Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 42 kết quả

"Cá chép rỡn trăng" và "Có một chú chim sâu": Chuyện về những người bạn tốt bụng

Ngày phát hành 0:0 | 23/11/2017

Lượt nghe: 1811

Có một con cá chép rất đẹp và tốt bụng nhưng cá chép luôn bị đố kị và không ai muốn chơi cùng. Cá chép buồn lắm và cố gắng sống hòa đồng cùng mọi người. Nhờ tấm lòng trong sáng và tốt bụng nên cá chép được mọi người quý mến. Các em biết không, có một chú chim sâu cũng có hoàn cảnh như cá chép vậy. Nhưng nhờ sự tốt bụng và chân thành, chim sâu cũng được mọi người yêu quý. (Kể chuyện và hát ru 21/11/2017)

"Đoàn Ngọc Thu và Chuyện của những rằm thu vắng trăng"

Ngày phát hành 0:0 | 12/10/2020

Lượt nghe: 599

Có nhiều người làm thơ, lắm khi những câu được độc giả đánh giá là hay nhất lại không phải viết cho mình. Không biết nên vui hay buồn. Dù vậy, với nhà thơ Đoàn Ngọc Thu, và có lẽ với cả nhiều nhà thơ nữ của chúng ta, bên cạnh những bài thơ được độc giả yêu thích hơn cả, thơ kể câu chuyện đời mình vẫn là một món quà lưu niệm quý giá. Và “Đoàn Ngọc Thu – Chuyện của những Rằm thu vắng trăng” là những mẩu chuyện kể bằng thơ tinh khôi và cũng đầy đắng đau của chị".

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học" : Ánh trăng trong thơ Nguyễn Duy

Ngày phát hành 0:0 | 16/4/2020

Lượt nghe: 725

Trong bài "Ánh trăng" của nhà thơ Nguyễn Duy, vầng trăng xuất hiện ở nhiều không gian, thời gian khác nhau, gắn với bao kỉ niệm, bao kí ức. Đó là vầng trăng tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa và vầng trăng thức tỉnh, nhắc nhở chúng ta không được phép quên đi quá khứ... (Văn nghệ thiếu nhi 15/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học" : Bí ẩn vầng trăng trong bài thơ "Đồng chí"

Ngày phát hành 0:0 | 13/4/2020

Lượt nghe: 779

Trong bài "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu, hình ảnh vầng trăng xuất hiện một lần, ở câu cuối cùng. Vậy nhưng hình ảnh đó đã đem lại hiệu quả thẩm mỹ bất ngờ và sâu sắc. Cùng cô Trương Thị Thảo ( giáo viên ngữ văn trường THCS Nguyễn Tri Phương- Hà Nội) phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình ảnh này nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 13/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Ánh trăng trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá"

Ngày phát hành 0:0 | 15/4/2020

Lượt nghe: 1003

Viết về ánh trăng trong thời kì lao động xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, nhà thơ Huy Cận đã có những liên tưởng độc đáo khi miêu tả vẻ đẹp của trăng trong mối quan hệ với người lao động. Bài thơ mang âm hưởng dạt dào niềm vui của cuộc sống mới con người mới trên vùng biển Đông Bắc Tổ Quốc. Hình tượng trăng đã được nhà thơ Huy Cận đặc tả trong những câu thơ nào? Chúng ta tiếp tục đồng hành cùng cô Trương Thị Thảo (giáo viên ngữ văn trường trung học cơ sở Nguyễn Tri Phương- thành phố Hà Nội) với nội dung này nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 14/04/2020)

"Trăng soi đáy nước": Truyện ngắn của nhà văn Nhật Bản Kawabata

Ngày phát hành 0:0 | 18/3/2015

Lượt nghe: 2792

Một trang đời đi qua cùng tình yêu day dứt mãi trong lòng Kyoko. Nàng sẽ mãi kiếm tìm, đau khổ nếu một ngày kia không trở lại ngôi nhà cũ...Cảnh xưa đã thay đổi, chỉ một mình Kyoko biết những gì diễn ra trong trái tim mình. Và nàng nhận ra tình yêu mới với đứa con đang thành hình cũng có sức mạnh không kém. (Đọc truyện đêm khuya 18/03/2015).

"Vết dao ngược đêm trăng": Thông điệp nhân văn về cuộc sống

Ngày phát hành 11:8 | 27/6/2022

Lượt nghe: 1127

“Vết dao ngược đêm trăng” là cuốn tiểu thuyết thứ ba của nhà văn Dương Thanh Biểu. Với cuốn tiểu thuyết này, tác giả đã phản ánh cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm diễn ra vô cùng phức tạp, những góc khuất của ngành tư pháp mà người đọc chưa từng được tiếp cận. Nhà văn đã dũng cảm khi viết lên sự thật và thể hiện cái nhìn nhân văn trong quá trình truy tố, xét xử. BTV Vân Khánh có một vài cảm nhận về tác phẩm này qua bài “Vết dao ngược đêm trăng – Thông điệp nhân văn”.

“Ánh trăng”: Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người miền Tây Nam Bộ

“Ánh trăng”: Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người miền Tây Nam Bộ

Ngày phát hành 16:30 | 28/10/2021

Lượt nghe: 800

Chàng trai người Cà Mau chia sẻ rằng anh luôn muốn làm mới mình qua nhiều “phép thử” với đề tài chiến tranh, thiếu nhi. Thế nhưng, thiên nhiên và con người miền Tây vẫn là điều anh tâm đắc và có một vị trí đặc biệt trong tâm hồn. Duy chia sẻ: “Tình yêu gia đình, quê hương đã khơi trong tôi nhiều xúc cảm vì dòng sông, cánh đồng, nhịp sống lao động ở đây đã khắc sâu vào ký ức tuổi thơ. Vùng đất tưởng chừng rất đỗi thân thuộc nhưng càng tìm hiểu thì “càng ngắm càng say”, viết bao nhiêu cũng chưa thể khai thác hết được vẻ đẹp của nó”. Cách kể chuyện của anh có nét hồn nhiên, sôi nổi của tuổi trẻ, nhưng nổi bật là giọng văn đằm thắm, điềm đạm như một người từng trải. Lý giải điều này, anh cho biết việc tích cực đọc sách, không ngại đi đây đó, dấn thân, lăn xả vào thực tế đã bồi đắp cho vốn sống thêm dày dặn, chững chạc. Anh còn bật mí thêm, sự lắng nghe để tiếp thu, sửa đổi theo những góp ý chân thành của những người xung quanh cũng đã giúp cho sản phẩm qua từng ngày được hoàn thiện, mượt mà. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Khâu trăng mùa khuyết”: Đi giữa miền hư thực

“Khâu trăng mùa khuyết”: Đi giữa miền hư thực

Ngày phát hành 10:54 | 15/12/2022

Lượt nghe: 340

Truyện ngắn “Khâu trăng mùa khuyết” của nhà văn Vũ Ngọc Giao để lại nhiều ám ảnh cho người đọc. Nhân vật chính của truyện là Luyến, một người mắc bệnh mộng du. Cuộc sống của Luyến dường như đi giữa hai bờ hư thực. Cô vẫn sống giữa mọi người. Nhưng cũng có những chuyến đi trong đêm trăng đầy mộng mị… “Khâu trăng mùa khuyết” gây chú ý từ nhan đề, sau là tới cách kể chuyện. Tác phẩm ban đầu phảng phất yếu tố liêu trai. Đôi khi lại giống như một câu chuyện truy tìm sự thật – một sự thật mà dường như đến người trong cuộc cũng hết sức mơ hồ hoặc cố tình che giấu: Luyến tìm ai trong đêm trăng chăng? Đứa trẻ đến như phép lạ hay lại đem đến một bi kịch khác cho gia đình?... Mọi thứ đều mờ nhòe, như thể nghe lại mọi chuyện từ một trí nhớ đứt quãng, hoặc như nhìn trăng trong nước. Tất cả đều có thể là sự thật. Hoặc không. “Khâu trăng mùa khuyết” là một truyện ngắn đầy chất văn. Tác phẩm không thiên về việc kể một câu chuyện mạch lạc mà men theo cảm xúc của nhân vật. Cũng chính vì vậy, khi kết truyện là mảnh ghép cuối cùng, làm sáng tỏ tất cả thì chính những người trong cuộc lại chọn cách đào sâu chôn chặt. Bởi sự thật kia không quan trọng bằng mái ấm mà họ đang gìn giữ.

“Trăng khuya”: Ấm áp tình cảm mẹ chồng nàng dâu

“Trăng khuya”: Ấm áp tình cảm mẹ chồng nàng dâu

Ngày phát hành 11:6 | 26/1/2021

Lượt nghe: 1158

Nhân vật cô gái Ngần đã rất may mắn khi gặp được bà mẹ chồng bao dung, tốt bụng. Nếu bà không chấp nhận đứa bé không phải cháu mình và phanh phui mọi chuyện thì không biết cuộc đời Ngần sẽ sang ngã rẽ nào...Mọi người cứ khen cô số tốt khi được gả vào gia đình khá giả. Nhưng là người trong cuộc, Ngần mới hiểu được nỗi khổ khi gả cho người chồng ham chơi, lười biếng. Tuy vậy cô vẫn hết lòng làm trọn phận sự người vợ, người con dâu ngay cả lúc chồng tai nạn nằm liệt giường. Số phận lại đưa đẩy một lần nữa khi trong đêm khuya Ngần gặp người đàn ông lạ lúc tắm sông. Nhu cầu sinh lý của cơ thể khiến việc chống đối của Ngần yếu ớt như có, như không. Nếu Ngần không mang thai thì có lẽ sự cố này như giấc mộng đêm trăng mà thôi. Nhưng cái thai trong bụng Ngần lớn từng ngày, từng tháng là bằng chứng cho sự ngoại tình của cô. Ngần tìm cách dấu diếm nhưng sao qua mắt được bà mẹ chồng có phần xét nét của mình. Thế nhưng cô may mắn khi mẹ chồng chấp nhận hai mẹ con. Có lẽ cũng là phụ nữ, cũng là người vợ, người mẹ nên bà thấu hiểu hoàn cảnh và cái khó của con dâu mình. Truyện ngắn được viết rất thật, đi vào tâm tư tình cảm, những khát khao cơ thể và đấu tranh nội tâm của người đàn bà gặp nhiều sự cố bất thường trong đời mình. Người đọc, người nghe mừng cho số phận của cô gái Ngần khi có cái kết có hậu. Nhưng có lẽ cuộc đời không phải ai cũng may mắn như Ngần. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Trăng lạnh”: Hơi ấm tình người

“Trăng lạnh”: Hơi ấm tình người

Ngày phát hành 11:39 | 12/3/2024

Lượt nghe: 1448

Trong xã hội hiện đại, vấn đề bi kịch trẻ vị thành niên luôn là nỗi lo lắng, thậm chí ám ảnh không của riêng ai. Đề tài này trở thành đối tượng phản ánh, khai thác của nhiều nhà văn. Với giọng văn giàu chất trữ tình, truyện ngắn “Trăng lạnh” của tác giả Tạ Thị Thanh Hải đã mang đến cho người đọc nhiều xúc cảm. Có lẽ độc giả ấn tượng ngay từ nhan đề của truyện. Trăng lạnh hay đó chính là một nốt trầm trong bản hòa ca cuộc sống lao xao bộn bề, tác giả đã lựa chọn ngôi kể thứ nhất như hóa thân vào nhân vật, để nhân vật chính tự kể lại những gì mà mình đã trải qua, đan cài giữa tự sự và biểu cảm, để rồi mỗi chi tiết như gieo vào lòng độc giả nỗi niềm cảm thông xa xót. Cô bé là kết quả của tình yêu, đam mê và hiến dâng nhưng cô lại thấy mình chỉ như một hạt máu rơi, một hạt bụi vô duyên bám vào chiếc áo choàng xa hoa của đời mẹ. Và cô đã trở thành một quân cờ trong tay của người cha dượng mưu mô trong một nước cờ cao tay để cứu mẹ và dượng thoát khỏi vòng lao lý. Bi kịch bị đẩy lên cao trào đau đớn hơn khi cô bé vô tình trở thành nạn nhân trong cuộc trao đổi giữa cha dượng và cha đẻ của mình. Thật xót xa biết bao. Nhưng chính trong giây phút căng thẳng nhất ấy, tác giả đã tự giải nguy cho cô bé. Người đàn ông ở trong trạng thái say mềm bất lực vẫn còn một chút nhân tính nên đã để cho cô bé đi. Chi tiết nhỏ ấy đã trở thành điểm sáng của câu chuyện. Nỗi xót xa đắng đót của nhân vật chính đã được hóa giải. Hoàn cảnh và nỗi niềm của cô bé Nguyệt có lẽ ta dễ bắt gặp đâu đó ngoài đời. Thông qua nhân vật ấy, tác giả đã muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp về lòng nhân ái và sự sẻ chia rằng, xin hãy đừng để đam mê lầm đường lạc lối hóa thành thù hận. Xin hãy lắng nghe lời tha thiết nguyện cầu của những trái tim trong trẻo, để cuộc đời này bớt đi những bi kịch oan khiên…(Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Trăng sáng vườn dưa”: Tính nhân văn và cái đẹp của con người

“Trăng sáng vườn dưa”: Tính nhân văn và cái đẹp của con người

Ngày phát hành 14:16 | 26/6/2023

Lượt nghe: 946

Cuộc đời con người ta hẳn ai cũng có lúc mắc phải sai lầm, chỉ là sai lầm nhỏ hay to, sửa sai được hay không mà thôi. Lão Điểu-nhân vật chính trong truyện ngắn chúng ta vừa nghe, không phải mắc một mà hai sai lầm, song rất may là lão biết đứng dậy và kịp thời làm lại. Lần thứ nhất, lão phải lòng Loan-người đã có một đời chồng và một đứa con, dẫn đến việc phản bội đồng đội, xóm làng, quê hương làm tay sai cho quân Pháp. Lần thứ hai, lão định theo bọn phản động trong nước…Cả hai lần lão đều phải trả giá là mất đi hai ngôi nhà to. Nhưng cái mất lớn hơn đối với lão không phải là giá trị vật chất mà là lòng tin. Lần thứ nhất là của anh em đồng đội, bà con hàng xóm láng giềng, lần thứ hai là của các con…Nhưng cái hay, cái giá trị của tác phẩm và nó cũng thể hiện bản lĩnh của lão Điểu là lão biết đứng dậy một cách tự tin và kiêu hãnh, quyết tâm làm lại cuộc đời. Dẫu không còn nhà để ở, dẫu ba anh con trai xa lánh hắt hủi, thì lão cũng không lấy đó làm buồn phiền, hay một lời ca thán oán trách. Lão lặng lẽ ra ở riêng trong một túp lều lợp rạ ở bìa làng cùng một thuở ruộng để trồng dưa. Ruộng dưa ấy, dưới bàn tay chăm chỉ đào sâu cuốc bẫm của lão, đã cho ra đời những quả dưa “như đàn lợn con béo múp” và ngọt lịm. Những quả dưa đã nuôi sống lão và cho lão niềm vui sống. Với cái nhìn nhân văn giàu lòng vị tha, nhà văn đã không xây dựng nhân vật lão Điểu đi theo hướng bi kịch, dẫn tới kết cục buồn đau. Người đọc người nghe không hề ghét bỏ lão, trái lại còn lo lắng và tỏ ra thương cảm cho cuộc đời gập ghềnh của lão. Hình ảnh cô gái xuất hiện trong túp lều của lão Điểu ở phần cuối truyện mang không khí liêu trai, hiện thực huyền ảo, song chứa nhiều ẩn dụ. Nó là phần tốt đẹp trong con người lão, luôn thường trực trong lão và có dịp thì trỗi dậy. Nó cũng thể hiện khát khao cái đẹp, hướng thiện trong bất cứ con người nào chứ không riêng gì lão Điểu. Vì thế, truyện gây ấn tượng trong lòng người đọc người nghe bởi tính nhân văn và cái đẹp của con người. (Lời bình của BTV Nguyễn Vũ Hà)

Bài thơ "Ánh trăng" của nhà thơ Nguyễn Duy dưới góc nhìn biểu tượng

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 14/3/2019

Lượt nghe: 1171

Bài thơ "Ánh trăng" của nhà thơ Nguyễn Duy có vị trí quan trọng trong chương trình ngữ văn lớp 9, thường đi vào đề thi, đề kiểm tra. Một bài thơ giản dị trong cách thể hiện mà sâu nặng nghĩa tình, nghĩ suy... (Văn nghệ thiếu nhi 11/03/2019)

Câu chuyện đằng sau bức tranh "Đêm trăng"

Câu chuyện đằng sau bức tranh

Ngày phát hành 10:6 | 4/3/2022

Lượt nghe: 831

Nhà thơ Y Phương là một tên tuổi trong nền thơ hiện đại nước ta, tác giả của bài "Nói với con" được đưa vào sách giáo khoa ngữ văn trong nhà trường. Khi ông mất, gia đình đã đưa ông trở về quê hương, trở về ngôi nhà sàn đơn sơ ở làng Hiếu Lễ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Với tất cả niềm xúc động nhớ thương, họa sĩ Hoàng A Sáng - con rể của nhà thơ đã vẽ bức tranh “Đêm trăng”, họa lại ngôi nhà sàn ngày đón nhà thơ Y Phương trở về... (Văn nghệ thiếu nhi 02/03/2022)

Chàng Trăng

Chàng Trăng

Ngày phát hành 10:42 | 7/4/2023

Lượt nghe: 912

“Chàng Trăng” là nhan đề câu chuyện cổ tích chúng mình nghe hôm nay. Câu chuyện mang nhiều yếu tố thần tiên, cổ tích khi khai thác mô típ người phụ nữ gặp một vật lạ bèn ướm thử chân vào, hoặc uống ngụm nước thần là khi về nhà đậu thai. Những cô bé, cậu bé được sinh ra trong hoàn cảnh ấy thường mang một vẻ đẹp khác lạ và sức khỏe phi thường... (Kể chuyện và hát ru 24/03/2023)

Chú bé người và ông trăng

Chú bé người và ông trăng

Ngày phát hành 11:12 | 27/1/2022

Lượt nghe: 1174

Ngày xửa ngày xưa con người chưa có cái bóng của mình đâu, vì thế con người rất sợ bị quỷ dữ dọa nạt. Có một chú bé người đã gặp ông trời để xin ông cái bóng của mình. Ông trời bày cách phải đi tìm ông trăng. Chú bé người quyết định sẽ lên cung trăng để tìm ông và xin cái bóng... (Kể chuyện và hát ru 24/01/2022)

Chuyện kể của vầng trăng

Chuyện kể của vầng trăng

Ngày phát hành 0:0 | 22/9/2020

Lượt nghe: 664

Các bé có biết vì sao rằm Trung thu, vầng trăng lại tròn đầy và sáng ngời như vậy không? Có rất nhiều câu chuyện lý giải điều này. Câu chuyện mà chúng ta nghe hôm nay là một ví dụ đầy xúc động... (Kể chuyện và hát ru 18/09/2020)

Cuốn sách về tình bạn tuổi trăng tròn

Cuốn sách về tình bạn tuổi trăng tròn

Ngày phát hành 0:0 | 5/6/2019

Lượt nghe: 667

Xuyên suốt hơn 100 trang sách "Tuổi mười bốn", tác giả đã tường thuật tỉ mỉ đến từng chi tiết trọn vẹn một ngày của một cô bé mười bốn tuổi. Cuộc sống hiện lên qua ngòi bút của tác giả Tamara dường như rất đỗi bình thường: buổi sáng ngủ dậy, tắm, đi học, các mối quan hệ bạn bè, những rung động đầu đời, tấm bưu thiếp còn vương hương mùa hè. Biên tập viên Dương Hà đã gọi tên những cảm xúc từ cuốn sách này qua bài viết “Tình bạn tuổi trăng tròn”... (Trang văn học tuổi mới lớn 04/06/2019)

Đọc truyện "Cà Nóng chu du Trường Sa" - Buổi thứ chín - Đêm trăng tròn

Đọc truyện

Ngày phát hành 11:17 | 6/8/2022

Lượt nghe: 576

Cà Nóng có một đêm trăng tròn đáng nhớ giữa biển khơi. Sau vụ việc hôm trước, Cà Nóng và Ni bắt chuyện làm hòa với nhau. Câu chuyện bắt đầu rôm rả, nhất là khi hai bạn nói về niềm đam mê chụp ảnh. Ni khá nổi tiếng trong giới nhiếp ảnh, nóng tính nhưng tốt bụng, hay giúp đỡ người khác... (Văn nghệ thiếu nhi 29/07/2022)

Đọc truyện "Cơ bản là cơ bản" - Buổi mười một - Bông Trăng

Đọc truyện

Ngày phát hành 18:1 | 6/5/2023

Lượt nghe: 287

Chú Tôn và bố của Trần Cơ Bản từng là đôi bạn thân nhau. Vì nhà quá nghèo nên chú Tôn đã không thể tiếp tục đến trường được nữa. Sau đó là quãng đời thăng trầm của chú khiến chẳng ai biết thông tin về chú ấy. Khi gặp chú Tôn, cả Cơ Bản và Huyền còn rất tò mò về bé Bông Trăng - con gái chú. Vậy tên gọi “Bông Trăng” có ý nghĩa như thế nào với chú Tôn nhỉ? (Văn nghệ thiếu nhi 28/04/2023)

Đọc truyện "Ông già Khốt-ta-bít" - Buổi 58 - Khám phá mặt trăng

Đọc truyện

Ngày phát hành 15:50 | 29/5/2022

Lượt nghe: 581

Sự bảo thủ của Ô-ma Lu-xúp khiến ông già Khốt thất vọng. Sau nhiều năm bị giam cầm trong chiếc bình dưới biển sâu, khi được giải thoát, ông ấy lại tỏ ra bảo thủ, hách dịch, cho rằng những điều mình suy nghĩ về mặt trăng, về cát bụi, về biển sâu là hoàn toàn có lý. Điều gì sẽ xảy ra khi ông Ô-ma Lu-xúp quyết định bay lên khám phá mặt trăng? (Văn nghệ thiếu nhi 27/05/2022)

Gà trống đen ích kỷ trong truyện "Nhà bay lên cung trăng"

Gà trống đen ích kỷ trong truyện

Ngày phát hành 0:0 | 27/12/2018

Lượt nghe: 870

Gà trống đen ban đầu thật ích kỉ, không muốn cho bọn gà chíp lên cây ngủ cùng mình. Cứ tưởng rằng khi ngôi nhà trên cây bị bão cuốn bay đi mất, bọn gà chip sẽ mặc kệ trống đen cho bõ ghét ấy thế mà chúng lại tận tình giúp đỡ! Trước sự tốt bụng của gà chip, trống đen đã rất xấu hổ (Kể chuyện và hát ru 26/12/2018)

Hình tượng vầng trăng trong những vần thơ cuối của nhà thơ Trần Quang Quý

Hình tượng vầng trăng trong những vần thơ cuối của nhà thơ Trần Quang Quý

Ngày phát hành 15:49 | 22/9/2023

Lượt nghe: 1204

Vầng trăng – một biểu tượng thiên nhiên muôn đời cũng là một ám ảnh trong thơ Trần Quang Quý. Trong ba tập thơ mới ra mắt của thi sĩ quá cố, trăng trở đi trở lại, vừa là ký ức, vừa là soi rọi của hiện tại cuộc đời.

Kịch "Thức cùng trăng": Thấu hiểu tâm tư của đấng sinh thành

Kịch

Ngày phát hành 0:0 | 27/4/2016

Lượt nghe: 1963

Dành toàn bộ quãng đời tuổi trẻ để chăm lo cho con cái là điều thường thấy ở những người cha, người mẹ không may rơi vào cảnh góa bụa. Thế nhưng không phải ai cũng may mắn tìm thấy cho mình một niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, một người bạn lòng tin cậy vào những năm tháng cuối đời. Vậy con cái trong gia đình nên có cách ứng xử như thế nào, quan tâm như thế nào đến những mong ước giản dị nhưng cũng có phần thầm kín của bậc sinh thành? Vở kịch ngắn sau đây sẽ gửi đến một câu chuyện nho nhỏ, mời quý vị và các bạn cùng nghe!

Kịch truyền thanh "Xóm núi trăng chiều": Tình người ấm áp

Kịch truyền thanh

Ngày phát hành 0:0 | 5/11/2018

Lượt nghe: 2551

Tình người ấm áp của những người dân xóm nhỏ... Mỗi người một hoàn cảnh bất hạnh, một số phận nhọc nhằn nhưng trên tất cả họ đều nhân hậu và biết yêu thương. Kịch của Nguyễn Huấn.

Ngụ ngôn Ê-dôp “Những con voi và mặt trăng”

Ngụ ngôn  Ê-dôp “Những con voi và mặt trăng”

Ngày phát hành 0:0 | 19/8/2020

Lượt nghe: 1081

Đàn voi hung dữ phá hoại mùa màng đi đến đâu sự sống bị đe dọa đến đó. Những chú thỏ con rất sợ hãi, tìm cách chống lại. Nhờ trí thông minh nhanh nhẹn, thỏ đã thoát khỏi lũ voi hung ác. Đàn voi dời đi, trả lại cuộc sống yên bình cho khu rừng... (Kể chuyện và hát ru 21/08/2020)

Phim điện ảnh "Trăng nơi đáy giếng": Khi giọt nước tràn ly

Phim điện ảnh

Ngày phát hành 0:0 | 20/7/2018

Lượt nghe: 923

Mở đầu chương trình hôm nay, chúng ta sẽ cùng gặp gỡ với phóng viên Phương Thúy để nghe chị chia sẽ những cảm nhận về triển lãm tranh: “Những phác thảo tranh của họa sĩ Nguyễn Gia Trí”. Tiếp đó, trong chuyên mục “Thưởng thức tác phẩm” mời các bạn cùng nghe những chia sẻ của bạn Cấn Thị Huyền- K60 Văn học, trường Đại học KHXH & NV- ĐHQGHN về bộ phim “Trăng nơi đáy giếng” của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn. Ngoài ra, chương trình còn có những nội dung hấp dẫn khác như: Chia sẻ của nhạc sĩ Trần Thanh Tùng khi ông phổ nhạc ca khúc “Nơi em về làm dâu” từ bài thơ “Sông Cầu” của nhà thơ Đỗ Trung Lai. Phần cuối chương trình là giai thoại về nhà thơ Đỗ Trung Lai. (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 26/07/2018)

Sự tích Cuội trên cung trăng đêm Rằm Tháng Tám

Sự tích Cuội trên cung trăng đêm Rằm Tháng Tám

Ngày phát hành 0:0 | 25/9/2015

Lượt nghe: 1476

Đêm rằm trung thu ngước nhìn lên cung trăng hẳn các bạn sẽ thấy rất rõ hình ảnh chú Cuội ngồi dưới gốc cây đa. Vậy tại sao trên cung trăng lại có hình ảnh chú Cuội? Câu chuyện "Sự tích thằng Cuội cung trăng" sẽ giúp các bạn có câu trả lời (kể chuyện và hát ru ngày 24+25/9)

Sự tích hình thỏ trên mặt trăng

Sự tích hình thỏ trên mặt trăng

Ngày phát hành 0:0 | 29/4/2016

Lượt nghe: 2585

Trong khu rừng nọ, các con thú lên kế hoạch chia thức ăn cho người hành khất vào ngày rằm. Trong khi những con vật khác đều kiếm được thức ăn bằng mưu mẹo, thì thỏ lại không kiếm được gì ngoài cỏ. Thỏ nguyện hiến thân mình để cứu những người nghèo khổ. Sự thật thà, tốt bụng của thỏ lay động đến thiên cung. Ngọc Hoàng cho khắc hình thỏ lên phiến đá, đặt lên mặt trăng như một tấm gương sáng.(Kể chuyện và Hát ru cho bé 29/4/2016)

Tạ Anh Thư: Người chờ trăng rực rỡ, úa tàn

Tạ Anh Thư: Người chờ trăng rực rỡ, úa tàn

Ngày phát hành 7:57 | 5/7/2021

Lượt nghe: 951

Vượt qua được thao tác viết, lướt trên từng chữ cái và bắt đầu lắng nghe, dù chỉ một chút thôi thanh âm của câu thơ, xem như người viết đã chạm tới được rung cảm sâu xa của tâm hồn mình, đã le lói lối vào tâm tư bạn đọc. Trong tập thơ mới - “Thanh âm” gồm 39 sáng tác, nữ nhà thơ Tạ Anh Thư chắt lọc những sắc điệu khác nhau từ mạch cảm xúc trầm buồn miên man. Vọng âm và sức ngân vang của những câu thơ hãy còn là một câu chuyện dài mà may mắn ấy rất hiếm hoi trong cuộc đời sáng tác. Nắm bắt được rung cảm từ ngẫm nghĩ từ bên trong chính ra cũng là đường đi hi vọng.

Thỏ con và mặt trăng

Thỏ con và mặt trăng

Ngày phát hành 0:0 | 8/10/2020

Lượt nghe: 1251

Thỏ con vốn ham chơi. Vậy nên đã đến giờ đi ngủ mà bạn ấy vẫn trốn mẹ, lẻn ra ngoài giữa trời đêm. Thật vô cùng nguy hiểm. May thay, có mặt trăng luôn dõi theo và bảo vệ bạn thỏ suốt quãng đường đi... (Kể chuyện và hát ru 07/10/2020)

Thơ Hoàng Hữu - Nửa vầng trăng vẫn sáng

Thơ Hoàng Hữu - Nửa vầng trăng vẫn sáng

Ngày phát hành 0:0 | 14/7/2016

Lượt nghe: 2607

Dẫu biết mình chỉ có nửa vầng trăng, song thi sỹ ấy luôn khát khao về một vầng trăng tròn đầy, viên mãn. Trăng cũng là hình tượng trở đi trở lại trong thế giới thơ ca của Hoàng Hữu. Hiểu như thế sẽ nhận ra “Hai nửa vầng trăng” không chỉ là một bài thơ tình mà còn chứa đựng trăn trở nghệ thuật của một nhà thơ khao khát tới được “Bến bờ anh tim dội sóng đến vô cùng”. (Tiếng thơ 13/7/2016)

Tiệc trăng

Tiệc trăng

Ngày phát hành 0:0 | 17/6/2019

Lượt nghe: 2144

Cuộc đời con người ta có những bước ngoặt bất ngờ không lường trước được. Nó có thể mang lại hạnh phúc vô bờ hay nỗi đau tột cùng cho người đó. Điều quan trọng là cái cách mà ta vui với hạnh phúc hay vượt qua nỗi đau như thế nào. Truyện ngắn “Tiệc trăng” của nhà văn Nguyễn Thị Mai Phương ở Bắc Giang mà các bạn thưởng thức sau đây chia sẻ với chúng ta điều đó...(Đọc truyện đêm khuay phát 17/6/2019)

Tiểu thuyết Trăng lên - Cuộc "vượt vũ môn" của nhà văn Thế Đức

Tiểu thuyết Trăng lên - Cuộc

Ngày phát hành 15:16 | 28/4/2022

Lượt nghe: 1619

Viết về một đề tài thuộc hàng kinh điển trong văn học nước nhà như chiến tranh và người lính là một điều không hề dễ dàng. Khai thác gì ở một mảnh đất đã nhiều người cày xới? Viết gì khi trước mặt đã có nhiều đỉnh cao? Kể câu chuyện gì khi đề tài rất kén độc giả? Đối diện với những thách thức ấy, nhà văn Thế Đức đã có câu trả lời của riêng mình. Đó là tiểu thuyết “Trăng lên” do Công ty Sách và Truyền thông Việt Nam cùng NXB Hội Nhà văn ấn hành. Một cuốn tiểu thuyết 500 trang, được kể ngót một phần tư thế kỷ, từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến sau Tết Mậu Thân năm 1968, có gì thú vị? Mọi chuyện sẽ được bật mí trong cuộc trò chuyện giữa nhà văn Thế Đức và phóng viên chương trình.

Trăng trong thơ kim cổ

Trăng trong thơ kim cổ

Ngày phát hành 11:9 | 12/9/2024

Lượt nghe: 1603

Vầng trăng tự bao đời đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các tác phẩm văn học nghệ thuật, trong đó có thi ca. Trăng vừa là một vẻ đẹp huyền diệu của đất trời, vừa là nơi để những người nghệ sĩ ký thác, gửi gắm bao nỗi niềm tâm sự buồn vui. Nhân dịp Tết trung thu năm nay, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam xin được dành một cuộc trò chuyện với chủ đề: Trăng trong thơ kim cổ.

Truyện "Nhà bay lên cung trăng" - Cuộc hội ngộ vui vẻ của các chú gà ngộ nghĩnh

Truyện

Ngày phát hành 0:0 | 13/3/2018

Lượt nghe: 1202

Gà trống Đen và đàn gà Chíp tranh cãi nhau về một ngôi nhà cao tít trên ngọn cây, đó là cây đa to ơi là to. Các bạn muốn có ngôi nhà trên cao ấy để chị mái mơ đẻ trứng. Câu chuyện thật là vui vì các bạn gà có những ý tưởng thật thú vị, các bé nhỉ! Và cuối cùng, ngôi nhà trên ngọn cây đã thành hiện thực.

Truyện "Trăng huyền ảo": Ánh trăng không cô đơn

Truyện

Ngày phát hành 0:0 | 18/5/2016

Lượt nghe: 1481

Truyện viết về ký ức chiến tranh, có cả gian khổ và mất mát nhưng không bi lụy mà vô cùng ấm áp. Những nhân vật như Toán, anh Hàn, chị Hạnh được khắc họa sống động, có cảm giác họ sắp bước ra từ trang sách. Họ ám ảnh người đọc, người nghe bởi những câu chuyện kì lạ trong cuộc đời và vẻ đẹp từ trái tim mình.(Đọc truyện đêm khuya 16/5/2016)

Truyện ngắn "Ánh trăng lóng lánh": Có phải thời cổ tích?

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 6/9/2016

Lượt nghe: 6943

Người con trai và người con gái đương tuổi thanh xuân, lại có quá nhiều điều kiện thời gian ở bên nhau, ban ngày và thậm chí cả lúc đêm khuya, nếu có xảy ra chuyện gì đi quá giới hạn thì cũng là điều bình thường, dễ hiểu. Nhưng họ đã vượt qua những ham muốn cá nhân một cách nhẹ nhàng. Theo thời gian, họ cùng già đi, từng trải thêm,nhưng lời hứa năm xưa vẫn giữ nguyên ánh sáng pha lê trong trẻo, thuần khiết, vẫn là thứ ánh trăng lóng lánh giúp họ thấu hiểu và trân trọng nhau. (Đọc truyện đêm khuya 05/9/2016)

Truyện ngắn "Ánh trăng lu": Ảo mờ kiếp nhân sinh

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 19/12/2018

Lượt nghe: 1144

Nhìn dưới ánh trăng rằm thì mọi sự có thể đều chói lọi, rực rỡ. Nhưng hãy thử nhìn dưới ánh trăng lu thì khác, tất cả sẽ mờ mờ nhân ảnh, mù mịt. Khối chuyện chuyện cười ra nước mắt, khối bi hài kịch…(Đọc truyện đêm khuya phát 18/12/2018)

Truyện ngắn "Trăng suông": Tình yêu và những khuất lấp

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2017

Lượt nghe: 8612

Tình yêu của Thuận và Thao đã bị hố sâu ngăn cách và càng trở nên xa vời, khó thu hẹp khoảng cách. Thao từ chỗ chủ động đến với Thuận đã dần dần rời xa anh. Nếu như trước đây Thao bạo dạn quyết liệt bao nhiêu thì sau này cô đã đổi khác. Mọi việc đã hoàn toàn thay đổi khi cả hai người đã rời quê lên phố mưu sinh. (Đọc truyện đêm khuya 20/4/2017)

Truyện ngắn "Trăng trôi chân cầu": Nỗi buồn thân phận phụ nữ

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 24/7/2018

Lượt nghe: 1637

Nhiên - nhân vật chính của câu chuyện đã chịu một cuộc đời đầy ẩn ức, cay đắng, thiệt thòi. Cô đã chọn cuộc sống ấy bởi sự hi sinh quá lớn cho các em. Không chồng con, Nhiên đã sống mà như chết, cô không có khái niệm của niềm vui và hạnh phúc bởi chuỗi ngày cô trải qua là buồn bã, nhạt nhòa. Câu chuyện thức gợi nỗi đau sâu kín của những người đàn bà cô đơn và nhiều cay đắng. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 23/7/2018)

Truyện ngắn "Vệ đê trong đêm trăng": Ngày xưa có một chuyện tình

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 7/10/2016

Lượt nghe: 7737

Với nhiều người viết, chiến tranh chưa bao giờ là một câu chuyện cũ. Dẫu là một chuyện tình yêu lãng mạn, những niềm tin yêu vượt lên bom đạn thì vẫn còn đó nỗi đau, sự mất mát và ám ảnh. Truyện ngắn "Vệ đê trong đêm trăng" của nhà văn Lê Thị Bích Hồng là một trong muồn vàn câu chuyện như thế. (Đọc truyện đêm khuya 06/10/2016)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00

Đọc truyện đêm khuya (đang phát)

08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu