Ngày phát hành 8:40 | 26/9/2024
Lượt nghe: 1892
Trong “Chiếu dời đô” tự tay vua Lý Thái Tổ thảo năm 1010 có đoạn ghi về mảnh đất: “Ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam, bắc, đông, tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tốt tươi, phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thật là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”. Tương truyền, khi thuyền ngự vào sông gần nơi được xem là “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời” thì rồng vàng cuộn sóng bay vút lên trời, nhà vua đặt tên cho thành là Thăng Long. Mang vận mệnh Kinh thành của một quốc gia luôn phải đối mặt với binh đao, lửa đạn, Thăng Long - Hà Nội luôn cháy lên khát vọng rồng bay từ một nền văn hiến ngàn đời. Trải qua biến thiên của lịch sử, “chất Kinh kì” và “chất Kẻ Chợ” song hành ở đất và người Thăng Long - Hà Nội và là khía cạnh đặc trưng của vùng đất này. Điều đó được thể hiện rõ nét trong nhiều áng ca dao
Ngày phát hành 10:25 | 6/10/2022
Lượt nghe: 739
Như chúng ta đã biết, kinh thành Thăng Long là nơi ghi dấu những chiến công hiển hách của ba triều đại Lý, Trần, Lê, sau đó tiếp tục là kinh đô của nhà Mạc, nhà Lê Trung hưng. Giai đoạn vàng son ấy kéo dài từ từ đầu thế kỷ 11 đến gần cuối thế kỷ 18. Trong biến thiên lịch sử, từ thời Tây Sơn, Quang Trung Nguyễn Huệ định đô ở Phú Xuân (Huế). Thăng Long chỉ còn là Bắc thành. Kinh đô một thời đã thành cố đô, rồi từ trấn thành thu nhỏ thành tỉnh thành. Đến thế kỷ 19, Thăng Long xưa chính thức mang tên Hà Nội, qua thăng trầm lịch sử là Thủ đô nước Việt ta ngày nay. Tên Thăng Long chỉ còn lại trong kí ức và sử sách. Chính vì hiện diện trong tâm tưởng người nhiều thời, nhiều đời với một vị thế thiêng liêng như vậy nên cảm hứng Thăng Long hoài cổ là mạch nguồn xuyên suốt trong thơ ca, đặc biệt từ giai đoạn cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20.
Ngày phát hành 20:17 | 4/4/2021
Lượt nghe: 467
Năm 2010 Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới bởi những giá trị lịch sử, văn hóa nổi bật toàn cầu. Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long sẽ được thực hiện tầm nhìn để trở thành Công viên di sản. (Làn sóng nghệ thuật 09/3/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 5/10/2017
Lượt nghe: 879
Vào mỗi dịp Trung thu, những món quà như: Đèn Ông Sao, Đèn Lồng, Đèn Kéo Quân, Mặt Nạ hay Tò He... thật tuyệt với tuổi thơ chúng mình các em nhỉ? Vậy các em nghĩ sao nếu chúng mình tự tay sáng tạo những món quà ấy? (Văn nghệ thiếu nhi 04/10/2017)
Ngày phát hành 9:42 | 5/10/2023
Lượt nghe: 944
Ca dao nước ta có nhiều bài ca ngợi con người, cảnh sắc thiên nhiên, đất nước. Và đề tài Thăng Long – Đông Đô - Hà Nội - thủ đô ngàn năm văn vật xuất hiện nhiều trong những câu ca truyền khẩu nhiều đời. Ca dao đã phản ánh tính cách người Kẻ Chợ, tính chất nghề nghiệp của riêng vùng Hà Nội bằng ngôn từ dung dị. Nhờ đó mà những câu ca truyền cảm, dễ thuộc, dễ nhớ in sâu trong tiềm thức nhiều đời người. Chương trình “Tìm trong kho báu” tuần này của Ban VHNT (VOV6) điểm lại những dấu ấn đất và người Thăng Long – Đông Đô - Hà Nội trong ca dao
Ngày phát hành 0:0 | 12/10/2018
Lượt nghe: 1314
Tác phẩm múa Thăng Long - Hà Nội; Triển lãm tranh sơn ta sắc màu lam; Chung kết giọng hát hay Hà Nội; Tình trạng "ăn đong" kịch bản sân khấu (Làn sóng nghệ thuật 05/10/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2019
Lượt nghe: 1031
Tọa đàm giới thiệu tiểu thuyết lịch sử “Đường về Thăng Long” nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam đã không chỉ giới thiệu sơ lược về cuốn tiểu thuyết lịch sử mà còn nêu ra những vấn đề về lịch sử và văn học.
Ngày phát hành 0:0 | 15/12/2015
Lượt nghe: 1549
Cội nguồn núi Hồng, sông Lam hòa quyện trong văn hóa Thăng Long đã đúc kết tâm hồn, tình cảm và trí tuệ trong con người Nguyễn Du để rồi tạo nên vẻ đẹp hơn ba ngàn câu Kiều và hàng trăm bài thơ chữ Hán, chữ Nôm.Các nhà thơ, các tác giả Phong Lê,Vương Trọng,Nguyễn Đăng Điệp,Biện Minh Điền,Mai Quốc Liên,Đỗ Trung Lai...giúp chúng ta tưởng vọng về Nguyễn Tiên Điền.(Tiếng thơ 13+14/12)