Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 24 kết quả

“ Giữa tiếng mưa đêm” - Ca ngợi người chiến sĩ công an nhân dân

“ Giữa tiếng mưa đêm” - Ca ngợi người chiến sĩ công an nhân dân

Ngày phát hành 14:19 | 29/9/2023

Lượt nghe: 1213

Yêu nghề viết, say mê văn hóa các dân tộc bản địa Tây Nguyên, gần 20 năm cầm bút, nữ nhà văn Niê Thanh Mai người dân tộc Ê Đê đã mang đến cho bạn đọc cả nước những trang văn đầy trăn trở, day dứt về những thân phận người trong dòng chảy biến đổi văn hóa. Ở đó có sự dùng dằng níu giữ nguồn cội, có sự va đập, đứt gãy văn hóa khi bứt phá để hội nhập. Nhà văn Niê Thanh Mai hiện là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk; Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong sự nghiệp viết văn, chị đã có nhiều giải thưởng như: Giải tác giả trẻ của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2005 với tập truyện ngắn “Suối của rừng”, giải Nhì của Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2006 trao cho truyện ngắn “Giữa cơn mưa trắng xóa” và “Cửa sổ không có chắn song”. Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay gửi đến quý vị và các bạn truyện ngắn “Giữa tiếng mưa đêm” của nhà văn Nie Thanh Mai:

“Chim Sắt ngày xưa”: Phim tài liệu về nữ chiến sĩ Biệt động Sài Gòn

“Chim Sắt ngày xưa”: Phim tài liệu về nữ chiến sĩ Biệt động Sài Gòn

Ngày phát hành 0:0 | 7/8/2020

Lượt nghe: 2219

"Chim Sắt" là biệt danh của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Thị Thu Nguyệt. Bà là một trong những phụ nữ đầu tiên tham gia đội Biệt động Sài Gòn. Trong thời gian hoạt động cách mạng, 3 lần bà bị đày ra Côn Đảo. (Điểm hẹn văn nghệ 01/8/2020)

“Hoa sưa đỏ”: Ngời sáng hình ảnh người chiến sĩ công an

“Hoa sưa đỏ”: Ngời sáng hình ảnh người chiến sĩ công an

Ngày phát hành 12:23 | 10/5/2022

Lượt nghe: 1388

Thưởng thức truyện ngắn “Hoa sưa đỏ” người đọc, người nghe như đang đi vào không gian rừng núi thăm thẳm với những sắc màu thanh âm, mùi vị độc đáo. Đó là một “ngoại cảnh” đặc sắc thường ít xuất hiện trong văn xuôi đương đại.Thiên nhiên ban tặng cho núi rừng Việt Bắc vẻ đẹp kỳ vĩ, quyến rũ, thơ mộng, linh thiêng và huyền bí. Nơi đây, có những dãy núi đá trầm mặc quanh năm ăm ắp sương bay, biết bao cánh rừng đại ngàn tầng tầng lớp lớp phô diễn cảnh sắc bốn mùa và những dòng sông rì rầm khúc ca muôn đời dưới thung sâu... Cùng với thiên nhiên hùng vĩ thì lịch sử, văn hóa, đời sống, phong tục, tập quán… từ bao đời đã tạc khắc, ngấm vào máu thịt đồng bào các dân tộc trên non cao, trở thành nguồn năng lượng tự nhiên phong phú, dồi dào để Nhà văn Bùi Thị Như Lan, người con của dân tộc Tày, sinh ra, lớn lên trong cảnh sắc nên thơ của núi rừng, đã thắp sáng những trang văn bằng chính thiên nhiên và nền văn hóa đậm đà bản sắc. Truyện ngắn được viết bằng ngôn ngữ tinh túy, chắt lọc, văn phong giàu xúc cảm, lối viết tự sự, thấm đẫm nhân văn, nhà văn đã dẫn chúng ta đến vùng núi Phja Kháo, nơi có gia đình người chiến sĩ công an Lý Thàng. Qua từng trang viết nhẹ nhàng mà sâu sắc, nhà văn đã khắc họa hình tượng người chiến sĩ công an hy sinh dũng cảm, giữ gìn cánh rừng gỗ sưa quý hiếm, giữ lại văn hóa của dân tộc, bởi vì: “Gỗ sưa đỏ trên núi Phja Kháo là cây mang hồn thiêng của núi rừng và là linh hồn của mỗi người dân trong vùng. Thế nên cây sưa đỏ quí lắm, được thế hệ ông bà, con cháu nhiều đời gìn giữ cẩn trọng.”. Truyện ngắn “Hoa sưa đỏ” để lại xúc cảm sâu sắc trong lòng độc giả về một lối viết rất riêng, không trộn lẫn của nhà văn, mà ở đó hình tượng người chiến sĩ công an “ Vì nước quên thân, vì nhân dân phục vụ” được khắc họa đậm nét, thông qua xúc cảm tự sự người vợ của đồng chí công an Lý Thàng, người đọc, người nghe như nghe rõ tiếng thở dài buốt nhói, lời đau xót… của những bà mẹ, người vợ có chồng là công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Sự hy sinh lặng thầm của người chiến sĩ công an Lý Thàng trong truyện “Hoa sưa đỏ” đã phản ánh thực tế những cống hiến, hy sinh của nhiều cán bộ, chiến sĩ công an trong công cuộc đấu tranh với tội phạm, giữ gìn sự bình yên cho nhân dân. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Ngàn năm Đại Việt”: Câu chuyện về chiến sĩ tàu “Không số”

“Ngàn năm Đại Việt”: Câu chuyện về chiến sĩ tàu “Không số”

Ngày phát hành 13:32 | 12/8/2021

Lượt nghe: 567

Vở diễn của nhà viết kịch Lê Quý Hiền, do NSND Hoàng Quỳnh Mai đạo diễn về những chuyến tàu không số chở hàng hoá, vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. (Làn sóng nghệ thuật 06/8/2021)

“Người mất gốc” (P1): Chân dung của một chiến sĩ công an

“Người mất gốc” (P1): Chân dung của một chiến sĩ công an

Ngày phát hành 10:21 | 9/10/2023

Lượt nghe: 673

Chúng ta vừa được nghe nửa đầu của truyện ký ‘’Người mất gốc’’ của tác giả Hữu Đạt. Với những trang văn này tác giả cố gắng khắc họa dần chân dung đời thường của một chiến sĩ công an tình báo. Bối cảnh là những năm tháng sau chiến tranh, đất nước đã hòa bình thống nhất nhưng tình hình xã hội còn vô cùng phức tạp, nhiều băng nhóm tội phạm chống phá vẫn ngấm ngầm hoành hành. Thiên- người chiến sĩ công an quê gốc Quảng Trị vẫn phải xa nhà, xa quê hương, người thân, mai danh ẩn tích, hoạt động đơn tuyến tại nội đô làm nhiều công việc kiếm sống, để nắm bắt tình hình từ đó góp phần triệt phá các băng nhóm tội phạm tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Vũng Tàu…. những hy sinh vất vả thầm lặng của người chiến sĩ công an không thể kể xiết

“Người mất gốc” (P2): Sự hy sinh vất vả thầm lặng của người chiến sĩ công an

“Người mất gốc” (P2): Sự hy sinh vất vả thầm lặng của người chiến sĩ công an

Ngày phát hành 10:27 | 9/10/2023

Lượt nghe: 931

Quí vị và các bạn có thể thấy truyện được viết bởi một tác giả không chuyên nên có phần thô mộc, đôi chỗ khô khan và thiếu chất văn. Bù lại tác phẩm có nhiều tình tiết chân thật, chi tiết sống động và rất đời nên vẫn có sức lôi cuốn hấp dẫn, tô đậm được đặc thù của nghề nghiệp, những thiệt thòi, hy sinh lặng lẽ của người chiến sĩ công an tình báo, giúp người dân hiểu hơn công việc, những vất vả, những chiến công lặng thầm của người chiến sĩ công an nhân dân vì bình yên cuộc sống. Ví dụ như chi tiết người chiến sĩ công an tên Thiên phải mai danh ẩn tích, dấu công việc, chỗ ở, gia đình không thể liên lạc được, thậm chí phải nói dối cả người thân, không được phép lấy vợ khi chuyên án chưa kết thúc. Gia đình người thân không hiểu, không thông cảm có lúc hiểu lầm còn cho anh là kẻ sống bạc bẽo, quên cả tình nghĩa ruột thịt, nên gọi anh là “người mất gốc’’. Ngay trong thời bình nhưng người chiến sĩ công an tên Thiên vần chưa có một phút giây được sống cuộc sống bình thường như bao người khác. Thiên không chỉ phải hy sinh hạnh phúc cá nhân mà còn phải làm đủ thứ nghề để che mắt, phải tập uống rượu như uông nước lã, chạy xe bạt mạng, nói tục như bọn đầu gấu và giao lưu kết bạn với cả thành phần bất hảo. Sống bao năm như vây nhưng Thiên vẫn giữ cốt cách trong sạch không dễ bị mua chuộc. Hai chuyên án được kể ở phần cuối truyện do đích thân Thiên chỉ huy cho thấy rõ phẩm chất của người lính trinh sát từng vào sinh ra tử, dày dạn kinh nghiệm, nhanh nhậy, tinh anh, có tài phán đoán và quyết đoán. Cuộc đời người chiến sĩ tình báo được khắc họa thật hiển hách. Thiên đã có một cuộc sống trọn vẹn, đầy ý nghĩa, và đáng tự hào. (Lời bình của BTV Tuyết Mai)

Chiến tranh qua nét vẽ của một họa sĩ - chiến sĩ

Chiến tranh qua nét vẽ của một họa sĩ - chiến sĩ

Ngày phát hành 18:53 | 3/5/2021

Lượt nghe: 1908

Sinh năm 1943, Phạm Lực thuộc thế hệ họa sĩ đầu tiên theo học tại Trường Mỹ thuật Việt Nam. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông đã có mặt ở các chiến trường, như Thanh Hóa, Quảng Bình, Tây Nguyên, Nam Bộ. (Câu chuyện nghệ thuật 30/4/2021)

Hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân trên sân khấu

Hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân trên sân khấu

Ngày phát hành 0:0 | 20/7/2020

Lượt nghe: 655

Liên hoan sân khấu "Hình tượng người chiến sĩ CAND" đang diễn ra tại thủ đô với sự góp mặt của 27 nhà hát, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trong cả nước với 33 vở diễn thuộc 4 thể loại: Kịch nói, Chèo, Cải lương, Dân ca kịch. (Làn sóng nghệ thuật 17/7/2020)

Hình tượng người chiến sĩ công an: Hành trình 60 năm cùng lịch sử đất nước

Hình tượng người chiến sĩ công an: Hành trình 60 năm cùng lịch sử đất nước

Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2015

Lượt nghe: 1175

Năm 2015 - năm của nhiều ngày lễ lớn. Các nghệ sĩ, diễn viên sân khấu kịch nói Công an nhân dân đã chuẩn bị gì mang tới người xem? Trong câu chuyện đầu năm, NSUT Công Bảy-Trưởng đoàn Kịch nói Công an nhân dân giải đáp câu hỏi này. (Chương trình Câu lạc bộ Sân khấu ngày 04/01/2015)

Hòa quyện phẩm chất nghệ sĩ - chiến sĩ

Hòa quyện phẩm chất nghệ sĩ - chiến sĩ

Ngày phát hành 11:5 | 18/5/2022

Lượt nghe: 2176

Thuộc lớp phóng viên nhiếp ảnh đầu tiên của TTXVN, trong suốt 40 năm cầm máy tác nghiệp, nghệ sĩ nhiếp ảnh Ngô Minh Đạo (hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam) đã có mặt trên khắp mọi nẻo đường đất nước ghi lại những khoảnh khắc quý giá về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (Câu chuyện nghệ thuật)

Liên hoan sân khấu về hình tượng người chiến sĩ Công an lần thứ 3

Liên hoan sân khấu về hình tượng người chiến sĩ Công an lần thứ 3

Ngày phát hành 0:0 | 30/7/2015

Lượt nghe: 1342

Liên hoan sân khấu về hình tượng người chiến sỹ Công an Nhân dân có thể coi là một sân chơi mới và thú vị đối với các nghệ sỹ sân khấu. Vì đây là cuộc thi duy nhất ở nước ta có sự chuyên biệt về đề tài gắn với những người chiến sỹ Công an Nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh là cơ hội tốt để thử sức, liên hoan cũng đặt ra nhiều thách thức đối với người làm nghề!

Nghệ sĩ - chiến sĩ kiên cường

Nghệ sĩ - chiến sĩ kiên cường

Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2020

Lượt nghe: 1921

Sinh ra tại Gia Định - Sài Gòn, đạo diễn An Như Sơn sớm tham gia hoạt động cách mạng. Ông đã quay và đạo diễn nhiều bộ phim tài liệu nổi tiếng: “Nam Bắc một lòng"; “Chống hạn”; “Diệt dốt”; “Tiếng hát trên đỉnh núi”; “Đồng Xoài rực lửa” v.v...Năm 2012, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật 25/9/2020)

Nghệ sĩ là chiến sĩ

Nghệ sĩ là chiến sĩ

Ngày phát hành 11:4 | 2/3/2023

Lượt nghe: 1648

Triển lãm nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (kéo dài đến ngày 5/3), giới thiệu nhiều tác phẩm của các danh họa Mỹ thuật Đông Dương. Tác phẩm chủ yếu được vẽ ký họa bằng chì, mực, màu nước nhưng là những khoảnh khắc lịch sử, chân thực và giàu cảm xúc về cuộc kháng chiến, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, bảo vệ Tổ quốc. (Làn sóng nghệ thuật 28/2/2023)

Người chiến sĩ - nghệ sĩ đi qua hai cuộc chiến

Người chiến sĩ - nghệ sĩ đi qua hai cuộc chiến

Ngày phát hành 15:4 | 11/9/2023

Lượt nghe: 2015

NSUT Phùng Đệ là nhà quay phim chiến trường kì cựu. Chính những trải nghiệm ấy đã đi vào ống kính máy quay của ông một cách tự nhiên, giàu tình cảm. Với những đóng góp âm thầm của mình, vừa qua ông đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật)

Người họa sĩ - chiến sĩ

Người họa sĩ - chiến sĩ

Ngày phát hành 0:0 | 3/5/2020

Lượt nghe: 2089

Họa sĩ Huỳnh Phương Đông là tác giả của hàng nghìn tác phẩm mỹ thuật, tiêu biểu như: “Trận Ấp Bắc”; “Trận Bình Giã”, “Trận La Ngà”; “Mặt trận cầu Chữ Y” v.v... Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật 01/5/2020)

Nhà thơ Thu Bồn: Thi sĩ - chiến sĩ

Nhà thơ Thu Bồn: Thi sĩ - chiến sĩ

Ngày phát hành 0:0 | 22/5/2017

Lượt nghe: 1744

Nhà thơ Thu Bồn (cây bút vừa được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT) với những tác phẩm văn học vượt thời gian sẽ được nhà văn Phùng Văn Khai chia sẻ trong chuyên mục "Câu chuyện phóng viên". Giai điệu trữ tình của nhạc phẩm "Tạm biệt Huế" được nhạc sĩ Xuân An phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Thu Bồn sẽ là nốt trầm xao xuyến khi nhớ về người con gái Cố Đô. Sự tinh khôi, lãng mạn được kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhân vật rối dây và âm nhạc đã giúp cho vở rối "Vũ điệu hoa quỳnh" đoạt nhiều giải thưởng trong Liên hoan múa Rối quốc tế. (Chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm"). (Điểm hẹn văn nghệ 25/5/2017)

NSND Hà Vy: Người chiến sĩ hát bằng cả trái tim

NSND Hà Vy: Người chiến sĩ hát bằng cả trái tim

Ngày phát hành 11:21 | 6/8/2024

Lượt nghe: 1378

Trong quá trình hoạt động nghệ thuật của mình, ca sĩ Hà Vy đoạt nhiều giải thưởng như: HCV Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc các năm 1985, 1990; HCB Hội diễn ca múa nhạc toàn quốc năm 1995. Tại Cuộc thi đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc lần thứ nhất - năm 1988, bà đã giành giải Ba dòng nhạc dân gian dân tộc - truyền thống và giải Đặc biệt “Người hát hay nhất về đề tài Bác Hồ” với bài hát “Người Nùng nhớ Bác”. Ngoài biểu diễn, bà còn tham gia công tác đào tạo tại Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội... Năm 2023, bà vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu NSND. (Câu chuyện nghệ thuật)

Tâm tình người chiến sĩ Công an nhân dân

Tâm tình người chiến sĩ Công an nhân dân

Ngày phát hành 11:16 | 5/8/2022

Lượt nghe: 2148

Chương trình đêm nay dành toàn bộ thời lượng để nhắc nhớ về hình ảnh và tâm tình của người chiến sĩ Công an nhân dân. Bên cạnh chùm thơ của những tác giả đã và đang công tác trong ngành Công an, chúng ta sẽ được lắng nghe Thiếu tá, nhà thơ Hoàng Anh Tuấn tâm sự về những vần thơ viết về cha - Một chiến sĩ Công an nhân dân. Cảm kích trước tấm gương hy sinh dũng cảm của ba chiến sỹ Công an khi làm nhiệm vụ chữa cháy ở TP Hà Nội mới đây, tác giả Phát Dương đã viết bài thơ có nhan đề “Nở” như một ngọn nến thắp lên lòng tri ân giữa thời khắc thảng thốt đau buồn.

Triển lãm “Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày”

Triển lãm “Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày”

Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2019

Lượt nghe: 805

Triển lãm đang diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tôn vinh, tri ân những chiến sĩ cách mạng đã chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. (Làn sóng nghệ thuật 16/7/2019)

Truyện ngắn "Chờ đợi": Những đóng góp thầm lặng của chiến sĩ tình báo

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 19/8/2016

Lượt nghe: 5478

Tác phẩm viết về cuộc đời người phụ nữ có chồng là chiến sĩ tình báo. Vì để bảo vệ bí mật của anh mà chị phải chịu nhiều thiệt thòi. Suốt mấy chục năm chiến tranh, chị cô đơn, mất mát về tình cảm khó chia xẻ cùng ai. Khi đất nước hòa bình, thống nhất thì người chồng tưởng như đã hi sinh trở về và sự thật sáng tỏ. (Đọc truyện đêm khuya 18/8/2016)

Truyện ngắn "Những dòng anh chưa viết": Sự hy sinh cao cả, bi tráng của những nhà văn - chiến sĩ

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 17/9/2017

Lượt nghe: 6624

Tác phẩm kể theo trình tự thời gian trong bối cảnh chiến tranh. Không khí chuẩn bị cho một trận đánh lớn và có những nhà báo - chiến sĩ luôn sát cánh cùng người lính trên mặt trận. Những dòng chữ ghi lại ngay bên chiến hào còn vương thuốc súng chính là tư liệu chân thực nhất, hào hùng nhất về một thời đạn bom. Nhân vật Hồ Thừa chỉ băn khoăn vì mình chưa kịp hoàn thành ký sự, bởi càng gần gũi đồng đội anh càng thấm thía “Mặt trận này như một chiếc sàng lớn. Mỗi một con người ở đây là một thỏi vàng có linh hồn”. (Đọc truyện đêm khuya 14/9/2017)

Truyện ngắn "Phấn mùa ở phía Hội An": Tấm gương hi sinh dũng cảm của nữ chiến sĩ Cách mạng

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 1/3/2018

Lượt nghe: 1578

Truyện viết về tấm gương hi sinh anh dũng, quả cảm của một người nữ du kích trong kháng chiến chống Mỹ. Chị Sáu là hình ảnh đại diện của biết bao cô gái hi sinh thầm lặng vì sự nghiệp cao cả của đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chị là cô gái tuổi đôi mươi tràn đầy sức sống sát cánh cùng người yêu, người đồng chí của mình chiến đấu với quân giặc. Ngay từ khi còn nhỏ, tinh thần yêu nước và niềm tự hào của người phụ nữ Việt Nam đã được hun đúc trong cô bé Sáu qua câu chuyện Bà Trưng, Bà Triệu. Khi bị địch bắt, dù bị chúng tra tấn dã man nhưng chị Sáu vẫn không hề khuất phục. Sự hi sinh của chị tiếp thêm sức mạnh chiến đấu chống quân thù của đồng đội và người thân.Truyện xúc động khiến người đọc, người nghe nhất là bạn trẻ ghi nhớ công ơn những người con ưu tú ngã xuống vì cuộc sống hòa bình hôm nay. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 27/02/2017)

Từ bài thơ chúc Tết năm 1969 của Bác Hồ đến bài hát “Tiến lên chiến sĩ đồng bào”

Từ bài thơ chúc Tết năm 1969 của Bác Hồ đến bài hát  “Tiến lên chiến sĩ đồng bào”

Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2019

Lượt nghe: 2134

Đã 50 năm trôi qua, nhạc sĩ Huy Thục vẫn còn nguyên xúc động khi nhớ lại thời khắc phổ nhạc bài thơ chúc Tết 1969 của Bác. Bên cạnh sử dụng giai điệu chèo có phần mạnh mẽ, ấn tượng, bổ trợ cho ca từ, ông dành nhiều tâm huyết với hai từ “Tiến lên” trong thơ của Bác. (Điểm hẹn văn nghệ 20/4/2019)

Vở "Bông hồng vàng": Một góc nhìn về hình ảnh người chiến sĩ công an

Vở

Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2015

Lượt nghe: 1368

Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh, một trong số ít cơ sở đào tạo nghệ thuật, nghệ sĩ sân khấu lớn của cả nước. Tại Liên hoan sân khấu về hình tượng người chiến sĩ công an năm 2015, các giảng viên và sinh viên của trường ra mắt khán giả thủ đô vở diễn Bông hồng vàng

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya