Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2018
Lượt nghe: 564
Bước vào lớp 6, chúng mình làm quen với thể loại văn tự sự. Không hề khó chút nào. Thậm chí còn gần gũi với chúng ta nữa. Nhưng để làm tốt một bài văn tự sự thì cũng cần sự đầu tư nghiêm túc đấy nhé. Từ kinh nghiệm cá nhân, bạn Hà Phương, học sinh lớp 6A trường THCS Chu Văn An - Hà Nội nói gì về điều này... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 19/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2016
Lượt nghe: 944
Trong các văn bản tự sự, luôn có một nhân vật là người kể chuyện. Người kể chuyện có thể ở ngôi thứ nhất xưng tôi, hoặc ở ngôi thứ ba giấu mình đi. Vị trí, điểm nhìn của người kể chuyện ảnh hưởng tới nội dung văn bản cũng như sự tiếp nhận từ phía người đọc. Lựa chọn ngôi kể trong văn tự sự đôi khi là sự tính toán kỹ càng liên quan đến ý đồ nghệ thuật, có khi là sự lựa chọn tự nhiên, ngẫu hứng xuất phát từ cảm xúc của người viết. (Văn học nhà trường 12/12/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2017
Lượt nghe: 1108
Khi học bài làm bài, chúng ta thường đọc văn bản tự sự ở các thể loại như truyện ngắn, ký, tiểu thuyết, hoặc do chính chúng ta sáng tạo nên, ví dụ như các bài văn kể chuyện. Để hiểu hơn về văn tự sự và nâng cao năng lực làm văn tự sự, chúng ta cần phải để ý đến những yếu tố như cốt truyện, sự kiện, trật tự kể. Trong đó, sự kiện trong văn tự sự là những sự việc có tính chất bước ngoặt, tạo ra thay đổi nào đó đối với nhân vật, phân biệt với các sự việc diễn ra hàng ngày đều đều như một lịch trình định sẵn. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 24/4/2017)