Hệ thống tìm thấy 16 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 14/3/2017
Lượt nghe: 2034
Vì muốn báo hiệu cho dân làng biết để thoát khỏi trận động đất sóng thần khủng khiếp, ông lão Hamaguchi đã không ngần ngại đốt cháy cả cánh đồng lúa của mình. Ông lão đã chấp nhận hy sinh cả gia tài của mình để cứu sống mọi người. (Kể chuyện và hát ru cho bé 14/03/2017).
Ngày phát hành 0:0 | 5/4/2017
Lượt nghe: 1719
Với thiếu nhi thành phố thì những công việc của nhà nông như cầy, bừa, gặt lúa, phơi thóc, nhổ lạc … khá lạ lẫm. Còn với những em nhỏ ở nông thôn thì đó lại là công việc quen thuộc gắn với tuổi thơ của nhiều người. Phần đầu chương trình là tản văn giàu hình ảnh làng quê Việt Nam có nhan đề "Buổi đầu tiên đi gặt” của tác giả Ngọc Châu. Tản văn là kỉ niệm đẹp về tuổi thơ và cũng giúp người đọc, người nghe hiểu được giá trị của sức lao động. Tiếp đó là tiểu phẩm "Thiên sứ và đại ca" do Hoàng Hiệp chuyển thể nói về tình bạn bất ngờ để lại nhiều kỉ niệm khó quên. (Văn nghệ thiếu nhi 02/4/2017)
Ngày phát hành 8:10 | 4/7/2022
Lượt nghe: 1169
Chiến thắng Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972 là biểu tượng sinh động của tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt của hai dân tộc Việt Nam và Lào. Đây là lần đầu tiên nước ta và nước bạn tiến hành một chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh trên chiến trường Lào. Thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng là biểu tượng về sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng, tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa Ðảng, Nhà nước, nhân dân và quân đội hai nước Việt Nam – Lào. Mời các bạn cùng Phóng viên Anh Thư “Cùng thơ trở lại cánh đồng Chum” qua hồi tưởng của những người lính từng trực tiếp chiến đấu nơi đây ngày ấy và cả những nhà thơ, những người lính từng tới đây, từng đi dọc chiến trường Lào.
Ngày phát hành 16:14 | 7/4/2022
Lượt nghe: 2393
Tiểu thuyết “Cánh đồng Chum mùa hoa ban” của nhà văn Hoàng Thế Sinh kể lại cuộc chiến đấu gian khổ và anh dũng của quân tình nguyện Việt Nam trong chiến dịch Cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng, Lào năm 1971 - 1972. Đây là chiến dịch phòng ngự của liên quân Việt - Lào nhằm đánh bại kế hoạch lấn chiếm đất Lào trong mùa mưa của quân phái hữu Lào và quân đội Thái Lan, bảo vệ vùng giải phóng Cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng. Nhân vật chính trong tiểu thuyết là Thanh Bình, Yên Hoàng, Minh Phú, Dương Minh... Họ là những người bạn học cùng lớp, ở tuổi hai mươi đã vào đội quân tình nguyện Việt Nam, lên đường làm nghĩa vụ quốc tế tại Lào. Với “Cánh đồng Chum mùa hoa ban”, nhà văn Hoàng Thế Sinh muốn gửi gắm điều gì khi viết về nơi từng là một phần kí ức của chính mình? Câu trả lời sẽ được bật mí trong cuộc trò chuyện qua điện thoại giữa nhà văn và phóng viên chương trình.
Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2015
Lượt nghe: 2317
Một làng quê với những cánh đồng phì nhiêu nhưng người nông dân chẳng đủ sống bằng đất đai. Lợị dụng hoàn cảnh ấy, có kẻ vì lợi ích cá nhân đã toan tính mua ruộng với giá rẻ. Cuộc chiến giữa những người, thủy chung với ruộng đồng với không ít kẻ hám lợi tưởng chừng phá nát cuộc sống vốn hiền hòa bình lặng trong mỗi nếp nhà. Nhưng cuối cùng, chân lý đã đững về phía những người biết sống vì cộng đồng, nặng tình quê hương.
Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2015
Lượt nghe: 1530
Một làng quê với những cánh đồng phì nhiêu nhưng người nông dân chẳng đủ sống bằng đất đai. Lợị dụng hoàn cảnh ấy, có kẻ vì lợi ích cá nhân đã toan tính mua ruộng với giá rẻ. Cuộc chiến giữa những người, thủy chung với ruộng đồng với không ít kẻ hám lợi tưởng chừng phá nát cuộc sống vốn hiền hòa bình lặng trong mỗi nếp nhà. Nhưng cuối cùng, chân lý đã đững về phía những người biết sống vì cộng đồng, nặng tình quê hương.
Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2015
Lượt nghe: 1470
Một làng quê với những cánh đồng phì nhiêu nhưng người nông dân chẳng đủ sống bằng đất đai. Lợị dụng hoàn cảnh ấy, có kẻ vì lợi ích cá nhân đã toan tính mua ruộng với giá rẻ. Cuộc chiến giữa những người, thủy chung với ruộng đồng với không ít kẻ hám lợi tưởng chừng phá nát cuộc sống vốn hiền hòa bình lặng trong mỗi nếp nhà. Nhưng cuối cùng, chân lý đã đững về phía những người biết sống vì cộng đồng, nặng tình quê hương.
Ngày phát hành 0:0 | 28/4/2020
Lượt nghe: 1090
Sau biết bao nỗ lực, bao hy sinh không mệt mỏi của bộ đội Việt Nam và quân đội Pathet Lào, cuối năm 1972, chiến dịch cánh đồng Chum giành hoàn toàn thắng lợi. Từ đây góp một phần quan trọng vào vị thế của Việt Nam và Lào trên bàn đàm phán ở Paris, góp phần vào thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, cổ vũ mạnh mẽ và tạo điều kiện cho quân và dân Lào liên tiếp nổi dậy, giành chính quyền trong cả nước và thành lập nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào vào ngày 2-12-1975 (Tiếng thơ 29/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 13/2/2015
Lượt nghe: 1457
Khi mùa xuân về trên cánh đồng, ngay cả những con vật lầm lì, nhút nhát nhất cũng trở nên vui vẻ và hòa đồng. Không những vậy, muôn loài vật còn an ủi và cất công tìm cách giải oan cho bạn Sẻ đồng mít ướt nữa. Mùa xuân không chỉ mang tới niềm vui mà còn gắn kết tình bạn, tình thân ái giữa muôn loài (Kể chuyện và hát ru 12+13/2).
Ngày phát hành 14:46 | 5/7/2023
Lượt nghe: 1112
Trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây, khi nhắc về những cây bút văn xuôi Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư là một trong những tên tuổi nổi bật. Tính từ tập truyện ngắn đầu tay Ngọn đèn không tắt (NXB Trẻ, 2000), cho đến nay, Nguyễn Ngọc Tư đã cho ra mắt 28 tập tác phẩm bao gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, tản văn, ký, tạp bút, truyện thiếu nhi, tiểu thuyết và thơ. Nguyễn Ngọc Tư đã nhận được nhiều giải thưởng, trong đó tiêu biểu phải kể đến Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2006 cho tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận, Giải Liberaturpreis 2018 do Hiệp hội Quảng bá văn học châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh tại Đức bình chọn. Năm 2019, Nguyễn Ngọc Tư lọt vào Top 50 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam năm 2018 do tạp chí Forbes bình chọn. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung văn học của Nguyễn Ngọc Tư với tên gọi: Nguyễn Ngọc Tư – Trên cánh đồng người bất tận. Do thời lượng có hạn, chương trình lần này chỉ tập trung trao đổi, bàn luận về các tác phẩm truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Ngọc Tư, phần tiểu thuyết và thơ của chị xin được hẹn thính giả vào một dịp khác
Ngày phát hành 0:0 | 8/4/2020
Lượt nghe: 1019
Sinh năm 1952, từng đi bộ đội, tham gia thanh niên xung phong, dạy học, học viên khóa đầu trường viết văn Nguyễn Du, rồi chuyển sang làm báo, làm biên tập viên văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam cho đến lúc nghỉ hưu. Đó là đôi nét về nhà thơ Nguyễn Thị Đạo Tĩnh, tác giả của hai tập thơ “Bùa lá” và “Miền hoa dại”. Trong đời sống và trong thơ, bà luôn lặng lẽ, sự lặng lẽ ấy đem tới những bài thơ, những câu thơ “trong và buốt như nước mắt” như nhận xét của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Tiếng thơ Nguyễn Thị Đạo Tĩnh trước hết là tiếng lòng của người phụ nữ đi đến tận cùng tình yêu, khao khát sự chân thành, tử tế, không dối lừa… (Tiếng thơ 08/04/2020)
Ngày phát hành 10:15 | 19/5/2021
Lượt nghe: 1551
Nhà thơ Đồng Đức Bốn cho tới khi qua đời đã xuất bản 6 tập thơ. Nếu như ở tập đầu tay, Con ngựa trắng và rừng quả đắng (1992), thơ Đồng Đức Bốn còn chưa gây được nhiều sự chú ý thì ngay trong tập thơ xuất bản 1 năm sau đó, Chăn trâu đốt lửa (1993), ông đã chinh phục được đông đảo độc giả bằng giọng điệu rất riêng của mình, đồng thời xác lập sở trường của bản thân là thể thơ lục bát. Các tập thơ xuất bản trong những năm sau đó lần lượt là: Trở về với mẹ ta thôi (2000), Cuối cùng vẫn còn dòng sông (2000), Chuông chùa kêu trong mưa (2002) và tập thơ cuối cùng dày hơn nghìn trang như một hợp tuyển tổng kết cả đời thơ của Đồng Đức Bốn: Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc (2006). Năm nay, vừa tròn 15 năm kể từ khi ông qua đời, Đôi bạn văn chương dành một chương trình trò chuyện để tưởng nhớ con người và tác phẩm của ông.
Ngày phát hành 0:0 | 7/11/2016
Lượt nghe: 1738
Dẫu không gần về mặt địa lý, nhưng đất nước Nga, con người và văn hóa Nga lại không hề xa lạ với chúng ta. Ấn tượng này đặc biệt sâu đậm đối với những trí thức văn nghệ sỹ từng sinh sống, học tập và làm việc ở nơi này. Chính họ là cầu nối đưa những tác phẩm nghệ thuật đến với công chúng trong nước, truyền tình yêu nước Nga qua những vần thơ nồng hậu, da diết. (Tiếng thơ 06/11/2016)
Ngày phát hành 14:37 | 7/1/2021
Lượt nghe: 697
Triển lãm tranh “Người thổi sáo” của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều (Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam) đang diễn ra tại Trường Đại học Mỹ Thuật Việt Nam (42 Yết Kiêu, Hà Nội) giới thiệu hơn 50 bức tranh với các chất liệu sơn dầu, màu nước… (Làn sóng nghệ thuật 08/01/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 3/6/2019
Lượt nghe: 1070
Chương trình Tiếng thơ được thực hiện nhân dịp các cựu chiến binh, các văn nghệ sỹ từng có thời gian chiến đấu tại nước bạn Lào trở lại thăm chiến trường xưa vào cuối tháng 5 vừa qua. Chương trình thực hiện tại Xiêng Khoảng, với sự tham gia của các nhà thơ: Vương Trọng, Trần Nhương, Châu La Việt, Lê Hoài Nguyên… (Tiếng thơ 02/06/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2018
Lượt nghe: 944
Người nông dân luôn phải lao động một nắng hai sương ở ngoài cánh đồng với mong muốn có được những mùa vàng bội thu. Ấy vậy mà có một người đàn ông lại sẵn sàng đốt bỏ những bó lúa do mình làm ra. Vì sao người đàn ông ấy lại làm như vậy? Chắc hẳn có điều gì uẩn khúc gì đây? Mời các bé nghe câu chuyện cổ tích Nhật Bản “Cánh đồng cháy” qua giọng kể của chú Xuân Ninh nhé! (VOV6 Kể chuyện và hát ru 18/06/2018)