Hệ thống tìm thấy 42 kết quả
Ngày phát hành 15:34 | 18/6/2021
Lượt nghe: 573
Anh Đặng Quang Dũng- bút danh Mèo Mốc hẳn là cái tên khá quen thuộc với nhiều bạn yêu mến truyện tranh nước ta, qua các tập truyện như “Nhật ký Mèo Mốc”, “Tây du hí”. Mới đây anh cũng là một trong năm tác giả đoạt giải thưởng “Khát vọng Dế Mèn” trong khuôn khổ giải thưởng thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 2 do Báo Thể thao & Văn hóa (thuộc Thông Tấn xã Việt Nam) tổ chức. Niềm đam mê sáng tác truyện tranh đến với anh Mèo Mốc từ khi nào và tác phẩm đoạt giải “Khát vọng Dế Mèn” có gương mặt riêng ra sao? (Văn nghệ thiếu nhi 09/06/2021)
Ngày phát hành 11:48 | 7/7/2023
Lượt nghe: 286
Với môn ngữ văn, có nhiều hình thức để các bạn tiếp cận và học hỏi. Bên cạnh việc rèn luyện ngòi bút qua các bài làm văn thì tham gia sáng tác cũng đem lại cho chúng mình nguồn cảm hứng mới mẻ. Những bí quyết khi viết truyện đồng thoại, qua chia sẻ của nhà văn Lê Phương Liên sẽ rất bổ ích đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 03/07/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 14/9/2016
Lượt nghe: 1829
Biển đảo Tổ quốc là một phần máu thịt thiêng liêng, nối với đất liền bằng dằng dặc sóng nước. Có hòn đào từ đất liền nhìn ra như một chấm mờ xa, cũng có những hòn đảo vời vợi trùng khơi, nhưng khoảng cách càng xa thì lòng người càng muốn gần lại, dõi theo với nhiều cung bậc cảm xúc: tự hào, yêu thương, trăn trở. (Tiếng thơ 18/9/2016)
Ngày phát hành 16:53 | 17/5/2023
Lượt nghe: 1439
Sau ngày 2/9/1945, dù bận nhiều việc nhưng Bác vẫn cho mời họa sĩ Tô Ngọc Vân, họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim vào Phủ Chủ tịch thể hiện chân dung Bác. Riêng với điêu khắc, đó là thời điểm ra đời những tác phẩm đầu tiên do nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim thực hiện. Từ đó đến nay, các thế hệ nghệ sĩ điêu khắc nước nhà đã sáng tác nhiều tác phẩm về Người. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 22/1/2019
Lượt nghe: 745
Tản văn “Mùa xuân” của Mạnh Thắng (học sinh lớp 12, trường THPT chuyên Hà Tĩnh), bài thơ “Khúc xuân” của tác giả Quỳnh Hoa, truyện ngắn “Mùa xuân nơi bản xa” của tác giả Lê Thị Xuyên - Đó là những sáng tác mang hơi thở của đất trời vào xuân, làm ấm bầu không gian đang lạnh buốt gió đông... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang Văn học nhà trường 21/12/2019)
Ngày phát hành 10:22 | 21/7/2023
Lượt nghe: 2276
Chất lượng và sức hút của Văn học thiếu nhi trong nước lâu nay vẫn là bài toán khó. Gần đây một số cuộc thi, cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi được phát động. Các cuộc thi này chỉ mang tính chất phong trào hay là sự vào cuộc góp phần phát triển Văn học thiếu nhi nước nhà? Chúng ta cùng bàn luận về vấn đề này với nhà văn Lê Phương Liên - Uỷ viên Hội đồng Văn học thiếu nhi - Hội Nhà văn Việt Nam (Đối thoại mở 19/07/2023)
Ngày phát hành 15:49 | 4/2/2021
Lượt nghe: 1224
Từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng, tuổi trưởng thành, Cao Bá Quát dành nhiều tâm huyết để sáng tác thơ, trong đó phần nhiều là thơ chữ Hán. Trong đó phải kể đến các tập “Cao Bá Quát thi tập”, “Cúc Đường thi thảo”, “Cao Chu Thần di cảo”, “Mẫn Hiên thi tập”. Tổng cộng thơ chữ Hán của ông phải đến hơn nghìn bài. Tuy số lượng thơ Nôm không nhiều nhưng suốt cuộc đời, nhà thơ Cao Bá Quát luôn coi trọng vai trò, vị trí của dòng thơ Quốc âm trong nền văn học dân tộc. Những quan niệm về văn chương, học thuật của ông được trình bày ở một số bài Tự, Bạt và thơ của ông, thí dụ bài “Tựa Truyện Hoa Tiên” của Nguyễn Huy Tự, bài “Bạt” cho tập thơ của Thương Sơn (tức Tùng Thiện vương Miên Thẩm), Bài “Hậu đề” cho tập thơ “Yên đài anh ngữ” của Bùi Quỹ...
Ngày phát hành 22:21 | 22/5/2021
Lượt nghe: 567
Sách là phương tiện giải trí và giáo dục vô cùng hữu ích. Tuy nhiên, theo một số liệu điều tra thì nước ta là nước có thời gian đọc sách trung bình của một người trong một năm thấp nhất trên thế giới. Thời gian gần đây rất đáng mừng là phong trào đọc sách đã phát triển hơn ở nhiều vùng miền, từ thành thị đến nông thôn. Không ít bạn đã trở nên tự tin hơn, đạt được những thành công trong việc học hành, viết lách, giao tiếp nhờ đọc nhiều sách đấy... (Văn nghệ thiếu nhi 20/05/2021)
Ngày phát hành 15:29 | 13/9/2024
Lượt nghe: 1053
Trong mỗi thời kỳ của đất nước, Thủ đô Hà Nội đều
hiện lên với đầy đủ cung bậc cảm xúc cùng những tình cảm thân thương và trân
quý nhất. Thế hệ trẻ Thủ đô luôn lan tỏa nét đẹp, niềm tự hào về mảnh đất ngàn năm văn hiến thông qua nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật từ trước
tới nay... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 27/8/2024)
Ngày phát hành 11:23 | 14/10/2024
Lượt nghe: 175
Hà Nội xưa nay vẫn là một đề tài lớn trong thơ hiện đại nước ta. Nhiều nhà thơ đã trở nên thành danh với những thi phẩm về đề tài này. Những năm gần đây, một bộ phận tác giả nữ ghi dấu ấn với những trang thơ viết về Hà Nội. Những suy ngẫm về Hà Nội của thơ nữ đương đại có những điểm nhấn ra sao? Mời các bạn cùng cảm nhận qua ghi nhận của BTV chương trình.
Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2019
Lượt nghe: 1081
Trong khi Ngô Tất Tố còn bâng khuâng với lều chõng, mái đình, Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng mải mê với tấn bi hài kịch của thời đại, Nguyên Hồng rỏ nước mắt cho những kiếp đời đau khổ thì Nam Cao, bên cạnh những trang viết chí tình về người nông dân bần cùng là triền miên nỗi niềm của người trí thức nghèo trải dài suốt từ “Đời thừa”, “Giăng sáng”, “Nước mắt”, “Sống mòn”...(Tìm trong kho báu phát 28/11/2019)
Ngày phát hành 16:28 | 2/2/2024
Lượt nghe: 2166
Sáng tác về Đảng quang vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Mùa xuân của đất nước luôn là đề tài lớn trong xúc cảm của nghệ sĩ. Những năm qua, các tác phẩm văn học nghệ thuật ngợi ca về chủ đề này luôn mang đến cho chúng ta cảm xúc mới, tràn đầy niềm tin và hi vọng. Văn nghệ sĩ trẻ mang trong mình lòng kính trọng và tri ân các thế hệ đi trước đã dày công gìn giữ và xây đắp nền hòa bình độc lập, để chúng ta có được cuộc sống ấm no và hạnh phúc ngày hôm nay. Có lẽ cũng chính điều này mà văn nghệ sĩ trẻ đã không ngừng cố gắng để tìm cách tiếp cận độc đáo khi sáng tác về Đảng, Bác Hồ và Mùa xuân. (Điểm hẹn văn nghệ 03/02/2024)
Ngày phát hành 10:31 | 19/12/2023
Lượt nghe: 1282
Thuộc thế hệ những người sinh ra trong thời chiến, trưởng thành trong thời bình, sáng tác của nhà thơ Hồ Minh Tâm, quê ở Quảng Bình mang cảm thức gạch nối với nhiều cảm xúc quá khứ và thời đại. Nhà thơ Hồ Minh Tâm đã có những sáng tác xúc động viết về người lính.
Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2018
Lượt nghe: 670
Nhà thơ Quang Khải khá có duyên với tuổi teen thông qua những tập thơ như “Quang Khải- thơ văn tuyển tập” “Mái nhà xanh”… Ông từng tâm sự rằng “Viết cho lứa tuổi này thật khó. Nếu sâu xắc quá thì hóa ra người lớn (mà đây là lứa tuổi chớm nhớ, chớm thương về những xao xuyến thuở ban đầu). Còn nếu viết nhẹ quá thì rất dễ sáo mòn, hời hợt… Cái tuổi đang độ trưởng thành đâu chỉ có bâng khuâng, mà các em còn phải lo toan học hành thi cử, những trăn trở và ước mơ… Với cách viết chân thật về tâm tư tình cảm của các bạn khi bắt đầu có sự thay đổi về suy nghĩ, biết ngượng ngùng lóng ngóng chốn đông người ... đã giúp thơ của ông có chỗ đứng nhất định trong lòng các bạn tuổi teen. ( VOV6 Văn nghệ thiếu nhi phát 10/07/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 20/9/2017
Lượt nghe: 1024
Nhà văn Nguyễn Thị Kim Hòa đã xuất bản hai tập truyện cho tuổi teen là “Cơn lũ vẫn chưa qua” và “Thần Cupid có nhầm không”. Với phong cách nhẹ nhàng, câu từ mượt mà, hai tập truyện đã đem lại cho bạn đọc những cảm xúc nồng ấm về thiên nhiên và con người miền Trung. Cuộc trò chuyện giữa phóng viên Dương Hà và nhà văn Nguyễn Thị Kim Hòa nhân dịp chị ra thăm Thủ đô sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về tình cảm của chị dành cho những sáng tác về tuổi trăng tròn. (Văn nghệ thiếu nhi 19/9/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 25/9/2019
Lượt nghe: 812
Buổi sinh hoạt thường kỳ của Hội nhà văn Hà Nội với chủ đề “Những khuynh hướng sáng tác thơ Hà Nội đương đại” có vẻ hơi rộng, hơi quá sức so với khuôn khổ một tọa đàm, song đã xới lên được nhiều nội dung của thơ hôm nay gắn với những xu hướng, quan niệm sáng tác, không chỉ trong không gian Hà Nội mà phần nào đó là các xu hướng sáng tác của thơ ca cả nước nói chung...(Tiếng thơ 25/09/2019)
Ngày phát hành 10:12 | 1/12/2021
Lượt nghe: 642
Với lứa tuổi chúng mình thì khi sáng tác những tác phẩm đầu tay như thơ, truyện ngắn, tản văn thực sự là món quà vô cùng ý nghĩa dành tặng cho người thân, bạn bè, dành tặng chính mình. Đó là xúc cảm đầu đời trong trẻo, hồn nhiên, thể hiện những cảm nhận tinh tế, vừa thú vị vừa sâu sắc của các bạn... (Văn nghệ thiếu nhi 29/11/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 13/12/2016
Lượt nghe: 1504
Bài thơ "Giàn mướp" của tác giả Nguyễn Quang Huệ viết về niềm vui chia sẻ những quả mướp ươm trồng trong vườn nhà. Tản văn về ông nội của bạn Nguyễn Đức Nam Anh, một cây bút nhí yêu thích sáng tác văn học là một câu chuyện có thật. Cuộc trò chuyện với bạn Nam Anh sẽ hé lộ những điều thú vị về cây bút này. (Văn nghệ thiếu nhi 11/12/2016).
Ngày phát hành 23:20 | 26/7/2022
Lượt nghe: 544
Buổi hôm nay chúng ta cùng đến với lớp học ngoại khóa hướng dẫn viết văn, sáng tác của thầy Bùi Ngọc Phúc - giáo viên khối THPT trường Đại học sư phạm Hà Nội, nghe thầy chia sẻ về cách viết một truyện ngắn hay tản văn như thế nào, sự khác nhau giữa viết văn thông thường với sáng tác ra sao, các bạn nha! (Văn nghệ thiếu nhi 25/07/2022)
Ngày phát hành 10:53 | 10/8/2022
Lượt nghe: 669
Trong chương trình tuần trước, nhà văn - thầy giáo Bùi Ngọc Phúc đã chia sẻ về công việc viết truyện ngắn dành cho các bạn học sinh cấp trung học. Rất vui là cũng có nhiều bạn học sinh cấp tiểu học cũng tham gia với những sáng tác đầu tay ngộ nghĩnh. Hôm nay, chúng mình tiếp tục nghe thầy trò chuyện thêm về chủ đề viết tản văn, truyện ngắn... (Văn nghệ thiếu nhi 01/08/2022)
Ngày phát hành 12:51 | 12/5/2023
Lượt nghe: 2286
Trong chương trình Tìm trong kho báu kỳ trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về chặng đường sáng tác thứ nhất của Nguyễn Tuân, đó là thời kỳ trước 1945 với tập tác phẩm nổi tiếng Vang bóng một thời cùng một số tùy bút, tiểu thuyết tiêu biểu khác như Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua, Chùa Đàn. Trong chương trình Tìm trong kho báu lần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chặng đường sáng tác thứ hai của Nguyễn Tuân, đó là thời kỳ sau 1945
Ngày phát hành 0:0 | 16/7/2020
Lượt nghe: 1069
Trong xã hội thông tin, cơ hội đã mở ra cho các họa sĩ trẻ giao lưu, kết nối, học hỏi những trào lưu sáng tác mới. Tuy vậy, bất cứ hoạt động sáng tạo nào cũng cần nỗ lực tự thân và liệu rằng, tại nước ta đã hình thành một thế hệ họa sĩ trẻ định hình được cá tính và phong cách sáng tạo? PV VOV6 đối thoại với họa sĩ Đỗ Hiệp, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Họa sĩ trẻ, Hội Mỹ thuật Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 15/07/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 28/8/2020
Lượt nghe: 1013
Nếu Ức Trai – Nguyễn Trãi được xem là thi nhân đi đầu trong việc chuyển đổi từ sáng tác thơ Nôm Đường luật chuẩn mực sang biến thể thất ngôn xen lục ngôn thì đến thế kỷ 18, các khúc ngâm nổi tiếng làm vang danh thể thơ song thất lục bát. Tiếp nối thành tựu của thể lục bát gián thất đã đành, một tên tuổi sáng chói của văn học giai đoạn này – Nhà thơ Nguyễn Du được xem là bậc thầy trong việc định hình và nâng tầm thể thơ lục bát của dân tộc
Ngày phát hành 10:54 | 27/6/2022
Lượt nghe: 1158
Trong khuôn khổ Hội nghị Những người Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ X đã diễn ra hội thảo thơ “Vì sao chúng ta viết?”. Các đại biểu trẻ trên cả nước đã bước vào hội thảo với một tinh thần cởi mở, nhiệt huyết và trách nhiệm. Ở mỗi cây bút đều có thể thấy được những đau đáu trăn trở để tìm căn nguyên cội rễ của việc sáng tác thơ, mặc dù đây là câu hỏi không dễ trả lời và cũng không có đáp án chung bởi mỗi người viết lại theo đuổi một giá trị, một sứ mệnh, một đích đến khác nhau. Những ghi nhận của hai Phóng viên Kim Nhung và Võ Hà chuyển tải những băn khoăn, nỗi niềm và cả ký thác trong thơ của các tác giả trẻ trong tọa đàm này.
Ngày phát hành 8:51 | 18/11/2022
Lượt nghe: 786
Năm 19 tuổi, nhà thơ, nhà yêu nước Phan Văn Trị thi đậu Cử nhân, cùng khoa với Nguyễn Thông. Sau đó Nguyễn Thông làm quan nhiều nơi, lên đến chức Bố chánh Quảng Ngãi. Về phần Phan Văn Trị, ông chọn cuộc sống thanh đạm, mở lớp dạy học ở làng quê. Tuy rời xa chốn quan trường nhưng tấm lòng Phan Văn Trị vẫn đau đáu trước tình cảnh triều đình nhu nhược, đất nước nguy cơ rơi vào tay thực dân Pháp. Những bài thơ vịnh cảnh, vịnh vật được ông sáng tác nhằm bày tỏ chí hướng, ước muốn giúp đời, cứu dân hoặc để phê phán những người bất tài, hám danh. Đến khi quân Pháp chiếm đóng Nam bộ, ông làm thơ yêu nước, thơ xướng họa có tính chất bút chiến. Có thể nói, thời kỳ nào, Phan Văn Trị cũng dành tâm sức để nói lên sự quan tâm với thế sự, tấm lòng đối với đồng bào, non sông, Tổ quốc
Ngày phát hành 11:16 | 29/8/2024
Lượt nghe: 1032
Chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam lần này mời quý thính giả cùng nghe một cuộc trò chuyện xoay quanh một chủ đề mà có lẽ tất cả những người yêu văn chương đều quan tâm, đặc biệt là những người có ý định bước chân vào việc sáng tác văn học. Thực tế cho thấy, có nhiều người không qua trường lớp học viết văn làm thơ nhưng vẫn có thể sáng tác tốt, vẫn có nhiều tác phẩm được xuất bản. Ngược lại, có người được học nhưng vẫn không thể sáng tác được. Vậy có cần thiết để có trường lớp đào tạo việc dạy viết văn làm thơ hay không? (Đối thoại mở 28/8/2024)
Ngày phát hành 21:58 | 17/3/2024
Lượt nghe: 607
Vừa qua tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra Lễ trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học thiếu nhi (đợt 1). Tính đến tháng 6 năm ngoái, Ban tổ chức nhận được gần 250 tác phẩm, trong đó thể loại thơ có hơn 100 tác phẩm, thể loại văn xuôi có gần 150 tác phẩm. Thông qua kết quả bỏ phiếu, Hội đồng Chung khảo đã trao giải thưởng cho 16 tác phẩm, trong đó có 1 Giải A, 2 Giải B, 3 Giải C và 7 Giải Khuyến khích... ( Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 12/3/2024)
Ngày phát hành 11:36 | 15/6/2022
Lượt nghe: 579
Trong tiến trình nghiên cứu về văn học trung đại từ trước đến nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn có thói quen hợp nhất văn học thời Lý và thời Trần ở nước ta. Thực tế, thời Lý được đánh giá là giai đoạn văn học viết hình thành và bắt đầu phát triển, có những thành tựu, minh chứng qua các trước tác để lại tới hôm nay. Tuy vậy, do biến động của thời đại, chiến tranh, loạn lạc, di sản văn thơ của Lý triều để lại tới hôm nay số lượng thống kê chưa được phong phú như các triều đại sau này như triều Trần, triều Lê. Chương trình hôm nay lật giở lại những giá trị truyền đời cón ít nhiều khuất lấp ấy.
Ngày phát hành 11:36 | 15/6/2022
Lượt nghe: 589
Trong tiến trình nghiên cứu về văn học trung đại từ trước đến nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn có thói quen hợp nhất văn học thời Lý và thời Trần ở nước ta. Thực tế, thời Lý được đánh giá là giai đoạn văn học viết hình thành và bắt đầu phát triển, có những thành tựu, minh chứng qua các trước tác để lại tới hôm nay. Tuy vậy, do biến động của thời đại, chiến tranh, loạn lạc, di sản văn thơ của Lý triều để lại tới hôm nay số lượng thống kê chưa được phong phú như các triều đại sau này như triều Trần, triều Lê. Chương trình hôm nay lật giở lại những giá trị truyền đời cón ít nhiều khuất lấp ấy.
Ngày phát hành 15:11 | 2/6/2022
Lượt nghe: 2359
Trở lại với nội dung sáng tác văn thơ thời vãn Trần cũng như hoạt động của Bích Động thi xã, buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay điểm qua di sản thơ văn của những tên tuổi tiêu biểu như nhà thơ, danh sỹ Nguyễn Ức, Nguyễn Trung Ngạn, vua Trần Minh Tông
Ngày phát hành 0:0 | 15/5/2020
Lượt nghe: 445
Được tổ chức 2 năm một lần, Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học - nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là dịp để tôn vinh các văn nghệ sỹ, nhà báo; tác giả trong nước và nước ngoài sáng tác các tác phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Làn sóng nghệ thuật 15/5/2020)
Ngày phát hành 9:50 | 18/10/2022
Lượt nghe: 285
Trại sáng tác kịch bản phim hoạt hình thu hút gần 100 kịch bản phim của nhiều tác giả. Ban tổ chức và Hội đồng nghệ thuật đã chọn ra 15 kịch bản của 15 tác giả tham dự Trại sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Lạt. Các kịch bản phim được lựa chọn tham dự Trại sáng tác lần này có những màu sắc và thanh âm thú vị ra sao? (Văn nghệ thiếu nhi 12/10/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 15/8/2016
Lượt nghe: 1143
Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai là tác giả và cũng là dịch giả của 15 tập thơ và văn xuôi, trong đó có những tác phẩm viết cho thiếu nhi như: “Mun ơi, chạy đi!”, “ Trăng châu Phi”, “ Hành trình tới biển sông” và gần đây nhất là tập truyện ngắn “ Những ngôi sao trên bầu trời thành phố”. Hiện tại nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai đang định cư ở nước ngoài. Với tấm lòng yêu mến con trẻ, chị vẫn liên tục sáng tác và in sách dành cho các độc giả nhỏ tuổi với mong muốn những trang văn này sẽ giúp các em thêm yêu mến thiên nhiên, trân trọng cuộc sống và những người thân trong gia đình. (Văn nghệ thiếu nhi 14/8/2016)
Ngày phát hành 11:26 | 7/4/2023
Lượt nghe: 629
Hình ảnh người cha và con trai bước đi trên bờ biển trong một buổi sáng tươi hồng, với lời tâm tình thủ thỉ của người cha dành cho con đầy xúc động. Đó là bài thơ “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông trong chương trình Ngữ văn lớp 7. Khi đọc và tìm hiểu tác phẩm này, hẳn là các bạn có nhiều cảm xúc đẹp về tình cha con, vẻ đẹp thiên nhiên và trên hết là ước mơ cháy bỏng, khao khát đổi thay và khám phá của người con được tác giả khắc họa trong bài thơ... (Văn nghệ thiếu nhi 03/04/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 28/8/2017
Lượt nghe: 1036
Trại sáng tác thơ văn tuổi học trò là hoạt động thường niên do Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam và Báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức cho những cây bút nhỏ tuổi trong dịp hè. Đầu tháng 8 vừa qua, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đón chào 70 cây bút nhỏ tiêu biểu đến từ các Câu lạc bộ thơ, văn học của Cung thiếu nhi, Nhà Thiếu nhi các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc về tham dự trại hè sáng tác thơ văn tuổi học trò. Biên tập viên Hoàng Hiệp có bài viết giới thiệu về hoạt động văn học bổ ich, lý thú này. Phần cuối chương trình là tản văn giàu cảm xúc học trò có nhan đề "Mùa thu tựu trường" của tác giả Nguyễn Thế Lượng. (Văn nghệ thiếu nhi 27/8/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 25/1/2019
Lượt nghe: 884
Chủ trương tổ chức các Trại sáng tác kịch bản sân khấu là đúng đắn, qua đó, giúp cho các đơn vị nghệ thuật sân khấu tìm được nguồn kịch bản hay, hấp dẫn. Nhưng trên thực tế, hiệu quả mang lại từ các Trại sáng tác chưa đáp ứng được như mong đợi. Đối thoại giữa PV VOV6 với NSND Lê Khanh xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 23/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 25/5/2015
Lượt nghe: 1120
Kịch bản là điểm xuất phát để hình thành một vở diễn sân khấu. Vì lẽ đó đầu tư ở khâu kịch bản cũng chính là khơi nguồn của dòng chảy sáng tạo... Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam vừa tổ chức một trại sáng tác kịch bản tại Nhà sáng tác Đại Lải-một trại viết có nhiều điều mới mẻ. Phản ánh của Thanh Hoa-PV Đài TNVN.
Ngày phát hành 0:0 | 24/10/2019
Lượt nghe: 1044
Làm thế nào để trại sáng tác nhiếp ảnh thực sự hiệu quả và có chất lượng tương xứng với sự đầu tư về kinh phí, thời gian tổ chức? PV VOV6 đối thoại với nhà nhiếp ảnh Chu Chí Thành (Nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam) xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 23/10/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 16/8/2019
Lượt nghe: 565
15 ngày tham gia trại sáng tác, các bạn được đi thực tế, giao lưu với nhiều cây bút gạo cội như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà văn tạ Duy Anh, dịch giả Nguyễn Bích Lan, nhà thơ - tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thụy Anh, nhà thơ Võ Sa Hà… Các bạn đã hiểu hơn về hành trình đầy khổ luyện để sáng tác nên các tác phẩm văn học có giá trị... (Văn nghệ thiếu nhi 15/08/2019)
Ngày phát hành 15:2 | 30/5/2023
Lượt nghe: 551
Tây Bắc vẫn luôn là đề tài hấp dẫn cho thơ ca, nhạc họa. Từ bài thơ “Tiếng hát con tàu” của nhà thơ Chế Lan Viên: “Tây Bắc ư, có riêng gì Tây Bắc/ Khi lòng ta đã hóa những con tàu/ khi đất nước bốn bề lên tiếng hát/ Lòng ta là Tây Bắc chứ còn đâu”, đến truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài và nhiều tác phẩm khác đã cho chúng ta hình dung về Tây Bắc thật đẹp, hùng vĩ, nên thơ... (Văn nghệ thiếu nhi 29/05/2023)
Ngày phát hành 15:33 | 29/6/2023
Lượt nghe: 1400
Trong chương trình Tìm trong kho báu lần trước, chúng tôi đã giới thiệu tới quý vị thính giả một phần di sản văn chương Yến Lan, chủ yếu tập trung vào các tác phẩm sáng tác giai đoạn trước 1945 của ông. Sự nghiệp văn học của Yến Lan còn nhiều thành tựu, nhiều tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn sau, được đông đảo bạn đọc yêu mến, trong đó phải kể đến di sản thơ tứ tuyệt gần 500 bài mà ông đã để lại. Chương trình hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm vẻ đẹp thi ca trong một số sáng tác tứ tuyệt của Yến Lan
Ngày phát hành 9:19 | 6/5/2021
Lượt nghe: 633
Dòng thơ Nôm trung đại nước ta ghi nhận nhiều tên tuổi với di sản thơ ca giá trị. Điểm chung của các nhà nho, các công thần đồng thời là tac gia lớn là tấm lòng với vương triều, với dân tộc. Nhưng cũng không thể không nhắc tới phẩm chất thi nhân, cá tính sáng tạo độc đáo. Vì thế, bên cạnh những áng thơ thể hiện đạo lý, đạo nghĩa, chúng ta còn thấy một hình ảnh khác, phong cách tài tử, sự tự tin vào tài năng và bản lĩnh của các thi nhân. Chương trình hôm nay tổng hợp các góc nhìn tập trung vào xu thế sáng tác ly tâm của các nhà thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương.