôm. Tác giả Trương Chí Hùng chia sẻ điều này trong bút ký “Xe ôm Sài Gòn” (Văn nghệ 30/5/2023)

Cảm nhận về “Sài Gòn, anh yêu em"

Cảm nhận về “Sài Gòn, anh yêu em

Ngày phát hành 0:0 | 7/4/2018

Lượt nghe: 1021

Sài Gòn Anh Yêu Em là một bộ phim tình cảm hài hước của đạo diễn Lý Minh Thắng ra mắt năm 2016 xoay quanh ba câu chuyện tình yêu đôi lứa vô cùng đặc biệt và một tình mẫu tử rất thiêng liêng. Điều gì đã làm nên thành công tác phẩm điện ảnh này khi nhận được 5 giải thưởng tại Cánh Diều vàng của Hội Điện ảnh Việt Nam? Hãy nghe những chia sẻ của khán giả trong chuyên mục “Thưởng thức tác phẩm” trong chương trình Điểm hẹn văn nghệ ngày 07/04.

Điểm hẹn Sài Gòn

Điểm hẹn Sài Gòn

Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2020

Lượt nghe: 1066

“Sài Gòn ơi ta đã về đây” - Câu hát ấy cũng là tiếng reo vui, lời thầm thì trên môi người chiến sỹ. Sài Gòn – điểm hẹn tháng tư, điểm hẹn của những cánh quân từ các miền hội tụ, điểm hẹn của ba mươi năm đất nước chiến tranh. Tin vui thắng trận dồn dập, trải từ miền Trung vào miền Nam, và trong lòng miền Nam, quân dân đồng loạt nổi dậy. Đó là những tháng ngày không ngủ, một ngày mà như thể một đời… (Tiếng thơ 22/04/2020)

Đọc truyện "Về phía bình minh" - Buổi 16 - Ở lại Sài Gòn

Đọc truyện

Ngày phát hành 10:39 | 2/2/2023

Lượt nghe: 233

Không chịu nổi công việc cực khổ, Hằng quyết định bỏ trốn nhưng bị bắt lại. Hằng ngất xỉu trước đòn roi ác nghiệt của bà chủ. Sáng hôm sau, công an vào kiểm tra và bắt giữ bà chủ. Hằng được Xuân đưa vào viện để điều trị. Sau khi ra viện, hai người không về quê mà vẫn bám trụ lại Sài Gòn... (Văn nghệ thiếu nhi 29/01/2023)

Gửi Hà Nội từ tâm dịch Sài Gòn

Gửi Hà Nội từ tâm dịch Sài Gòn

Ngày phát hành 8:40 | 6/9/2021

Lượt nghe: 825

Những ngày này người dân nhiều nơi hẳn đều hướng về điểm nóng của tâm dịch Sài Gòn -TP.HCM. Họ là những người con của Sài Gòn đang xa Tổ quốc, là những người từng sống, từng làm việc hay từng ghé chơi miền đất hào phóng thân thiện và nhiều ấn tượng này, giờ đây đang gặp tai ương, để lại nhiều niềm thương, nỗi lo lắng. Vậy thì lá thư sau đây của một người bạn Sài Gòn giúp chúng ta hiểu thêm phần nào tâm thế, cuộc sống chiến đấu của người dân trong tâm dịch đã và đang kiên cường như thế nào để hướng tới mục tiêu chiến thắng đại dịch

Một thời ảnh viện Sài Gòn

Một thời ảnh viện Sài Gòn

Ngày phát hành 0:0 | 18/3/2019

Lượt nghe: 730

Kho tàng ký ức về các ngôi sao hàng đầu làng giải trí miền Nam. (Câu chuyện nghệ thuật 15/3/2019)

Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh: Hành trình qua những trang thơ

Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh: Hành trình qua những trang thơ

Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2016

Lượt nghe: 1695

Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh – nơi hơn 40 năm trước là điểm hẹn lịch sử tượng trưng cho khát vọng độc lập thống nhất của toàn dân tộc. Không chỉ có hiện tại, tương lai, thành phố còn mang trong mình trầm tích quá khứ,những nét đẹp thuần phác của tâm hồn Việt bao đời.(Tiếng thơ 20/4/2016)

Sân khấu Sài Gòn trước 1975: Độc tôn nghệ thuật cải lương

Sân khấu Sài Gòn trước 1975: Độc tôn nghệ thuật cải lương

Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2015

Lượt nghe: 2709

Có những thời điểm lịch sử đất nước song trùng với lịch sử nghệ thuật. Đó chính là thời khắc lịch sử 30/4/1975. Sân khấu miền Nam nói chung, sân khấu thành phố HCM nói riêng đã có sự “thay da đổi thịt” ngoạn mục...Cùng nhà nghiên cứu sân khấu Nguyễn Văn Thành tìm hiểu về sân khấu Sài Gòn trước giải phóng…(Tìm hiểu NTSK 25/3/2015)

Sân khấu Sài Gòn trước và sau 1975: Dấu mốc chuyển mình

Sân khấu Sài Gòn trước và sau 1975: Dấu mốc chuyển mình

Ngày phát hành 0:0 | 21/4/2015

Lượt nghe: 1246

Dấu mốc lịch sử 30/04/1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đó là ngày mà chiến tranh dần đi vào dĩ vãng, đất nước sạch bóng thù xâm lược, hoà bình trở lại trên toàn cõi Việt Nam. Với nghệ thuật Sân khấu, ngày 30/04/1975 cũng là dấu mốc của sự hội nhập và phát triển

Vâng tôi là một Shipper giữa Sài Gòn tháng 8

Vâng tôi là một Shipper giữa Sài Gòn tháng 8

Ngày phát hành 10:38 | 27/8/2021

Lượt nghe: 848

Chuyên mục “Thư mùa dịch” bắt đầu được mở ra từ tuần này với thông điệp gửi trao tới quí vị những câu chuyện, tâm tư, tình đời trong những ngày mỗi người Việt Nam chúng ta đang phải chiến đấu với dịch bệnh. Thông điệp gửi trao về những yêu thương, về những niềm sẻ chia cảm thông , về những điều tốt đẹp nhân văn trong cuộc sống vốn đang đầy những khó khăn vất vả hiểm nguy. Số đầu tiên của “Thư mùa dịch” là bài viết của tác giả Nguyễn Xuân Phương “Mến gửi người khách chiều nay” hay còn là “Vâng tôi là một Shipper giữa Sài Gòn tháng 8” đã được nhận giải nhất cuộc thi “Viết thư mùa dịch” do Quán Chiêu Văn phát động

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya